Tai nghe AirPods 'là một thảm họa'

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Apple tuyên bố AirPods dựng nên một "tương lai không dây", nhiều người coi AirPods là biểu tượng cho sự giàu có. Tuy nhiên, sự thật không tốt đẹp đến vậy.

AirPods là một sản phẩm của quá khứ

AirPods làm từ nhựa, là sự kết hợp của carbon, hydro, oxy, nitơ, clo và lưu huỳnh (từ hợp kim loại tungsten, thiếc, tantalum, liti và coban).

Các hạt cấu thành các nguyên tố này được tạo ra cách đây 13,8 tỷ năm, trong Vụ nổ Big Bang. Con người trích xuất các nguyên tố, đốt nóng và tinh chỉnh chúng. Trong quá trình hoạt động này diễn ra, con người hít phải các hạt trong không khí và rồi chúng lắng đọng trong phổi. Nguyên liệu được vận chuyển từ những nơi như Việt Nam, Nam Phi, Kazakhstan, Peru, Mexico, Indonesia và Ấn Độ, đến các nhà máy ở Trung Quốc. Các công nhân sau đó sẽ tạo ra 4 con chip điện toán nhỏ và lắp ráp chúng thành một bo mạch logic. Các cảm biến, micrô, lưới tản nhiệt và ăng-ten được dán lại với nhau và đóng gói trong một khung nhựa màu trắng khá lạ mắt.

Đó chính là AirPods. Chúng là một tập hợp các nguyên tử được sinh ra vào buổi bình minh của vũ trụ, bị đào xới khỏi bề mặt trái đất và cô đọng lại thành một món đồ. Công nhân tại hơn chục quốc gia được trả mức lương chẳng đủ sống để làm ra các sản phẩm này. Sau đó, chúng được Apple, công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới, bán ra với giá 159 USD (tại Việt Nam hàng chính hãng giá hơn 3 triệu đồng).

1938208.jpg


AirPods sẽ được sử dụng để phát nhạc, podcast hoặc thực hiện cuộc gọi điện thoại trong khoảng thời gian 18 tháng. Sau đó, pin lithium-ion của chúng sẽ chai dần và không sử dụng được nữa. Không thể sửa AirPods vì các thành phần được dán lại với nhau. Các thiết bị này cũng không thể được vứt bỏ bừa bãi bởi pin lithium-ion có thể gây cháy nổ nguy hiểm. AirPods cũng khó có thể tái chế, vì không có cách nào an toàn để tách pin lithium-ion ra khỏi vỏ nhựa. Chính vì thế, chúng sẽ "yên vị" trong ngăn kéo của bạn mãi mãi.

Kyle Wiens, CEO của iFixit, chuyên phân tách các thiết bị điện tử, bán công cụ sửa chữa và linh kiện thay thế, nhận xét AirPods là một "con quỷ". Theo nhóm review tai nghe trên trang đánh giá công nghệ Rtings.com, AirPods có chất lượng âm thanh "dưới tầm trung". Người dùng trên các trang mạng xã hội cũng cho rằng Airpods đơn thuần là sự khoe khoang của cải.

Tuy nhiên, không chỉ là một cặp tai nghe, AirPods là sản phẩm phản ánh văn hóa và sự phân chia đẳng cấp. Những người lao động nghèo khổ đảm nhiệm công việc vất vả, có thể nguy hiểm đến tính mạng như tháo rời các bộ phận thiết bị hay lắp ráp chúng. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp thượng lưu thiết kế và mua AirPods.

1938211.jpg


Mặc dù bạn chỉ sở hữu AirPods trong một vài năm, nhưng trái đất sẽ phải "giữ" chúng mãi mãi. Khi bạn chết, xương của bạn sẽ bị phân hủy trong vòng chưa đầy một thế kỷ, nhưng lớp vỏ nhựa của AirPods thì cần ít nhất một thiên niên kỷ để thực hiện điều đó. Hàng ngàn năm trong tương lai, nếu vẫn tồn tại sự sống của con người trên trái đất, có thể các nhà khảo cổ sẽ tìm thấy AirPods trong các góc bị lãng quên của các ngôi nhà. Họ có thể tự hỏi tại sao chúng được sản xuất và tại sao rất nhiều người mua chúng. Nhưng chúng ta cũng có thể tự hỏi những câu hỏi tương tự ngay từ bây giờ.

Tại sao chúng ta lại tạo ra công nghệ chỉ có giá trị trong 18 tháng và không bao giờ bị phân hủy?

