Phân biệt HD 1080i và 1080p

babymilo1003

New Member
Em tìm hiểu HD cũng hơn 1 năm nay rồi, nhưng vẫn nhầm lẫn giữa 2 cái 1080i và 1080p này. Bác nào nêu cụ thể khái niệm của chúng thì giúp em cái! (Em hỏi hơi ngu tí) :D
 

vnposh

Active Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

1080p p = Progressive scan Quét liên tục
1080i i = interlaced scan Quét xen kẽ

Trang Sony Việt Nam có giải thích như sau:

Progressive Video: Nguồn video được liệt kê với chữ p được gọi là tín hiệu quét liên tục.Ví dụ về các tín hiệu 480p, 720p hoặc 1080p. Quét liên tục hiển thị nội dung video và thậm chí cả các dòng quét lẻ (toàn bộ khung video) trên TV cùng một lúc. Cần cáp High Speed HDMI® để truyền tín hiệu video ở độ phân giải 1080p.

Interlaced Video: Nguồn video được liệt kê theo với chữ i được gọi là tín hiệu quét xen kẽ. Ví dụ về các tín hiệu 480i hoặc 1080i. Tín hiệu quét xen kẽ hiển thị và thậm chí và dòng quét lẻ là riêng biệt.Thậm chí dòng quét được vẽ trên màn hình, sau đó các dòng quét lẻ được rút ra trên màn hình. Hai dòng quét tạo nên một khung hình video.

* Các con số được liệt kê trước p hoặc i đại diện cho số dòng quét các nguồn video sử dụng để sao chép các đoạn video.
 

kutely24

Banned
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

- HD 1080i : 1080i là chuẩn cho độ phân giải 1080x1920. Nếu là ảnh tĩnh thì độ phân giải của 1080i hơn gấp đôi 720p, 2073600 pixel. Tuy nhiên, đây là chuẩn sử dụng kỹ thuật quét hình xen kẽ, nên tốc độ khung hình của 1080i chỉ nhỉnh hơn 720p một chút không đáng kể (khoảng 12,5%). Dĩ nhiên thiết bị tương thích chuẩn 1080i cũng được gọi là “HD Ready”.

- HD 1080p : Chuẩn HD cao nhất hiện nay là 1080p cho độ phân giải 1080x1920. Thiết bị nào có khả năng thu hoặc phát theo chuẩn 1080p thì được gọi là “Full HD” (độ phân giải cao đầy đủ). Châu Âu đã ra quy định [9] yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi rõ HD Ready hay là Full HD 1080p để tránh nhầm lẫn với các thiết bị HD Ready chỉ tương thích 720p hoặc 1080i.

* : Full HD 1080p được dùng trong những đĩa Bluray có dung lượng cao nhất gần 50GB cho 1 bộ phim, còn HD 1080i thì là đĩa HDDVD có dung lượng cao nhất là 20GB cho 1 bộ phim, Hiện nay có Đài Truyền Hình VTC HD tự sản xuất đc ra vài kênh truyền hình mang chuẩn HD 1080i, như vậy là chưa Full HD, 1080i chỉ nhỉn hơn 720p 1 chút, cho nên đa số người dùng nhận xét đó là HD Upscale, bởi vì HD nó ko nét.

pgc1257995750.jpg


hd-dvd_dual_layer_20gb.jpg


1 số hình cho bạn tìm hiểu :

16701749oq6.jpg


2z6cxag.jpg


Chúc Vui :) !!!.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vnposh

Active Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Liên quan đến HD-DVD và Blu-ray: Hiện HD-DVD chỉ có 2 trên 6 hãng phim lớn hậu thuẫn là Universal Studios và Paramount nhưng Paramount hỗ trợ cả hai định dạng HD-DVD và Blu-ray. Blu-ray đã chiếm 93% doanh số phần cứng.

Dự đoán: Chỉ còn một trên đời là Blu-ray.

Lịch sử "chiến sự" Blu-ray - HD DVD

Cuộc chiến định dạng DVD thế hệ mới giữa HD DVD và Blu-ray manh nha từ năm 2000, khi các hãng bắt đầu thử nghiệm dùng tia laser xanh cho đĩa quang.

