Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

vutronghuyen

Active Member
10 nâng cấp không tốn tiền cho hệ thống nghe nhìn


1. Chỉnh lại thông số cắt bass

Âm thanh vòm ngày nay có dải tần rất lớn, có thể gây hại đến hệ thống loa nhỏ. Để chắc rằng hệ thống loa của bạn hoạt động trong dải tần phù hợp, xin hãy tìm ra thông số dải trầm tối thiểu low-frequency cut-off (thường gọi là điểm cắt bass) ghi bằng đơn vị Hz. Nếu bạn không tìm thấy cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm loa hoặc không thấy ghi đằng sau loa, bạn có thể tra thông tin này trên mạng.

Sau khi đã xác định được thông số này, hãy nhập nó vào receiver của bạn (chức năng low-frequency cut-off)

2. Cân chỉnh độ trễ của loa

Một dàn âm thanh hoàn hảo khi vị trí các loa cánh đều vì trí người ngồi thưởng thức, nhưng trên thực tế, loa rear (loa đằng sau) thường được đặt ngay sau sofa của bạn và vì thế gây mất cân bằng về khoảng cách dẫn đến mất hài hòa âm thanh. Để khắc phục tình trạng này, hãy đo khoảng cách của từng loa đến chỗ ngồi và nhập số liệu này vào receiver, mục setting/distance

3. Cân bằng âm lượng

Kiếm 1 cái Test tone metter (mua hoặc mượn), đặt nó về giá trị Read = 80dB, Response = Slow, Weighting = C. Bật test tone trên receiver, đặt thiết bị đo cân bằng và hướng về phía loa front-left. Vặn âm lượng lớn dần đến khi thiết bị đo được 75dB, tiếp tục cho các loa còn lại và cân chỉnh âm lượng độc lập của loa cho đạt giá trị trên.

4. Bố trí sắp đặt

Để âm thanh phòng nghe lớn hơn, bạn có thể gắn các loa surround cao trên tường và hướng xuống vị trí ngồi. Đối với loa phía trước, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên để loa center trực diện, còn loa front có màng loa ngang bằng tai bạn khi ngồi thưởng thức.

5. Âm sub hoành tráng

Tiếng bass "lờ phờ" có thể khiến âm thanh tổng thể mất giá trị đáng kể. Để đạt được âm bass tối ưu, đầu tiên bạn đặt loa sub ngay gần chỗ bạn ngồi thưởng thức. Kế tiếp bạn ngắt kết nối các loa khác ra khỏi hệ thống (trừ loa sub). Bạn bật 1 đoạn nhạc có tiếng beat đều. Sau đó bạn đi quanh phòng, lắng nghe để tìm ra vị trí trí mà tại đó tiếng bass to và rõ ràng nhất. Đó là vị trí tốt nhất để đặt loa sub của bạn.

6. Độ sáng ở cửa hàng không như ở nhà

TV tại cửa hàng - nơi tràn ngập ánh sáng - thường có khuynh hướng được chỉnh độ sáng quá mức. Khi bạn mua TV về nhà, hãy giảm tất cả các thông số này xuống và chỉnh lại. Để tham khảo, bạn có thể chỉnh thông số tương phản (contrast) nên để 65%, độ sáng (brightness) = 45%, rực màu (color) = 50% và nhất là thông số tăng cường độ sắc nét (sharpness) nên tắt hoàn toàn.

7. Tối ưu hóa hình ảnh:

Trong đĩa THX có phần cân chỉnh hình ảnh Opimode, giúp bạn cân chỉnh hình ảnh sao cho tối ưu. Nếu bạn thực sự cầu tiến, hãy nghiên cứu kỹ phần này. Có 2 đĩa DVD dùng cho mục đích này rất tốt: "AVIA Guide to Home Theater" và "Digital Video Essentials"

8. Loại trừ ánh sáng thừa:

Bất kể bạn đang dùng thiết bị hình ảnh nào: TV CRT, LCD, Plasma hay Projector..., TV của bạn sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi môi trường ánh sáng đủ tối, tốt nhất là tối hoàn toàn. Lưu ý là màn hình có kích thước nhỏ có thể làm bạn mỏi mắt vì sự tương phản ánh sáng. Trong trường hợp phòng bạn không tối được như ý, tránh để nguồn sáng (cửa sổ, đèn...) trực diện với TV.

9. Loại trừ ánh sáng thừa một lần nữa:

Nếu bạn không có 1 góc khuất riêng để chứa các thiết bị âm thanh hình ảnh trong phòng chiếu, bạn hãy dùng remote tắt màn hình hiển thị trên thiết bị như đầu phát, receiver... Thậm chí bạn che luôn cả đèn nguồn trên loa sub và trên các thiết bị đang hoạt động.

10. Sạch bát ngon cơm:

Giữ cho máy móc thiết bị sạch sẽ cũng làm tăng chất lượng đầu ra. Bạn có thể bọc dây dẫn lại cho gọn gàng bằng băng chuyên dụng (đặt mua) cũng góp phần gìn giữ chất lượng trình diễn.

Theo bài của bác Chip viết

Theo Hitechhomemag
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Tìm hiểu các thông số của HD (Phần 1)


1. Độ phân giải:

Gồm 3 chuẩn 720p, 1080i và 1080p. Tất cả các HD movies đều có tỷ lệ khung hình ( aspect ratio) 16:9 nên:
-chuẩn 720p sẽ có độ phân giải là 1280x720
-chuẩn 1080i/p sẽ có độ phân giải là 1920x1080


Các chữ p,i liên quan đến phương pháp vẽ lại và trình diễn một khung hình.

- Ký hiệu "i" là chữ viết tắt của từ Interlace ( đan xen, xen kẽ). Đây là kỹ thuật vẽ một khung hình trong 2 lần (mỗi lần đều từ trên xuống và từ trái qua) .Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1,3,5...) và lần thứ hai vẽ các dòng quét chẵn (2,4,6...) để hoàn thành 1 khung hình.

- Ký hiệu "p" là chữ viết tắt của từ Progressive ( tuần tự, tịnh tiến ). Đây là kỹ thuật trong đó các dòng quét sẽ thực hiện liên tục từ trên xuống và từ trái qua (1,2,3,4,5...).

- So sánh 2 kỹ thuật:
Kỹ thuật Interlace ra đời nhằm mục đích giảm tải băng thông với một độ phân giải cao nhất định; do đó, nó phù hợp với điều kiện băng thông thấp. Trong khi đó, kỹ thuật Progressive cho hình ảnh trung thực hơn, hình ảnh không nhòe, giật với những khung hình hành động tốc độ cao, hỗ trợ độ phân giải cao hơn, tuy nhiên cũng chiếm băng thông gấp đôi. Trên các thiết bị như monitor, LCD, kỹ thuật Progressive là chuẩn phát hình chuẩn và sẽ là tiêu chuẩn trong tương lai.

2. Sự khác nhau giữa 720p và 1080i/p

Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- Đối với TV 720p (thường có dòng chữ HD Ready), việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel.

- Đối với TV 1080p (thường có dòng chữ Full HD), ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Trên thực tế, ưu thế vượt trội về hình ảnh của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

3. Bit-rate là gì ?

Là lượng dữ liệu chuyển từ file phim lên chip xử lý trung tâm (CPU) trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc.


Bit-rate càng cao, chất lượng âm thanh sẽ tăng lên tương ứng

4. Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với chất lượng HD:

- Xét 1 phim HD 720p có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps sẽ cho hình ảnh đẹp.

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p (độ phân giải cao hơn khoảng 2.33 lần) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể nó sẽ không đẹp bằng bản 720p.

5. Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với dung lượng của phim HD

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

- Một phim chuẩn 720p (có độ dài dưới 110 phút), hỗ trợ âm thanh AC3 thường có dung lượng ~ 4.37 GB (1 DVD5); nếu thay âm thanh AC3 bằng âm thanh DTS, dung lượng của phim sẽ là 6.2 GB (1.5 DVD5). Nếu phim có DTS mà dung lượng vẫn gói gọn trong 1 DVD5 thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi chút ít.

- Một phim có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.

- Nếu độ dài của phim lớn hơn 110 phút thì dung lượng của phim phải tăng tương ứng. Ví dụ các phim Terminator 2, King Kong, The Matrix, Lord of the Rings... mà có dung lượng dưới 8GB thì chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn HD

Tìm hiểu các thông số của HD (Phần 2)

I. Bạn có thể lấy nguồn phim HD từ đâu ?

Hiện giờ các nội dung HD trên mạng để download về máy tính bắt nguồn từ:

1. Được thu lại và mã hóa sang HD từ các kênh truyền hình độ nét cao HDTV vốn đã rất phổ biến ở Mỹ và Châu Âu. Đây là nguồn có chất lượng tốt, tuy nhiên thường có logo của Đài truyền hình ở góc màn hình.

2. Được rip từ các định dạng đĩa HD như Bluray hay HD-DVD - những loại đĩa có giá thành tương đối đắt so với thu nhập của người dùng Việt Nam. Vì HD-DVD đã chính thức ngừng sản xuất nên hiện giờ, tất cả nội dung mới đều có nguồn gốc từ Bluray. Đây là nguồn có chất lượng tốt nhất.

3. Được upscale lên từ chuẩn DVD. Lưu ý chuẩn HDrip này có chất lượng rất kém và không hơn DVD là bao nhiêu.

Đối với người chơi HD ở Việt Nam, do bị giới hạn nhiều về băng thông truyền hình cùng những hạn chế ít nhiều về tài chính nên với đại đa số những người yêu thích HD chỉ còn 2 cách để tiếp cận :

- Download bằng BitTorrent hoặc các trang web chia sẻ quen thuộc như Rapidshare, Megaupload, Mediafire.... cho phép người dùng có thể chủ động về việc tải phim theo ý thích và thời gian của mình.

- Mua phim HDrip từ các cá nhân trong các trang web mua bán, rao vặt và công nghệ.

II. Có những loại phim HD nào ?

Phim HD gốc có dung lượng > 20GB, nếu lưu trữ định dạng này bằng HDD thì quả là ác mộng, thật may mắn là định dạng HDrip ra đời đã kéo dung lượng của phim HD xuống còn khoảng 4.3 - 8.6 GB (chứa vừa trong 1 hoặc 2 DVD thông thường) với chất lượng gần như tương đương nhờ vào giải thuật nén tiên tiến H264/X264.

Phim HDrip (từ giờ gọi tắt là phim HD) có chất lượng không đồng đều, giống như DVD trên thị trường. Do đó, nhất thiết người dùng phải quan tâm đến thông số của phim trước khi download để tránh mất thời gian mà lại không có được bộ phim chất lượng như mong muốn.

Định dạng m-HD là bản rip từ HD 720p xuống, khi rip xuống có người thì giảm độ phân giải đi không còn là 720p như lúc đầu nữa, vì vậy để chi tiết hơn người ta đã nghĩ thêm cách ghi là m-720p tức là m-HD nhưng độ phân giải vẫn là 720p như bản gốc, chỉ khác nhau ở độ phân giải mà thôi.

III. Chất lượng của HD-Rip phụ thuộc như thế nào vào Team Rip ?

Team Rip là một cá nhân hay một nhóm thực hiện việc chuyển source thành HDrip. Hiện nay có nhiều nhóm thực hiện công việc này, tuy nhiên có những nhóm cho chất lượng trội hơn những nhóm còn lại do họ có điều kiện máy móc tốt hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, giỏi hơn...

- Đầu bảng phải kể đến CtrlHD và ESIR: chất lượng HDrip cực tốt và đồng đều. HDrip mang tên nhóm này thậm chí khó có thể phân biệt với source. CtrlHD thường có thói quen rip 1080 nên file lớn, ESIR bình dân hơn, rip 720p nên phim của họ thường chỉ ở dung lượng 1 DVD5.

- Kế đến là THOR, iLL với chất lượng rất tốt, có thể ngang ngửa với 2 nhóm trên nhưng họ ít xuất hiện nên sản phẩm của họ hơi hiếm. Nghe nói THOR là tiền thân của ESIR.

- Một team rip khá đặc biệt là SEPTIC, nhóm này có tốc độ ra phim nhanh nhất, hầu như mọi phim mới xuất hiện, còn nóng hổi đều bắt đầu bằng tên của nhóm này. Tuy nhiên chất lượng của họ không đồng đều, có phim chất lượng cao nhưng có phim chất lượng chỉ đạt loại khá.

- REFiNED, OAR, C100, DON là những teamrip cho ra những sản phẩm tốt đến rất tốt.

- tiếp theo là 1 số teamrip có danh phận khác: SiNNERS, IMF, HV... cho chất lượng từ khá đến rất tốt tùy theo phim

- xếp cuối là các phim không mang tên teamrip nào, do người không chuyên thực hiện, đây là những phim có chất lượng may rủi, có phim rất đẹp, nhưng cũng có phim chất lượng tệ, thậm chí có phim upscale từ source chất lượng thấp.

IV. Một số thuật ngữ cơ bản về HD

Một bộ phim chuẩn HD thường có cấu trúc tên gọi như sau:

Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix.2007.720 p.BluRay.DTS.x264-ESiR.mkv

Các chi tiết mà bạn cần phải chú ý là:

a. Tên phim: Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix

b. Năm sản xuất: 2007

c. Độ phân giải: 720p

d. Nguồn gốc: BluRay

e. Chuẩn âm thanh: chuẩn DTS (5.1)

f. Chuẩn nén: X264

g. Nhóm thực hiện: ESiR

h. Kiểu đóng gói: định dạng matroska .mkv

Các chi tiết in màu xanh là các chi tiết mà người mới chơi HD nên hiểu rõ
Theo bài viết của bác HDCP
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Bài viết rất hay, người tìm tòi mà pot lên đây rất được cám ơn. rất bổ ích, đọc sướng quá, nhất là giải thích về cấu trúc .Thank!
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Bác Vutronghuyen chịu tìm tòi ghê. bác post nhiều bài hay như vậy để chia sẻ cho anh em HD Hải Dương. cảm ơn bác
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Đôi nét về âm học phòng nghe


Trong một căn phòng, âm thanh từ nguồn âm lan truyền tới người nghe theo 2 cách:

Thứ nhất, sóng âm đi trực tiếp từ loa tới tai người nghe, ta gọi đó là âm thanh trực tiếp hay trực âm.

Thứ hai, sóng âm đến tai người nghe qua sự phản xạ, va đập vào các bề mặt tường, trần, sàn của căn phòng và các đồ vật trong phòng… Ta gọi đó là âm thanh phản xạ hay phản âm.

Vì mỗi căn phòng có kích thước và đặc tính âm học riêng biệt nên âm thanh của mỗi phòng có thể khác nhau rất nhiều. Chất lượng âm thanh khi nghe trong phòng phụ thuộc vào kích thước, vật liệu làm phòng, kích thước và vị trí các đồ vật đặt trong căn phòng đó. Về mặt lý thuyết, một vật liệu hút âm hoàn hảo sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng âm thanh mà không gây ra hiện tượng phản xạ nào. Có thể miêu tả đặt tính hút âm như một ô cửa sổ mở toang trong một căn phòng: sóng âm đi qua đây và không bao giờ quay trở lại bên trong căn phòng và điều này và điều này tương đương với việc toàn bộ năng lượng âm thanh được “hút” vào khoảng trống trên bề mặt của cửa sổ. Như vậy, nếu như bất kỳ ai trong số chúng ta muốn hạn chế sự phản âm sẽ phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa ra vào. Một điều khó mà xảy ra trong thực tế.

Nhưng một phòng nghe tạo ra âm thanh hấp dẫn, còn được gọi là âm thanh “đẹp”, không có nghĩa là phòng hút âm hoàn toàn. Ngược lại, âm thanh trong phòng vẫn phải có một độ vang âm nhất định, có như thế, người nghe mới có cảm nhận âm thanh thật hơn, tự nhiên hơn.

Nhận biết đặc điểm âm học phòng nghe của bạn

Cách đơn giản nhất để kiểm tra chất lượng phòng nghe là sử dụng phép thử sau:

- Nghe thử ở chế độ mono, cùng mức tín hiệu và âm thanh với cả hai loa.
- Đặt núm volume ở mức thích hợp, không quá lớn và cũng không quá nhỏ.
- Nghe một đoạn nhạc quen thuộc.
- Ngồi tại vị trí nghe tốt nhất (ngay chính giữa trục hai loa)
- Tập trung xác đạnh xem âm thanh rộng và vang bao xa

Trong một phòng có âm thanh tốt, âm nhạc sẽ chỉ tập trung như là đang ở thẳng phía trước bạn. Nếu âm thanh nghe thấy ở cả ngoài xa, nghĩa là phòng nghe của bạn bị phản xạ nhiều .

Cách thử độ vang của phòng nghe thông thường nhất là vỗ tay. Nếu tiếng vỗ tay nghe “khô” và tắt ngay lập tức chứng tỏ phòng nghe của bạn tiêu âm khá tốt. Nếu có tiếng dội, tiếng vang, bạn cần phải xử lý phòng nghe mới có thể nghe nhạc hay được.

Nói chuyện trong một căn phòng cũng biểu thị những đặc tính của trung âm. Đôi tai bạn rất nhạy cảm đối với các tần số của giọng nói. Nếu giọng nói bình thường trong một căn phòng mà đã bị vang thì chắc chắn khi nghe nhạc, giọng hát cũng không thể nào ngọt ngào, trầm ấm.

Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý


Bạn đã từng gặp rắc rối với phòng nghe nhạc chưa? Bạn đã xử lý như thế nào? Dưới đây là một số trường hợp rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý chúng.
1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”

Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?

Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc, sẽ xảy ra hiện tượng “Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.

Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.

Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble. Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng. Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẵn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.

Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt

Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.

Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vật liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẵn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân hi-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán? Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “bay bổng” hơn. Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.

Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

3. Âm Bass quá dày và cứng

Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiệu quả có tên là “ tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.

“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẵn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “vị trí đặt loa”. Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác.

4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sổ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sổ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.

bài viết của HDCP
 

phamkhacha_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Cảm ơn các bác về nhưng bài viết hay !:)>-
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

HD-movie - phim độ phân giải cao, ngày nay đã là 1 khái niệm quen thuộc với anh em hi-tech. Tuy nhiên, chỉ 1 phần nhỏ là tự tin khi mua sắm 1 PC chơi HD-movie, số còn lại thì gần như chưa có kinh nghiệm gì, không biết bắt đầu thế nào. Trong số anh em tự tin biết cách đầu tư thì cũng chỉ có 1 số nhỏ là biết xem HD đúng cách, tận dụng tối đa sức mạnh của HD.

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về HD của mình đến anh em. Hy vọng sau bài viết này, anh em hòa nhập được với HD - hình thức giải trí nghe nhìn tại gia cao cấp nhất hiện nay.

Để thưởng thức HD, ta phải qua các bước sau:

1. Xác định nhu cầu
2. Đầu tư mua sắm linh kiện cần thiết
3. Lắp ráp + kết nối HTPC hoàn chỉnh
4. Cài đặt các phần mềm cần thiết - giải mã âm thanh hình ảnh HD
5. Tinh chỉnh các thông số để phát huy tối đa sức mạnh HTPC
6. Cách chọn phim HD
7. Tổng kết

Trong bài viết này, tôi dùng ngay bộ HTPC của mình để làm ví dụ minh họa. Xin nói ngay từ đầu là có nhiều phương án lắp ráp khác nhau theo những nhu cầu cụ thể khác nhau, tùy theo nhu cầu cao hay thấp mà ta mất nhiều hay ít tiền. Với mỗi mức tiền đầu tư, luôn có 1 phương án tối ưu. Nói cách khác tức là cùng mức tiền đầu tư, người có kinh nghiệm sẽ lắp được bộ máy mạnh hơn nhiều so với người ít hoặc không có kinh nghiệm.

Mong anh em góp ý, bàn luận sôi nổi, làm ơn đừng spam những câu vô nghĩa kẻo hỏng hết cả đề tài, loãng topic.

Bài viết không tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan, thiếu sót, mong anh em chỉ giáo.

Toàn cảnh:


I/ Xác định nhu cầu:

HTPC của tôi cần làm được các việc sau:
- Xem tốt HD độ phân giải 1080p với định dạng âm thanh DTS (cao nhất trong giới HD rồi đó) với thiết lập chất lượng tốt nhất.
- Chơi tốt tất cả các game hiện nay, đặc biệt là các game nặng
- Xử lý hình ảnh, biên tập phim cho gia đình
- Nghe nhạc bằng nguồn MP3 và lossless
- Lướt web bất cứ khi nào có nhu cầu
- Sẵn sàng hoạt động tức thời khi cần
- Download torrent 24/24
- Lưu trữ hình ảnh, phim ảnh, nhạc... để truy cập ngay khi cần

Với những yêu cầu gắt gao trên, HTPC yêu cầu phải mạnh, nói chung thì nó gánh vác tất cả các công việc đòi hỏi đối với 1 chiếc PC gia đình. Bạn đoán xem sẽ mất bao nhiêu tiền để có 1 HTPC như vậy?

- Đối với các bạn không cần PC chơi game mạnh, cấu hình HTPC sẽ nhẹ đi rất nhiều và tất nhiên sẽ giảm được kha khá tiền đầu tư.

- Đối với các bạn không cần bật máy 24/24, cầu hình HTPC sẽ lược bỏ đi được 1 số linh kiện cao cấp, sẽ tiết kiệm được 1 số tiền đầu tư không nhỏ nữa.

- Việc bật máy 24/24 có thuận lợi rất lớn là thời gian HTPC sẵn sàng làm việc sẽ chỉ khoảng 1 giây đến 5 giây -> quá nhanh phải không. Khi ở chế độ standby, PC hầu như không hoạt động và tiêu thụ năng lượng chỉ vài watt, thời gian PC sẵn sàng trở lại hoạt động khoảng 8-10 giây.
II/ Đầu tư mua sắm linh kiện cần thiết
Phần 1 - HTPC



1. Case: NZXT Duet ~ 70$
- Vì để HTPC trong phòng khách, trong hộc tủ (xem hình post 1) nên case phải là loại nằm.

- NZXT Duet được chọn vì đơn giản, hiện đại, phù hợp trang thiết bị khác đặt tại phòng khách.



- NZXT duet có 2 khoang 5.25" (gắn Optical drive) + 3 khoang 3.25" (gắn HDD).
- Phần giải nhiệt:
. 2 space bên hông để gắn quạt 120mm (thông gió bên trong case)
. 2 space đằng sau gắn quạt 80mm (đưa khí nóng từ CPU và chipset ra sau case)
. 1 space đáy case gắn quạt 80mm (giải nhiệt cho nguồn).

Nếu bạn không quan tâm đến case nằm, bạn có rất nhiều lựa chọn về case đứng. Case đứng thuận lợi hơn trong các yêu cầu kỹ thuật, dễ dàng bố trí, lắp đặt, nâng cấp hơn.

Nếu bạn dư giả tiền bạc, có thể tham khảo một số hàng cao cấp có thể mua tại VN:

139$


229$


229$


239$


2. CPU: Duo Core 2140 ~ 70$
- Đối với tôi, đây là con CPU tuyệt nhất cho tới thời điểm này, giá rẻ, hiệu năng cao, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đã xác định ở phần I.

- Từ tốc độ 1.6Ghz mặc định, có thể dễ dàng chỉnh lên 2.4Ghz bằng vài điều chỉnh trong bios. Ở tốc độ này, nhu cầu HD được thỏa mãn. Ai cũng có thể làm được việc này. Nếu bạn chơi game và cần CPU mạnh hơn nữa, bạn có thể đưa tốc độ lên 3Ghz hoặc hơn khá nhẹ nhàng.

- Nhìn vào hiệu quả kinh tế: nếu đưa lên 2.4Ghz -> bạn tiết kiệm được khoảng 80$ đầu tư; nếu đưa lên 3Ghz -> bạn tiết kiệm được khoảng 120$

3. CPU Heatsink (HSF): Scythe Ninja mini ~ 47$


- Khác với HSF dạng nằm có quạt thổi khí từ trên xuống main, HSF dạng đứng có quạt gắn đứng, thổi khí song song với main. Bố trí thông gió của case:



- quạt của HSF thổi khí qua khối tản nhiệt, khí nóng ngay sau đó được 2 fan của case hút và đẩy ra ngoài. Cách thông gió này rất hiệu quả, nhiệt sinh ra từ CPU được tống ra ngoài triệt để nên bên trong case khá mát. Nếu dùng HSF dạng nằm ngang, khí nóng sẽ lan tỏa đều trong case và chỉ 1 phần được hút ra ngoài, như vậy nhiệt độ bên trong case sẽ nóng hơn nhiều.

- bên phải HSF, bạn có thể thấy 1 quạt 120mm lấy khí mát từ hông case và thổi trực tiếp vào HSF của CPU. Quạt 120mm này hoạt động fullspeed ở 12V nhưng tôi chỉ cấp nguồn 5V cho nó, vì vậy nó hoạt động rất êm (không gây tiếng động nào), nhờ quạt này, nhiệt độ CPU giảm thêm 2-3C full-load.

- Có nhiều HSF dạng đứng, nhưng tôi chọn Ninja Mini vì nó khá thấp nằm vừa khít trong NZXT (hãy quan sát 12 con ốc đỉnh HSF và cao độ của nó trong case):


Bên cạnh Ninja mini, bạn cũng có thể để mắt đến:

Volcano V1 - 68$


Zalman 9500 LED – 62$


Tôi chưa có điều kiện để thử 2 loại HSF trên nên chưa biết nó có vừa trong case Duet không, tuy nhiên tôi không thích nó ở điểm nó dùng quạt tích hợp sẵn, nếu quạt bị trục trặc thì coi như bỏ luôn cái HSF, trong khi đó Ninja mini dùng quạt 80mm hoặc 90mm tiêu chuẩn, rất dễ tìm mua và thay thế.

Nếu bạn không có nhu cầu cắm máy 24/24, bạn có thể dùng quạt stock (quạt tặng kèm khi mua CPU), như thế cũng đủ dùng cho hoạt động CPU mà không phải lo lắng gì cả. Như vậy bạn cũng tiết kiệm được khá tiền đấy.

4. Motherboard: Gigabyte P35-DS3P ~ 155$



Với giá tiền 155$, bạn có rất nhiều lựa chọn. Thực ra cũng không cần thiết phải đầu tư tận 155$ cho motherboard, theo tôi, chỉ cần 80$ là đủ để đáp ứng các nhu cầu liệt kê ban đầu.

Gigabyte P35-DS3P có nhiều version, tôi thích version 2.0 nhất vì nó có hệ thống tản nhiệt chipset rất hợp với kiểu thông gió trong case NZXT Duet đang dùng. Rất nhiều cửa hàng bán Gigabyte P35-DS3P hầu hết bán version 1.x, hãy tìm đúng version 2.0 hoặc 2.1 khi đi mua nhé.

Cái hay của Gigabyte P35-DS3P:
- dùng tụ rắn polymer: ổn định khi OC, bền bỉ khi hoạt động 24/24 trong thời gian dài
- tiết kiện điện
- OC dễ dàng, hiệu quả
- hỗ trợ raid, sẵn sàng khi bạn cần
- có cổng âm thanh spdif (optical và coaxial), dễ dàng kết nối với receiver trong hệ thống dàn loa ngoài.
- phụ kiện kèm theo có cable eSata, rất tiện lợi khi bạn cần sao chép HD từ HDD bên ngoài:

trao đổi dữ liệu qua bracket này cho tốc độ bằng với cách nối cable trong thùng máy, nhanh hơn rất nhiều so với việc cắm qua cổng USB hoặc firewire (IEEE1394)
5. PSU: AcBel 550W Gold ~ 100$


Thực ra do mua được rẻ PSU này thì tôi mua chứ chẳng cần PSU cao cấp đến thế. Theo tôi chỉ cần PSU đáp ứng được các yêu cầu sau:

- có passive PFC (nếu được active PFC thì càng tốt) -> ổn định điện cấp cho HTPC, có cái này thì không cần qua ổn áp bên ngoài.

- công suất thực 350W trở lên (hệ thống của tôi cần 280W), nguốn có công suất lớn khi tải hệ thống sẽ mát hơn, quạt chạy êm hơn nên đỡ ồn hơn nguồn có công suất nhỏ.

- dây ngắn, ít sẽ dễ bố trí trong case, tạo điều kiện thông thoáng, thẩm mỹ. Các nguồn cao cấp có dây rời, rất phù hợp cho mục đích này, nhưng giá lại khá cao.

- tóm lại, 1 nguồn đạt yêu cầu như trên giá khoảng 40$ là ổn thỏa.

6. Video card: Inno3D GeForce 8800GT 512MB ~ 295$


- Với mức giá dưới 300$, đây là lựa chọn sáng giá nhất cho dân chơi game. Đây là 1 card mạnh, xử lý tốt được tất cả các game tính đến thời điểm hiện nay, chơi được setting cao nhất của 99% game có trên thị trường với cấu hình HTPC mà tôi đang đề cập.

- Nếu bạn không chơi game, bạn chỉ cần đầu tư 1 video card tầm 70-80$ là được, thậm chí nếu bạn eo hẹp về kinh tế, video card 45$ cũng đủ để bạn vi vu HD.

- nếu bạn cũng muốn chơi game nhưng lại không muốn đầu tư tới 300$ cho video card, bạn có thể mua loại rẻ hơn, ở mỗi tầm giá luôn có 1 video card có hiệu năng cao nhất. Hãy lập topic hỏi và mọi người sẽ giúp bạn.

Một vài chú ý khi bạn mua Video card cho nhu cầu HD:

- quan niệm Video card có thể giúp play trơn tru HD là sai lầm. CPU đảm nhiệm vai trò này, còn video card chau chuốt hình ảnh đẹp hơn nếu biết config đúng cách.

- quan niệm Video card của ATI cho ra màu sắc đẹp hơn của Nvidia không đúng đối với HD. Cả 2 đều cho ra màu sắc như nhau. Nvidia có phần trội hơn vì Pixel shader của nó làm việc tốt hơn, tuy nhiên để khai thác điểm mạnh này, bạn cũng phải biết config đúng cách. Vậy, tóm lại là bạn đầu tư video card có bộ xử lý pixel shader mạnh (cần pixel shader 2.0 hoặc 3.0)

- quan niệm Video card decode HD từ phần cứng không đúng với HD-rip (định dạng mà HTPC cần đáp ứng). Video card chỉ có thể decode HD từ phần cứng khi xảy ra đồng thời những điều kiện sau:
. nguồn phát là blue-ray hoặc hd-dvd không nén
. codec pack thích hợp
. player thích hợp
cả 3 tiêu chí trên đều không phù hợp với định dạng HD-rip nên coi như Video card nếu có chức năng decode HD từ phần cứng cũng vô dụng.


7. RAM 2x1GB Super Talent 800MHz (4-4-4-8) ~ 85$


- Trong thời điểm hiện nay, đây là cặp Ram có tỉ lệ hiệu năng/giá thành rất tốt.

- Bạn có thể tiết kiệm hơn khi đầu tư 2x512MB ram loại này để tiết kiệm khoảng 40$ nếu bạn không có nhu cầu chơi game hay bắt máy tải các ứng dụng nặng.

- Việc đầu tư Ram đắt tiền cho dàn máy HTPC (không OC đua điểm) là hoàn toàn không cần thiết, nhưng nếu bạn thích xịn thì cũng không sao, tùy ý mà.

8. HDD Western Digital 500GB Sata II ~ 178$
- bạn có thể chọn Seagate, Samsung cũng được, tôi chọn WD vì nó nhanh, hoạt động êm ái và dễ mua.

- nếu có điều kiện, bạn mua 2 HDD giống hệt nhau rồi thiết lập RAID, việc ghi đọc HDD sẽ cải thiện rất nhiều.

- đi theo con đường HD đồng nghĩa với việc bạn luôn cảm thấy thiếu thốn dung lượng trống trên HDD. Hãy đầu tư HDD càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều HDD, bạn không thể cắm chúng vào 1 HTPC duy nhất, trong trường hợp này, hãy ưu tiên cắm HDD có dung lượng lớn nhất vào máy, số còn lại có thể truy cập external.

9. DVD RW: TDK 1280B ~ 40$
Bạn có nhiều lựa chọn khi đầu tư ổ ghi DVD, tuy nhiên hãy sáng suốt khi đầu tư:
- ASUS, LG, Samsung là những thương hiệu không mạnh trong lĩnh vực DVD RW
- Pioneer có rất nhiều hàng nhái, hàng giả trên thị trường VN
- NEC là thương hiệu ngon nhất nhưng rất khó kiếm trên thị trường
- Lite-on, TDK khá tốt, giá mềm
- Plextor chất lượng ổn nhưng giá đắt

10. Soundcard: onboard ~ 0$
Đối với tôi, sound onboard của motherboard Gigabyte DS3P không tệ, tuy nhiên bạn có thể nâng cấp lên bằng sound card rời nếu có điều kiện:

- Nếu bạn muốn nghe nhạc bằng nguồn âm thanh tốt (CD chẳng hạn) thì nên đầu tư sound Prodigy, Onkyo, Omega...

- Nếu bạn thiên về chơi game: chip XFI của Creative là 1 lựa chọn sáng giá, hỗ trợ EAX 5

- Nếu đơn giản là nâng cấp để âm thanh phim HD hay hơn, HDA Xplosion là phù hợp với tầm giá ~ 90$, nếu bạn có nhiều tiền hơn, hãy nghĩ đến Xonar đến từ ASUS, 1 sound card được đánh giá rất cao.

- Còn rất nhiều lựa chọn khác cho bạn, tuy nhiên cách cảm nhận âm thanh của mỗi người mỗi khác, bạn nên nghe thử thực tế rồi hẵng quyết định lựa chọn nâng cấp nào phù hợp với gu của mình.

11. Key: Logitec dinovo (2nd) ~ 25$


Tùy sở thích và thẩm mỹ. Tuy nhiên có 1 vấn đề muốn share với các bạn: đó là vấn đề remote. Trước đây tôi cứ nghĩ nhất thiết dàn HTPC phải có remote riêng biệt, tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng, tôi thấy hiếm khi mình đụng đến remote. Chỉ cần chiếc keyboard hoặc chuột không dây là đủ. Điều khiển HTPC từ ghế sofa tóm lại chỉ có vài tác vụ cơ bản: volume, pause, play, close, change track. Tất cả tác vụ này có thể thực hiện bằng keyboard hoặc chuột khá tiện lợi. Chiếc remote vì thế đã yên nghỉ trong hộc tủ từ nhiều tháng nay.

12. Quạt làm mát ~ 14$
Bao gồm:
1 quạt 120mm
2 quạt 80mm:

cái ở phía trên là quạt default đi theo case NZXT, quạt lô, chất lượng thấp, dùng đầu cắm PSU, 2 cái ở dưới đã gắn vào khung là quạt mua, chạy êm, do Toshiba sản xuất, có đầu cắm lên motherboard.

