Những đôi loa cổ Klipsch..!

tuanaiai

Active Member
Những đôi loa cổ Klipsch..!

Xin chào anh em, vòng luẩn quẩn của thời gian Xuân Hạ Thu Đông đến rồi đi. Và trong cái vòng luẩn quẩn ấy aiai cũng cảm thấy có điều gì đó, bất ổn, lẻ loi…có phải do cuộc sống trong thành thị, phố xá đông người, những bước chân đi hối hả…Và buâng khuâng aiai tự hỏi ?

Xuân đến, lộc non và chim hót
Hạ về, sen nở cả ao xanh
Thu tới, lá vàng rơi nhè nhẹ
Đông đi, một đò ngang chòng chành


Xuân Hạ Thu Đông đi rồi lại đến…Những đôi loa cổ của Klipsch còn xót lại sau vài chục năm, gợi cho ta thật nhiều cảm xúc, thư giản như thể thời gian đang chậm lại.

Hôm nay aiai xin chia sẽ cùng anh em những gì mình được biết về họ loa nhà Klipsch Heritage, bài viết có thể một vài từ tiếng anh chuyên ngành aiai dịch chưa chuẩn mong anh em góp ý…Và kính chúc toàn thể anh em đón chào một mùa Giáng Sinh thật an lành, bình an và một năm mới thật nhiều sức khỏe & hạnh phúc.

Tìm hiểu về lịch sử những đôi loa Klipsch Heritage…?

KlipschLogo.gif

Chú thích:
Tweeter: Dãi cao (Cao).
Midrange: Dãi trung (Trung).
Woofer: Dãi trầm (Trầm).

Đây là mốc lịch sử, trong khoản thời gian phát triển các dòng loa Klipsch Heritage trong những năm 1930 đến thời điểm hiện tại.

1. Heresy:

Năm 1957 dòng loa Heresy được giới thiệu để làm loa trung tâm cho hệ thống đa kênh, trong đó cặp loa chủ đạo là Klipshhorn. Là loa đầu tiên Klipsch chế tạo không mấy khó khăn trong việc chọn vị trí, góc độ, nơi đặt. Dòng loa này dùng kèn Trung K-1000.

1957 – 1959 cả hai loại phiên Trầm 8” và 12” được sản xuất hàng loại trong giai đoạn này.

Trong suốt quá trình những năm 1957-1984 để Heresy ngày một hoàn thiện hơn, các kỹ sư đã thay đổi củ và họng kèn, ban đầu dùng kèn H-700 khá quen thuộc (còn được gọi là kèn K-700), củ Trầm với kích cỡ 12” K-22, Trung củ K-55V, Cao củ K-77 (dùng nam châm Alnico T-35). Phân tần gồm có C, E, E-2.

1983-1984 có sự thay đổi khi dùng củ Trầm K-24 thay thế cho K-22, Trung củ K-53 họng kèn K-701 thay cho củ Trung K-55 họng kèn K-700 nay được sử dụng cho dòng Cornwall I. Chính thời điểm này dòng Heresy I ngưng sản xuất.

Vào năm 1985 phiên bản Heresy II được giới thiệu, lần này hãng Klipsch chỉ thay đổi ở củ Trung và Cao. Các củ như sau: Trầm vẫn dùng loại củ K-24, Trung củ K-52 họng kèn K-701, Cao củ K-76 họng kèn K-75K, phân tầng dùng E-2.

Cho đến tháng 5 năm 2001 phiên bản đã được căn chỉnh hoàn thành, cũng là kết thúc quá trình sản xuất Heresy II.

Ngày 29 tháng 9 năm 2005 phiên bản Heresy III xuất hiện, được giới thiệu trong bối cảnh xã hội hiện đại, về phần thông số kỹ thuật độ nhạy được tăng lên 3db, họng kèn Trung âm được làm bằng chất liệu Titanium và có màng chắn, họng kèn Tractrix cho Cao và có bổ sung cọc loa bi-wire.

Lúc này Heresy III được dùng các củ như sau: Trầm K-28E, Trung củ K-53 Ti họng kèn K-7001, Cao dùng củ K-107 Ti họng kèn K-79T. (Ti viết tắt = Titanium).

