Từ khi nào độ phân giải Quad HD+ đã trở thành tính năng bị ẩn đi trên smartphone?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Công nghệ màn hình là một trong những nền tảng cốt lõi của một chiếc smartphone tuyệt vời. Chúng ta tương tác với nó mọi lúc. Ngày nay, cuộc chiến về độ phân giải màn hình đã chững lại, nhưng những chiếc smartphone cao cấp vẫn thỉnh thoảng thúc đẩy xu hướng này.

2075047.jpg


Một điều thú vị là Wide Quad High Definition (WQHD+) hiện đang là độ phân giải tham chiếu cho chất lượng flagship, dù rằng Sony đã tiến một bước xa hơn với công nghệ màn hình di động 4K của mình.

Dù những màn hình độ phân giải cao đang rất thịnh hành trên thị trường, thế nhưng, phần lớn các chiếc smartphone cấu hình cao thường được thiết lập mặc định ở độ phân giải Full HD+ (2400x1080px) bằng phần mềm. Thực tế, chúng ta không hoàn toàn sử dụng màn hình ở độ phân giải QHD+ (3200x1440px), trừ khi bạn thiết lập lại.

Samsung là một trong những công ty áp dụng phương án này cho dòng sản phẩm Galaxy S cao cấp của mình, và tiếp diễn cho đến ngày nay. Chẳng hạn, Galaxy S20 Ultra được trang bị màn hình WQHD+, độ phân giải 3200x1440px, nhưng lại được thiết lập ở mức FHD+ ngay khi xuất xưởng nằm đảm bảo thời lượng pin. Điều này đã trở thành một xu hướng lớn cho những chiếc điện thoại flagship trong năm 2020, dù vẫn có số ít thiết bị mang đến độ phân giải tối đa ngay khi xuất xưởng. Dẫu vậy, phần lớn người dùng lại chẳng biết sự tồn tại của các tùy chọn này.

QHD không thực sự là một thứ cần thiết trong năm 2020

Lý do cho một tùy chọn ẩn như vậy đó chính là thời lượng pin. Việc cung cấp năng lượng cho những pixel bổ sung và đẩy độ phân giải lên cao hơn sẽ khiến bộ xử lý hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, đặc biệt là từ GPU khi chơi game. Điều này một phần cũng đến từ xu hướng tần số quét 90Hz và 120Hz. Một lần nữa, điều này sẽ gây áp lực nhiều hơn cho những thành phần xử lý cũng như tiêu hao nhiều năng lượng so với các màn hình 60Hz truyền thống.

Tất cả những thứ này sẽ khiến thiết bị bị thấp cấp hơn một chút so với những gì mà các công ty quảng cáo. Để chứng minh, Android Authority đã soạn ra một danh sách ngắn so sánh các thông số kỹ thuật thực sự của smartphone so với những gì điện thoại được thiết lập mặc định khi xuất xưởng.

2075044.jpg


Dù về mặt kỹ thuật, bạn có thể nhận được mọi thứ được hứa hẹn trên bảng thông số, thế nhưng, bạn sẽ hiểm khi trải nghiệm được điều này ngay lập tức. Thay vào đó, người dùng sẽ cần phải đào sâu vào các menu cài đặt và đánh đổi thời lượng pin. Cho dù chi tiền cho một chiếc Galaxy S20 Ultra cực đắt hay OnePlus 8 Pro giá cả phải chăng hơn, bạn vẫn phải thực hiện điều tương tự. Điều đó khác xa so với các thiết bị QHD thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như LG G3 và Oppo Find 7, vốn đã cung cấp độ phân giải này ngay khi xuất xưởng từ năm 2014.

Hơn nữa, rất nhiều thiết bị cao cấp chỉ được trang bị màn hình FHD+. Danh sách này bao gồm LG V60, LG Velvet, Motorola Edge Plus, Xiaomi Mi 10, Samsung Galaxy Note 10 tiêu chuẩn cùng nhiều thiết bị khác. QHD và QHD+ đã không còn được ưa chuộng so với một vài năm trước đây.