1 quạt PCI:

quạt này dùng để giải nhiệt cho khu vực VGA, là khu vực nóng nhất trong case.
Bài viết của bác Chip
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Phần 2 - Màn hình và Loa

1. Màn hình:

Khi bạn có ý định lắp 1 bộ HTPC để xem phim HD, chắc hẳn bạn sẽ muốn chiếu phim trên 1 thiết bị xứng đáng. Hiện nay màn hình cỡ lớn có các loại phổ biến sau:

- máy chiếu + màn chiếu: kích cỡ lớn, giá ban đầu rẻ nhưng chi phí sử dụng rất cao (bóng đèn chiếu có tuổi thọ ngắn, giá đắt). Chất lượng hình ảnh không cao, đòi hỏi phòng chiếu tối và thỏa mãn 1 số yêu cầu khắt khe khác.

- màn hình đèn chiếu: kích thước lớn, giá rẻ, chất lượng hình ảnh không cao, độ phân giải hạn chế

- màn hình plasma: chất lượng hình ảnh tốt, chỉ 1 số ít plasma có độ phân giải đủ để đáp ứng HD, tuổi thọ thấp hơn LCD

- màn hình LCD: chất lượng hình ảnh tốt, là hình thức đầu tư phù hợp nhất trong tình hình hiện nay.

Một vài kinh nghiệm mua LCD:

LCD có nhiều loại với các giá tiền và chất lượng hình ảnh khác nhau. Giá trị của LCD được thể hiện qua các chỉ tiêu sau, xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần:

. Độ phân giải: gồm 2 loại: HDready (720p) và FullHD (1080p), fullHD có giá đắt gần gấp đôi so với HDready. Theo tôi trong thời điểm hiện nay chưa đáng để đầu từ FullHD.

. Độ sâu màu: chuyển màu mịn, màu sâu, sắc độ tươi, quan trọng nhất là màu đen của LCD phải càng đen càng tốt. Màu đen thể hiện trên LCD thể hiện đẳng cấp của nó.

. Góc nhìn: càng rộng càng tốt, nhất là khi nhìn chếch bên dưới hoặc bên trên, hình ảnh phải đều màu. Nếu nhìn nghiêng (mọi phía) mà hình ảnh bị biến màu thì LCD đó sẽ rất không phù hợp khi chiếu trong gia đình (nhiều người xem) vì chỉ có những người ở trung tâm được thưởng thức HD theo đúng nghĩa.

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi chủ quan rút ra vài nhận xét về LCD các nhãn hiệu như sau:

- Sharp cho chất lượng hình ảnh tuyệt nhất, nhưng giá cũng đắt nhất và rất hiếm hàng.

- Sony giá cao, dòng S không có gì đặc biệt và đắt hơn sản phẩm cùng loại, dòng V cho chất lượng tốt, xứng đáng với tiền đầu tư bỏ ra, dòng X quá đắt

- Samsung: giá mềm, màu sắc rực rỡ thái quá nên hơi giả tạo, chuyển màu không nhuyễn

- LG: giá mềm, là lựa chọn tốt cho tầm đầu tư thấp

- Panasonic: chất lượng hình ảnh ngang LG, tuy nhiên giá đắt hơn nhưng được cái thương hiệu khá hơn

- Toshiba: có vẻ tương thích kém với HTPC, rất nhiều model chỉ hỗ trợ aspect ratio 4:3 khi nối với PC (trong khi yếu cầu aspect ratio của HD là 16:9)

- JVC, Philips: chất lượng tương đương với LG nhưng giá thường cao hơn chút đỉnh.

Kết lại: nếu bạn có nhiều tiền, hãy chọn Sharp hoặc Sony V trở lên, nếu bạn có ít tiền: LG hoặc Panasonic

2. Loa:

Chất lượng hình ảnh thì mọi người cảm nhận theo cách tương đối giống nhau nên khái niệm đẹp xấu khá rõ ràng và đồng nhất. Nhưng chất lượng âm thanh thì mỗi người thẩm theo 1 kiểu và phân hóa khá mạnh. Vì thế không có công thức chung nào cho việc chọn loa.

- Loa vi tính (loa có ampli tích hợp bên trong): tôi thích loa Creative vì tiếng treble của nó mảnh, bén, chi tiết. Bên cạnh đó tiếng Bass của dòng loa này khá gọn, không ù và có cường độ vừa phải. 2 bộ loa Creative đáng quan tâm là S750 (giá ~ 445$) và G500 (giá ~ 260$). 1 bộ loa đáng giá khác được đánh giá rất cao là Logitec Z5500 (giá khoảng 370$) có công suất lớn, uy lực và thiết kế sang trọng.

- Loa dàn (gồm receiver + ampli + bộ loa): Đây là 1 lãnh vực rất rộng và thú thực là tôi có quá ít hiểu biết về nó. Đầu tư 1 bộ loa dàn ngon lành khá tốn kém. Nếu bạn có ít hơn 20 triệu thì có lẽ không nên đầu tư vào loa dàn.

Kết lại: loa cho HD yêu cầu 5.1, có dải âm đồng đều vì phim ảnh có âm thanh rất đa dạng, đòi hỏi cả treble, middle và bass, tuy nhiên nó không đòi hỏi nhạc tính khắt khe như loa cho nhu cầu nghe nhạc. Công suất của loa cũng là 1 yếu tố quan trọng, loa phải đủ gánh công suất khi ở mức volume nghe rõ tiếng thì thầm đột nhiên tăng vọt lên bởi 1 tiếng nổ hay đổ vỡ. Thiếu công suất âm thanh sẽ vị vỡ, rè, giá trị thưởng thức sẽ kém đi nhiều.
III/ Lắp ráp + kết nối HTPC hoàn chỉnh
Phần 1 - Lắp ráp
Việc lắp ráp HTPC được tiến hành giống như 1 PC thông thường, chỉ có điều không gian trong case loại nằm chật hơn case loại đứng, lại đòi hỏi thông gió tốt nên bạn phải tính toán và bố trí các quạt định hướng gió lưu thông thật hiệu quả.

Video card 8800GT khá dài, khi cắm vào motherboard sẽ chia toàn bộ không gian trong case thành 2 khu vực:

1. Khu vực CPU (phía trên):


- quạt 120mm lắp bên hông được cấp nguồn 5V từ đầu PSU (mặc định của quạt này là 12V) nên chạy 1/2 tốc độ, lấy gió mát từ ngoài cấp thẳng vào block của CPU HSF.

- Default của NZXT có 2 quạt 80mm dùng để thổi gió trong case ra đằng sau, quạt dùng đầu cắm PSU nên luôn chạy full-speed. Tôi thay quạt này bằng 2 quạt 80mm tốt hơn có cảm biến và cắm trên motherboard để hệ thống có thể tăng giảm tốc độ quạt theo nhiệt độ. Vì thế, trong hầu hết thời gian, quạt chạy rất êm nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ ở trong case luôn mát.

- quạt 80mm của CPU được lắp như trên hình, đẩy không khí đi qua heatsink block, về phía 2 quạt hút phía sau case, như vậy toàn bộ không khí nóng sẽ được 2 quạt hút này tống ra ngoài.

theo sơ đồ làm mát như trên, có thể thấy tại khu vực này khí nóng được giải phóng triệt để, tại khu vực này, CPU và 1 mặt của VGA card được làm mát.

2. Khu vực VGA card (phía dưới)


- VGA 8800GT là 1 card đồ họa mạnh, khi hoạt động full-load nó sản sinh ra 1 nhiệt lượng lớn, trong khi đó, khu vực này lại không có sẵn giải pháp thông khí hiệu quả nào. Đây là khu vực nóng nhất trong case.

- giải pháp tản nhiệt thứ nhất: lắp 1 quạt 120mm bên hông case tại khu vực này để hút khí nóng ra ngoài. Cách này không hiệu quả vì quạt 120mm quá xa VGA card, nó không với tới đượng lượng khí nóng quanh quẩn khu vực gần VGA card. Mặt khác việc thổi hơi nóng ra bên hông case khi case được đặt trong 1 hộc tủ sẽ làm toàn bộ hộc tủ nóng lên -> phương án này không tốt.

- giải pháp tản nhiệt thứ hai: lắp 1 quạt PCI để lấy khí nóng đẩy ra sau case. Giải pháp này tỏ ra hiệu quả hơn, khí nóng trong cả khu vực VGA được hút vào 2 mặt của quạt PCI và đẩy ra phía sau case. Khi sử dụng giải pháp này, có 1 chú ý nhỏ là lỗ gắn quạt 120mm bên hông case phải được bịt kín để không khí nóng trong khu vực này được hút ra triệt để. Tôi dùng 1 miếng bìa cứng để che lỗ thoáng này.

- khu vực này cũng là nơi gắn bracket e-sata, việc gắn linh kiện này vào rất đơn giản, tham khảo:


Hệ thống thông gió cho PSU hoạt động độc lập và tách rời với hoạt động thông gió bên trong case. PSU hút khí mát mặt trên case, làm mát các linh kiện bên trong PSU, khí nóng thải ra sẽ được 1 quạt 80mm bên dưới đẩy ra ngoài:


đây cũng là nơi bạn lắp HDD. Nhớ bắt cả 4 vít và siết chặt để nhiệt lượng tỏa ra từ HDD truyền dễ dàng vào khung thép của case.

Nói chung, việc lắp ráp không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi bạn khéo tay 1 chút khi chạy dây. Nguồn AcBel 550W nhiều dây khủng khiếp với cả lố đầu cắm, tôi phải nhét dây thừa vào mọi nơi có thể, đồng thời phải bó chặt chúng lại để chừa không gian thông thoáng.

Phần 2 - Kết nối

1. Kết nối hình ảnh:
Có 3 loại kết nối dành cho video out phổ biến trên HTPC: D-Sub, DVI và HDMI.

Trên các TV LCD thường có 2 loại cổng video input: HDMI và D-sub. Một số LCD cao cấp có thêm cả cổng DVI:


Theo hình trên: từ trái sang phải là cổng HDMI ghi chữ HDMI, cổng DVI ghi chữ DIGITAL, cổng D-Sub ghi chữ ANALOG

Câu hỏi đặt ra là: bạn nên dùng kết nối nào cho dàn HTPC của mình?

Một số người quan niệm: cổng HDMI là tiên tiến nhất nên dùng nó là số 1, quan niệm này là sai lầm. Chuẩn HDMI là chuẩn tích hợp cả tín hiện Video và Audio trên cùng 1 cable, nó được phát triển cho các thiết bị gia dụng, không phải chuyên dùng cho PC. Theo lý thuyết, cổng HDMI và DVI cùng truyền tín hiệu Video theo dạng digital, có chất lượng tương đương nhau, còn cổng D-Sub truyền tín hiệu Video theo định dạng analog.

Trên thực tế, sau khi đã ráp nối nhiều bộ HTPC và làm việc với nhiều nhãn hiệu LCD khác nhau, tôi rút ra 1 số kinh nghiệm sau:

- Cổng DVI cho tín hiệu đẹp và ổn định hơn cả, không nhiễu, không bóng mờ, không moire (vân), màu sắc tươi tắn, sâu, text rất sắc nét.

- Cổng HDMI trong 1 số trường hợp không tương thích, một số khác làm việc không tốt (do lệch phân giải), số còn lại làm việc tốt thì cho kết quả tốt: không nhiễu, không bóng mờ, không moire (vân), text rất sắc nét, tuy nhiên màu sắc hơi bị bạc do gamma quá cao, phải dùng soft giảm bớt. Độ sâu màu không tốt lắm.

- Cổng D-Sub: đối với dây kém chất lượng (sợi nhỏ, không có cục chống nhiễu), hình ảnh hiển thị có thể hơi nhiễu, có bóng mờ hoặc moire. Nếu dùng dây đúng quy cách và tiếp xúc đầu cắm tốt, hình ảnh lên đẹp, về màu sắc có thể đẹp hơn HDMI, về độ sắc nét của text thì thua một chút (khó nhận biết nếu nhìn không kỹ).

Như vậy, kết luận chủ quan của tôi rút ra là: DVI ưu tiên hàng đầu, nếu LCD của bạn có cổng này - đừng bỏ phí. Kế đến là D-Sub, mục đích của chúng ta là xem phim HD, vì vậy màu sắc hình ảnh quan trọng hơn độ sắc nét của văn bản. Kể cả có xét đến độ chênh lệch giữa sự sắc nét này thì cũng không đáng kể và rất khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thích HDMI cho hợp mốt thì cũng không sao, dù sao thì nó cũng cho kết quả tốt nếu nó hoạt động bình thường.

Một vấn đề nữa khi nói về chuẩn kết nối hình ảnh: hình thức kết nối nào hỗ trợ chuẩn cao nhất của HD hiện nay là 1080p? Câu trả lời là tất cả các chuẩn DVI, HDMI, D-sub đều hỗ trợ độ phân giải của 1080p (native), thậm chí chúng còn hỗ trợ độ phân giải cao hơn như vậy.

Khi đã xác định hình thức kết nối, bạn chỉ còn công việc cắm dây:

- kết nối DVI: video card phải có DVI out và LCD có DVI in:
. dùng dây DVI-DVI

- kết nối HDMI: video card phải có DVI out hoặc HDMI out
. dùng dây HDMI-HDMI nếu video card của bạn có sẵn cổng HDMI out, hoặc:
. dùng dây DVI-HDMI, hoặc:
. dùng đầu chuyển DVI->HDMI kết hợp với cable HDMI-HDMI:


- kết nối D-Sub:
. dùng dây Dsub-Dsub nếu video card của bạn có sẵn cổng Dsub, hoặc:
. dùng dây DVI-Dsub, hoặc:
. dùng đầu chuyển DVI->Dsub kết hợp với cable Dsub-Dsub


Sau khi kết nối thành công, bạn cần phải chú ý thêm 1 việc nhỏ nữa. Nhiều LCD khi detect được nguồn phát PC sẽ tự động giảm brightness và contrast xuống để phù hợp với môi trường làm việc trên PC, điều này sẽ khiến cho phim khi được trình chiếu thiếu rực rỡ và sinh động như khi chiếu trên đầu máy (khiến 1 số người quy kết đầu máy chiếu phim đẹp hơn vi tính). Vì vậy, bạn cần chỉnh thông số contrast lên bằng với mức thông thường. Ngược lại, khi duyệt web hay làm việc trên PC, bạn nên hạ thông số contrast xuống đến mức tối nhất mà mắt không cảm thấy khó chịu. Việc này tránh mỏi mắt khi bạn làm việc lâu.

2. Kết nối âm thanh:



- Nếu bạn dùng loa vi tính, chỉ đơn giản gắn các jack của loa vào hệ thống lỗ cắm 3.5mm trên motherboard. Sound HD onboard có chức năng auto-sence nên việc thiết lập và config khá đơn giản.

- Nếu bạn dùng loa dàn, bạn sẽ dùng dây coaxial hoặc optical để tải âm thanh từ HTPC vào receiver. Quan sát hình trên, tại cổng SPDIF có cả lỗ cắm coaxial và optical cho mỗi hình thức tương ứng, thật đơn giản.

Sau khi cắm dây, bạn còn phải qua bước thiết lập phần mềm để hệ thống HTPC phát đủ tín hiệu ra dàn loa 5.1 (hoặc 7.1). Việc này sẽ được hướng dẫn ở phần sau.
IV/ Cài đặt phần mềm cần thiết - giải mã âm thanh hình ảnh HD

Để xem HD bằng HTPC, cần các phần mềm sau:
- codec hình ảnh -> decode hình ảnh nén thành tín hiệu video
- codec audio -> decode âm thanh nén AC3/DTS thành tín hiệu audio
- player -> chuyển các tín hiệu video và audio thành tín hiệu hiểu tương thích xuất ra màn hình

1. Codec hình ảnh:
Hiện nay phổ biến các dạng codec sau:

- CoreAVC: dạng codec này thích hợp cho các máy tính tốc độ thấp, cho chất lượng hình ảnh tạm được, hoạt động nhẹ nhàng nhưng cái giá phải trả là không can thiệp hay điều chỉnh được vào phần hình ảnh xuất.

- integrated-codec: codec tích hợp sẵn trong các phần mềm xem video và được tối ưu cho phần mềm đó. Dạng codec này thì muôn hình muôn vẻ, chất lượng cũng tầm tầm, được cái rất dễ xài, cài player xong là có (vd: kmplayer, zoomplayer, powerdvd...)

- ffdshow-codec: đây là codec mà tôi muốn nói tới: khả năng tinh chỉnh cực kỳ phong phú, can thiệp sâu, vắt kiệt sức mạnh CPU và tận dụng khả năng đổ bóng điểm (pixel-shader) của video card vào việc tối ưu hóa hình ảnh. ffdshow là codec nặng nề nhất, nhưng nó cũng là codec cho chất lượng hình ảnh cao nhất hiện nay. Phần lớn ffdshow codec chỉ dùng 1 core của CPU khi hoạt động, chỉ có 1 vài version hỗ trợ cả 2 core (cái này ít người biết nha)

2. Codec âm thanh:
Cũng như codec hình ảnh, codec âm thanh hiện nay phổ biến: integrated codec và AC3filter. Tôi dùng AC3filter vì nó dễ sử dụng, nhiều tùy biến và cho chất lượng tốt.

Codec hình ảnh và âm thanh có thể download riêng rẽ hoặc được chứa trong 1 gói gồm nhiều codec khác nhau, gọi là codecpack. Khi ta install codecpack, các codec bên trong đó sẽ tự động được cài đặt vào hệ thống và sẵn sàng hoạt động.