Tóm tắt: Như vậy trong suốt quá trình từ những năm 1957 đến tháng 5 năm 2006 hãng Klipsch đã cố gắng cải tiến các củ, họng kèn cho dòng Heresy I,II,III không ngừng sáng tạo. Trong đó có phiên bản Heresy II được sử dụng chất liệu nhựa trong họng kèn Trung Cao không được ưu chuộng cho lắm, trong khi đó sự cải tiến đáng kể dòng Heresy III được dùng họng kèn chất liệu Titanium. Và huyền thoại Heresy I vẫn được giới Audiophile săn lùng, bởi vì phiên bản này dùng họng kèn bằng nhôm (aluminum). Và dòng loa này cũng như ý định của nhà sản xuất để phục vụ cho việc làm loa trung tâm, cho nên phần dãi trầm sẽ khiến các Audiophile cảm giác thiếu đi sự mạnh mẽ.

Hình minh họa

heresyI.jpg

heresyII.jpg

heresyIII.jpg

2. Cornwall:

Tháng 10 năm 1959 loa Cornwall được giới thiệu trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 tại trung tâm sản xuất thương mại. Phiên bản Cornwall I lần đầu tiên được giới thiệu là phiên bản thùng loa được nằm ngang, được dùng các củ Trầm EV 15 WK, Trung củ đến từ trường đại học SAHF họng kèn K-1000, Cao củ K-77.

Củ trầm EV 15 WK không mấy thành công và cuối năm 1959 được thay thế củ Trầm K-33J (Jensen), năm 1959-1961 lại được thay thế Trung củ K-55V (Atlas) vẫn dùng họng kèn cũ K-1000.

Và tận tháng 1 năm 1963 họng kèn K-1000 được thay thề bằng họng kèn K-600 với tần số thấp được cắt 600hz, họng kèn K-600 này được làm từ hợp kim nhôm (aluminum).

Tháng 9 năm 1967 củ Trầm K-33 J lại được thay thế bằng củ trầm K-33M, lý do sự kiểm soát dãi trầm chưa được sạch sẽ, gọn gàng. Các kỹ sư tin rằng với củ loa mới nam châm Alnico sẽ thay thế được củ Eminence.

Tiếp tục vào tháng giên năm 1968 thay thế tiếp củ trầm K-33P (đền từ CTS Paducah KY) và tận đến năm 1974 phiên bản Cornwall thùng nằm ngang được ngưng sản xuất để bắt đầu chuẩn bị cho phiên bản Cornwall phiên bản thùng đứng.

Tiếp theo những năm 1974- 1979 các kỹ sư đã thay thế đủ loại củ để cho sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn như : Trung củ K-56 ( thực ra là củ Electrovoice 1828) sử dụng tạm thời trong quá trình củ Trung K-56V sản xuất đang bị gián đoạn.

Tháng 6 năm 1981 hãng đã cập nhật phân tần B2 và các củ loa không có thay đổi như củ trầm K-33-E, củ trung K-55-V và củ cao K-77-M.

Tháng 3 năm 1983 hãng cập nhật tiếp phân tần mang mã B3, việc thay đổi phân tần này kéo theo củ mới K-52 còn được gọi là củ trung K-57K vẫn giữ nguyên họng kèn K-600, củ trầm K-33E (Eminence), củ cao K-77.

Năm 1984 kết thúc sản xuất Cornwall I với thùng đứng.

Tháng giêng năm 1986 dòng Cornwall II được giới thiệu với sự chú ý của audiophile không nhiều, dòng Cornwall II này dùng các củ trầm K-34E, củ trung K-57K với họng kèn K-601 được thay đổi chất liệu nhựa, củ cao K-79K họng kèn K-75K và phân tần CWII.

Với phiên bản Cornwall II không mấy thành công, sự cải tiến đi lùi cho nên hãng ngưng sản xuất vào năm 1990.

Tháng 3 năm 2006 cornwall III được giới thiệu trở lại sau 15 năm dòng cornwall vắng mặt trên thị trường và cũng là phiên bản kết thúc tên tuổi dòng Cornwall một thời đình đám. Cornwall III được sử dụng củ trầm của klipschhorn là một trong những loa huyền thoại đứng đầu bảng sản phẩm của hãng Klipsch, trong khi đó họng kèn và đa số củ được dùng cho Heresy III với họng kèn Titanium có màng chắn và kèn cao công nghệ Tractrix, được trang bị cọc loa bi-wire để thuận tiện cho các audiophile có thể đánh bi-amp. Cornwall được dùng các củ trầm K-33E, củ trung K-53 Ti họng kèn K-701, củ cao K-107 Ti họng kèn K-79 cho đến ngày nay đang được phổ biến bán rộng rãi.