Do bước sóng của tia sáng xanh ngắn hơn so với tia sáng đỏ (đang được sử dụng trong công nghệ DVD), nên diện tích để lưu trữ mỗi bit dữ liệu cũng nhỏ hơn. Hệ quả là cùng trên một mặt đĩa, định dạng mới có thể nén được nhiều thông tin hơn.

Để đón đầu xu hướng TV và video siêu nét, các hãng nhận ra rằng: họ không thể bỏ qua công nghệ lưu trữ bằng tia sáng xanh này.

Và thế là những nghiên cứu công nghệ thuần tuý tại thời điểm năm 2000 đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những gã khổng lồ điện tử và nội bộ Hollywood với nhau.

Những cột mốc quan trọng trong "cuộc chiến":

2000

Ngày 5 tháng 10: Sony và Pioneer công bố định dạng DVR Blue tại triển lãm CEATEC Nhật Bản. Đây chính là nền tảng cơ bản của chiếc đĩa Blu-ray BD-RE thế hệ đầu tiên.

2002

Ngày 19 tháng 2: Với Sony trên tư cách "tiên phong phất cờ", 9 hãng điện tử thuộc loại lớn nhất thế giới cùng công bố kế hoạch phát triển đĩa Blu-ray thương mại. Sony cũng đồng thời là "thủ lĩnh tinh thần" của liên minh này.

Ngày 29 tháng 8: Toshiba và NEC công bố một định dạng đĩa quang thế hệ mới khác là HD DVD

Ngày 1 tháng 10: Mô hình mẫu của cả hai định dạng Blu-ray lẫn HD DVD đều được trưng bày tại Triển lãm CEATEC. Sony, Panasonic, Sharp, Pioneer và JVC trình làng đầu đĩa Blu-ray mô hình, trong khi Toshiba vén màn đĩa quang AOD.

2003

Ngày 13 tháng 2: Bắt đầu bán giấy phép công nghệ Blu-ray. Các hãng sản xuất đầu đĩa phải trả 120.000 USD mỗi năm, cộng thêm mức phí 0,10 USD trên mỗi đầu đĩa Blu-ray bán ra. Các hãng truyền thông thì đóng phí cố định 8000 USD/năm, cộng với khoản phụ trội 0,02 USD cho mỗi chiếc đĩa bán được.

Ngày 7 tháng 4: Sony công bố định dạng đĩa Blu-ray Professional dành riêng cho các ứng dụng lưu trữ dữ liệu.

Ngày 10 tháng 4: Sony tung ra thị trường Nhật Bản chiếc đầu đĩa Blu-ray đầu tiên - BDZ S77. Tuy nhiên giá bán của nó thuộc loại khủng khiếp: 3815 USD.

Đã thế, đĩa phim Blu-ray lại khan hiếm như lá mùa thu nên chỉ nhận được phản ứng hờ hững từ người dùng.

Ngày 28 tháng 5: Mitsubishi Electric gia nhập liên minh Blu-ray.

2004

Ngày 7 tháng 1: Toshiba công bố mô hình đầu đĩa HD DVD đầu tiên trên thế giới tại Triển lãm điện tử CES. Đầu đĩa này có một ưu điểm là xem được cả đĩa DVD chứ không "lạc lõng" như BDZ S77.

Ngày 12 tháng 1: Cả hai gã khổng lồ máy tính cá nhân là HP và Dell đều công khai ủng hộ Blu-ray.

Ngày 10 tháng 6: Diễn đàn DVD thông qua phiên bản thương mại đầu tiên của HD DVD-ROM.

Ngày 21 tháng 9: Sony cho biết chiếc máy chơi game rất được chờ đợi PlayStation 3 sẽ tích hợp đầu đĩa Blu-ray.

Ngày 29 tháng 11: Một loạt các hãng phim lớn như Paramount Pictures, Universal Pictures, Warner Bros Pictures, HBO và New Line Cinema tuyên bố hậu thuẫn cho HD DVD.

Ngày 9 tháng 12: Hãng phim Disney ra mặt ủng hộ Blu-ray.