Ngoài việc giảm độ phân giải, không phải mọi chiếc điện thoại có màn hình tần số quét cao đều được trang bị tính năng biến đổi tần số quét. Chắc chắn, màn hình không phải lúc nào cũng hoạt động ở 90Hz hoặc 120Hz và đó cũng là một tính năng cần đánh đổi đến thời lượng pin.

Xu hướng này đã bắt đầu từ khi nào?

2075038.jpg


Như đã đề cập trước đó, Samsung đã nhanh chóng quyết định gắn bó với FHD ngay khi xuất xưởng nhằm đảm bảo thời lượng pin trong suốt quá trình chuyển đổi sang QHD. Công ty Hàn Quốc này đã để cho chúng ta quyết định liệu có muốn đánh đổi thời lượng pin cho chất lượng hình ảnh hay không. Những nhà sản xuất khác cũng đi theo con đường này và tùy chọn thay đổi bằng phần mềm gần như là một tính năng phổ biến ở hiện tại. Tuy nhiên, chính việc chuyển sang tỉ lệ khung hình rộng hơn cũng như áp dụng FHD+ đã khiến số phận của QHD dần hẹp đi.

Để hiểu ký do tại sao, chúng ta cần hiểu một chút về giới hạn tầm nhìn của con người. Để tóm tắt một cách nhanh nhất, có một điểm mà ngay cả những người có thị lực tốt nhất cũng không thể nhận ra được sự khác biệt khi độ phân giải tăng đối với kích thước và khoảng cách hiển thị nhất định. Đối với kích thước điện thoại thông minh và khoảng cách xem thông thường, việc cải thiện mật độ pixel này sẽ bị giới hạn ở một mức độ đâu đó giữa FHD (1920x1080px) và QHD (2560x1440px). FHD+ (2400x1080px) là điểm lý tưởng nhất, hoàn hảo cho cả số lượng lẫn mật độ pixel. Mặc dù người tiêu dùng thông thái có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa FHD và QHD, nhưng hầu như lại không thể phân biệt được FHD+ với độ phân giải cao hơn.

Nếu bạn quan tâm đến các con số, một smartphone 6,5 inch thông thường sẽ có mật độ là 339ppi với FHD và 452ppi với QHD. Đối với khoảng cách xem cực kỳ gần, chúng ta không thể thấy được sự khác biệt của mức 400ppi trở lên. Màn hình tỉ lệ khung hình rộng FHD+ đối với kích thước này sẽ có mật độ khoảng 397ppi. Điều này khiến chúng ta không thể phân biệt được nó với các độ phân giải cao hơn.

Cân bằng tần số quét với độ phân giải là một điều đáng để đánh đổi

2075041.jpg


Chúng ta không thực sự cần đến độ phân giải QHD hay WQHD+, bởi tất cả chúng đều yêu cầu đến một mức năng lượng cần thiết để sử dụng tốt hơn. Công nghệ vẫn tiếp tục phát triển. Các thiết bị mới đang ngày càng được trang bị viên pin lớn hơn cũng như tần số quét màn hình cao hơn. Cắt giảm một chút trong độ phân giải, mà hầu như không thể nhận thấy, dường như là một cái giá khá thấp để đánh đổi cho các giao diện 120Hz bóng bẩy. Xét cho cùng, độ phân giải chỉ là một phần nhỏ trong trải nghiệm hiển thị và hầu hết chúng ta đều muốn đảm bảo thời lượng pin cả ngày.

Cũng nên lưu ý rằng, phần lớn nội dung video được phát triển các thiết bị di động vẫn ở mặc định là 1080p (FHD). Việc điều chỉnh nó để phù hợp với màn hình 1440p (QHD) thực sự có thể khiến video trông tệ hơn so với khi phát ở độ phân giải thấp hơn hoặc độ phân giải gốc, dù tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Điều đó là bởi kết quả chia giữa QHD và FHD không cho ra số nguyên để có thể giữ cho các pixel trở nên rõ nét. 1080p vẫn có thể trông sắc nét trên một màn hình 4K vì mỗi pixel được tăng lên theo hệ số 4. Với QHD, hệ số tỉ lệ với FHD là 1,3 lần, đồng nghĩa rằng độ phân giải chi tiết cần phải tính trung bình để vừa vặn. Điều này có thể dẫn đến việc mất chi tiết và tiêu tốn năng lượng xử lý, hoặc chiếc điện thoại của bạn có thể tự động chuyển độ phân giải trước khi phát.