AirPods không phải là tai nghe không dây đắt nhất trên thị trường. Một số tai nghe không dây đắt đỏ có giá lên tới 730 USD. Các công ty ngoài Apple như Sennheiser bán tai nghe không dây với giá 300 USD. Tai nghe của Bose có giá khoảng 200 USD.

Mark Henny, chuyên gia đánh giá tai nghe cho Rtings.com, cho biết AirPods mang lại nhiều giá trị trong mức giá mặc dù chất lượng âm thanh "dưới tầm trung". "Cũng có các mẫu tai nghe rẻ hơn nhiều, nhưng xét về chất lượng gia công của AirPods, từ vỏ hộp cho đến tai nghe, chất lượng kết nối, tuổi thọ pin thì giá của AirPods là xứng đáng", chuyên gia cho biết.

Chưa hết, ít nhất trên mạng xã hội, AirPods đã trở thành một biểu tượng cho sự chịu chơi, "sang chảnh" của chủ sở hữu.

Một điều trớ trêu là, AirPods có kích thước nhỏ bé, rất dễ rơi mất hoặc vô tình giặt lẫn trong quần áo. Chỉ xét về kích thước thì mua AirPods đã là một rủi ro. Bạn có thể mua rồi cũng có thể mất chúng.

Bạn không thể sửa chữa, tái chế hay vứt bỏ AirPods, trong khi chúng lại nhỏ như vậy và không có dây đeo tai. Hơn nữa, AirPods được thiết kế để đeo bất cứ lúc nào, đặc biệt khi đi lại, đi bộ hoặc tập thể dục. Rất nhiều người đã đánh mất AirPods của mình.

Xét đến trường hợp bạn không làm mất AirPods, thay vào đó, bạn ném chúng vào thùng rác khi không còn sử dụng được nữa là xong? Không đơn giản như vậy, AirPods sẽ trở thành mối lo ngại với những người khác. Sau đó, rất lâu sau khi bạn chết đi, AirPods vẫn tồn tại, không bị phân hủy, trong lớp vỏ trái đất.

Sở hữu AirPods thể hiện sự "chịu chơi" như trong bức ảnh của Kanye West

1938214.jpg


Trước đây, ý tưởng về sự giàu có chỉ giới hạn ở những người như triệu phú. Nhưng hiện tại, AirPods đã bình thường hóa ý tưởng rằng bất cứ ai cũng có thể khoe khoang sự giàu có, chịu chơi của mình với thế giới. Nếu bạn đủ can đảm đầu tư cho một cặp AirPods, thì có nghĩa rằng việc đánh mất chúng chẳng phải là vấn đề lớn. Trên TikTok, xu hướng này đã dẫn tới một meme (ảnh chế) mà mọi người giả vờ xả AirPods vào toilet.

Một meme phổ biến khác liên quan tới AirPods đó trào lưu: "Trời ơi, họ có AirPods, họ không nghe thấy chúng ta nói đâu", với hình ảnh một người hành động như thể mình là người nổi tiếng, đẳng cấp, tách biệt và không màng tới việc lắng nghe những người xung quanh. Trên thực tế, AirPods có khả năng cách ly tiếng ồn khá kém (Rtings.com chỉ đánh giá AirPods 3,6 trên 10 về tiêu chí này).

Meme cũng ám chỉ việc những người đeo AirPods không bao giờ muốn tháo chúng ra. Họ muốn cho thế giới thấy rằng họ rất giàu có (dù họ có thật sự như vậy hay không). Đó là một cách châm chọc người giàu và đánh giá thấp cách sống của họ.

1938217.jpg


So với các tai nghe không dây khác, AirPods khác biệt về vẻ bề ngoài. Trong khi nhiều thương hiệu lựa chọn sự tinh tế với thiết kế tai nghe màu đen, không ăng ten, Apple lại tạo ra sản phẩm trông giống như đầu chiếc bàn chải điện dùng để đánh răng.

1938220.jpg


Các bài đánh giá ban đầu về AirPods gọi sản phẩm này là "dorky" (ngớ ngẩn) và mô tả vẻ ngoài của của AirPods là "gây tranh cãi". Tuy nhiên, ngay cả khi sở hữu vẻ ngoài kỳ lạ, AirPod rất khác biệt và có thể được nhận ra ngay lập tức. Sẵn sàng bỏ qua vẻ ngoài kỳ lạ của AirPods ngầm chứng tỏ: nếu bạn thấy không sao với vẻ ngoài khác biệt đó thì bạn chắc hẳn tự hào khi đeo chúng.