1 câu hỏi đặt ra là: codec nào tốt nhất và tại sao lại thế? Theo kinh nghiệm bản thân:

- K-lite codecpack: nổi tiếng nhất, được nhiều người sử dụng nhất, nó bao gồm rất nhiều codec (có cả coreavc, ffdshow và ac3filter), tuy nhiên điểm yếu của K-lite là phiên bản codec bên trong đó không được cập nhật lên phiên bản mới nhất thường xuyên. Bên cạnh đó, nó gộp vào rất nhiều codec mà có khi ta không bao giờ dùng tới.

- CCCP codecpack: có ffdshow và ac3filter, thường xuyên cập nhật 2 codec quan trọng này nên nó được khá nhiều người tin dùng, bên cạnh đó, nó lược bỏ đi khá nhiều codec không cần thiết nên nhẹ nhàng hơn K-lite rất nhiều.

- Vista codecpack: đây mới là phiên bản mà tôi muốn nói tới, điểm đặc biệt nhất của vista codecpack là nó chứa codec ffdshow được tối ưu cho CPU multi-core (đa nhân), khi hoạt động, tất cả các core đều được chia 1 khối lượng công việc đều nhau nên khi vào peak-time, khung hình vẫn trơn mượt, bên cạnh đó, nhiệt độ của CPU cũng được cải thiện rõ rệt. Hiện nay tôi thấy phiên bản Vista codecpack V456 (updated tháng 1-2008) là hoạt động tuyệt nhất.

3. Player:
Theo thói quen sử dụng, mỗi người thích dùng 1 player khác nhau. Tuy nhiên các player càng phức tạp thì lại càng hạn chế người ta can thiệp sâu các codec ngoại lai.

Ví dụ:
- PowerDVD có codec riêng, hoạt động khá tốt, nhưng tùy biến của nó mò một lúc là hết, muốn học thêm để hiểu cũng chả còn gì để mò.
- KM player cũng có codec riêng, cho phép dùng codec ngoài như ffdshow, nhưng nó chặn hầu hết những thay đổi sâu bên trong codec này, mất hay.
v.v...

Player tôi muốn nói tới là Media Classc Player, rất quen thuộc, rất nhỏ gọn nhưng đầy sức mạnh.

Tóm lại, phần này khép lại với những phần mềm sau cần được download và cài đặt:

- DirectX 9[/B] phiên bản mới nhất (nov2007)
- Vista Codecs Package (phiên bản v456)
- Media Classic Player (phiên bản 6.4.9.1)

(nếu bạn đã cài đặt bộ codec nào trước đó thì nên gỡ ra trước khi cài codec mới nhá)
V. Tinh chỉnh các thông số để phát huy tối đa sức mạnh HTPC

Lưu ý:
- trước khi thực hiện bước này, bạn cần chỉnh các thông số trên TV trước như đã đề cập bên trên: thông số contrast, brightness và cân chỉnh hình ảnh tối ưu. Việc này được thực hiện bằng remote của TV.

- chắc chắn rằng bạn đã cài phiên bản mới nhất của DirectX, tại thời điểm viết bài, phiên bản mới nhất là DirectX november, 2007 (đã có link download bên trên, thank Chiphu)

Thiết lập mặc định khi double-click cho các file HD thì chương trình Media Classic Player 6.4.9.1 (gọi tắt là MPC) tự động tải: bằng cách
- right-click vào tên file .MKV,
- chọn open with...
- chọn Choose Program...
- trong bảng Open with vừa hiện ra, chọn Media Player Clasic
- đánh dấu vào checkbox: Always use the selected...
- xác nhận OK

Phần 1. Hình ảnh

Khi chạy default, toàn bộ video được xử lý bởi CPU, Video card (GPU) chỉ đóng vai trò xuất hình ảnh ra màn hình. Nếu chúng ta không can thiệp vào các thông số của player, codec, filter... chất lượng hình ảnh của HD qua MPC rất tầm thường, thậm chí xấu hơn các chương trình play HD khác (KMplayer, Jetaudio, PowerDVD...).

Tuy nhiên, khi ta can thiệp vào các thông số của MPC, ffdshow đúng cách kèm theo việc bật một số hiệu ứng shader, hình ảnh thu được sẽ được nâng lên 1 tầm cao mới và khó có chương trình player thương mại nào bì kịp. Trong trường hợp này, cả CPU và GPU được tận dụng trong việc thể hiện hình ảnh xuất. Khả năng xử lý pixel-shader của GPU là con át chủ bài trong các tác vụ chau chuốt hình ảnh mà tôi sẽ trình bày sau đây. Vì lý do này, ngay từ đầu tôi đã khuyên bạn nên mua Video-card hỗ trợ pixel shader 2.0 (hoặc 3.0) và nên chọn dòng Nvidia.

(bắt đầu từ thời điểm này, các screenshot sẽ là thiết lập tối ưu, bạn chỉ việc tham khảo và thiết lập giống vậy)

1. Thiết lập cho MPC
Right-click, đánh dấu như sau:


Để truy cập vào các bảng thiết lập cấu hình, bạn làm như sau:
- mở 1 film HD bất kỳ, pause.
- nhấn O trên bàn phím hoặc chọn Option trên thanh menu View


Lưu ý:
- "store setting to .ini file" dùng để lưu thiết lập cho những lần dùng sau.
- "process priority above normal" dùng để ưu tiên tài nguyên cho MPC, tránh tình trạng giật hình, trễ tiếng khi chạy kèm với các ứng dụng khác.


- bỏ chọn "auto load subtitle" để tránh tình trạng nhiều phụ đề được nạp và thể hiện cùng lúc.


- chọn "VMR9 renderless": kích hoạt chức năng shader của GPU vào việc nâng cấp chất lượng hình ảnh. Yêu câu GPU hỗ trợ DX9 và Pixel shader 2.0
- chọn "Use texture.. in 3D" và resizer: "Bilinear PS 2" để sử dụng tính năng texture fill của GPU, đồng thời dùng Pixel Shader 2.0 trong việc resize video.


- bỏ chọn "DTS/AC3" trong "Source filters"
- bỏ chọn "AC3" và "DTS" trong "Transform filters"
-> giao việc decode âm thanh cho filter bên ngoài xử lý
(chức năng decode âm thanh của codec đi kèm bộ MPC không tốt lắm)


- bỏ chọn "Enable build-in audio...", chức năng này có tác dụng khuyếch đại âm thanh, nhưng nó làm việc kém, gây vỡ âm thanh ở âm lượng lớn.

Trên đây là các thiết lập đối với MPC. Bạn cần đóng MPC lại để các thiết lập này có tác dụng và được ghi vào file .ini cấu hình. Tiếp theo là các thiết lập cho codec ffdshow:

2. Thiết lập cho ffdshow:

Kích hoạt: right-click trên màn hình MPC, chọn theo sơ đồ dưới đây:


Bảng thuộc tính của ffdshow thật hoành tráng:

Thuộc tính nào được đánh dấu vào checkbox sẽ hoạt động khi play film HD.

Giới thiệu vài thành phần:

- Codecs (hình trên): chỉ định loại codec (decoder) xử lý loại media (format) mà MPC đảm nhận. Chẳng hạn đối với phim HD (format H.264/AVC) thì decoder mang tên livavcodec sẽ đảm nhiệm vai trò giải mã, tương tự cho các định dạng khác. Sau này, bạn muốn chỉ định codec nào cho loại định dạng nào thì đây chính là nơi bạn điều chỉnh.

- OSD: thể hiện các thông tin lên màn hình chính: CPU load, số frame, định dạng, tỉ lệ khung hình...

- Tray, dialog & paths: thể hiện biểu tượng đặc trưng trên tray bar của window khi hoạt động, chỉ định đường dẫn chứa codec trong HDD

- Keys & remote: quy định các phím tắt

Đây là phần rất hữu ích khi bạn điều khiển HTPC từ xa bằng remote hoặc bàn phím không dây. Vì vậy bạn nên enable chức năng này.

- Crop: dùng để cắt xén bớt một vùng màn hình khi chiếu phim, nó cũng dùng để phóng to 1 phần nào đó của màn hình xem phim

- Deinterlacing: xác định giải thuật khử quét hình xen kẽ, áp dụng cho các định dạng phim 1080i, mặc định bạn tắt chức năng này, nếu xuất hiện răng cưa khi chiếu phim, hãy thử bật chức năng này để thấy tác dụng của nó.

- Logoaway: một chức năng hữu hiệu để loại bỏ logo quảng cáo ra khỏi màn hình xem phim.

- Postprocessing: giải thuật chống tình trạng kẻ ô vuông trong các pha hành động nhanh, do CPU đảm trách.

Bạn enable chức năng này và thiết lập như trong hình.

Đây là chức năng ngốn tài nguyên CPU, bạn nhớ đánh dấu vào box "Automatic quality control" để CPU liệu cơm gắp mắm, khi gặp các frame "khó khăn" sử dụng hết tài nguyên CPU, chức năng này sẽ tự động tắt đến khi hệ thống trở lại bình thường, nhờ đó khuôn hình video luôn đảm bảo thông suốt, tránh tình trạng giật hình.

- Picture properties: điều chỉnh độ tương phản (contrast), sáng tối (brightness), độ đậm nhạt (gamma), bảng màu, độ rực màu (saturation)

Đây là chức năng rất quan trọng trong ffdshow, bạn nên làm việc thật cẩn thận trong thuộc tính này.

Đầu tiên, hãy bật chức năng này bằng cách đánh dấu vào checkbox của nó, sau đó kéo các thanh trượt tương ứng để quan sát sự thay đổi hình ảnh (trong khi điều chỉnh chức năng này, hãy cho MPC play 1 bộ phim HD chuẩn, đẹp). Khi điều chỉnh các thanh trượt, có thể tác dụng chưa thấy ngay tức thời, trong trường hợp đó, hạy nhấn nút Apply trước khi điều chỉnh tiếp.

Mỗi màn hình sẽ tối ưu với các thông số tinh chỉnh khác nhau nên sẽ không có khuôn mẫu nào cho thuộc tính này, tuy nhiên điểm chung là bạn đẩy cao giá trị contrast lên khoảng 150-170, giảm brightness xuống vài đơn vị, đặc biệt, nên giảm gamma xuống một chút để tăng độ đậm màu. Brightness và Gamma nên hài hòa với nhau, nếu giảm quá nhiều, hình ảnh sẽ bị mất chi tiết ở vùng tối. Đối với thông số Saturation, đừng ngần ngại tăng nó lên cao, khoảng 70-80 để màu sắc rực rỡ hơn (tuy nhiên, đừng tham lam kẻo trông lòe loẹt quá thì lại không đẹp)

Bạn hãy xác định là mất 5 phút cho phần này, điều chỉnh cẩn thận và bạn sẽ thấy kết quả thật khác biệt, hình ảnh được nâng lên 1 tầm cao mới.

- DeBand: đối với các màn hình cân chỉnh chưa hoàn hảo hoặc bị nhiễu, đây là nơi bạn sửa chữa vấn đề.

- Levels: chỉnh độ sáng tối cho toàn bộ khung hình, tuy nhiên nếu phần Picture properties bạn đã làm tốt rồi thì không cần đến phần này.

- Blur & Noise reduction: làm hình ảnh trơn mịn, chống nhiễu hạt, tuy nhiên cái giá phải trả là độ sắc nét sẽ bị giảm bớt. Đây là chức năng rất hữu hiệu khi xem các cảnh có nhiều da thịt lộ liễu.

- Sharpen: tăng độ sắc nét hình ảnh, đây là chức năng rất hay, rất đáng quan tâm, tuy nhiên chúng ta có 1 công cụ cùng chức năng hay hơn mà tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo, vì vậy ta đành bỏ qua phần này vậy.

- Noise: thêm nhiễu hạt vào phim (tôi tự hỏi ta cần cái chức năng này để làm gì?)

- Resize & aspect: thay đổi kích cỡ và tỉ lệ hình ảnh, áp dụng cho các phim có tỉ lệ không chuẩn (bị dài hình hay bẹt hình)

- Subtitle: chức năng về phụ đề, tuy nhiên ta không dùng ffdshow để thể hiện phụ đề nên có thể bỏ qua phần này

- bitmap overlay: thêm biểu tượng hình ảnh (logo) vào 1 góc nào đó trong khuôn hình, bạn thích cho biểu tượng riêng của mình vào thì enable chức năng này lên.

- grab: chức năng này rất hay, dùng để chụp các screenshot theo 1 serie, sau mỗi đơn vị thời gian hoặc sau 1 số khung hình thiết lập trước. Cái này ta thường thấy trên preview 1 film nào đó.

- overlay: lại 1 thuộc tính có chức năng tương tự như thuộc tính Picture properties đã nói trên (có cần nhiều như thế không nhỉ?)

3. Thiết lập cho Shaders:



Giới thiệu sơ lược:

- sharpen complex: làm tăng độ sắc nét của hình ảnh
- 16-235 -> 0-255: thay đổi bảng màu sử dụng (color range)
- emboss: chả biết là cái gì
- spotlight: hiệu ứng soi đèn
- deinterlace: hiệu ứng khử quét xen kẽ
- invert: đảo màu
- procamp: không biết là gì luôn
- contour, letterbox: chả hiểu để làm gì
- nightvision: hiệu ứng giả lập qua kính nhìn đêm
- wave: hiệu ứng gợn sóng
- sharpen: quan trọng nhất - tăng cường độ sắc nét hình ảnh
- sphere: hiệu ứng nhìn qua kính góc rộng
- grayscale: biến hình ảnh thành đen trắng
- edgesharpen: tăng độ sắc nét cạnh

Tất cả các shader trên đều dùng năng lực Pixel Shader của GPU và không liên quan đến CPU. Hầu hết chỉ là những shader dùng để nghịch chơi, chỉ duy nhất shader "sharpen" là có giá trị sử dụng, và cũng chính nó khiến MPC trở thành công cụ play HD vô địch.

Trước khi sử dụng shader này, bạn cần tối ưu nó bằng cách dùng phần cứng GPU sao cho phù hợp:

Khởi động trình đơn Edit Shader bằng cách nhấn Ctrl+F9 hoặc chọn trực tiếp trong menu View của MPC:



- tại scrollbox số 1: chọn shader "sharpen" - đối tượng cần chỉnh
- tại scrollbox số 2: sẽ là 1 danh sách các hình thức sử dụng để áp dụng cho shader "sharpen".
. Nếu Video card của bạn hỗ trợ Pixel shader 3.0 trở lên, hãy chọn "ps_3_0"
. Nếu Video card của bạn hỗ trợ Pixel shader 2.0, hãy chọn "ps_2_0
- sau khi chọn xong, khu vực 3 phải hiện lên dòng "... succeeded", nếu không, tùy chọn của bạn chưa thích hợp và sẽ không có hiệu quả.

Trên đây chỉ là gợi ý, nếu muốn bạn có thể chọn từng mục và quan sát hiệu quả của nó trong phim cụ thể. 2 giá trị cần quan sát khi thử nghiệm là chất lượng cải thiện của video và mức tiêu thụ tài nguyên CPU:

- thử nghiệm từng giá trị, ghi nhận giá trị cho ra chất lượng hình ảnh cao nhất.
- nếu có nhiều giá trị tại đó chất lượng hình ảnh như nhau thì chọn giá trị đòi hỏi ít tài nguyên nhất.

Sau khi đã có phương án tối ưu, bạn nhớ enable nó lên (quan sát hình đã post ở trên).

Nếu shader Sharpen không làm hình ảnh cải thiện, có thể do 2 khả năng sau:
- bạn chưa cài đặt directX đúng phiên bản
- Video card của bạn không support

Chú ý: sử dụng hiệu ứng "sharpen" có thể tăng đáng kể độ sắc nét và chi tiết hình ảnh, bên cạnh đó nó cũng có thể sinh ra nhiễu hạt (noise). Tuy nhiên, nếu bạn ngồi ở vị trí thưởng thức HD (1 khoảng cách khoảng 2m trước màn hình), hiện tượng nhiễu này coi như không đáng kể, vì vậy, để đánh giá chất lượng hình ảnh giữa việc có và không sử dụng sharpen, bạn cần ngồi ở vị trí thưởng thức HD quen thuộc của mình.

Hiệu ứng sharpen có thể áp dụng cho mọi loại media trình chiếu bằng MPC, với DVD nó cho hình ảnh sắc nét và chi tiết đến gần mức của HD 720p.
Phần 2. Âm thanh

Như đã đề cập ở những phần trước, có nhiều codec giúp giải mã âm thanh, tôi chọn AC3filter codec vì nó đơn giản, dễ sử dụng và cho chất lượng tốt. Khi cài Vistacodec pack, AC3filter được tự động cài vào máy và thiết lập trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.

Kích hoạt menu của AC3filter trong MPC:




1. Chỉnh hệ thống loa 5.1: 3 loa front / 2 loa rear / 1 loa sub woofer. Nếu hệ thống loa của bạn không phải là 5.1, hãy chọn menu tương ứng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với dàn loa 4.1, chọn setting như trên sẽ cho âm thanh hay hơn là chọn "quad chanels"

2. Vì sound ALC883 onboard của DS3P hỗ trợ âm thanh 24bit nên tôi chọn PCM 24, tuy nhiên nếu bạn gặp tạp âm (tiếng tanh tách nhỏ) thì hạ xuống PCM 16, nếu bạn thích các setting khác cũng không sao, miễn âm thanh phát ra phù hợp sở thích của bạn là được.

