LG và OLED – Gần kề ngày tận thế!

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thương trường là chiến trường. Như bao nhà sản xuất có tiếng nói lớn, LG Display ắt hẳn hiểu được điều này bởi họ cũng có một cuộc chiến dai dẳng ở mảng màn hình. Hơn 5 năm qua, LG đã và đang rất trung thành với OLED – công nghệ hình ảnh mà họ cho rằng vượt trội hơn LCD.

dead.jpg

LG gặp nhiều khó khăn với OLED

Tuy nhiên, với diễn biến hiện tại, khó có thể nói rằng OLED thành công hơn LCD xét theo khía cạnh kinh tế. Cùng với hàng loạt diễn biến không mấy thuận lợi bên trong và ngoài LG, có thể nói, tình huống xấu nhất dành cho cặp đôi OLED và LG sẽ không còn xa!

Tình yêu mù quáng mà LG dành cho OLED

Từ năm 2012, LG Display và LG Electronics đã đặt cược rất nhiều vào màn hình OLED. Nguyên nhân vì họ muốn có lợi thế cạnh tranh trước đối thủ cùng quê – Samsung. Năm 2014, Samsung ngưng đầu tư vào OLED. LG – vì quá ham muốn chiến thắng – nên vẫn giữ vững lập trường, lao vào cuộc tình với OLED một cách mù quáng, không có phương án dự phòng và chẳng có đường lui. Nhờ đó mà LG dẫn trước Samsung trên thị trường nội địa trong một thời gian ngắn.

oled-love.jpg

Không ai phủ nhận chất lượng hình ảnh rất đẹp trên OLED

Lý do Samsung ‘nghỉ chơi’ với OLED vì công nghệ này tồn tại điểm yếu chí tử: điểm ảnh xanh. Đây là tiền đề cho lỗi kỹ thuật “burn-in” mà tới nay (sau gần 10 năm OLED xuất hiện trên thị trường) vẫn chưa tìm ra cách khắc phục. Thật ra, Samsung không dứt bỏ hoàn toàn công nghệ OLED. Hãng vẫn âm thầm ủng hộ OLED trên những chiếc flagship của hãng. OLED có tuổi thọ thấp, phù hợp với những thiết bị màn hình nhỏ và dòng đời ngắn như smartphone.

Sự bất an trong lòng nội bộ LG

Tháng 5/2018, Chủ tịch LG qua đời ở tuổi 73. Trước đó, ông đã kịp thời đưa con trai lên thế chỗ. Tưởng chừng người kế vị sẽ có những bước đi an toàn. Nhưng không, vị chủ tịch mới tiến cử Kwon Yong-soo lên làm phó chủ tịch của LG Corp.

burnin-2.jpg

Burn-in là điểm yếu chí tử, chưa thể khắc phục của OLED

Kwon Yong-soo là một nhân sự có hồ sơ “bất định” trong lịch sử của LG. Nhân vật này được đánh giá là rất cạnh tranh và theo chủ nghĩa cơ hội. Trong quãng thời gian làm CEO cho LG Display, cùng lúc Apple cãi nhau với Samsung, anh này đã thuyết phục được Apple mua LCD do LG Display sản xuất. Kwon Yong-soo còn là người ra phán quyết cuối cùng cho định hướng của LG: theo đổi OLED một cách mù quáng, đưa OLED từ màn hình nhỏ lên TV dù chưa tìm ra giải pháp cho lỗi “burn-in”.

Đường lối ‘một chiều’ của LG Display biến thành trở ngại của công ty. Mãi đến đầu năm 2018, LG Display mới thu được lời mặc dù OLED đã xuất hiện từ năm 2012; tức, mất tận 7 năm. Chưa kể là lỗi burn-in chưa có dấu hiệu dừng lại.

Samsung trở lại cùng động thái phản đòn

Chọn một hướng đi khác, Samsung từng bị chỉ trích khi từ bỏ OLED. Nhưng, bằng chứng là: năm 2016, Samsung vớ được siêu hợp đồng trị giá 100 triệu USD để cung cấp màn OLED cho Apple. Thấy được gì sau chuyện này? Rất dễ trả lời, Samsung đã đúng ở việc chỉ sử dụng OLED trên di dộng. Ngày nay, không khó tìm ra màn hình OLED trên những mẫu flagship của Apple, Samsung, Huawei...

sam.jpg

Samsung quyết tâm với LCD trên đường dài

Ở mảng TV, Samsung vẫn rất trung thành với LCD. Hãng đã và đang liên tục cải thiện công nghệ này qua nhiều tên gọi như QD-LCD, sau đó đến SUHD và mới nhất là QLED. Từ năm 2017, sự xuất hiện của các nhà sản xuất Trung Quốc làm cho giá thành LCD giảm đáng kể.