Trên thực tế, hầu hết mọi người không chủ ý thể hiện điều gì thông qua việc đeo AirPods. Có những lý do khác để sở hữu sản phẩm này: Không giống như các tai nghe Bluetooth khác, AirPods kết nối tức thì với iPhone. Ngoài ra, bởi Apple loại bỏ giắc cắm tai nghe nên tai nghe có dây thông thường chỉ có thể sử dụng kèm theo cổng nối vốn nhỏ và rất dễ mất (tai nghe Lightning độc quyền của Apple.)

Một số người đã tích cực đón nhận sự xuất hiện khác biệt của AirPods. Chẳng hạn, người dùng Twitter @bloodorgy đã thiết kế đôi bông tai hình AirPods có tên là Air Airrings và bán với giá 20 USD.

Hàng chục nhà buôn Etsy bán hàng nhái theo AirPods có logo của các công ty danh giá như Gucci, Louis Vuitton và Supreme. (Tất cả các sản phẩm này đều là hàng giả. Không có công ty nào trong số này sản xuất các phụ kiện AirPods nằm trong danh mục sản phẩm chính thức của Apple.)

1938226.jpg


Chủ sở hữu AirPods thường biết rõ thiết bị của mình, nhưng không cho rằng chúng phản ánh sự giàu có "xổi", hay đẳng cấp gì cả. "Tôi học tại một ngôi trường khá "ăn chơi", đó là một phần lý do tại sao tôi muốn mua AirPods, để dễ thích nghi hơn", CrispViolet, một người dùng Reddit chia sẻ.

1938229.jpg


Ally cũng không nghĩ rằng AirPods thể hiện sự giàu có. "Một số bạn bè của tôi không có AirPods mà sử dụng tai nghe đắt tiền hơn để chơi game. Mặc dù vậy, tôi thấy các meme rất hài hước, và thành thật mà nói, âm thanh của AirPods không được tốt lắm so với mức giá của nó".

Một người dùng Reddit khác chia sẻ đã nhận được món quà AirPods vào dịp Giáng sinh: "Một số người sẽ nói về việc AirPods giúp bạn ‘trông' thế nào và bạn muốn ‘chạy theo trào lưu'. Tuy nhiên cá nhân tôi sử dụng vì sự tiện lợi của chúng".

"Thực tế, đôi khi tôi hơi cảnh giác một chút, sợ mọi người sẽ nghĩ mình ‘thích thể hiện', điều này có thể một phần là tác động của Reddit", người dùng này chia sẻ thêm.

Tính "dùng một lần" của AirPods phản ánh thực tế rằng chúng được tạo ra bởi các lao động thời vụ.

Lao động thời vụ là những người chịu ảnh hưởng bởi sự thất thường của thứ mà các nhà tư bản gọi là "bàn tay vô hình của thị trường". Khi có nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ, những người này có việc. Khi không có, họ sẽ thất nghiệp. Đó có thể là các nhà thầu, công nhân bán thời gian hoặc công nhân bậc thấp.

Mỗi sản phẩm điện tử là thành quả lao động từ các mỏ, cơ sở lọc dầu và cơ sở lắp ráp, thường là từ các công nhân được trả lương thấp. Hàng ngàn hàng vạn công nhân làm việc tại hàng chục quốc gia trên thế giới, bao gồm không giới hạn, Brazil, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, Bolivia, Peru, Ấn Độ, Philippines, Mexico, Kazakhstan, Việt Nam, Nga, Nhật Bản, Đức, Bỉ, Estonia, Macedonia, Hàn Quốc, Canada và Hà Lan, để trích xuất và tinh chỉnh các vật liệu được sử dụng để sản xuất thiết bị điện tử hiện đại.

Có một sự hao tổn về con người trong những quá trình này. Hãy xem xét Foxconn, công ty Trung Quốc lắp ráp khoảng một nửa số iPhone và các sản phẩm khác của Apple. Công ty này có một nhà máy ở Trịnh Châu, còn được gọi là "Thành phố iPhone". Theo báo cáo của Business Insider tháng 5/2018, có khoảng 350.000 công nhân làm việc trong nhà máy này. Mức lương nhận được là từ 300 USD mỗi tháng. Và trong nhiều năm, Apple khai thác coban và tantalum để dùng cho pin lithium-ion và dây dẫn trên bo mạch logic, bằng sức lao động của các công nhân Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Chỉ sau khi có nhiều báo cáo về tình trạng lao động vị thành niên, công nhân bị thương tích thậm chí bỏ mạng thì Apple mới ngừng khai thác nguyên liệu từ các mỏ nhỏ ở DRC.