Tóm tắt: Như vậy trong dòng cornwall phải nói đến dòng cornwall I với việc dùng các củ loa công nghệ nam châm Alnico, họng kèn nhôm đã tạo nên tên tuổi cornwall đến tận ngày nay và phiên bản cornwall III đang rất thành công. Trong khi đó cornwall II đang trở nên mờ nhạt khi không có nhiều thay đổi, cải tiến và còn dủng họng kèn nhựa không mấy audiophile nào thích thú.

Hình minh họa
cwingang.jpg

cwibentrong.jpg

cwidung.jpg

cwii.jpg

cwiii.jpg

3. Lascala:

Năm 1963 La Scala được thiết kế dựa trên phiên bản Klipschorn, nhưng được rút gọn lại để dễ dàng di chuyển. Cấu hình các driver đầu tiên dùng củ bass K-33J (Jensen), củ mid K-55V họng kèn K-400 và củ treble K-77 (Electrovoice). Sau nhiều năm tháng 1968-2000 các driver được thay đổi cho phù hợp với chất âm sản phẩm La Scala. Ở dòng này và dòng Belle mình nghe nói phải cần sub để hỗ trợ cho dãi trầm.

Trong phiên bản La Scal có 2 dòng I, II. Dòng I được ngưng sản xuất vào tháng 5 năm 2001. Mãi tận tháng 12 năm 2005 phiên bản Ls scala II được sản xuất với thiết kế chất liệu thùng khác với la scala I.

Hình minh họa

lascala1.jpg

lascal2.jpg

4. Belle:

Năm 1971 dòng loa Belle được giới thiệu, thật ra phiên bản này có phần giống loa La scala nhưng với dáng vẻ lịch thiệp hơn, các bạn để ý phần củ driver chỉ có chút thay đổi nhỏ như họng kèn K-500 (Lascale K-400) cho phần trung âm và phân tần khác.

Cuối năm 2005 cho đến đầu năm 2006 vẫn được sản xuất các bộ phận của loa Belle sử dụng rộng rãi.

Hình minh họa
belle.jpg

5. Klipschorn:

Nhắc đến dòng loa huyền thoại Klipschorn, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về ông PWK.

Ông: Paul Wilbur Klipsch (PWK) được sinh ngày 9 tháng 3 năm 1904 tại Elkhart, Indiana và từ trần vào ngày 5 tháng 5 năm 2002 tại Hope, Arkansas khi đó ông hưởng thọ 92 tuổi.

Nghề nghiệp của ông là một kỹ sư, nhà sáng chế, nhà vật lý, doanh nhân và trong quân sự ông là một đại tá. Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn tại đây Paul Wilbur Klipsch - Wikipedia, the free encyclopedia

Những dòng loa thuộc họ Heritage "di sản" được thiết với mục đích đề cao chất lượng âm thanh, ông không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để cho ra âm thanh dãi trung âm phải thật rõ, truyền cảm, dãi cao hài hòa tí tắc, dãi trầm lan tỏa rộng. Với không gian lớn đôi loa này rất có thế mạnh khi trình diễn, liệu âm thanh có thể lan tỏa và trang trọng tinh tế được hay không? Ông đã sáng tạo ra Klipschorn, còn được gọi là đôi loa huyền thoại, ấn định sự nghiệp của ông và hãng loa Klipsch cho đến ngày nay.

Sau đây là những hình ảnh, loa huyền thoại của ông..
first_job.jpg

recording_1980.jpg

PWK_in_Shed.jpg

MajorPWK.jpg

pwk.jpg

PWK4.jpg


Hình ảnh của ông được để trong viện bảo tàng
PWKMuseumHopeAR.jpg

PWKMuseum-19.jpg

PWKRe-createdOffice2.jpg

ShorthornKlipsch.jpg

Trong phiên bản Klipschorn này, nếu các bạn nào đang sở hữu những đôi loa kỷ niệm 50 và 60 năm ngày thành lập hãng Klipsch thì quá tuyệt vời. Dòng kỉ niệm 50 năm (1995) có số lượng 150 đôi và dòng kỉ niệm 60 năm (tháng 4 năm 2006) có số lượng 200 đôi.

klipschorn_01.jpg

klipschorn_02.jpg

0712200816418656633642626586563750.jpg

Và ngày nay những dòng Heritage vẫn còn bán rộng rãi trên thị trường với các phiên bản mới như: Klipschorn, La scala, Cornwall III, Heresy III. Tham khảo thêm Heritage Home Audio-Loudspeakers-Klipsch

Phân biệt mã của các dòng loa Klipsch Heritage...