Điều này đặt ra câu hỏi: tại sao cứ phải lo ngại đến việc cung cấp WQHD+ như một tùy chọn? Đặc biệt là khi đại đa số cá nhà sản xuất đều giấu tùy chọn này rất kỹ trong cài đặt, nơi ít người để ý đến. Chúng ta không thể thấy sự khác biệt và những pixel bổ sung cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn ngay cả khi đã hạ thấp độ phân giải bằng phần mềm. Vậy tại sao không cắt bỏ hoàn toàn WQHD+?

Thật đáng tiếc, nỗi sợ hãi về cuộc chiến thông số kỹ thuật khiến một số thương hiệu chấp nhận gắn liền với thứ không cần thiết này. Họ dường như không thể tính giá cao ngất trên thị trường mà không cung cấp những thông số khủng nhất, ngay cả khi chúng hoàn toàn vô nghĩa.

Tuy nhiên, rất nhiều thiết bị đã cắt giảm những thứ đó, bao gồm cả các chiếc smartphone flagship và cao cấp và xu hướng này dường như vẫn sẽ tiếp tục xảy ra. Những chiếc điện thoại này, như LG Velvet và OnePlus 8, có thể trở thành một trong những sản phẩm đáng mua nhất trong năm 2020. Chúng vẫn mang lại trải nghiệm hiển thị tuyệt vời với mức giá thấp hơn và thời lượng pin lâu hơn.

Theo Vn review​
 

An Khoa Design

New Member
Công nghệ màn hình là một trong những nền tảng cốt lõi của một chiếc smartphone tuyệt vời. Chúng ta tương tác với nó mọi lúc. Ngày nay, cuộc chiến về độ phân giải màn hình đã chững lại, nhưng những chiếc smartphone cao cấp vẫn thỉnh thoảng thúc đẩy xu hướng này.

2075047.jpg


Một điều thú vị là Wide Quad High Definition (WQHD+) hiện đang là độ phân giải tham chiếu cho chất lượng flagship, dù rằng Sony đã tiến một bước xa hơn với công nghệ màn hình di động 4K của mình.

Dù những màn hình độ phân giải cao đang rất thịnh hành trên thị trường, thế nhưng, phần lớn các chiếc smartphone cấu hình cao thường được thiết lập mặc định ở độ phân giải Full HD+ (2400x1080px) bằng phần mềm. Thực tế, chúng ta không hoàn toàn sử dụng màn hình ở độ phân giải QHD+ (3200x1440px), trừ khi bạn thiết lập lại.

Samsung là một trong những công ty áp dụng phương án này cho dòng sản phẩm Galaxy S cao cấp của mình, và tiếp diễn cho đến ngày nay. Chẳng hạn, Galaxy S20 Ultra được trang bị màn hình WQHD+, độ phân giải 3200x1440px, nhưng lại được thiết lập ở mức FHD+ ngay khi xuất xưởng nằm đảm bảo thời lượng pin. Điều này đã trở thành một xu hướng lớn cho những chiếc điện thoại flagship trong năm 2020, dù vẫn có số ít thiết bị mang đến độ phân giải tối đa ngay khi xuất xưởng. Dẫu vậy, phần lớn người dùng lại chẳng biết sự tồn tại của các tùy chọn này.