2005

Ngày 7 tháng 1: Cả hai phe Blu-ray lẫn HD DVD đều hứa hẹn tung ra đầu đĩa và tựa phim DVD thế hệ mới tại thị trường Bắc Mỹ trước cuối năm - tuy nhiên thực tế đã chứng minh đây chỉ là một lời "hứa lèo".

Ngày 24 tháng 3: Nhen nhóm thắp lên hy vọng về một định dạng chung, khi cựu Chủ tịch Ryoji Chubachi của Sony nói rằng: "Lắng nghe tiếng nói từ người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy việc hai định dạng song song tồn tại thật đáng thất vọng. Sony không hoàn toàn loại trừ khả năng tích hợp hoặc nhượng bộ".

Ngày 21 tháng 4: Toshiba và Sony bắt đầu thương thảo về một định dạng duy nhất, tuy nhiên các cuộc đàm phán đã chẳng dẫn tới đâu.

Ngày 18 tháng 8: Hãng phim Lions Gate Home Entertainment và hãng đĩa Universal Music quyết định đứng về phe Blu-ray.

Ngày 27 tháng 9: Hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Intel đặt gạch cho HD DVD.

Ngày 3 tháng 10: Paramount Home Entertainment cho biết sẽ bán phim bằng cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray.

Ngày 16 tháng 12: Đến lượt HP quyết định không hỗ trợ duy nhất một định dạng Blu-ray nữa mà ủng hộ cả hai định dạng.

2006

Ngày 4 tháng 1: Ngài Chủ tịch Bill Gates của Microsoft phát biểu tại CES là chiếc máy chơi game Xbox 360 sẽ hỗ trợ đầu đĩa HD DVD.

Ngày 10 tháng 3: LG Electronics, một thành viên kỳ cựu của hiệp hội Blu-ray, gây bất ngờ khi tuyên bố đang phát triển một đầu đĩa HD DVD.

Ngày 31 tháng 3: Toshiba tung ra thị trường đầu đĩa HD DVD đầu tiên, chiếc HD-XA1 với giá bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Sony: 936 USD.

Ngày 11 tháng 11: Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 chính thức đáp xuống thị trường Nhật Bản, với đầu đĩa Blu-ray tích hợp bên trong.

Ngày 29 tháng 12: Hacker cho biết đã đột nhập thành công cơ chế chống sao chép AACS mà cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray đang sử dụng.

2007

Ngày 7 tháng 1: Trong nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho cuộc chiến dằng dai, LG Electronics công bố một đầu đĩa "hai mang", xem được cả HD DVD lẫn Blu-ray. Warner Bros thì trình làng một đĩa mô hình với mặt trên là HD DVD, mặt dưới là Blu-ray, tức là xem được trên cả hai loại đầu đĩa.

Ngày 17 tháng 4: Lần đầu tiên, doanh số tiêu thụ của đầu đĩa HD DVD tại Bắc Mỹ vượt mốc 100.000 máy.

Ngày 1 tháng 8: Microsoft giảm giá đầu đĩa HD DVD dành cho Xbox 360, từ 199 USD xuống còn 179 USD. Ngoài ra, hãng còn tặng kèm 5 bộ phim HD DVD miễn phí.

Ngày 20 tháng 8: Paramount và Dreamworks Animation đều bỏ Blu-ray để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho HD DVD.

Ngày 13 tháng 9: Sony cho biết sẽ sử dụng đĩa Blu-ray cho tất cả đầu video phân giải cao tại Nhật.

Tháng 11: Giá đầu đĩa HD DVD của Toshiba giảm xuống còn 100 USD khi mùa mua sắm Giáng sinh mở màn.

Ngày 11 tháng 11: Sony bắt đầu bán phiên bản PS 3 giá rẻ.

2008

Ngày 4 tháng 1: Warner Bros đột ngột thả một quả bom giữa ban ngày khi tuyên bố: Sẽ ngừng bán phim HD DVD trong tương lai và chỉ ủng hộ cho duy nhất định dạng Blu-ray. Phản ứng trước quyết định này, liên minh Quảng bá HD DVD đã huỷ cuộc họp báo tại CES.