C = Cornwall
CD = Cornwall "decorator" with flush motor board and no grill
BK = Belle Klipsch
H = Heresy
HD = Heresy "decorator" with flush motor board and no grill
LS = La Scala
KB = Klipschorn - Model Type B, "collared"
KC = Klipschorn - Model Type C, no "collar"
KD = Klipschorn - designer type (no grill, made through April 1987)

Phân biệt các loại vật liệu gỗ, thùng loa...

phanbietloaigo.jpg

Các mã củ driver được sử dụng cho dòng loa Heritage

1. Tweeter types: (củ loa treble)

K-75 Forte-I, Forte-II
K-76 Heresy-II
K-77 Heresy-I, Cornwall-I, Belle, La Scala, Klipschorn
K-79 Cornwall-II, Chorus-I
K-107 Heresy-III, Cornwall-III

2. Midrange types: (củ loa trung âm)

K-51 Cornwall-I (CW 1.5;a hybrid of the Cornwall-I and the Cornwall-II)
K-52 Cornwall-I (CW 1.5;a hybrid of the Cornwall-I and the Cornwall-II)
K-53 Forte-I, Heresy-I (late models), Heresy-II
K-53 Ti – Heresy-III, Cornwall-III
K-55 Klipschorn, La Scala, Belle, Cornwall, Heresy-I
K-56 Cornwall-I, La Scala and Belle (1974 only)
K-57 Cornwall-II, Chorus-I
K-61 Forte-II, Chorus-II

3. Woofer types: (củ loa trầm)

K-22 (types E, EF, K, and R) Heresy-I
K-23 Forte-I
K-24 Heresy-I (late models), Heresy-II
K-25 Forte-II
K-28 Heresy-III
K-33 Klipschorn, Belle, La Scala, Cornwall-I, Cornwall-III
K-34 Cornwall-II
K-48 Chorus-I, Chorus-II

Các phân tần được sử dụng cho dòng loa Heritage

Crossover types (Heritage only, there are others pre-1964):
A - Klipschorn, Belle, La Scala
B - Cornwall
C - Early Heresy
E - Heresy (E2 for 1983-1984 Heresy-Is with K-24 & K53/701's)
AA - Klipschorn, Belle, (and early to late 70's La Scala)
AB - Belle
AL - La Scala
AK- Klipschorn (latest is AK-5)
K series (K1000 early Cornwall's, K500/K5000 early Klipschorn's)
1RC - La Scala & Klipschorn (later re-designated Type-A in October 1966)

Các biến thế tự động, họng kèn được sử dụng cho dòng loa Heritage

1. Autotransformer types and values:

T2A(3110A) -3, -6, -9, -12db
T3A(3465-M) -6db
T4A(3485) -4db
T5A(3496) -6db
T7A(3504) -10db
T8A(3507) -8db
T9A(3540) -3db
T10A(3542) -9db
T11A -12db

2. Horn Types (kiểu họng kèn)

K-5 (early Klipschorn)
K-400/401 – Klipschorn
"01" variant is "plastic" or carbon fiber/ composite version
K-500 - Belle and early Klipschorn's (until 1955)
K-600/601 – Cornwall, Cornwall-II
K-700/701 – Heresy (all models), Cornwall-III
K-76 (Tweeter Horn) - Heresy II, Forte-I, early Cornwall-II (1.5)
K-79 Tractrix Horn - Heresy-III, Cornwall-III
K-1000 Heresy type "H", Cornwall-I (early models)


Chất âm của đôi loa Klipsch Cornwall I

Sau bao ngày gian khổ, vui buồn lẫn lộn khi nghe đôi CW này, thực ra có lần mình đã nghe qua đôi JBL studio master L200 thật là nhức nhối nhưng giá thành không hề rẻ mà mình có thể với đến đôi loa nói chi là đồ đánh em nó. Lần này mình đi thẳng vào chất âm là chính, một không gian nhạc hoàn toàn mới mẻ và rất lôi cuốn, hút hồn của những người mê âm thanh.