3. 2 thông số tại đây giống nhau là đẹp nhất, tức là âm thanh vào và ra cùng tính chất, không bị suy giảm hay mất chi tiết

4. nếu bạn thấy âm thanh quá nhỏ, hãy tăng Gain để khuyếch đại, tuy nhiên, âm thanh có thể sẽ bị vỡ, rè ở mức âm lượng cao.


Nếu bạn dùng đường analog out, hãy thiết lập như hình, nếu bạn dùng digital out (coaxial hoặc optical) hãy đánh dấu vào box "Use SPDIF". AC3filter chỉ hỗ trợ 1 trong 2 hình thức trên, nếu dùng analog thì không dùng được SPDIF và ngược lại.


Đây là nơi bạn có thể khắc phục tình trạng lệch tiếng (lệch đều trong cả phim), kéo thanh trượt timeshift về bên trái hoặc phải tương ứng với tình trạng nhanh tiếng hoặc trễ tiếng.

Chú ý là chức năng này chỉ có thể dùng để chỉnh lệch tiếng đối với phim vốn bị lỗi phần âm thanh, còn nếu bạn bị lệch tiếng vì CPU quá yếu không giải mã kịp thì chức năng này không giúp được gì.

Phần 3. Phụ đề

Xem phim HD thì phụ đề rất quan trọng, phụ đề có nhiều kiểu định dạng khác nhau, nhưng định dạng mà tôi thích nhất là .srt vì nó đơn giản, dễ chỉnh sửa, dùng unicode, file nhỏ nhẹ.

Phụ đề có thể được load một cách tự động mỗi khi bạn bật MPC để xem phim. Để auto-load phụ đề, bạn cần đặt tên phụ đề giống tên phim (có thêm phần phụ để nhận biết ngôn ngữ). Ví dụ:

- tên phim là: 28.Weeks.Later.2007.720p.HDTV.x264-CtrlHD.mkv
- tên phụ đề Việt ngữ: 28.Weeks.Later.2007.720p.HDTV.x264-CtrlHD.VIE.srt
- tên phụ đề Anh ngữ: 28.Weeks.Later.2007.720p.HDTV.x264-CtrlHD.ENG.srt

đặt tên như vậy, khi bật phim 28weekslater, menu phụ đề sẽ có 2 lựa chọn: VIE cho tiếng Việt và ENG cho tiếng Anh.

Phụ đề có thể ghi thành file .srt rời bên ngoài (có thể chung thư mục chứa phim hoặc gom vào 1 nơi cố định) hoặc tích hợp sẵn vào phim. Trong trường hợp nào thì ta cũng sử dụng chúng bằng cách chọn trong menu phụ đề của MPC, theo hình phía dưới ta thấy phụ đề tiếng Việt (VIE) đã được nạp, và đây là phụ đề duy nhất của phim đang chiếu.

Có nhiều cách nạp phụ đề khi xem phim bằng MPC:

1. nạp phụ đề bằng MPC: có thể nạp tự động bằng cách chỉnh trong menu Player của MPC (đã đề cập bên trên) hoặc nạp tay bằng cách nhấn Ctrl+L (với điều kiện bạn phải dùng VMR9 cho MPC). Cách này tiện, nhưng không nạp được những phụ đề tích hợp sẵn trong phim.

2. nạp phụ đề bằng ffdshow: có thể nạp tự động bằng cách chỉnh trong menu Sub của ffdshow, cách này bất tiện vì phải qua nhiều tầng menu mới can thiệp được các thiết lập phụ đề.

3. nạp phụ đề bằng DirectVobSub filter (có sẵn khi cài Vistacodec pack): nhiều ưu điểm nên đây sẽ là lựa chọn của tôi trong tác vụ này.

Lưu ý: tất cả các công cụ trên hoạt động độc lập, có nghĩa là nếu ta enable 2 hay 3 công cụ trên thì ta sẽ có 2 hay 3 phụ đề được hiển thị đồng thời và đè lên nhau. Vậy, nên tắt 2 công cụ đầu và bật công cụ số 3.

Để truy cập vào các thiết lập của DirectVobSub:




1. đây là tên phụ đề được nạp tự động, ta có thể cưỡng bức filter này nạp 1 phụ đề khác bằng cách nhấn nút Open bên cạnh

2. chỉnh Override placement như trên để thay đổi vị trí phụ đề trên phim, tôi chỉnh hạ thấp phụ đề xuống 1 chút để nó nằm trên băng đen phía dưới màn hình, tránh nó che vào phần hình ảnh của phim đang chiếu.

Để chỉnh font chữ, cỡ chữ, màu chữ của phụ đề, ta thiết lập trong mục Text settings (nhấn vào ô có chữ Arial). Trước khi thiết lập hãy pause bộ phim đang chiếu lại. Tôi thường dùng font Arial, màu chữ vàng đậm (default là màu trắng)

Các setting tiếp theo thiết lập như các hình sau:





Đây là nơi chỉnh nhanh nhằm khắc phục tình trạng lệch phụ đề:

1. lệch tuyến tính: nhập vào thời gian phụ đề bị lệch so với phim tính bằng milisecond, nếu phụ đề chậm hơn phim thì nhập số dương, nhanh hơn thì dùng số âm.

2. lệch giãn đều: độ dài thời lượng của phụ đề không trùng với thời lượng phim. Nhập tổng thời lượng phụ đề vào ô bên trái và thời lượng tương ứng của phim ứng với phụ đề ở ô bên phải.

Nếu phụ đề lệch giãn không đều thì ta đành phải edit phụ đề theo đoạn bằng tay, chương trình này không giúp được gì.


Đây là nơi DirectVobSub tìm kiếm phụ đề khi chiếu phim. Bạn có thể lưu phụ đề cùng thư mục với film hoặc gom chúng lại 1 thư mục riêng rồi add thư mục đó vào bảng trên.

VI. Cách chọn phim HD:

Phim HD - mục đích của việc lắp HTPC này chính xác phải gọi là HD rip. Hiện nay phim HD được lưu trữ bằng 2 định dạng phổ biến là HD-DVD và Blu-ray. HD-DVD vừa mới bị thông báo khai tử, như vậy từ giờ trở đi, phim HD sẽ được lưu trên Blu-ray.

Phim HD gốc có dung lượng > 20GB, nếu lưu trữ định dạng này bằng HDD thì quả là ác mộng, thật may mắn là định dạng HD rip ra đời đã kéo dung lượng của phim HD xuống còn khoảng 4.3 - 8.6 GB (chứa vừa trong 1 hoặc 2 DVD thông thường) với chất lượng gần như tương đương nhờ vào giải thuật nén tiên tiến H264/X264

Phim HD rip (từ giờ gọi tắt là phim HD) có chất lượng không đồng đều, giống như DVD trên thị trường VN vậy, đủ các loại. Các file phim HDrip ngoài tên phim còn chứa rất nhiều thông tin khác giúp bạn đánh giá sơ qua chất lượng của chúng. Ví dụ 1 file HDrip có tên:

Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix.2007.720 p.BluRay.DTS.x264-ESiR.mkv

- Tên phim: Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix
- sản xuất: năm 2007
- độ phân giải: 720p
- source (nguồn gốc): BluRay
- âm thanh: chuẩn DTS (5.1)
- chuẩn nén: X264
- team rip: ESiR
- đóng gói: định dạng matroska .mkv

Chất lượng của phim HD được quyết định bởi các yếu tố sau:

1. Source phim HD gốc: chất lượng sắp theo thứ tự giảm dần

- Blu ray hoặc HDdvd phát hành chính thức, được chuyển sang định dạng HD-rip bằng phần mềm chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất

- Blu-ray+ là chuẩn mới nhất của Blu-ray, hiện nay chưa crack được nên phải chuyển sang HD rip qua 2 bước: capture từ đầu phát vào PC, sau đó chuyển sang định dạng HD rip. Trường hợp này không tốt bằng trường hợp trên, nhưng chất lượng cũng khá ổn. Hiện nay phim Die Hard 4.0 và Sunshine được thực hiện theo kiểu này.

- source là HD rip định dạng này được convert sang định dạng khác

- source là nguồn phim chiếu trên cable HDTV được capture và convert sang HDrip, hình thức này thường để lại 1 logo nhỏ của đài phát trên phim.

- source là DVD rồi upscale lên HD, đây là trường hợp tệ nhất nhưng không thiếu trên trị trường HD hiện nay. Tuy mang danh HD nhưng thực chất chỉ tương đương DVD. Ai tinh tế nhìn biết liền.

2. Bit-rate, độ phân giải:

- Bit-rate: là lượng dữ liệu chuyển từ file film lên CPU trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc.

- Độ phân giải: gồm 1080i, 1080p và 720p. Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang (1920 đối với 1080p/i) hoặc 1280 (đối với 720p) nhân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ:

.1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920x1080 ~ 2.01 MPx (megapixel)
.1080i/p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920x803 ~ 1.54 MPx
.720p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1280x720 ~ 0.92 MPx
.720p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280x536 ~ 0.69 MPx

Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel

- đối với TV 1080p kích cỡ 46" trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Tôi cho rằng, ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

Tham khảo thêm: màn ảnh rộng ngoài rạp có kích thước lớn gấp vài trăm lần LCD full HD nhưng có độ phân giải (quy đổi) chỉ gấp 5 lần 1080p. Điều đó cho thấy yêu cầu tốc độ tăng diện tích màn hình tăng gấp nhiều lần yêu cầu tăng độ phân giải với chất lượng hình ảnh tương đương.

Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với chất lượng HD:

- Xét 1 phim HD 720p @ 2.39:1 (độ phân giải của nó là 0.69 MPx) có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps -> hình ảnh đẹp

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p @ 2.39:1 (độ phân giải là 1.54 MPx - gấp 2.23 lần trường hợp trên) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Đây là 1 con số tương đối lớn nên nó thường bị cắt xén bớt để hạ thấp dung lượng file.

Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể phim sẽ không đẹp bằng bản 720p

Nói dài dòng như ở trên cuối cùng cũng chỉ kết lại vài vấn đề sau:
- bit-rate quan trọng hơn độ phân giải, như vậy 1 phim 720p cũng có thể đánh gục phim 1080p về chất lượng.
- 1080p chiếu trên LCD 720p thì cũng chỉ thể hiện 720p
- 1080p chiếu trên LCD full HD cỡ nhỏ không cho khác biệt đáng kể so với 720p ngay cả khi tương quan bit-rate của chúng là công bằng.

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

1 phim chuẩn (có độ dài dưới 110 phút), độ phân giải 720p, âm thanh AC3 thì nên có dung lượng ~ 4.37 GB (1 DVD5), nếu thay âm thanh AC3 bằng âm thanh DTS, dung lượng của phim nên là 6.2 GB (1.5 DVD5). Nếu phim có DTS mà dung lượng vẫn trong 1 DVD5 thì một ít chất lượng hình ảnh phải bị hy sinh.

Phim có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.

Nếu độ dài của phim lớn hơn 110 phút thì dung lượng của phim phải tăng tương ứng. Ví dụ các phim Terminator 2, King Kong, The Matrix, Lord of the Rings... mà có dung lượng dưới 8GB thì chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn HD chân chính.

3. Team rip: xếp theo thứ tự chất lượng giảm dần

Team rip là tên của 1 cá nhân hay 1 nhóm thực hiện việc chuyển source thành HDrip. Hiện nay có nhiều nhóm thực hiện công việc này, tuy nhiên có những nhóm cho chất lượng trội hơn những nhóm còn lại do họ có điều kiện máy móc tốt hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, giỏi hơn...

- Đầu bảng phải kể đến CtrlHD và ESIR: chất lượng HDrip cực tốt và đồng đều. HDrip mang tên nhóm này thậm chí khó có thể phân biệt với source. CtrlHD thường có thói quen rip 1080 nên file lớn, ESIR bình dân hơn, rip 720p nên phim của họ thường chỉ ở dung lượng 1 DVD5.

- Kế đến là THOR, iLL với chất lượng rất tốt, có thể ngang ngửa với 2 nhóm trên nhưng họ ít xuất hiện nên sản phẩm của họ hơi hiếm. Nghe nói THOR là tiền thân của ESIR.

- 1 team rip khá đặc biệt là SEPTIC, nhóm này có tốc độ ra phim nhanh nhất, hầu như mọi phim mới xuất hiện, còn nóng hổi đều bắt đầu bằng tên của nhóm này. Tuy nhiên chất lượng của họ không đồng đều, có phim chất lượng cao nhưng có phim chất lượng chỉ đạt loại khá.

- REFiNED, OAR, C100, DON là những teamrip cho ra những sản phẩm tốt đến rất tốt.

- tiếp theo là 1 số teamrip có danh phận khác: SiNNERS, IMF, HV... cho chất lượng từ khá đến rất tốt tùy theo phim

- xếp cuối là các phim không mang tên teamrip nào, do người không chuyên thực hiện, đây là những phim có chất lượng may rủi, có phim rất đẹp, nhưng cũng có phim chất lượng tệ, thậm chí có phim upscale từ source chất lượng thấp.

4. Phụ đề

Nhân tố này không quyết định chất lượng của phim HD nhưng nó lại là nhân tố rất quan trọng trong việc thưởng thức phim.

Rõ ràng là 1 phim HD với đầy đủ phụ đề Việt ngữ kèm theo sẽ hấp dẫn (và có giá trị) hơn rất nhiều so với chỉ có phụ đề Anh hoặc tệ hơn là hoàn toàn không có phụ đề.

Hiện nay phụ đề cho phim HD được làm thủ công: trích rút từ DVD, download trên mạng hoặc tự dịch... sau đó đồng bộ hóa cho khớp với lời thoại của phim.

Làm phụ đề Việt cho phim mất công hơn nhiều so với việc sở hữu được phim đó, vì thế, mỗi phim HD có kèm phụ đề hoàn chỉnh là 1 tàn sản quý của người sở hữu.

Tại SG có nhóm HD-Saigon, đã Việt hóa được 70% kho phim của mình và vẫn đang tiếp tục tiến hành công việc này.
VII. Tổng kết

1. Mua HTPC thế nào?

Sau khi nói đã đời về HTPC với lại config các kiểu, có thể nhiều bạn đọc kết lại 1 câu: rồi, vậy tổng chi phí là bao nhiêu, thích rồi đấy.

Có nhiều lựa chọn cho 1 bộ HTPC, tôi xin trình bày theo cách đầu tư rẻ nhất:

- CPU Intel 2140 ~ 69$
- Main tầm tầm, có khả năng OC ~ 70$
- Ram 1GB ~ 24$
- Vga Geforce 7200GS ~ 43$
- PSU Acbel E ~ 25$
- Case + Key + mouse ~ 25$

Tổng cộng: 256$ ~ 4.1 triệu đồng (rẻ quá phải không bạn), tất nhiên bạn phải bỏ thêm tiền để mua HDD, nhưng cái này tùy khả năng kinh tế của mỗi người mà mua HDD lớn hay nhỏ.

Với cầu hình này, HPTC có thể làm được các việc sau:
- khi OC lên 2.4G (100% possible) nó có thể chơi tốt các định dạng HDrip 720p và 1080p
- chơi tốt 720p ở thiết lập cao nhất, còn 1080p có thể thiết lập chất lượng trung bình hoặc cao tùy phim
- xem phim dvd, nghe nhạc... tốt
- làm việc, duyệt web... tốt

Mở rộng, nâng cấp:

- Nếu bạn không thích hoặc không muốn OC, để có tốc độ 2.4G, bạn cần đổi sang CPU E4600 với số tiền bù thêm là: 80$

- Nếu bạn cần trang trí phòng khách, bạn nên đổi case tiêu chuẩn thành case nằm HTPC, số tiền cần cho việc nâng cấp lên case NZXT Duet (case trong bài viết) là: 50$

- Nếu bạn có nhu cầu chơi game, bạn nên đổi video card bằng loại mạnh hơn, tùy nhu cầu và thể loại game, mức đầu tư nâng cấp vào khoảng 100-250$

- Nếu bạn cần âm thanh hay hơn, hãy đầu tư 1 sound card chất lượng, giá tiền nâng cấp là: 100$

- Nếu bạn chạy các ứng dụng nặng (biên tập video, biên tập hình ảnh, thiết kế cad/cam...) bạn cần nâng cấp thêm 1GB ram nữa, số tiền thêm vào là 24$

- Nếu bạn cần remote điều khiển từ xa, hãy mua 1 cái. Đồ cấp thấp có giá khoảng 10$, đồ trung cấp 50$, đồ cao cấp hơn 150$

- Nếu bạn cần bàn phím, chuột không dây, hãy bắt đầu bằng 1 bộ logitec giá 45$, muốn xịn hơn? có liền!

Có nhiều thứ có thể nâng cấp khác mà tôi không thể liệt kê ra hết được. Nói chung thì không có giá trần, bạn có bao nhiêu thì nâng cấp bấy nhiêu, càng nhiều tiền thì càng xịn.

Nói chung, khó có 1 công thức chung cho việc nâng cấp, nhưng chắc chắn rằng, với mỗi số tiền nâng cấp xác định, luôn tồn tại một phương án hiệu quả hơn những phương án còn lại. Người có kinh nghiệm về PC là người chỉ ra được phương án tối ưu đó. Vì vậy, nếu có nhu cầu nâng cấp, hãy hỏi người có kinh nghiệm. Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm và muốn tự làm, cũng tốt thôi, người ta sẽ nhớ những bài học lâu hơn nếu phải đánh đổi với 1 cái giá nào đó.