Người tiêu dùng không được mong đợi là biết đến hoặc băn khoăn về những điều này. Apple không muốn chúng ta biết chi tiết về chuỗi cung ứng.

Marx lập luận rằng hàng hóa hoặc sản phẩm mục đích là để thỏa mãn "nhu cầu" – chứ không xuất phát từ giá trị sử dụng thật sự. Do đó, không nhất thiết phải đánh đổi bằng những giá trị sống còn khác. Các sản phẩm của Apple lấy giá trị từ bụi bẩn, máu, mồ hôi và nước mắt của những người lao động. Người dùng không hề nhận thấy những điều này trên bao bì trắng, sạch của sản phẩm. Những thứ như AirPods chính là sản phẩm xã hội.

CÂU CHUYỆN VỀ ỨNG DỤNG CỦA AIRPODS, THEO APPLE

Theo Apple, AirPods nằm trong tầm nhìn lớn hơn cho một "tương lai không dây". Trang web của hãng giới thiệu về AirPods: Tai nghe không dây. Cuối cùng cũng được ‘gỡ rối'. Apple lập luận rằng dây dợ chính là một gánh nặng. Do đó, AirPods là một sản phẩm của sự giải phóng.

Phải công nhận, dây dợ đúng là phiền hà thật. Chúng bị rối và mắc kẹt vào mọi thứ, vướng víu xung quanh khi bạn tập thể dục. Vỏ nhựa xung quanh dây thường dễ bị rách, lộ dây, gây hỏng tai nghe. Tuy nhiên luận điệu giải phóng của Apple không đơn giản như vậy. AirPods được giới thiệu vào năm 2016 cùng với sự ra mắt của iPhone 7 và 7 Plus – các sản phẩm mà Apple đã loại bỏ giắc cắm tai nghe. Tai nghe nhét tai được thiết kế để chuyển đổi liền mạch từ iPhone sang MacBook hay Apple Watch, tùy thuộc vào thiết bị bạn sử dụng.

Do đó, AirPods kết nối một cách chiến lược hệ sinh thái các sản phẩm xa xỉ của Apple. Chỉ đơn giản là "tiện lợi" mà loại bỏ giắc cắm tai nghe, Apple đã khiến iPhone trở nên kém thân thiện với người dùng.

Để khắc phục sự phiền hà nhỏ mà loại bỏ giắc cắm tai nghe, có hai cái giá phải đánh đổi. Một là, điều này trói buộc người dùng vào một hệ thống các sản phẩm độc quyền (của Apple) mà chắc chắn các sản phẩm đó sẽ chỉ tồn tại trong một vài năm. Thứ hai, điều này dẫn tới những khó khăn khi thiết bị hết tuổi thọ. Nếu muốntái chế AirPods, công nhân tại nhà máy tái chế sẽ phải thực hiện công việc đầy rủi ro và nguy hiểm là tách pin lithium-ion khỏi vỏ nhựa. Còn nếu ném AirPods đi, người dùng có thể gây cháy nổ tại nơi xử lý rác. Và nếu AirPods được "đáp" tại một bãi rác thì trái đất sẽ phải "giữ" chúng trong ít nhất một nghìn năm.

AirPods đã được định sẵn sẽ trở thành rác thải điện tử ngay từ khi sản xuất. Và sự thật là chúng trở thành rác thải điện tử chỉ sau 18 tháng, khi pin lithium-ion hết và không thể thay thế được.

Wiens chia sẻ: "Tôi sẽ đưa sản phẩm này vào danh mục sản phẩm lỗi thời đã được lên kế hoạch từ trước. Khi nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm này, họ biết rằng chúng sẽ chỉ tồn tại trong 18 tháng. Tuy nhiên, họ không ghi điều đó bên ngoài hộp, dù biết rằng pin không thể thay thế được".

AirPods là sản phẩm dùng một lần nhưng lại không thể vứt bỏ.

Âm thanh luôn quan trọng đối với Apple, ít nhất là từ góc độ marketing. Hãng về cơ bản đã thay đổi việc phân phối nhạc thông qua tạo ra iPod và thị trường âm nhạc kỹ thuật số iTunes, điều này đã thúc đẩy sự phát triển của MP3. Tai nghe màu trắng sáng là tâm điểm của quảng cáo iPod trong suốt giữa những năm 2000.