nho.jpg

Thiết bị phối ghép và bản ghi lần này:


- Loa : Klipsch Cornwall I (8ohm, 102db, 100W, treble, mid đều họng kèn nhôm, bass 38cm theo nhà sản xuất ghi thông số, nhưng mình đo lại sao chỉ có 34cm, kệ hay là nghe thôi). Driver: Bass K33-P, Midrange K-55V, Treble K-77M. Phân tần B2.
- Tăng âm: Unico Primo (Hybird).
- CDP: Marantz CDP6003
- Dây loa: Neotech 5002
- Dây RCA: VDH D102 MK3
- Album nhạc: Bộ Tứ tuyệt, Yao Si Ting, What A Difference A Day Makes (2004), Jinchi 19 - Eternal Singing Endless Love 8, Kenny G - Golden Collection CD01.

Chất âm như sau:

Ở lần này aiai không dùng dây loa VDH Magnum được, vì loa cổ làm gì có cọc loa bắp chuối mất điểm quá nhưng vì yêu đành chấp nhận. Nhưng dây loa Neotech 5002 tỏ ra rất đều 3 dãi hơn dòng Neotech 5001 (hỗ trợ tốt cho trung trầm). Sau công tác chuẩn bị cắm rút, mình bật dàn lên cho play nhạc nhưng mức âm lượng 0% khoản 30 phút, lúc này nhìn lại đồng hồ đã 22h00 và trong khoản thời gian này tranh thủ dọn dẹp không gian cho thật gọn gàng, tươm tất. Đi rít điếu thuốc lấy tinh thần…hi.quay trở lại cái ghế được đặt ngay điểm ngọt đôi khi ngửi mùi còn cảm giác ngọt liệm thật, ấy chết cu nhóc nhà ăn kẹo chét lung tung. Aiai vui tính nói thế anh em đừng chém nhé, quay trở lại công việc chính.

Lần này aiai chỉ thích nghe những dòng nhạc hòa vào thiên nhiên nhiều hơn so với dòng nhạc than thở, trách móc người tình, tình yêu lãng mạn…

Bộ album Tứ Tuyệt là điểm nhấn, mình chọn Tuyệt Hoa bài 02. Rain Butterfly cho màng mở đầu trình diễn, hơi bất ngờ tiếng nước chảy róc rách như dưới chân mình, lẫn vào đó là tiếng trầm bài này rất hay mềm sâu hun hút, tiếng đàn dương cầm thật da diết biết chừng nào thay lời hát nói lên sự thất tình của người đàn ông khi để người con gái mình yêu đi lấy chồng “ở bên người ấy em có vui được hong” haha.. mình nhớ nhớ nội dung này trong một bản nhạc trẻ do ca sĩ vn hát, lại đạo nhạc của Trung Hoa rồi. So tổng thể bản nhạc này mình thích nhất âm thanh thiên nhiên như tiếng nước và dụng cụ dương cầm, trống nhiều hơn organ.

Tiếp theo là Tuyệt Phong bài 02. You're Wind & I'm, tiếng gió thổi lồng lộng ngay trước mặt, trung âm kèn làm rất xuất nhiệm vụ, tiếng trãi rộng bao la, gần tai người nghe đặc biệt cảm giác nghe rất dễ chịu, bỗng nhưng có tiếng nói Dì sư phóng duê (tiếng trung mình không biết) gì đó cất tiếng rồi vang xa, thật xa, rất có chiều sâu rồi từ từ tất liệm như cảnh hai người yêu nhau đứng từ hai quả núi alo ấy. Ở bản ghi này tiếng trống, organ rất hay đặc biệt dương cầm độc tấu nhiều nhất và giọng ca bè theo tiếng đàn.

Lần này aiai chọn Tuyệt Tuyết bài 04. Winter Rain để nghe lại tiếng nước ngay từ giây đầu tiên, vẫn là tiếng nước chảy, nhưng khác với bài 02. Rain Butterfly ở chỗ, lần này dễ bị nhầm lẫn nếu như nghe mù và dàn thể hiện tiếng không chi tiết, trung thực, tầng lớp âm thanh tốt. Bài 02. Rain Butterfly là tiếng nước của dòng suối chảy trong vắt róc rách ngay dưới chân, còn bài Winter Rain tiếng nước chảy có gió thổi xào sạt, đôi loa tách biệt tầng lớp thật rõ ràng cho phần nước mưa chảy từ trên xuống, người nghe dễ dàng nhận biết đó là âm thanh của nước mưa rơi.