2. Mua phim HD thế nào?

HTPC nói trên hoàn toàn có thể chơi được các đĩa blu-ray hoặc hd-dvd trên thị trường nếu có đầu đọc thích hợp. Tuy nhiên cách đầu tư này rất tốn kém và kể cả có tiền cũng chưa chắc đã mua được đĩa để xem.

HTPC được lắp ráp là để chơi các định dạng HDrip, hình thức này rẻ tiền, tiện lợi hơn rất nhiều. Vậy HDrip ở đâu mà có:

- Tự làm:
. bạn có thể tự download HDrip trên mạng, tùy vào tốc độ đường truyền và các nhân tố khác mà bạn có thể down được 1 phim trong khoảng 6h cho đến cả tuần.
. Sau đó, bạn có thể lấy phụ đề Việt ngữ bằng cách download (nếu có), hoặc trích rút từ 1 DVD có sẵn... và synchronizes với phim HDrip (nếu bạn kiên trì + biết cách làm).

Cách này miễn phí nhưng phải đóng tiền internet, tiền điện download, tiền khấu hao máy móc và đương nhiên bạn phải thông thạo cách làm nữa. Đi theo cách này phải kiên trì.

- Đi xin: nếu bạn có thể xin được HDrip từ ai đó thì thật tiện, chỉ cần mang HDD đến và a-lê-hấp... xong phim!

Cách này miễn phí nhưng dính vào ơn nghĩa, nguồn phim bị phụ thuộc vì hiếm khi 1 người có thể lưu được tất cả số phim HD hiện có, vì thế chắc chắn sẽ có nhiều phim bạn thích mà người ta lại không có. Dù sao thì cũng là đi xin mà, đòi hỏi chi nữa?

- Đi mua: có 1 số người sưu tập HD rồi bán lại cho những ai có nhu cầu. Giá thì mỗi người 1 kiểu nhưng phổ biến là 4000-5000 vnđ cho 1 phim 4GB (1 phim 720 chuẩn). Như vậy mua HD vẫn rẻ hơn nhiều so với DVD và rẻ hơn rất nhiều so với DVD9.

Cách này nhanh, hiệu quả nhưng lại mất tiền. Nhưng dù sao thì đã chơi đến HD thì bỏ ra 400k cho 100 phim cũng chẳng phải điều gì to tát lắm. Khi dùng cách này, bạn nên tham khảo kỹ phần hướng dẫn chọn lựa phim HD nha, vì nguồn HD đa dạng phong phú, vàng thau lẫn lộn, cả xấu cả đẹp đủ cả. Thêm nữa: nếu bạn cần phụ đề tiếng Việt thì chú ý hỏi người bán trước nha. Không như DVD bán đại trà luôn có tiếng Việt kèm theo, HD phải làm phụ đề thủ công nên không phải ai cũng có.
Bài viết của bác Chip
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Các bác viết ký sự về các loại LOA nhà, phường, xã thì hay quá...
Loa NHÀ kêu quá trời
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

HD-movie - phim độ phân giải cao, ngày nay đã là 1 khái niệm quen thuộc với anh em hi-tech. Tuy nhiên, chỉ 1 phần nhỏ là tự tin khi mua sắm 1 PC chơi HD-movie, số còn lại thì gần như chưa có kinh nghiệm gì, không biết bắt đầu thế nào. Trong số anh em tự tin biết cách đầu tư thì cũng chỉ có 1 số nhỏ là biết xem HD đúng cách, tận dụng tối đa sức mạnh của HD.

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về HD của mình đến anh em. Hy vọng sau bài viết này, anh em hòa nhập được với HD - hình thức giải trí nghe nhìn tại gia cao cấp nhất hiện nay.

Để thưởng thức HD, ta phải qua các bước sau:

1. Xác định nhu cầu
2. Đầu tư mua sắm linh kiện cần thiết
3. Lắp ráp + kết nối HTPC hoàn chỉnh
4. Cài đặt các phần mềm cần thiết - giải mã âm thanh hình ảnh HD
5. Tinh chỉnh các thông số để phát huy tối đa sức mạnh HTPC
6. Cách chọn phim HD
7. Tổng kết

Trong bài viết này, tôi dùng ngay bộ HTPC của mình để làm ví dụ minh họa. Xin nói ngay từ đầu là có nhiều phương án lắp ráp khác nhau theo những nhu cầu cụ thể khác nhau, tùy theo nhu cầu cao hay thấp mà ta mất nhiều hay ít tiền. Với mỗi mức tiền đầu tư, luôn có 1 phương án tối ưu. Nói cách khác tức là cùng mức tiền đầu tư, người có kinh nghiệm sẽ lắp được bộ máy mạnh hơn nhiều so với người ít hoặc không có kinh nghiệm.

Mong anh em góp ý, bàn luận sôi nổi, làm ơn đừng spam những câu vô nghĩa kẻo hỏng hết cả đề tài, loãng topic.

Bài viết không tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan, thiếu sót, mong anh em chỉ giáo.

Toàn cảnh:


I/ Xác định nhu cầu:

HTPC của tôi cần làm được các việc sau:
- Xem tốt HD độ phân giải 1080p với định dạng âm thanh DTS (cao nhất trong giới HD rồi đó) với thiết lập chất lượng tốt nhất.
- Chơi tốt tất cả các game hiện nay, đặc biệt là các game nặng
- Xử lý hình ảnh, biên tập phim cho gia đình
- Nghe nhạc bằng nguồn MP3 và lossless
- Lướt web bất cứ khi nào có nhu cầu
- Sẵn sàng hoạt động tức thời khi cần
- Download torrent 24/24
- Lưu trữ hình ảnh, phim ảnh, nhạc... để truy cập ngay khi cần

Với những yêu cầu gắt gao trên, HTPC yêu cầu phải mạnh, nói chung thì nó gánh vác tất cả các công việc đòi hỏi đối với 1 chiếc PC gia đình. Bạn đoán xem sẽ mất bao nhiêu tiền để có 1 HTPC như vậy?

- Đối với các bạn không cần PC chơi game mạnh, cấu hình HTPC sẽ nhẹ đi rất nhiều và tất nhiên sẽ giảm được kha khá tiền đầu tư.

- Đối với các bạn không cần bật máy 24/24, cầu hình HTPC sẽ lược bỏ đi được 1 số linh kiện cao cấp, sẽ tiết kiệm được 1 số tiền đầu tư không nhỏ nữa.

- Việc bật máy 24/24 có thuận lợi rất lớn là thời gian HTPC sẵn sàng làm việc sẽ chỉ khoảng 1 giây đến 5 giây -> quá nhanh phải không. Khi ở chế độ standby, PC hầu như không hoạt động và tiêu thụ năng lượng chỉ vài watt, thời gian PC sẵn sàng trở lại hoạt động khoảng 8-10 giây.
II/ Đầu tư mua sắm linh kiện cần thiết
Phần 1 - HTPC



1. Case: NZXT Duet ~ 70$
- Vì để HTPC trong phòng khách, trong hộc tủ (xem hình post 1) nên case phải là loại nằm.

- NZXT Duet được chọn vì đơn giản, hiện đại, phù hợp trang thiết bị khác đặt tại phòng khách.



- NZXT duet có 2 khoang 5.25" (gắn Optical drive) + 3 khoang 3.25" (gắn HDD).
- Phần giải nhiệt:
. 2 space bên hông để gắn quạt 120mm (thông gió bên trong case)
. 2 space đằng sau gắn quạt 80mm (đưa khí nóng từ CPU và chipset ra sau case)
. 1 space đáy case gắn quạt 80mm (giải nhiệt cho nguồn).

Nếu bạn không quan tâm đến case nằm, bạn có rất nhiều lựa chọn về case đứng. Case đứng thuận lợi hơn trong các yêu cầu kỹ thuật, dễ dàng bố trí, lắp đặt, nâng cấp hơn.

Nếu bạn dư giả tiền bạc, có thể tham khảo một số hàng cao cấp có thể mua tại VN:

139$


229$


229$


239$


2. CPU: Duo Core 2140 ~ 70$
- Đối với tôi, đây là con CPU tuyệt nhất cho tới thời điểm này, giá rẻ, hiệu năng cao, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đã xác định ở phần I.

- Từ tốc độ 1.6Ghz mặc định, có thể dễ dàng chỉnh lên 2.4Ghz bằng vài điều chỉnh trong bios. Ở tốc độ này, nhu cầu HD được thỏa mãn. Ai cũng có thể làm được việc này. Nếu bạn chơi game và cần CPU mạnh hơn nữa, bạn có thể đưa tốc độ lên 3Ghz hoặc hơn khá nhẹ nhàng.

- Nhìn vào hiệu quả kinh tế: nếu đưa lên 2.4Ghz -> bạn tiết kiệm được khoảng 80$ đầu tư; nếu đưa lên 3Ghz -> bạn tiết kiệm được khoảng 120$

3. CPU Heatsink (HSF): Scythe Ninja mini ~ 47$


- Khác với HSF dạng nằm có quạt thổi khí từ trên xuống main, HSF dạng đứng có quạt gắn đứng, thổi khí song song với main. Bố trí thông gió của case:



- quạt của HSF thổi khí qua khối tản nhiệt, khí nóng ngay sau đó được 2 fan của case hút và đẩy ra ngoài. Cách thông gió này rất hiệu quả, nhiệt sinh ra từ CPU được tống ra ngoài triệt để nên bên trong case khá mát. Nếu dùng HSF dạng nằm ngang, khí nóng sẽ lan tỏa đều trong case và chỉ 1 phần được hút ra ngoài, như vậy nhiệt độ bên trong case sẽ nóng hơn nhiều.

- bên phải HSF, bạn có thể thấy 1 quạt 120mm lấy khí mát từ hông case và thổi trực tiếp vào HSF của CPU. Quạt 120mm này hoạt động fullspeed ở 12V nhưng tôi chỉ cấp nguồn 5V cho nó, vì vậy nó hoạt động rất êm (không gây tiếng động nào), nhờ quạt này, nhiệt độ CPU giảm thêm 2-3C full-load.

- Có nhiều HSF dạng đứng, nhưng tôi chọn Ninja Mini vì nó khá thấp nằm vừa khít trong NZXT (hãy quan sát 12 con ốc đỉnh HSF và cao độ của nó trong case):


Bên cạnh Ninja mini, bạn cũng có thể để mắt đến:

Volcano V1 - 68$


Zalman 9500 LED – 62$


Tôi chưa có điều kiện để thử 2 loại HSF trên nên chưa biết nó có vừa trong case Duet không, tuy nhiên tôi không thích nó ở điểm nó dùng quạt tích hợp sẵn, nếu quạt bị trục trặc thì coi như bỏ luôn cái HSF, trong khi đó Ninja mini dùng quạt 80mm hoặc 90mm tiêu chuẩn, rất dễ tìm mua và thay thế.

Nếu bạn không có nhu cầu cắm máy 24/24, bạn có thể dùng quạt stock (quạt tặng kèm khi mua CPU), như thế cũng đủ dùng cho hoạt động CPU mà không phải lo lắng gì cả. Như vậy bạn cũng tiết kiệm được khá tiền đấy.

4. Motherboard: Gigabyte P35-DS3P ~ 155$



Với giá tiền 155$, bạn có rất nhiều lựa chọn. Thực ra cũng không cần thiết phải đầu tư tận 155$ cho motherboard, theo tôi, chỉ cần 80$ là đủ để đáp ứng các nhu cầu liệt kê ban đầu.

Gigabyte P35-DS3P có nhiều version, tôi thích version 2.0 nhất vì nó có hệ thống tản nhiệt chipset rất hợp với kiểu thông gió trong case NZXT Duet đang dùng. Rất nhiều cửa hàng bán Gigabyte P35-DS3P hầu hết bán version 1.x, hãy tìm đúng version 2.0 hoặc 2.1 khi đi mua nhé.

Cái hay của Gigabyte P35-DS3P:
- dùng tụ rắn polymer: ổn định khi OC, bền bỉ khi hoạt động 24/24 trong thời gian dài
- tiết kiện điện
- OC dễ dàng, hiệu quả
- hỗ trợ raid, sẵn sàng khi bạn cần
- có cổng âm thanh spdif (optical và coaxial), dễ dàng kết nối với receiver trong hệ thống dàn loa ngoài.
- phụ kiện kèm theo có cable eSata, rất tiện lợi khi bạn cần sao chép HD từ HDD bên ngoài:

trao đổi dữ liệu qua bracket này cho tốc độ bằng với cách nối cable trong thùng máy, nhanh hơn rất nhiều so với việc cắm qua cổng USB hoặc firewire (IEEE1394)
5. PSU: AcBel 550W Gold ~ 100$


Thực ra do mua được rẻ PSU này thì tôi mua chứ chẳng cần PSU cao cấp đến thế. Theo tôi chỉ cần PSU đáp ứng được các yêu cầu sau:

- có passive PFC (nếu được active PFC thì càng tốt) -> ổn định điện cấp cho HTPC, có cái này thì không cần qua ổn áp bên ngoài.

- công suất thực 350W trở lên (hệ thống của tôi cần 280W), nguốn có công suất lớn khi tải hệ thống sẽ mát hơn, quạt chạy êm hơn nên đỡ ồn hơn nguồn có công suất nhỏ.

- dây ngắn, ít sẽ dễ bố trí trong case, tạo điều kiện thông thoáng, thẩm mỹ. Các nguồn cao cấp có dây rời, rất phù hợp cho mục đích này, nhưng giá lại khá cao.

- tóm lại, 1 nguồn đạt yêu cầu như trên giá khoảng 40$ là ổn thỏa.

6. Video card: Inno3D GeForce 8800GT 512MB ~ 295$


- Với mức giá dưới 300$, đây là lựa chọn sáng giá nhất cho dân chơi game. Đây là 1 card mạnh, xử lý tốt được tất cả các game tính đến thời điểm hiện nay, chơi được setting cao nhất của 99% game có trên thị trường với cấu hình HTPC mà tôi đang đề cập.

- Nếu bạn không chơi game, bạn chỉ cần đầu tư 1 video card tầm 70-80$ là được, thậm chí nếu bạn eo hẹp về kinh tế, video card 45$ cũng đủ để bạn vi vu HD.

- nếu bạn cũng muốn chơi game nhưng lại không muốn đầu tư tới 300$ cho video card, bạn có thể mua loại rẻ hơn, ở mỗi tầm giá luôn có 1 video card có hiệu năng cao nhất. Hãy lập topic hỏi và mọi người sẽ giúp bạn.

Một vài chú ý khi bạn mua Video card cho nhu cầu HD:

- quan niệm Video card có thể giúp play trơn tru HD là sai lầm. CPU đảm nhiệm vai trò này, còn video card chau chuốt hình ảnh đẹp hơn nếu biết config đúng cách.

- quan niệm Video card của ATI cho ra màu sắc đẹp hơn của Nvidia không đúng đối với HD. Cả 2 đều cho ra màu sắc như nhau. Nvidia có phần trội hơn vì Pixel shader của nó làm việc tốt hơn, tuy nhiên để khai thác điểm mạnh này, bạn cũng phải biết config đúng cách. Vậy, tóm lại là bạn đầu tư video card có bộ xử lý pixel shader mạnh (cần pixel shader 2.0 hoặc 3.0)

- quan niệm Video card decode HD từ phần cứng không đúng với HD-rip (định dạng mà HTPC cần đáp ứng). Video card chỉ có thể decode HD từ phần cứng khi xảy ra đồng thời những điều kiện sau:
. nguồn phát là blue-ray hoặc hd-dvd không nén
. codec pack thích hợp
. player thích hợp
cả 3 tiêu chí trên đều không phù hợp với định dạng HD-rip nên coi như Video card nếu có chức năng decode HD từ phần cứng cũng vô dụng.


7. RAM 2x1GB Super Talent 800MHz (4-4-4-8) ~ 85$


- Trong thời điểm hiện nay, đây là cặp Ram có tỉ lệ hiệu năng/giá thành rất tốt.

- Bạn có thể tiết kiệm hơn khi đầu tư 2x512MB ram loại này để tiết kiệm khoảng 40$ nếu bạn không có nhu cầu chơi game hay bắt máy tải các ứng dụng nặng.

- Việc đầu tư Ram đắt tiền cho dàn máy HTPC (không OC đua điểm) là hoàn toàn không cần thiết, nhưng nếu bạn thích xịn thì cũng không sao, tùy ý mà.

8. HDD Western Digital 500GB Sata II ~ 178$
- bạn có thể chọn Seagate, Samsung cũng được, tôi chọn WD vì nó nhanh, hoạt động êm ái và dễ mua.

- nếu có điều kiện, bạn mua 2 HDD giống hệt nhau rồi thiết lập RAID, việc ghi đọc HDD sẽ cải thiện rất nhiều.

- đi theo con đường HD đồng nghĩa với việc bạn luôn cảm thấy thiếu thốn dung lượng trống trên HDD. Hãy đầu tư HDD càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều HDD, bạn không thể cắm chúng vào 1 HTPC duy nhất, trong trường hợp này, hãy ưu tiên cắm HDD có dung lượng lớn nhất vào máy, số còn lại có thể truy cập external.