Tuy nhiên Apple chưa bao giờ bán AirPods như tai nghe có âm thanh tốt nhất trên thế giới. Trong video quảng cáo AirPods dài 2 phút, chất lượng âm thanh thực tế của sản phẩm chỉ được đề cập tới trong câu giới thiệu áp chót. ("Và tất nhiên, AirPods không dây mới mang đến âm thanh tuyệt vời"). Điểm nhấn chính trong marketing AirPods là sản phẩm không dây.

"Có quá nhiều công nghệ tích hợp trong mỗi chiếc AirPod", Phó chủ tịch phụ trách Marketing của Apple cho biết trong lần đầu tiên giới thiệu AirPods. "Thiết bị có một con chip, dây đeo gia tốc kép, cảm biến quang học, micro dạng chùm, ăng ten, pin. Chiếc AirPod nhỏ bé này là một thành công về mặt kỹ thuật".

Điều khiến AirPods kết nối tốt hơn với iPhone so với các tai nghe không dây khác là chip không dây W1, thực hiện 3 điều sau:

- Giúp 2 bên tai nghe kết nối với điện thoại, máy tính và kết nối với nhau.

- Cho phép ghép nối thiết bị nhanh mà không cần vào tùy chọn hệ thống iOS.

- Giúp AirPods tương thích với Siri và có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại.

Tuy nhiên công nghệ cơ bản hỗ trợ AirPods là Bluetooth (hay sử dụng sóng radio để gửi dữ liệu như âm thanh từ thiết bị này sang thiết bị khác). Jim Kardach, một nhân viên Intel hiện đã nghỉ hưu, người đã đặt tên cho công nghệ Bluetooth, cho biết: Bluetooth là công nghệ không dây "dành cho mọi người", bởi nó rất rẻ. Tuy nhiên, các công ty muốn bán sản phẩm xa xỉ của mình thường bán công nghệ Bluetooth như thể nó rất đắt.

Apple không đưa ra bình luận gì

Kardach chia sẻ, ông nghĩ về điều này khi thấy quảng cáo về những chiếc xe sang trọng có tích hợp Bluetooth. "Chiếc Jaguar này là một chiếc xe siêu đắt tiền và họ có thể khoe khoang hầu hết mọi thứ. Chi phí đầu tư cho radio Bluetooth trong Jaguar có thể chỉ mất khoảng 1 USD, nhưng lại là một trong ba điều họ nhắc tới trong quảng cáo".

AirPods có ăng-ten Bluetooth ở cuống bên dưới củ tai nghe. Nói chung, công nghệ không dây đơn giản trên thiết bị này đã có từ 20 năm nay.

BLUETOOTH

Kardach đặt tên công nghệ Bluetooth theo Harald Bluetooth, tên một vị vua Viking trị vì Đan Mạch vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Theo Kardach, mục tiêu của công nghệ Bluetooth là hợp nhất các công nghệ vô tuyến, di động và kỹ thuật số. Tương tự, vua Harald Bluetooth đã hợp nhất Đan Mạch và Na Uy cổ đại, tạo ra một vương quốc Scandinavia.

1938232.jpg


Công nghệ Bluetooth được lấy cảm hứng từ khảo cổ học và những câu chuyện của quá khứ. Hiện tại, nó được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như AirPods: Công nghệ được thiết kế để "sống" trong một vài tháng, sau đó ngừng hoạt động và "cố thủ" trên mặt đất rất lâu sau khi chúng ta biến mất.

Tất nhiên, AirPods không phải là duy nhất. Nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày được tạo ra để sau đó trở thành rác, và cuối cùng là hóa thạch. Ví dụ như nhựa dùng một lần của chai nước, cốc cà phê, bao bì nhựa giá rẻ tiện lợi cho các công ty và người tiêu dùng. Hầu hết những thứ này sau đó sẽ trôi nổi và trở thành rác dưới đáy đại dương.

Lĩnh vực điện tử cũng vậy. Đối với các công ty như Apple, việc sửa chữa sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu. Vì vậy, công ty đã cố ý để không thể sửa chữa và hợp tác với Amazon thúc đẩy việc "tân trang" iPhone và Macbook trên trang mua bán này.

Trên phạm vi toàn cầu, hệ thống kinh tế của chúng ta dường như không quan tâm đến tuổi thọ sản phẩm, bởi đối với các nhà sản xuất, việc tạo ra sản phẩm chóng hỏng lợi hơn nhiều so với sản phẩm bền mãi.