Tuy nhiên, Samsung không nao núng mà vẫn duy trì các nhà máy lắp ráp LCD, chỉ ở công suất thấp hơn mà thôi. Tận dụng giá rẻ từ các hãng Trung Quốc, Samsung mua lại LCD từ họ, thêm công nghệ độc quyền và bán lại với giá cao hơn.

Về phía đối thủ LG, vì quá chú tâm vào OLED, hãng đã quên mất mảng LCD, tiếp tục sản xuất, không ‘chơi chiêu’ như Samsung và thế là đã bị thiệt hại không thương tiếc. Cộng với doanh số OLED chưa thấy khả quan, LG dính cùng một lúc hai đòn từ thị trường từng là thế mạnh của hãng: LCD lẫn OLED.

OLED nhắm chơi lại QLED, MicroLED, QD-OLED không?

Sự vươn lên của Samsung được minh chứng qua số liệu thị phần xét theo doanh thu: năm 2017, Samsung chiếm 28%, LG và Sony (hai đầy tớ trung thành của OLED) lần lượt chiếm 13,6% và 8,5%. Năm 2018, Samsung vẫn duy trì vị thế và vươn lên ở mức 29% thị phần.

suhd.jpg

LCD liên tiếp tái sinh trong nhiều hình hài mới.

Trong một tương lai bất ổn, Samsung dàn ra khá nhiều lựa chọn đầu tư: QLED, MicroLED và QD-OLED. Nhìn lại quá khứ, Samsung cũng đã từng làm điều tương tự. Vào những năm 2000, Samsung từng phát triển cùng lúc LCD và PDP; cạnh tranh trong lòng công ty để ra quyết định nên chọn giải pháp hình ảnh nào cho 10 năm tới.

Nói một chút về OLED, QLED, MicroLED và QD-OLED.
  • OLED kiểm soát độ sáng từng điểm ảnh, cho màu sắc trung thực nhất nhưng tốn nhiều năng lượng, làm tuổi thọ giảm đáng kể, dễ chết pixel xanh, gây nên burn-in (bóng mờ).
  • QLED dùng một lớp phủ Quantum lên màn LED, cải thiện màu sắc và tận dụng độ sáng vượt trội của LCD.
  • MicroLED là công nghệ thu nhỏ điểm ảnh LED của Samsung, cạnh tranh ở “black level” với OLED.
  • QD-OLED là công nghệ mới nhất mà Samsung sắp sửa ra mắt. QD-OLED sẽ khắc phục lỗi ‘điểm ảnh xanh’, lỗi ‘burn-in’ trên OLED mà không dùng biện pháp chắp vá (điểm ảnh trắng/điểm ảnh phụ) mà LG đang dùng. Chúng ta sẽ sớm thấy QD-OLED vào cuối năm 2019.
Phát triển cùng lúc 3 công nghệ màn hình sẽ đảm bảo cho một tương lai bất ổn của thị trường TV. Nhiều lựa chọn, Samsung có nhiều phương án dự phòng hơn. Thay vì chỉ có một lựa chọn như LG.

Kết thúc năm 2018, tổng diện tích TV LCD được bán ra là 145 triệu mét vuông trong khi tổng diện tích TV OLED chỉ có 3 triệu mét vuông. Điều này cho thấy QLED vẫn đang làm tốt nhiệm vụ: đảm bảo doanh số cho Samsung đồng thời khiến LG lo lắng. Đến nỗi, LG bất ngờ quay lại với LCD và tuyên bố công nghệ NanoCell, thực chất là thêm vài lớp phủ màu lên tấm nền LCD sẵn có (nhấn mạnh, LCD, chứ không phải OLED)!

OLED tiếp tục “burn-in” cho đến chết?

