Đảo quốc Solomon cấm Facebook để bảo đảm "sự thống nhất dân tộc"

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Tuần trước, nội các chính phủ Đảo quốc Solomon đã thông qua sắc lệnh nhằm cấm Facebook hoạt động tại quốc gia 650.000 dân này.

hd.jpg


Tổng thống Mỹ Donald Trump những ngày gần đây liên tục từ chối việc chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra hồi đầu tháng 11, và đội ngũ hỗ trợ cho vị Tổng thống này đã cáo buộc Facebook "phá nát nền dân chủ" của Mỹ khi không thể ngăn chặn tình trạng phát tán thông tin sai lệch, vốn vi phạm vào các quy định của chính mạng xã hội này. Do đó, khi chính phủ Đảo quốc Solomon nói rằng Facebook tiềm ẩn mối nguy hại cho sự thống nhất dân tộc, chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông cho nỗi lo của họ.

Cụ thể, vào tuần trước, nội các chính phủ Đảo quốc Solomon đã thông qua một sắc lệnh nhằm cấm Facebook hoạt động tại quốc gia 650.000 dân này. Bộ trưởng Thông tin Truyền thông của Solomon, Peter Shanel Agovaka, phát biểu trước báo chí rằng lệnh cấm này là rất cần thiết bởi các quan chức chính phủ đang trở thành nạn nhân của tình trạng chửi rủa, lăng mạ và bêu xấu của cư dân mạng nước này. Hôm thứ hai, Thủ tướng Manasseh Sogavare đã có bài phát biểu trước Quốc hội Đảo quốc Solomon nhằm thúc đẩy việc thực thi lệnh cấm.

Theo tờ Thời báo Solomon, Sogavare cảm thấy thất vọng và than phiền rằng "nhiều người đã và đang bị sỉ nhục danh dự, người dùng thì sử dụng tên giả, và uy tín mà mọi người xây dựng qua nhiều năm đã bị kéo đổ chỉ trong vài phút trên Facebook". Vị thủ tướng còn nói tiếp rằng chính phủ từng một lần tìm cách can thiệp vào một vụ quấy rối người thiểu số trên mạng xã hội. "Chúng tôi có nhiệm vụ phải vun đắp sự thống nhất dân tộc và tình trạng chung sống vui vẻ của mọi người trong nước" - nhà lãnh đạo đảo quốc nói tiếp.

Trong khi Facebook từng bị cáo buộc hỗ trợ hành vi đàn áp người thiểu số ở Myanmar trong nỗ lực nhằm nhanh chóng thiết lập hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á và không hiểu được những vấn đề xung đột văn hoá trong khu vực, giới phê bình nói rằng tình hình tại Đảo quốc Solomon phần lớn là do lãnh đạo nước này cảm thấy không thoải mái trước những chỉ trích của người dân.

Hồi đầu tháng này, nhiều bản tin bắt đầu được phát tán trên Facebook, với nội dung cáo buộc chính phủ Đảo quốc Solomon biển thủ các khoản tiền cứu trợ kinh tế giữa bối cảnh COVID-19. "Cấm một trang mạng xã hội đơn giản bởi mọi người đang đăng tải các bình luận và chính quyền không thích chúng thì quả là một đòn đánh trắng trợn và trơ tráo vào quyền con người", Kate Schuetze thuộc tổ chức Amnesty International nói. Tổ chức này tranh luận rằng lệnh cấm Facebook đã vi phạm hiến pháp Đảo quốc Solomon cũng như Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Được biết, lệnh cấm Facebook của Đảo quốc Solomon vẫn chưa đi vào hiệu lực, và Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nước này nói rằng họ vẫn có tự do ngôn luận, nhưng "ở thời điểm hiện tại, không có quy định pháp luật nào để quản lý việc sử dụng internet cả".

Facebook chưa bình luận về vụ việc. Theo Amnesty International, các quốc gia duy nhất trên thế giới đã cấm hoàn toàn Facebook là Trung Quốc, Triều Tiên, và Iran.

Theo Vn review​
 

Sweet-Heart

Active Member
Đọc nhiều lần mà không hiểu câu này:

"Theo Amnesty International, các quốc gia duy nhất trên thế giới đã cấm hoàn toàn Facebook là Trung Quốc, Triều Tiên, và Iran".
 

Sweet-Heart

Active Member
Dọn qua mấy xứ đó sống thì biết ha! :)

P/s: Những đảo quốc chậm tiến với sự quản lý của đám thổ dân ntn có gì để chúng ta học hỏi?! -_-
https://www.sbs.com.au/language/eng...-vi-da-o-quo-c-na-y-doa-n-giao-vo-i-da-i-loan
http://kienthuckhoahoc.org/kham-pha-kh/cuoc-song-biet-lap-tren-quan-dao-giua-thai-binh-duong-kp6


Mình thắc mắc đoạn này thôi, còn việc cấm đoán chắc mọi người đã hình dung ra.

"Theo Amnesty International, các quốc gia duy nhất trên thế giới đã cấm hoàn toàn Facebook là Trung Quốc, Triều Tiên, và Iran".
 
Bên trên