Ngày 6 tháng 1: Ông Akio Ozaka, Chủ tịch Toshiba tại Mỹ vẫn tin tưởng rằng "HD DVD là định dạng phù hợp nhất với nhu cầu và sở nguyện của người dùng".

Ngày 14 tháng 1: Toshiba giảm giá một loạt đầu đĩa HD DVD. Giá bán lẻ của chiếc HD-A3, một sản phẩm tầm trung, giờ chỉ còn 150 USD.

Ngày 11 tháng 2: NetFlix và BestBuy tuyên bố sẽ loại HD DVD ra khỏi các cửa hàng của mình.

Ngày 15 tháng 2: Wal-mart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết sẽ ngừng bán sản phẩm HD DVD kể từ tháng 6 tới.

Ngày 16 tháng 2: Kênh truyền hình NHK của Nhật đưa tin Toshiba đã ngừng sản xuất đầu đĩa HD DVD mới. Một số tờ báo địa phương xác nhận thông tin này và tờ Nikkei thậm chí còn cho rằng Toshiba đã "giương cờ trắng đầu hàng".

(Theo PC World)
 

MPEG

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Chỉ là như sau thôi:

1080i: 1920x1080pixel nhưng là quét xen kẽ 50i (25 ảnh chẵn và 25 ảnh lẻ) tức là 1 ảnh 1920x1080 nhưng chia thành 2 bán ảnh

1080p: 1920 x1080pixel nhưng là quét liên tục 25p, tức là 1 ảnh 1920x1080 nhưng kg chia như 50i mà quét liên tục 25 hình 1920x1080 trong 1 giây (25 hình trên giây của truyền hình - còn của điện ảnh là 24 hình trên giây) cho nên khi xem quét 25p ta có cảm giác như xem ở Cinema nhất là các hình ảnh chuyển động
 
Chỉnh sửa lần cuối:

zoro_bka

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

vậy mình có 1 câu hỏi tiếp như thế này
TV HD ready và TV full HD khác nhau như thế nào
phải chăng là HD Ready luôn luôn quét interlace , còn FullHD thì luôn luôn quét progess ?

Vậy nếu mình dùng TV HD ready và chạy chương trình TV đạt chuẩn FullHD thì sẽ như thế nào ? và ngược lại tivi full HD mà chạy 1080i thì sẽ như thế nào ?

thân
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Tất cả những cái gọi là "HD ready" hay "Full HD" chỉ mang tính thuật ngữ, chứ nó không cụ thể vì có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Với cá nhân em thì em rất ghét gọi cái kiểu HD ready hay Full HD thế này vì nó cực kỳ lẫn lộn, cứ gọi là 720p, 1080p cho nó nhanh. Với cả ở thời điểm này thì có thể 1080p là Full HD, nhưng liệu ai biết được khoảng 5-10 năm tới nó có còn là HD nữa không khi đã có chuẩn TH độ phân giải cao hơn?
Ở đây ta tạm coi HD ready là 720p/1080i và Full HD là 1080p. TV Full HD chạy tốt các video 1080i trở về trước, còn HD ready không thể hiển thị được 1080p.
 

kutely24

Banned
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Tất cả những cái gọi là "HD ready" hay "Full HD" chỉ mang tính thuật ngữ, chứ nó không cụ thể vì có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Với cá nhân em thì em rất ghét gọi cái kiểu HD ready hay Full HD thế này vì nó cực kỳ lẫn lộn, cứ gọi là 720p, 1080p cho nó nhanh. Với cả ở thời điểm này thì có thể 1080p là Full HD, nhưng liệu ai biết được khoảng 5-10 năm tới nó có còn là HD nữa không khi đã có chuẩn TH độ phân giải cao hơn?
Ở đây ta tạm coi HD ready là 720p/1080i và Full HD là 1080p. TV Full HD chạy tốt các video 1080i trở về trước, còn HD ready không thể hiển thị được 1080p.

Sau Full HD sẽ là Ultra-HD đó bạn...:)..Khung Hình 21:9, có độ phân giải lên đến 7.680 x 4.320 pixel, Thành Viên HD Việt Nam mà có kiến thức kém về HD thế hả..:D..