9. DVD RW: TDK 1280B ~ 40$
Bạn có nhiều lựa chọn khi đầu tư ổ ghi DVD, tuy nhiên hãy sáng suốt khi đầu tư:
- ASUS, LG, Samsung là những thương hiệu không mạnh trong lĩnh vực DVD RW
- Pioneer có rất nhiều hàng nhái, hàng giả trên thị trường VN
- NEC là thương hiệu ngon nhất nhưng rất khó kiếm trên thị trường
- Lite-on, TDK khá tốt, giá mềm
- Plextor chất lượng ổn nhưng giá đắt

10. Soundcard: onboard ~ 0$
Đối với tôi, sound onboard của motherboard Gigabyte DS3P không tệ, tuy nhiên bạn có thể nâng cấp lên bằng sound card rời nếu có điều kiện:

- Nếu bạn muốn nghe nhạc bằng nguồn âm thanh tốt (CD chẳng hạn) thì nên đầu tư sound Prodigy, Onkyo, Omega...

- Nếu bạn thiên về chơi game: chip XFI của Creative là 1 lựa chọn sáng giá, hỗ trợ EAX 5

- Nếu đơn giản là nâng cấp để âm thanh phim HD hay hơn, HDA Xplosion là phù hợp với tầm giá ~ 90$, nếu bạn có nhiều tiền hơn, hãy nghĩ đến Xonar đến từ ASUS, 1 sound card được đánh giá rất cao.

- Còn rất nhiều lựa chọn khác cho bạn, tuy nhiên cách cảm nhận âm thanh của mỗi người mỗi khác, bạn nên nghe thử thực tế rồi hẵng quyết định lựa chọn nâng cấp nào phù hợp với gu của mình.

11. Key: Logitec dinovo (2nd) ~ 25$


Tùy sở thích và thẩm mỹ. Tuy nhiên có 1 vấn đề muốn share với các bạn: đó là vấn đề remote. Trước đây tôi cứ nghĩ nhất thiết dàn HTPC phải có remote riêng biệt, tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng, tôi thấy hiếm khi mình đụng đến remote. Chỉ cần chiếc keyboard hoặc chuột không dây là đủ. Điều khiển HTPC từ ghế sofa tóm lại chỉ có vài tác vụ cơ bản: volume, pause, play, close, change track. Tất cả tác vụ này có thể thực hiện bằng keyboard hoặc chuột khá tiện lợi. Chiếc remote vì thế đã yên nghỉ trong hộc tủ từ nhiều tháng nay.

12. Quạt làm mát ~ 14$
Bao gồm:
1 quạt 120mm
2 quạt 80mm:

cái ở phía trên là quạt default đi theo case NZXT, quạt lô, chất lượng thấp, dùng đầu cắm PSU, 2 cái ở dưới đã gắn vào khung là quạt mua, chạy êm, do Toshiba sản xuất, có đầu cắm lên motherboard.

1 quạt PCI:

quạt này dùng để giải nhiệt cho khu vực VGA, là khu vực nóng nhất trong case.
Bài viết của bác Chip

Cám ơn bài viết chú Long đã sưu tập trên trang HDvietnam.com. Ngày xưa bài này còn có giá trị nhưng nay thì bài viết này đã cũ và xưa rồi, hiện nay không còn phù hợp nữa bởi mấy điểm như sau:
- Tác giả đề cập và viết bài này trong bối cảnh thiết bị chơi HD (HD Player) còn chưa phổ biến hoặc quá hiếm (không được bán tràn lan như bây giờ), do vậy để chơi các phim HD người ta phải dùng máy tính HTPC (Home Theater Personal Computer) để phát. Do vậy bài này đề cập đến việc lựa chọn và mua sắm HTPC để phát phim HD. Thường thì HTPC thường là các máy tính khủng - rất đắt tiền.
- Bây giờ đã có các em HD Player xinh đẹp phát phim HD chuẩn 1080p mượt mà, phát được âm thanh DTS qua cổng quang, lại tiêu thụ ít năng lượng, có điều khiển xa....thì chẳng ai lại đi sắm con HTPC (hàng khủng-tốn tiền) để phục vụ phát phim HD cả.
- Riêng về công suất của HTPC thì ngoài các phần khác tiêu thụ nguồn lớn phải kể đến Card màn hình rời (tiêu tốn khoảng vài chục w - cỡ 01 bóng điện tròn). Nếu mùa hè mà bật con HTPC lên để xem phim thì chắc phải có điều hòa mới giảm nhiệt phòng được....Ngoài ra các hệ thống quạt làm mát cho CPU, Case, Card màn hình sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn.....
Nói tóm lại bây giờ với cỡ tiền gần 2 triệu + HDD là ta đã có thể thưởng thức được phim HD mượt mà rồi không cần phải tìm hiểu cách mua sắm con HTPC tốn tiền làm gì.
Mình còn nhớ bác MTV08 sang Hải Dương cứ băn khoăn chơi máy tính hay HD Player để phát phim HD, mình đã phân tích và bác đã vác 01 em TVIX xinh đẹp về, đến giờ vẫn thấy đó là lựa chọn sáng suốt.
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Mình còn nhớ bác MTV08 sang Hải Dương cứ băn khoăn chơi máy tính hay HD Player để phát phim HD, mình đã phân tích và bác đã vác 01 em TVIX xinh đẹp về, đến giờ vẫn thấy đó là lựa chọn sáng suốt.[/QUOTE]
Cảm ơn bang chủ đã cố vấn cho mình, với số tiền ít ỏi mình làm một nhát TVIX slim S1 + 2HDD 1.5t=3T. Cảm nhận là: phù hợp với sở trường mang đi lại dễ dàng, tốn ít điện, quạt êm, chạy liên tục không thấy treo máy. Điiêù khiển xa không được chắc chắn. Bữa rồi mang đi phục vụ nhậu, nhẩy ltra tấn em nó gần 12h vẫn ngon.
HTPC phải nhiều tiền mới ngon, hợp với đèn chiếu chơi game, lướt web. Chỉ để xem phim HD, ca nhạc lãng phí: Điện, không tiện mang đi du lịch...
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Cám ơn bài viết chú Long đã sưu tập trên trang HDvietnam.com. Ngày xưa bài này còn có giá trị nhưng nay thì bài viết này đã cũ và xưa rồi, hiện nay không còn phù hợp nữa bởi mấy điểm như sau:
- Tác giả đề cập và viết bài này trong bối cảnh thiết bị chơi HD (HD Player) còn chưa phổ biến hoặc quá hiếm (không được bán tràn lan như bây giờ), do vậy để chơi các phim HD người ta phải dùng máy tính HTPC (Home Theater Personal Computer) để phát. Do vậy bài này đề cập đến việc lựa chọn và mua sắm HTPC để phát phim HD. Thường thì HTPC thường là các máy tính khủng - rất đắt tiền.
- Bây giờ đã có các em HD Player xinh đẹp phát phim HD chuẩn 1080p mượt mà, phát được âm thanh DTS qua cổng quang, lại tiêu thụ ít năng lượng, có điều khiển xa....thì chẳng ai lại đi sắm con HTPC (hàng khủng-tốn tiền) để phục vụ phát phim HD cả.
- Riêng về công suất của HTPC thì ngoài các phần khác tiêu thụ nguồn lớn phải kể đến Card màn hình rời (tiêu tốn khoảng vài chục w - cỡ 01 bóng điện tròn). Nếu mùa hè mà bật con HTPC lên để xem phim thì chắc phải có điều hòa mới giảm nhiệt phòng được....Ngoài ra các hệ thống quạt làm mát cho CPU, Case, Card màn hình sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn.....
Nói tóm lại bây giờ với cỡ tiền gần 2 triệu + HDD là ta đã có thể thưởng thức được phim HD mượt mà rồi không cần phải tìm hiểu cách mua sắm con HTPC tốn tiền làm gì.
Mình còn nhớ bác MTV08 sang Hải Dương cứ băn khoăn chơi máy tính hay HD Player để phát phim HD, mình đã phân tích và bác đã vác 01 em TVIX xinh đẹp về, đến giờ vẫn thấy đó là lựa chọn sáng suốt.

Cảm ơn Trưởng bản đã chỉ bảo và chia sẻ. em sẽ sưu tập bài mới hehe ... em mới mà
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Topic này lập ra mục đích để chứa đựng tất cả các bài viết, tài liệu anh em sưu tầm được và thấy là quí giá và hữu ích với anh em HD Hải Dương. Thành viên HD Hải Dương lưu ý chọn lọc bài viết, tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng, mang tính thời sự mới nên Post vào đây nhé.
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Một số thuật ngữ Audio, anh em nên đọc:
Dynamic Range
Khoảng cách giữa một dãi âm thanh, từ đoạn âm thanh lớn nhất đến đoạn âm thanh nhỏ nhất trong âm nhạc.

Kỹ thuật Balanced Conductors
2 sợi dây dẫn, mỗi sợi gồm 2 ruột dẫn độc lập nhằm truyền tải tín hiệu ở hai bán kỳ hình sin một cách hoàn hảo

Kỹ thuật 2 Way Time Correct® Windings
Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác

Kỹ thuật 3 Way Time Correct® Windings
Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao tần số trung và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác

HDMI (High Definition Multimedia Interface)
Có nghĩa là Giao diện đa phương tiện độ phân giải cao, để truyền tải tín hiệu video số từ nguồn phát tới TV. Nguồn phát phải chuyển tín hiệu số sang analog. Kết quả là tín hiệu "sạch" được truyền tới TV có trang bị HDMI hay DVI. Dây tín hiệu HDMI có thể truyền được tín hiệu hình và tiếng. Jack gồm 19 chân kim (19 pin).

DTS NEO:6
Là phần mềm xử lý âm thanh phòng phim. Có thể chuyển hoá âm thanh stereo 6 kênh riêng biệt từ stereo hai kênh (Analog)
- Được thiết kế trong các amplifier đa kênh.
- Tạo thành một bức màn âm thanh cho những không gian rộng.

DTS ES (Extended Surround)
Sự phát triển từ DTS 5.1 kênh. Khác biệt giữa DTS 5.1 và DTS ES là DTS ES được cộng thêm 1 kênh surround back phía sau người nghe nhằm tạo hiệu ứng surround ở 360 độ. Sản phẩm ampli cao cấp có thể lên đến 7.1 kênh.

Thường được thiết kế Amplifier đa kênh

DTS 96/24
Là phần mềm xử lý âm thanh cao cấp thuộc thế hệ mới nhất.
- 96 thể hiện của 96 khz (so với kỹ thuật hiện tại 48khz).
- 24 thể hiện của 24 bit. Cho phép diễn đạt rất rộng và chi tiết của tín hiệu âm thanh.
Được mã hoá cho các loại đĩa DVD-V, DVD-A, SACD.
Được cài đặt trong các ampli đa kênh AVC, AVR, D/A (hộp giải mã)

DTS Digital Surround
Là phần mềm xử lý âm thanh từ nguồn phát đã được giải mã chuyển hóa sang 5.1 kênh riêng biệt của âm thanh. Được thiết kế trong các sản phẩm điện tử dân dụng.

- Được mã hoá vào các loại đĩa DVD–V,LASERDISC

- Được cài đặt trong các ampli đa kênh.


DTS (Digital Theater Sound)
Kỹ thuật này giống như DOLBY DIGITAL (5.1) với các kênh âm thanh độc lập. Do sự tiến bộ về kỹ thuật DTS là sản phẩm mới hơn, xử lý âm thanh phòng phim chi tiết hơn.

Dolby Digital
Khắc phục được nhược điểm này của Dolby Pro Logic với 5 kênh âm thanh dải tầng rộng riêng biệt cùng 1 kênh tầng số thấp (5.1) kỹ thuật này làm cho âm thanh phòng phim trở nên sống động và tinh tế hơn.

Dolby Pro Logic
Là kỹ thuật đường truyền 2 kênh analog chuyển đổi thành 4 kênh âm thanh riêng biệt cho từng loa. Tuy nhiên âm thanh phòng phim tối thiểu phải có 5 vị trí loa hoặc nhiều hơn nữa. Do đó sẽ có 2 vị trí loa phải chia nguồn tín hiệu (thường là loa surruond)

Super Video (S-Video)

Là kết nối video tín hiệu analog, trong đó phần tín hiệu B/W và Color được truyền một cách riêng rẽ. Tín hiệu này sau đó được kết hợp lại bởi TV hay đầu thu tín hiệu. Kết quả là màu sắc không bị nhòe và hình ảnh được "gọt giũa" rõ nét.
- Đầu jack din bao gồm 4 chân kim hay còn gọi là 4 pin. Được hàn với dây 4

Component Video
Đường truyền tải hình ảnh. Truyền tải độ sáng, trắng, đen và tín hiệu màu tách biệt. Các thành phần B/W được chuyển qua cáp từ nguồn hình, như DVD tới thiết bị hiển thị, như TV hay màn chiếu. Kết nối này gồm 3 dây cáp RCA có màu đỏ, xanh lục, xanh lam.

Composite Video
Đường truyền tải màu và tín hiệu video. Truyền tải độ sáng và tín hiệu màu cùng nhau. Kết nối này thường có đầu Jack màu vàng

Digital
Là kỹ thuật phát tín hiệu nhị phân (binary signal). Cách hoạt động là đóng mở nhanh (flash “on” and “off” hoặc “1” and “0”). Quá trình truyền tải âm thanh và hình ảnh giống như đường truyền analog (dùng dây) nhưng không bị nhiễu và méo tiếng (sử dụng 1 dây)

Analog
Là kỹ thuật phát tín hiệu theo dạng sóng điện từ (wavy electrical signals) có hình sin. Do các thiết bị audio và video tạo ra. Kỹ thuật này dễ bị nhiễu do quá trình di chuyển của điện từ (sử dụng tối thiểu hai dây)

Woofer (loa trầm)
Là loa to nhất trong một thùng loa, làm nhiệm vụ tái tạo tiếng bass

WIDESCREEN (màn hình rộng)
Có rất nhiều chương trình TV và đĩa DVD có khuôn màn ảnh rộng tỷ lệ 14/9, 16/9 và 21/9, trong khi TV thông thường có tỷ lệ là 4/3

WATT
Đơn vị đo công suất. số watt càng lớn, công suất càng mạnh, nhưng loa kêu to đến mức nào còn phụ thuộc vào độ nhạy của loa, kích thước phòng nghe. Xem thêm PMPO

VALVE (TUBE)
Đèn điện tử, cho âm thanh ấm áp, quyến rũ

THX Surround EX
Bản quyền chính thức của hệ thống giải mã dùng cho phần mềm Dolby Digital Surrond EX. Dạng thức này cũng có thể áp dụng cho phần mềm DTS EX. Luôn sử dụng hai loa center-rear

Tweeter (loa tép)
Loa làm nhiệm vụ tái tạo các âm thanh tần số cao

TRIAMPING/TRIWIRING
Giống như biamping và biwiring song là ở loa có 3 đường loa (3 loa). Cần tới 3 cặp dây loa và 3 ampli stereo nếu như bạn muốn đấu loa theo kiểu triaming

Treble
Âm thanh tần số cao

TOROIDAL
Biến thế hình xuyến có độ ổn định cao và ít gây nhiễu cho mạch điện xung quanh

TONEARM
Cần quay đĩa, thiết bị giữ đầu car-tridge của máy quay đĩa than

Subwoofer (loa siêu trầm)
Là một thùng loa bass riêng biệt cho ra tiếng thật trầm mà các loa nhỏ khác không làm được

Six Chanel Input (6 đầu vào)
Rất nhiều đầu DVD hiện nay có lắp sẵn bộ xử lý Dolby Digital ở bên trong với 5 đường ra surround độc lập và một đường ra cho loa siêu trầm. để sử dụng tiện ích này cần có ampli xem phim 6 đường vào ( mỗi một đường input cho một kênh âm thanh surround).