QHD không thực sự là một thứ cần thiết trong năm 2020

Lý do cho một tùy chọn ẩn như vậy đó chính là thời lượng pin. Việc cung cấp năng lượng cho những pixel bổ sung và đẩy độ phân giải lên cao hơn sẽ khiến bộ xử lý hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, đặc biệt là từ GPU khi chơi game. Điều này một phần cũng đến từ xu hướng tần số quét 90Hz và 120Hz. Một lần nữa, điều này sẽ gây áp lực nhiều hơn cho những thành phần xử lý cũng như tiêu hao nhiều năng lượng so với các màn hình 60Hz truyền thống.

Tất cả những thứ này sẽ khiến thiết bị bị thấp cấp hơn một chút so với những gì mà các công ty quảng cáo. Để chứng minh, Android Authority đã soạn ra một danh sách ngắn so sánh các thông số kỹ thuật thực sự của smartphone so với những gì điện thoại được thiết lập mặc định khi xuất xưởng.

2075044.jpg


Dù về mặt kỹ thuật, bạn có thể nhận được mọi thứ được hứa hẹn trên bảng thông số, thế nhưng, bạn sẽ hiểm khi trải nghiệm được điều này ngay lập tức. Thay vào đó, người dùng sẽ cần phải đào sâu vào các menu cài đặt và đánh đổi thời lượng pin. Cho dù chi tiền cho một chiếc Galaxy S20 Ultra cực đắt hay OnePlus 8 Pro giá cả phải chăng hơn, bạn vẫn phải thực hiện điều tương tự. Điều đó khác xa so với các thiết bị QHD thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như LG G3 và Oppo Find 7, vốn đã cung cấp độ phân giải này ngay khi xuất xưởng từ năm 2014.

Hơn nữa, rất nhiều thiết bị cao cấp chỉ được trang bị màn hình FHD+. Danh sách này bao gồm LG V60, LG Velvet, Motorola Edge Plus, Xiaomi Mi 10, Samsung Galaxy Note 10 tiêu chuẩn cùng nhiều thiết bị khác. QHD và QHD+ đã không còn được ưa chuộng so với một vài năm trước đây.

Ngoài việc giảm độ phân giải, không phải mọi chiếc điện thoại có màn hình tần số quét cao đều được trang bị tính năng biến đổi tần số quét. Chắc chắn, màn hình không phải lúc nào cũng hoạt động ở 90Hz hoặc 120Hz và đó cũng là một tính năng cần đánh đổi đến thời lượng pin.

Xu hướng này đã bắt đầu từ khi nào?

2075038.jpg


Như đã đề cập trước đó, Samsung đã nhanh chóng quyết định gắn bó với FHD ngay khi xuất xưởng nhằm đảm bảo thời lượng pin trong suốt quá trình chuyển đổi sang QHD. Công ty Hàn Quốc này đã để cho chúng ta quyết định liệu có muốn đánh đổi thời lượng pin cho chất lượng hình ảnh hay không. Những nhà sản xuất khác cũng đi theo con đường này và tùy chọn thay đổi bằng phần mềm gần như là một tính năng phổ biến ở hiện tại. Tuy nhiên, chính việc chuyển sang tỉ lệ khung hình rộng hơn cũng như áp dụng FHD+ đã khiến số phận của QHD dần hẹp đi.

Để hiểu ký do tại sao, chúng ta cần hiểu một chút về giới hạn tầm nhìn của con người. Để tóm tắt một cách nhanh nhất, có một điểm mà ngay cả những người có thị lực tốt nhất cũng không thể nhận ra được sự khác biệt khi độ phân giải tăng đối với kích thước và khoảng cách hiển thị nhất định. Đối với kích thước điện thoại thông minh và khoảng cách xem thông thường, việc cải thiện mật độ pixel này sẽ bị giới hạn ở một mức độ đâu đó giữa FHD (1920x1080px) và QHD (2560x1440px). FHD+ (2400x1080px) là điểm lý tưởng nhất, hoàn hảo cho cả số lượng lẫn mật độ pixel. Mặc dù người tiêu dùng thông thái có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa FHD và QHD, nhưng hầu như lại không thể phân biệt được FHD+ với độ phân giải cao hơn.