- Hãng đầu tiên ra Demo Ultra-HD là hãng Philips vào năm 2010 :

philips_cinema.jpg


- Tháng 6/2010 Các nhà nghiên cứu của Đài NHK Nhật Bản cũng đã ra mắt màn hình thế hệ cho tương lai, sẽ thành đại trà trong 1 thập kỉ tới, màn hiển thị plasma Ultra HD mới nhất của NHK chỉ bằng 1/4 màn hiển thị Super Hi-Vision (SHV) mà họ hy vọng cuối cùng sẽ thay thế được công nghệ HDTV ngày nay

* Ultra HD sẽ đc gọi là HD-4320p trong 10 năm nữa sẽ thịnh hành.

P/S :

- Lịch sử HD bắt đầu từ 1 dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự.
- Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng.

- Công Nghê HD đc chính thức ra mắt năm 1998 tại Truyền Hình Mỹ, và sau đó 10 năm thì thế giới mới thịnh hành Công Nghệ HD nhất, và sau đó là đến đất nước Việt Nam ta.

- Việt Nam ta cũng chỉ chớm nở rộ Công Nghệ HD trong năm 2010 này, có lẽ sẽ phải đến 1 Thập Kỉ nữa thì Việt Nam mới có thể đc xem Ultra HD, vì bây giờ các Nước phát triển họ cũng đã tự ra đời đc dòng TV mới thì trong 1 , 2 năm nữa thì họ cũng sẽ đc sử dụng. Còn Việt Nam ta kém cỏi và nghèo thì phải chịu vậy thôi.
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Mấy cái thuật ngữ Phun Phụt HD đấy chủ yếu là do mấy ông sản xuất TV nghĩ ra để ăn tiền thôi bác ạ =)), chứ về bản chất thì nó... vô nghĩa =)). Cứ 720p, 1080i, 1080p là nhanh nhất, vừa đúng với bản chất vừa thể hiện đầy đủ.
 

huy_tung2910

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Chỉ là như sau thôi:

1080i: 1920x1080pixel nhưng là quét xen kẽ 50i (25 ảnh chẵn và 25 ảnh lẻ) tức là 1 ảnh 1920x1080 nhưng chia thành 2 bán ảnh

1080p: 1920 x1080pixel nhưng là quét liên tục 25p, tức là 1 ảnh 1920x1080 nhưng kg chia như 50i mà quét liên tục 25 hình 1920x1080 trong 1 giây (25 hình trên giây của truyền hình - còn của điện ảnh là 24 hình trên giây) cho nên khi xem quét 25p ta có cảm giác như xem ở Cinema nhất là các hình ảnh chuyển động

có 25 ảnh trên / thôi hả bác. ip4 quay phim cũng đc lên tới 30anh/s rồi mà
 

hung_vu242000

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Có bạn nào rành cho mình hỏi xíu: TV nhà mình là phun (1080p). Khi xem phim bằng máy tính, nếu là phim 720 thì bthường, nhưng nếu xem 1080 thì hình bị giật. Cái này là do TV hay do máy tính (máy P4 2,4G hồi xưa)?

Thanks trước
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

có 25 ảnh trên / thôi hả bác. ip4 quay phim cũng đc lên tới 30anh/s rồi mà

Các nước châu Âu, Việt Nam thường sử dụng hệ truyền hình PAL với 25 khung hình/giây, hoặc tần số quét 50Hz. 30 khung/giây hoặc tần số quét 60Hz thường là hệ TH NTSC, dùng ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...
Ở VN thì tốt nhất là quay 25 khung/giây cho nó lành :D
 

kutely24

Banned
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Có bạn nào rành cho mình hỏi xíu: TV nhà mình là phun (1080p). Khi xem phim bằng máy tính, nếu là phim 720 thì bthường, nhưng nếu xem 1080 thì hình bị giật. Cái này là do TV hay do máy tính (máy P4 2,4G hồi xưa)?