Một điều chắc chắn là, AirPods không phải tai nghe đắt nhất trên thị trường và những câu nói đùa rằng sản phẩm này là một sự khoe khoang giàu có được truyền đi rất nhiều. Nhưng thật sự, AirPods chính là biểu tượng của sự giàu có. Chúng là biểu hiện vật lý của một hệ thống kinh tế toàn cầu, cho phép một số người mua và dễ dàng đánh mất chiếc tai nghe 160 USD, đồng thời khiến những người khác có thể phải bỏ mạng để sản xuất ra những sản phẩm đó. Dù AirPods hiện tại có là gì đi nữa, thì cũng sẽ là những hóa thạch tương lai của chủ nghĩa tư bản.

Theo Vn review​
 

caothudeche

Moderator
Một góc nhìn khác, dìm Airport xuống chạm đáy, nhưng rất tiếc quá ít người quan tâm.
Mình đọc khá nhiều bài review, nhưng đa số đều cố nhấn mạnh tính năng và tính tiện dụng để che đi sự yếu kém về chất lượng của nó ở tầm tiền đó.
Apple là một tay kinh doan sừng sỏ, đầu toàn sỏi, các ông ý đưa một sản phẩm bình thường đến tay người dùng mà khiến cho họ sướng tới mức họ tưởng họ đang có thứ tốt nhất (ít nhất là ở Việt Nam). Có rất nhiều yếu tố để Airport trở thành tai nghe bán chạy như vậy. Nhưng một trong các yếu tố mà mình không hiểu sao mọi người cứ nghĩ rằng mình sở hữu đươc Airport là sở hữu cái gì đó cao cấp lắm (hẳn hơn 4tr cơ mà), chắc nghĩ nó nhiều tiền nên nghĩ sang chảnh.
Về cơ bản kiểu dáng của Airport vẫn theo khung của các chiếc tai nghe Iphone có dây. Mình cũng có 1 vài lần đeo tai phone của Apple, nhưng quả thực không đeo quá được 30p, quá đau tai, (lỗi tại tai mình không vừa nó mà thôi :D). Kể từ đó mình nói không với Earbud.

Đối với mình tai nghe chỉ có 2 yếu tố hàng đầu: Sự thoải mái khi đeo & chất âm trên tầm tiền, còn những thứ khác không quan trọng.
 

dangkyqd

Member
theo kinh nghiệm của mình
1. hay bị rơi, vì mỗi bên 1 cục, không thể tránh khỏi những lức cúi và quay đầu.
2. hết pin nhanh, hoặc có thể châu nhưng không thể châu bằng bọn pin rời không theo ống nghe
3. tháo 1 bên ra thì phải cất vào túi ngay, nếu không rơi mất và khi lắp lại thì phải tìm
4. đắt vãi lòi :D
tốt nhất là cứ làm em như link dưới, quàng ở cổ thích nghe thì lắp vào tai, xong bỏ ra 2 tai nghe sẽ tự hút vào nhau, mà bỏ vào trong cổ áo cũng kín đáo, pin riêng nên rất châu
tai-nghe-bluetooth-roman-z6000-chinh-hang-3.jpg
 

tamock

Member
Mình thì lại chỉ có thể đeo tai nghe đặt vào tai earbud, không thể chịu được loại nhét lỗ tai in-ear. Vì thế rất thích thiết kế tai nghe của apple. Tuy nhiên mình không dùng airpods, do chất lượng âm thanh trung bình, hàng ngày nghe loa rồi nghe tai nghe này không thấy hay.

Còn nếu nói về rác thải điện tử hay nhựa thì chính ra airpod lại có lợi. Vì ít nhất là nó gọn hơn tai nghe thế hệ cũ, tức là thải ít rác ra môi trường hơn.
 
theo kinh nghiệm của mình
1. hay bị rơi, vì mỗi bên 1 cục, không thể tránh khỏi những lức cúi và quay đầu.
2. hết pin nhanh, hoặc có thể châu nhưng không thể châu bằng bọn pin rời không theo ống nghe
3. tháo 1 bên ra thì phải cất vào túi ngay, nếu không rơi mất và khi lắp lại thì phải tìm
4. đắt vãi lòi :D
tốt nhất là cứ làm em như link dưới, quàng ở cổ thích nghe thì lắp vào tai, xong bỏ ra 2 tai nghe sẽ tự hút vào nhau, mà bỏ vào trong cổ áo cũng kín đáo, pin riêng nên rất châu
tai-nghe-bluetooth-roman-z6000-chinh-hang-3.jpg
Klipsch cũng có mấy mẫu tai nghe quàng cổ kiểu này nghe rất hay:



6576462_R.jpg
 

isildur

Active Member
theo kinh nghiệm của mình
1. hay bị rơi, vì mỗi bên 1 cục, không thể tránh khỏi những lức cúi và quay đầu.
2. hết pin nhanh, hoặc có thể châu nhưng không thể châu bằng bọn pin rời không theo ống nghe
3. tháo 1 bên ra thì phải cất vào túi ngay, nếu không rơi mất và khi lắp lại thì phải tìm
4. đắt vãi lòi :D
tốt nhất là cứ làm em như link dưới, quàng ở cổ thích nghe thì lắp vào tai, xong bỏ ra 2 tai nghe sẽ tự hút vào nhau, mà bỏ vào trong cổ áo cũng kín đáo, pin riêng nên rất châu
1 thanh niên chưa dùng airpod bao h vào hùa chia sẻ, vận động viên đeo nó còn k rơi thì cúi với quay đầu rơi kiểu?
 

ngdhieu

Well-Known Member
Airpod cho chất lượng âm thanh kém hơn cả cái tai nghe có dây thường của iphone nữa. Mà cái tai nghe này lại dễ dàng mua được với giá <200k, 1/10 của Airpod.
 

caothudeche

Moderator
theo kinh nghiệm của mình
1. hay bị rơi, vì mỗi bên 1 cục, không thể tránh khỏi những lức cúi và quay đầu.
2. hết pin nhanh, hoặc có thể châu nhưng không thể châu bằng bọn pin rời không theo ống nghe
3. tháo 1 bên ra thì phải cất vào túi ngay, nếu không rơi mất và khi lắp lại thì phải tìm
4. đắt vãi lòi :D
tốt nhất là cứ làm em như link dưới, quàng ở cổ thích nghe thì lắp vào tai, xong bỏ ra 2 tai nghe sẽ tự hút vào nhau, mà bỏ vào trong cổ áo cũng kín đáo, pin riêng nên rất châu
tai-nghe-bluetooth-roman-z6000-chinh-hang-3.jpg
Loại bác đưa ra đây thích hợp với hoạt động thể thao, tập luyện hơn bác ơi.

Mình thì lại chỉ có thể đeo tai nghe đặt vào tai earbud, không thể chịu được loại nhét lỗ tai in-ear. Vì thế rất thích thiết kế tai nghe của apple. Tuy nhiên mình không dùng airpods, do chất lượng âm thanh trung bình, hàng ngày nghe loa rồi nghe tai nghe này không thấy hay.
Mình có cô bạn thân, hí hửng mua được quả Airport 1 đem ra khoe. Mình hỏi thì thấy bảo thích quá nên mua, chứ cũng chẳng biết gì, mục đích là đeo khi lái xe, và thi thoảng xem phim, nghe nhạc. Một sự đáng tiếc không hề nhẹ, với số tiền và mục đích đó thì hoàn toàn mua 2 chiếc, 1 cái rẻ tiền ném trên xe, 1 cái xịn sò hơn để thưởng thức âm thanh.
Mình không thuộc nhóm khuyến cáo hay cổ súy cho việc sử dụng tai nghe thường xuyên. Đối với mình tai nghe chỉ dùng cho các trường hợp chuyên dụng, và chỉ đeo liên tiếp tối đa khoảng 1h, và 1 ngày tối đa 2h đồng hồ. Cho dù là tai nghe loại nào, earbud, in ear hay headphone full size thì đều có hại khi sử dụng lâu.
- Không khuyến cáo sử dụng điện thoại, nghe điện khi lái xe.
- Nên sử dụng tai nghe khi chơi game, hoặc không muốn làm ảnh hưởng tới người khác. Phần còn lại nên đầu tư loa để nghe. Hiện nay những chiếc loa di động nhỏ gọn có chất lượng âm tốt không hiếm (và đương nhiên không đem các dàn lớn ra để so với tai nghe, nó thuộc tầm cỡ khác mất rồi.)
 

caothudeche

Moderator
Airpod cho chất lượng âm thanh kém hơn cả cái tai nghe có dây thường của iphone nữa. Mà cái tai nghe này lại dễ dàng mua được với giá <200k, 1/10 của Airpod.
Có gắt đến thế không bác. Tai nghe đi kèm điện thoại, mà các hãng thường gắn những cái mác to đùng là có hãng này sản xuất, hãng kia cân chỉnh, em đều mang cho hết. Chót yêu Sennheiser rồi, nên khó vừa lòng các tai khác. Em đang rất kết em MOMENTUM True Wireless, nhưng vẫn đắn đo rước em nó về liệu có hơi quá.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Có gắt đến thế không bác. Tai nghe đi kèm điện thoại, mà các hãng thường gắn những cái mác to đùng là có hãng này sản xuất, hãng kia cân chỉnh, em đều mang cho hết. Chót yêu Sennheiser rồi, nên khó vừa lòng các tai khác. Em đang rất kết em MOMENTUM True Wireless, nhưng vẫn đắn đo rước em nó về liệu có hơi quá.