SHIELDING (bọc kim chống nhiễu)
Giữ cho dây dẫn hoặc máy móc thiết bị không bị nhiễu ngoài mong muốn.
SIGNAL – TO – NOISE RATIO (TỶ SỐ TÍN HIỆU TRÊN TẠP ÂM)
Được đo bằng dB, thể hiện sự khác biệt giữa mức tín hiệu âm thanh và tạp âm có trong tín hiệu. Máy có chỉ số này càng lớn, độ ồn trong tín hiệu càng nhỏ, âm thanh tạo ra càng trong trẻo, rõ rang

PREAMPLIFIER
Bộ tiền khuếch đại. Có thể được thiết kế liền với phần công suất như trong một tăng âm intergrated hoặc là một cục rời để dùng với tăng âm công suất

Power Handling

Công suất an toàn tối đa mà loa có thể chịu tải được. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tăng âm có công suất quá nhỏ sẽ khó đẩy loa hơn là ampli có công suất lớn

PMPO (Peak Music Power Output)

Công suất đỉnh đạt được ở một thời điểm, không phải là công suất lien tục của thiết bị. Thường ghi trên các bộ dàn liền, dàn mini, hoặc radio cassette tạo cảm giác giả tạo cho người ta rằng máy có công suất lớn

Phono Stage (tần khuếch đại Phono)
Tín hiệu ra từ đầu đĩa than rất nhỏ so với tín hiệu ra từ đầu CD hoặc đầu băng cassette. Do đó rất nhiều ampli có them mạch khuếch đại dùng cho đầu đĩa than, gọi là tầng phono để nâng mức tín hiệu từ đĩa than lên bằng mức tín hiệu của đầu CD

Passive (thụ động)
Một mạch điện hoặc một thiết bị khuếch đại nhưng không có các linh kiện tích cực như transistor hoặc đèn điện tử, do đó mạch thụ động không khuếch đại được công suất của tín hiệu. Hầu như không có độ méo

Ohm
W - Đơn vị đo trở kháng. Trở kháng của loa được đo bằng ohm. Thông thường chỉ số loa càng thấp càng khó đánh

NICAM
Âm thanh tivi chất lượng cao gần như CD, được truyền đồng thời cùng tín hiệu hình ảnh. Hiện sử dụng chủ yếu ở các nước Châu Âu

Binding post
Trạm cắm dây loa có thể dùng jack cắm banana hoặc dây trần vặn vào

Bi-Wire
Là cách đấu dây loa theo 2 cầu tách biệt. Dây loa từ Ampli vào loa chia ra thành 4 đường và vào 2 cầu (Hi frequency và Low frequency) của loa (xem hình). Hầu như ngày nay cách đầu này rất phổ biến

Biamping
Cách đấu loa dùng mỗi kênh ampli đánh riêng cho mỗi dải tần của loa. Ví dụ ta có cặp loa 2 đường tiếng, ta dùng 2 ampli stereo đánh mỗi kênh riêng biệt

Bass reflex
Loa được thiết kế có lổ thoát hơi để tăng cường tiếng bass. Nếu thoát hơi nằm phía sau loa khi ta đặt gần tường, âm bass sẽ tăng lên rất nhiều

Balanced Connections
Dây dẫn tín hiệu gồm dây dương, dây âm và dây bọc chống nhiễu. Dây dẫn thông thường dây âm có công dụng như là dây bọc chống nhiễu luôn. Một số vùng gọi dây balance là AES/EBU

Analogue
Băng từ LPs/casstte lưu âm thanh dưới dạng analog

ADD (Analog Digital Digital)

Âm nhạc được thu âm ở dạng analog (A), đánh dĩa gốc cũng ở dạnh analog và lưu trên CD ở dạng digital

AAD (Analog Analog Digital)
Nếu ta thấy chữ này trên CD nên hiểu rằng CD này được thu là làm đĩa gốc ở dạng analog nhưng chứa trên CD dưới dạng digital

DTT ( Decoupled Tweeter Technology)
Đây là một kỹ thuật làm loa tép của Jamo. Jamo quan niệm rằng khó khăn lớn nhất cho các nhà làm loa là chống rung. Với kỹ thuật DTT, loa tép được định vị bằng một màng nhún có tác dụng chống cộng hưởng các dao động từ mặt trước thùng do loa bass gây ra. Đây là công nghệ mới hiện chỉ có jamo áp dụng cho dòng loa E 6 và E 7 . Riêng dòng loa C 80 và C 60 kỹ thuật DTT đã được cải tiến bằng cách loa tép được đặt trong 1 cái nồi đúc và có một miếng ron giảm chấn, chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều với kỹ thuật này

1080p, 1080i
1080p là chữ viết tắt của 1920 x 1080 điểm ảnh (pixels) , một trong những thông số kỹ thuật cho biết chất lượng hình ảnh dùng trong TV có độ phân giải cao ( HDTV). Chữ p nhỏ là viết tắt của Progressive, cho biết rằng hình ảnh phát ra dưới định dạng Progressive ( một kỹ thật cho phép truyền 50 hình trên giây 50fps).

1080i là viết tắt cho 1920 x 1080 điểm ảnh và chữ i cho biết hình ảnh phát ra dưới dạng interlaced. Với thông số 1080i cho chúng biết nếu hình ảnh truyền dưới dạng interlaced lên đến 1080 điểm ảnh, con số cao nhất đến thời điểm này

DVI
DVI (là viết tắt của thật ngữ Digital Video Interface). Nghĩa là giao diện ảnh số, một thông số kỹ thuật được phát triển bởi DDWG( Digital Dispay Working Group) nhằm cung cấp cho các màn hình dùng kỹ thuật số và analog thông qua cổng nối đơn. Có 3 dạng DVI khác nhau: DVI-A thiết kế cho tín hiệu analog, DVI-D thiết kế cho tín hiệu digital và DVI-I (integrated) thiết kế cho cả 2 analog và digital.

Dùng cổng DVI, một tín hiệu Digital được gửi đến màn hình thường sẽ được chuyển qua tín hiệu analog. Nếu là loại màn hình có cổng DVI-A thì không cần chuyển đổi dạng sóng. Hình ảnh dưới dạng này có độ phân giải cao, rất nét và sống động

AL 24 Processing của Denon
AL 24 processing thừa hưởng kỹ thuật của phiên bản gốc ALPHA Processing được dùng cho series Hi-End S1 của Denon trước đây. Kỹ thuật AL 24 hiện nay làm giảm thêm độ méo lượng tử và cung cấp một kỹ thuật tái tạo dạng sóng analog tối ưu nhằm cung cấp nhiều hơn lượng nhị phân ( bit) và tần số lấy mẫu đáp ứng các phương tiện truyền thông thế hệ mới

AL 24 Processing nhận ra được lọai data digital được đưa vào và tự động thêm lượng data vào để đạt được dạng sóng analog như mong muốn. AL 24 Processing không chỉ cung cấp data digital 16 bit mà còn có data 18-20 và 24 bit cũng như đưa vào data với tần số lấy mẫu 96 kHz

( theo http://www.hangphuong.com.vn/thuatngu.htm )
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuongvv_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

9 điều cần biết trước khi mua TV 3D
TV 3D đã là mới nhưng TV 3D thông minh lại càng mới hơn và…càng đắt tiền hơn. Điều này liên quan mật thiết đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nếu bạn là người có túi tiền rủng rỉnh và đang kiếm tìm cho mình một chiếc TV 3D đẹp mắt bày phòng khách, đa chức năng, có thể lướt web, xem video Youtube hay truy cập nội dung trên mạng xã hội thì tại sao không chọn chiếc TV 3D thông minh với các tính năng bổ trợ đột phá?




Tuy nhiên, hãy cân nhắc bởi những chiếc TV 3D loại này thường chênh lệch tới 30% so với giá TV 3D thông thường và nó buộc bạn sẽ phải suy nghĩ lại rằng, có thực sự cần thiết các chức năng ấy không. Thật sự, nếu chỉ cần một thiết bị giải trí với công nghệ 3D thời thượng, TV 3D nên là lựa chọn cuối. Hãy nghĩ kỹ trước khi xuống tiền cho chiếc TV 3D thông minh bởi chắc chắn bạn đã và đang sở hữu một chiếc máy tính và dĩ nhiên độ “thông thái” ăn đứt một chiếc TV dù công nghệ smart TV có cao cấp đến đâu. Thêm vào đó, việc ngồi dán mắt cả ngày vào màn hình TV sẽ dẫn tới nhiều tác động không tốt tới thị lực của người dùng.

7.Nguồn nội dung

Mua một chiếc TV 3D chứng tỏ bạn là một người yêu công nghệ. Thế nhưng, hãy cân nhắc kỹ trước khi tiếp cận hình thức giải trí thời thượng này bởi bạn sẽ chẳng giải trí được cái gì nếu sắm TV 3D mà chẳng có nội dung gì để thưởng thức trên nó.

Nguồn nội dung 3D vốn vẫn đang trong thời gian thai nghén. Hiện tại trên thị trường cũng có kha khá các đơn vị cung cấp nội dung 3D như đĩa Blu-ray hay sao chép các tệp tin 3D HD qua ổ cứng.




Tuy nhiên, các nội dung này vẫn chỉ giới hạn ở các phim chiếu rạp hay các chương trình phóng sự dài kỳ của các kênh truyền hình sản xuất. Nếu con bạn muốn thưởng thức Tom&Jerry trên TV3D với một trải nghiệm đa chiều thì sao? Về lý thuyết là có thể nhưng những hình ảnh 3D lúc này thực chất chỉ là một công nghệ biến đổi góc nhìn được tích hợp sẵn trên các TV 3D nhằm chuyển các nội dung từ 2D sang. Do đó, chất lượng không cần nói ai cũng có thể đoán ra rằng nó “í ẹ” đến mức độ nào.

Vậy bỏ ra vài chục triệu để sắm một chiếc TV 3D về xem 2D nội suy thì quả thực là một sự lãng phí.

8.Phụ kiện

Khi mua TV 3D, người dùng sẽ được nhà sản xuất “hào phóng” tặng thêm tối thiểu 2 chiếc kính trập tự động để thưởng thức nội dung nổi kèm lời quảng cáo: “Mua lẻ một chiếc kính giá vài triệu đấy”. Sự thực đúng như vậy và sẽ chẳng ai thích nếu mua một chiếc TV 3D về để rồi cả nhà 4 người tranh nhau cặp kính để xem, vậy là lại dốc hầu bao để sắm thêm vài chiếc nữa. Rốt cuộc chi phí để bỏ ra thưởng thức 3D sẽ bị đội lên thêm vài triệu đồng.

Sắp tới thị trường sẽ đón nhận thêm các dòng TV 3D thụ động với kính đeo có giá rẻ hơn, khoảng 200 ngàn/chiếc. Đây được xem là một bước chuyển khá đúng hướng của nhà sản xuất nhưng là người tiêu dùng thông minh, bạn vẫn cần cân nhắc yếu tố này.
Ngoài ra, đã thưởng thức hình ảnh nổi mà âm thanh…chìm thì thật là phi lý. Chắc chắn nhân viên tư vấn bán hàng sẽ lại tư vấn rằng bạn nên sắm thêm dàn âm thanh Home Theatre có giá vài triệu đồng để đã mắt sướng tai cùng nội dung 3D.

Vậy là sau một hồi nhẩm đi nhẩm lại, người dùng sẽ thấy rằng chi phí phụ phí để song hành cùng TV 3D là một bài toán với đáp số khá lớn. Đó là còn chưa kể những nhà sản xuất ma mị nào là đầu chơi đĩa HD 3D (thực chất là đầu chơi Blu-ray bình thường) hay dàn Home Theatre 3D sẽ ngốn kha khá tiền nếu như người dùng nhẹ dạ.

9.Tương lai

Trong một họp báo gần đây, một nhà sản xuất TV 3D cho biết, công nghệ này gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các TV 3D với kính trập tự động, giá kính đắt, hiệu năng sử dụng thấp, người dùng tốn khá nhiều chi phí đầu tư. Giai đoạn 2 sẽ là thời của các TV 3D với kính phân cực giá rẻ và màn hình độ nét cao. Giai đoạn 3 là thời điểm bùng nổ của 3D khi mà người dùng không cần phải đeo kính vẫn có thể thưởng thức các nội dung với hiệu ứng nổi bật.




Hiện nay trên thị trường TV 3D đang bước ở cuối giai đoạn 1, dần sang giai đoạn 2, với những chiếc TV 3D mạnh mẽ hơn, ưu việt hơn cùng các cặp kính phân cực giá rẻ của công nghệ thụ động. Giai đoạn 2 này sẽ kéo dài khoảng 2 năm và cũng như các TV 3D tự động sẽ dần biến mất trên thị trường do bộc lộ những yếu điểm về công nghệ.

Vậy nên, nếu đã xác định sắm một chiếc TV 3D thời điểm này, người dùng cần xác định rõ mục đích của mình để lựa chọn một sản phẩm giải trí đúng đắn. Đó không chỉ là giá thành, công nghệ mà đó còn là tương lai bởi khi đã sang một chuẩn mực mới, các nội dung 3D sẽ không còn tương thích với các công nghệ cũ, và đó quả là một sự đầu tư lãng phí.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Cuongvv_hd cho thêm mục nguồn tài liệu tham khảo ở phần cuối cùng nữa nhé ( để đảm bảo tôn trọng quyền tác giả ), xin cảm ơn bài viết sưu tầm.
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

9 điều cần biết trước khi mua TV 3D
TV 3D đã là mới nhưng TV 3D thông minh lại càng mới hơn và…càng đắt tiền hơn. Điều này liên quan mật thiết đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nếu bạn là người có túi tiền rủng rỉnh và đang kiếm tìm cho mình một chiếc TV 3D đẹp mắt bày phòng khách, đa chức năng, có thể lướt web, xem video Youtube hay truy cập nội dung trên mạng xã hội thì tại sao không chọn chiếc TV 3D thông minh với các tính năng bổ trợ đột phá?
Tuy nhiên, hãy cân nhắc bởi những chiếc TV 3D loại này thường chênh lệch tới 30% so với giá TV 3D thông thường và nó buộc bạn sẽ phải suy nghĩ lại rằng, có thực sự cần thiết các chức năng ấy không. Thật sự, nếu chỉ cần một thiết bị giải trí với công nghệ 3D thời thượng, TV 3D nên là lựa chọn cuối. Hãy nghĩ kỹ trước khi xuống tiền cho chiếc TV 3D thông minh bởi chắc chắn bạn đã và đang sở hữu một chiếc máy tính và dĩ nhiên độ “thông thái” ăn đứt một chiếc TV dù công nghệ smart TV có cao cấp đến đâu. Thêm vào đó, việc ngồi dán mắt cả ngày vào màn hình TV sẽ dẫn tới nhiều tác động không tốt tới thị lực của người dùng.

7.Nguồn nội dung

Mua một chiếc TV 3D chứng tỏ bạn là một người yêu công nghệ. Thế nhưng, hãy cân nhắc kỹ trước khi tiếp cận hình thức giải trí thời thượng này bởi bạn sẽ chẳng giải trí được cái gì nếu sắm TV 3D mà chẳng có nội dung gì để thưởng thức trên nó.

Nguồn nội dung 3D vốn vẫn đang trong thời gian thai nghén. Hiện tại trên thị trường cũng có kha khá các đơn vị cung cấp nội dung 3D như đĩa Blu-ray hay sao chép các tệp tin 3D HD qua ổ cứng.




Tuy nhiên, các nội dung này vẫn chỉ giới hạn ở các phim chiếu rạp hay các chương trình phóng sự dài kỳ của các kênh truyền hình sản xuất. Nếu con bạn muốn thưởng thức Tom&Jerry trên TV3D với một trải nghiệm đa chiều thì sao? Về lý thuyết là có thể nhưng những hình ảnh 3D lúc này thực chất chỉ là một công nghệ biến đổi góc nhìn được tích hợp sẵn trên các TV 3D nhằm chuyển các nội dung từ 2D sang. Do đó, chất lượng không cần nói ai cũng có thể đoán ra rằng nó “í ẹ” đến mức độ nào.

Vậy bỏ ra vài chục triệu để sắm một chiếc TV 3D về xem 2D nội suy thì quả thực là một sự lãng phí.

8.Phụ kiện

Khi mua TV 3D, người dùng sẽ được nhà sản xuất “hào phóng” tặng thêm tối thiểu 2 chiếc kính trập tự động để thưởng thức nội dung nổi kèm lời quảng cáo: “Mua lẻ một chiếc kính giá vài triệu đấy”. Sự thực đúng như vậy và sẽ chẳng ai thích nếu mua một chiếc TV 3D về để rồi cả nhà 4 người tranh nhau cặp kính để xem, vậy là lại dốc hầu bao để sắm thêm vài chiếc nữa. Rốt cuộc chi phí để bỏ ra thưởng thức 3D sẽ bị đội lên thêm vài triệu đồng.

Sắp tới thị trường sẽ đón nhận thêm các dòng TV 3D thụ động với kính đeo có giá rẻ hơn, khoảng 200 ngàn/chiếc. Đây được xem là một bước chuyển khá đúng hướng của nhà sản xuất nhưng là người tiêu dùng thông minh, bạn vẫn cần cân nhắc yếu tố này.
Ngoài ra, đã thưởng thức hình ảnh nổi mà âm thanh…chìm thì thật là phi lý. Chắc chắn nhân viên tư vấn bán hàng sẽ lại tư vấn rằng bạn nên sắm thêm dàn âm thanh Home Theatre có giá vài triệu đồng để đã mắt sướng tai cùng nội dung 3D.

Vậy là sau một hồi nhẩm đi nhẩm lại, người dùng sẽ thấy rằng chi phí phụ phí để song hành cùng TV 3D là một bài toán với đáp số khá lớn. Đó là còn chưa kể những nhà sản xuất ma mị nào là đầu chơi đĩa HD 3D (thực chất là đầu chơi Blu-ray bình thường) hay dàn Home Theatre 3D sẽ ngốn kha khá tiền nếu như người dùng nhẹ dạ.

9.Tương lai

Trong một họp báo gần đây, một nhà sản xuất TV 3D cho biết, công nghệ này gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các TV 3D với kính trập tự động, giá kính đắt, hiệu năng sử dụng thấp, người dùng tốn khá nhiều chi phí đầu tư. Giai đoạn 2 sẽ là thời của các TV 3D với kính phân cực giá rẻ và màn hình độ nét cao. Giai đoạn 3 là thời điểm bùng nổ của 3D khi mà người dùng không cần phải đeo kính vẫn có thể thưởng thức các nội dung với hiệu ứng nổi bật.




Hiện nay trên thị trường TV 3D đang bước ở cuối giai đoạn 1, dần sang giai đoạn 2, với những chiếc TV 3D mạnh mẽ hơn, ưu việt hơn cùng các cặp kính phân cực giá rẻ của công nghệ thụ động. Giai đoạn 2 này sẽ kéo dài khoảng 2 năm và cũng như các TV 3D tự động sẽ dần biến mất trên thị trường do bộc lộ những yếu điểm về công nghệ.

Vậy nên, nếu đã xác định sắm một chiếc TV 3D thời điểm này, người dùng cần xác định rõ mục đích của mình để lựa chọn một sản phẩm giải trí đúng đắn. Đó không chỉ là giá thành, công nghệ mà đó còn là tương lai bởi khi đã sang một chuẩn mực mới, các nội dung 3D sẽ không còn tương thích với các công nghệ cũ, và đó quả là một sự đầu tư lãng phí.


Không phải bài của mình việt thì phải đưa tên tác giả ở cuối bài vậy bác cường ơi. haha
 
Bên trên