Thanks trước

:)...Chip Pel 4 mà chạy Video Full HD 1080p thì e chịu bác, nể bác rồi, 720p dung lượng thấp hơn nhiều, Pel 4 may ra còn nuốt đc, nhưng chắc phả hết công xuất..:))...Xem Full HD thì bét tĩ nhất phải Core 2 Duo vs 2GB Ram nha...
 

huy_tung2910

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Các nước châu Âu, Việt Nam thường sử dụng hệ truyền hình PAL với 25 khung hình/giây, hoặc tần số quét 50Hz. 30 khung/giây hoặc tần số quét 60Hz thường là hệ TH NTSC, dùng ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...
Ở VN thì tốt nhất là quay 25 khung/giây cho nó lành :D

mấy chuẩn này thì chỉ áp dụng ở truyền hình SD thôi chứ bác. chứ HD e nghĩ nó fai khác
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

mấy chuẩn này thì chỉ áp dụng ở truyền hình SD thôi chứ bác. chứ HD e nghĩ nó fai khác

Nó chả khác tí nào đâu, đến bây giờ vẫn thế =)) Châu Âu vẫn 50Hz, châu Mỹ vẫn 60Hz =)) Không tin cứ thử kiểm tra mấy cái clip thu từ nguồn HDTV ở châu Âu và Mỹ rồi đo fps xem có đúng thế không =))
Nguyên nhân sâu xa của việc này là do mạng điện dân dụng của các khu vực =)), tại châu Âu và Việt Nam dùng điện 50Hz trong khi đó tại Mỹ, Nhật dùng điện 60Hz =))
 

phuongtv_76

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

kha kha thế là liên quan đến tần số của điện xoay chiều, bác Paul giải thích rõ hơn đc ko
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Điện đóm thì em chịu, không phải dân nhà điện mà bác :D, cái thông tin về việc tần số quét được lựa chọn dựa trên tần số mạng điện là do em có đọc trong sách về Premiere Pro.
Nếu cứ theo Wikipedia, thì nguyên nhân của việc này là do trong buổi ban đầu, hạn chế của công nghệ khiến cho các bóng đèn hình không thể chạy được với tần số khác bội của tần số mạng điện, chính vì thế mà châu Âu dùng 50Hz, Mỹ dùng 60Hz là vậy (http://en.wikipedia.org/wiki/Refresh_rate). Tuy nhiên giờ thì như ta đã thấy, công nghệ hiện đại nên việc chuyển dòng từ 50Hz sang 60Hz và ngược lại đâu còn là cản trở nữa :D
 
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Mấy cái thuật ngữ Phun Phụt HD đấy chủ yếu là do mấy ông sản xuất TV nghĩ ra để ăn tiền thôi bác ạ =)), chứ về bản chất thì nó... vô nghĩa =)). Cứ 720p, 1080i, 1080p là nhanh nhất, vừa đúng với bản chất vừa thể hiện đầy đủ.

Chính xác. Full HD là cái wái gì đâu. đâu thấy thằng vtc hay k+ to mồm nói mình phát 1080i hay 1080p đâu. Có mua TV full full hd mà thằng truyền hình phát Analog thì cũng như không có. CỨ ra tiệm thấy mẫu mã TV nào đạp thì tha về, k cần quan tâm Full HD hay Ready HDI-)
 

delusion

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Có bác nào cho em hỏi là khi convert file Mpeg-ts thì nó bảo Detect interlace mà 2 3 tiềng sau vẫn ko có gì, có bác nào có codec hay decoder nào thì chỉ em với nha thanks
 

ptt0903939220

New Member
Ðề: Phân biệt HD 1080i và 1080p

Mấy cái thuật ngữ Phun Phụt HD đấy chủ yếu là do mấy ông sản xuất TV nghĩ ra để ăn tiền thôi bác ạ =)), chứ về bản chất thì nó... vô nghĩa =)). Cứ 720p, 1080i, 1080p là nhanh nhất, vừa đúng với bản chất vừa thể hiện đầy đủ.
cứ như thế này là khỏi áy náy gì nè.còn muốn biết chính xác phải thực tế thôi.ti vi thì 1 là 1080p còn lại thì cứ có cổng hdmi và nhận được 1080p là chơi hd được rồi,mắt thường o bao giờ phân biệt được giữa 1080i và 1080p.quan trọng là các bác giải thích giùm tại sao 1080i không bao giờ đi kèm được với âm thanh dts.
 
Bên trên