Nếu bạn quan tâm đến các con số, một smartphone 6,5 inch thông thường sẽ có mật độ là 339ppi với FHD và 452ppi với QHD. Đối với khoảng cách xem cực kỳ gần, chúng ta không thể thấy được sự khác biệt của mức 400ppi trở lên. Màn hình tỉ lệ khung hình rộng FHD+ đối với kích thước này sẽ có mật độ khoảng 397ppi. Điều này khiến chúng ta không thể phân biệt được nó với các độ phân giải cao hơn.

Cân bằng tần số quét với độ phân giải là một điều đáng để đánh đổi

2075041.jpg


Chúng ta không thực sự cần đến độ phân giải QHD hay WQHD+, bởi tất cả chúng đều yêu cầu đến một mức năng lượng cần thiết để sử dụng tốt hơn. Công nghệ vẫn tiếp tục phát triển. Các thiết bị mới đang ngày càng được trang bị viên pin lớn hơn cũng như tần số quét màn hình cao hơn. Cắt giảm một chút trong độ phân giải, mà hầu như không thể nhận thấy, dường như là một cái giá khá thấp để đánh đổi cho các giao diện 120Hz bóng bẩy. Xét cho cùng, độ phân giải chỉ là một phần nhỏ trong trải nghiệm hiển thị và hầu hết chúng ta đều muốn đảm bảo thời lượng pin cả ngày.

Cũng nên lưu ý rằng, phần lớn nội dung video được phát triển các thiết bị di động vẫn ở mặc định là 1080p (FHD). Việc điều chỉnh nó để phù hợp với màn hình 1440p (QHD) thực sự có thể khiến video trông tệ hơn so với khi phát ở độ phân giải thấp hơn hoặc độ phân giải gốc, dù tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Điều đó là bởi kết quả chia giữa QHD và FHD không cho ra số nguyên để có thể giữ cho các pixel trở nên rõ nét. 1080p vẫn có thể trông sắc nét trên một màn hình 4K vì mỗi pixel được tăng lên theo hệ số 4. Với QHD, hệ số tỉ lệ với FHD là 1,3 lần, đồng nghĩa rằng độ phân giải chi tiết cần phải tính trung bình để vừa vặn. Điều này có thể dẫn đến việc mất chi tiết và tiêu tốn năng lượng xử lý, hoặc chiếc điện thoại của bạn có thể tự động chuyển độ phân giải trước khi phát.

Điều này đặt ra câu hỏi: tại sao cứ phải lo ngại đến việc cung cấp WQHD+ như một tùy chọn? Đặc biệt là khi đại đa số cá nhà sản xuất đều giấu tùy chọn này rất kỹ trong cài đặt, nơi ít người để ý đến. Chúng ta không thể thấy sự khác biệt và những pixel bổ sung cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn ngay cả khi đã hạ thấp độ phân giải bằng phần mềm. Vậy tại sao không cắt bỏ hoàn toàn WQHD+?

Thật đáng tiếc, nỗi sợ hãi về cuộc chiến thông số kỹ thuật khiến một số thương hiệu chấp nhận gắn liền với thứ không cần thiết này. Họ dường như không thể tính giá cao ngất trên thị trường mà không cung cấp những thông số khủng nhất, ngay cả khi chúng hoàn toàn vô nghĩa.

Tuy nhiên, rất nhiều thiết bị đã cắt giảm những thứ đó, bao gồm cả các chiếc smartphone flagship và cao cấp và xu hướng này dường như vẫn sẽ tiếp tục xảy ra. Những chiếc điện thoại này, như LG Velvet và OnePlus 8, có thể trở thành một trong những sản phẩm đáng mua nhất trong năm 2020. Chúng vẫn mang lại trải nghiệm hiển thị tuyệt vời với mức giá thấp hơn và thời lượng pin lâu hơn.

Theo Vn review​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Ha, chúng ta luôn luôn phải bỏ thêm tiền ra để mua những thứ vô nghĩa. Thực tế là như vậy, nhiều tính năng thậm chí chúng ta còn không biết hoặc không hề dùng đến cho đến khi vứt luôn máy thì vẫn vậy.
 
Bên trên