Mặc cho những hứa hẹn ở chất lượng hình ảnh trên OLED, burn-in là thứ xấu xí nhất mà người dùng OLED không muốn gặp. Có thể OLED bắt đầu mang lại lợi nhuận cho LG nhưng rất khó khi nhìn về tương lai xa; nhất là khi burn-in chưa thể khắc phục.

phone.jpg

Samsung đã đúng khi chỉ để OLED trên di động, sản phẩm có vòng đời ngắn.

Khó khăn chồng chất khó khắn một khi Samsung tung ra QD-OLED vào cuối năm nay và trực tiếp giải quyết dứt điểm vấn đề “burn-in” trên OLED.

Cụ thể, OLED dễ bị burn-in vì sử dụng nhiều nguồn sáng cho 3 điểm ảnh Red, Green và Blue. Điểm ảnh Blue dễ chết hơn. Tuy nhiên, trên QD-OLED, Samsung chỉ sử dụng điểm ảnh Blue làm nguồn sáng. Cho nên, khi điểm ảnh này chết, toàn bộ vùng 3 pixel sẽ tối hẳn (không có màu chênh lệnh, bóng mờ như trên OLED). Và với QD-OLED, Samsung sẽ tiếp tục theo đuổi Chấm Lượng Tử để mang lại màu sắc trung thực nhất có thể.

Chưa hết, đại diện Samsung còn nói rằng họ không có ý định tung ra TV OLED trong vài năm tới. Samsung vẫn rất thong thả trên cuộc đua này bởi doanh số của QLED đã vượt ngoài mong đợi.

Trở lại với LG, theo những gì công bố thì ngoài OLED, hãng có rất ít cơ hội vượt qua doanh số TV của Samsung. Khi mà burn-in vẫn chưa có cách giải quyết. Càng nhiều TV OLED bán ra, lỗi burn-in cứ thế mà tăng theo cấp số nhân. Kết quả, OLED sẽ tiếp tục đốt cháy LG thành tro tàn.

Theo ZD.net
 

Đính kèm

  • burnin.jpg
    burnin.jpg
    62.7 KB · Xem: 84
Chỉnh sửa lần cuối:

renhat

Well-Known Member
bài viết phân tích rất đúng và chi tiết . bác chủ khá am hiểu công nghệ
 

Dang Quoc Anh

Active Member
mấy bài viết kiểu dìm OLED quảng cáo cho Samshit, nhìn quả ảnh này http://prntscr.com/nrp3up màn hình LCD còn đẹp hơn OLED :D.

Đưa ra doanh số của LCD toàn cầu gồm tất cả các thể loại LCD từ màn hình máy tính đến các dòng tivi LCD khác để thổi cho doanh số QLED rồi so sánh với OLED.

Mình dùng OLED LG cả năm rồi có thấy vấn đề gì đâu. Suốt ngày có cái bài burn-in để dìm :D
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Samsung tiếp tục đường dài với LCD là do nó ko thể cạnh tranh nổi với LG mảng Oled cỡ lớn,mà Microled thì Samfan cứ đợi đấy,còn lâu mới đến ngày bán ra,mà bán ra giá cũng như Oled lúc đầu,cực chát.Tóm lại cứ Oled mà táng,sướng lắm.Rtings điểm Oled vẫn chót vót mà Quy Lét chạy theo mãi k kịp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nhqdat

Member
OLED cứ burn in đi :) Cho giảm giá xuống.
Giảm sâu còn 50% giá hiện tại là đẹp :)
 

renhat

Well-Known Member
em không bênh hãng nào nhưng lg mà dám bảo hành 10 năm lưu ảnh như samsung là khách hàng ok ngay.
 

congtuthanhnam2

Active Member
Mình cũng không đồng ý quan điểm cũng như cách giải thích vấn đề bài viết. Mình từng dùng tv platma cũng bị kêu bun in gì đấy cũng có sao đâu, bây giờ chơi oled lg thì thấy led còn xa mới với tới đc. Samsung cũng là sp tốt, bán đc nhiều hàng.. Nhưng đến bây giờ oled vẫn là sp đỉnh nhất
 

jambon

Active Member
E đang muốn mua LG 75UK6500PTB để xem bóng đá, bác nào rành tư vấn giúp e với a. Lựa chọn vậy có hợp lý không ? có 1 con 75 inch nữa Xiaomi TV4 75" giá cũng tương đối cở 3x tr. Không biết 2 con này con nào ngon hơn các bác?
 
Bên trên