Xét về độ tiện lợi, chất lượng âm thanh so với giá tiền bỏ ra thì tai nghe in-ear có dây kèm theo iphone (mua ngoài, ko phải mua giá gốc trong cửa hàng) có price/performance cao nhất theo đánh giá cá nhân mình.

Nếu chú trọng chất lượng âm thanh, thì nên dùng tai nghe có dây trùm tai (over-ear).
Mình chỉ dùng đến con tầm trung Sennheiser HD 598 thôi. Cắm thẳng vào điện thoại nghe rất tốt.
Hàng super high-end trở kháng 300 Ôm trở lên phải dùng head-amp riêng thì ngại dùng. Bao nhiên tiền đó bỏ vào mua bộ amp + loa to nghe sẽ thích hơn nhiều.
 

hugononglam

Well-Known Member
Tai nghe 160USD, dùng 18 tháng, nhưng xã hội lại không thể vứt bỏ vì nó có thể tồn tại cả ngàn năm.
Khách hàng bất lợi, xã hội bất lợi, Apple lên hạng ngàn tỷ:p
 

whatwhenwhere2

Active Member
mua tai nghe có dây vẫn hay hơn so với cùng giá tiền mua airpod, nhưng nên nghe ít vì nghe nhiều trực tiếp ở tai nó gây hại, còn k thì nghe loa vẫn thích hơn. Loa thì kiếm dàn cỏ nghe vẫn ổn mà tầm 8/10tr là nghe hay rồi
 

tamock

Member
Tai nghe 160USD, dùng 18 tháng, nhưng xã hội lại không thể vứt bỏ vì nó có thể tồn tại cả ngàn năm.
Khách hàng bất lợi, xã hội bất lợi, Apple lên hạng ngàn tỷ:p
Mình nghĩ chẳng cần nâng cao quan điểm đến mức ấy. Bạn mua một cái bút bi, dùng vài tháng đến khi hết mực vứt đi thì nó cũng tồn tại cả ngàn năm như thế mà thôi.

Và bạn muốn gì: vừa muốn xài đồ nhựa vừa không xài đồ nhựa? Đến một lúc nào đó các công ty này phải ra sản phẩm có thể tự huỷ, thì hoặc là luật pháp cần phải mạnh để chế tài, hoặc là công ty phải có đủ tiền để đầu tư công nghệ. Còn bây giờ ít nhất mình đang thấy được một ưu điểm của airpods là nó bé hơn các tai nghe khác.
 

hugononglam

Well-Known Member
Không thể so sánh bút bi (là sản phẩm giá rẻ, lại cần thiết) với airpods được. Với giá 160 USD nhà sản xuất có rất nhiều lựa chọn nguyên vật liệu và cách thức làm sao cho sản phẩm sử dụng được bền lâu, hoặc lùi thời điểm bán sản phẩm ra thị trường
 

caothudeche

Moderator
Không thể so sánh bút bi (là sản phẩm giá rẻ, lại cần thiết) với airpods được. Với giá 160 USD nhà sản xuất có rất nhiều lựa chọn nguyên vật liệu và cách thức làm sao cho sản phẩm sử dụng được bền lâu, hoặc lùi thời điểm bán sản phẩm ra thị trường
Chính xác, so sánh như vậy quá khập khiễng. Phải chăng nếu Airport có giá 200K như hàng nhái trên thị trường thì hãy nói. Hơn nữa nhựa bút bị là nhựa tái chế được.
Đó cũng là lý do tại sao Apple lại bị công kích trong vấn đề này mà không phải các hãng khác. Mấy ông làm hàng lậu thì không chỉ mặt đặt tên được, chỉ nói chung chung. Mấy ông lớn khác thì chưa rõ nhựa của họ ra sao, tái chế được không, có thể là cũng như Apple, nhưng số lượng của Apple bán ra quá lớn, và tương lai lại càng lớn hơn nên cần lo ngại.
 

stevedang

New Member
Tiền nào của nấy thôi, không phải chảnh nhưng từ hồi nghe Sony WH8000 rồi thì chỉ muốn dùng headphone từ đó trở lên, nghe thử mấy cái khác không ra chất âm được thấy phí tiền mua
 
Bên trên