Những bài có tiếng nước rất hay như 07. I am a Piece of Cloud – Violin, 08. Blue Sky Blue Dream - Violin và tiếng voilin thật tuyệt trong bài 08. Blue Sky Blue Dream – Violin, uyển chuyển tiết tấu nhanh lúc rạo rực vui tươi, lúc thì chậm rãi buồn bả, nền âm thanh trong bài này các bác để ý nghe tiếng dế gấy nhé, dạo lúc đầu thì nghe to nhưng từ 45 giây cho đến hết bài tiếng dế gấy rất nhỏ, có khi không nghe được vì bị tiếng trống, voilin dồn dập lắng sân.

Đến bài 09. Love Story cũng là tiếng nước chảy róc rách, tiếng độc tấu dương cầm, nhưng bài được bè cùng cây guitar, tiếng guitar nhân không kém cùng dương cầm. Bài này thật lãng mạn quá.

Nói đến Tuyệt Phong phải nói đến gió, sấm sét aiai nghe tiếp bài 12. Lover - Piano vào phút thứ 2:30 giây tiếng sấm sét đánh ầm giựt hết cả mình và bài 09. One Thousand of Sad Reasons nghe tiếng piano thật hay ở những nốt C “Đô trưởng” C# “Đô thăng”, tiếng guitar clip nghe mà nổi da gà, bài hát thật buồn, đúng là tình đầu chưa nguôi và người đi mãi mãi không bao giờ trở lại.

Để thay đổi không khí aiai thử 1 bài hát Jazz - 01. What A Difference A Day Makes do một bác giới thiệu dàn trên youtube, một dàn rất khủng McIntosh MC 275 + MCD 500 + C2300 + Sonus Faber Elipsa.1
http://www.youtube.com/watch?v=2ZF4NgEW_mA
mình không có ý so sánh với dàn này, nhưng bản ghi này mình có được cảm giác nghe tựa tựa dễ nhận biết nhất là dãi trung âm giọng nam trầm dày tiếng, ngọt đôi lúc khàn khàn cùng bè với cây saxophone cho tiếng khò khè và tổng thể nền âm thanh dày đặc cả căn phòng. Thật tiếc khi bản ghi này gốc là 24 bit, mình lại dùng bản ghi sang lại chắc lượng sẽ kém đi nhiều và tổng thể mặt bằng không thể nào sánh được với Sonus Faber Elipsa.1, nhưng Cornwall cũng sẽ khiến cho bạn phải lắng nghe hết bản nhạc này.

Tiếp theo là 2 giọng nữ thật ngọt, Yao si ting thật nhẹ nhàng, dịu dàng qua bài Halleluyah và 11. How Could An Angel Break My Heart - Kenny G giọng ca nữ này aiai không biết tên nhưng nghe thật đã khi cô ấy lấy hơi, ngân nga, dịu dàng cùng bè với cây kèn saxophone của Kenny G, ở bài này tiếng trống rất là hay ở khúc 1 phút 30 giây. Nhưng nếu so sánh về giọng nữ khi tăng âm đèn mà mình được nghe trên CWI so với Primo, thì Primo chưa thể hiện hết sự mùi mẫn, gai góc trong giọng nữ của hai bản nhạc này và giọng nữ trẻ trung khác. Bởi lẽ đó đã khiến mình sẽ chuyển qua đèn, nhưng vẫn nhớ sự mạnh mẽ trong âm trầm của bán dẫn sò Mosfet của Primo.

Kết luận:

Theo như cá nhân mình đánh giá về phần loa CWI thích hợp nhiều dòng nhạc, dễ chơi, trong tiếng bass thể hiện tốt có đặc sắc riêng nhưng khó lòng qua nỗi tiếng bass của cặp JBL L200 và dòng loa JBL khác. Mình nhận ra rằng qua vài bài giao hưởng mình nghe, không để lại cảm giác sâu sắc cho lắm, nhưng với dòng nhạc vocal, guitar, violin, hòa tấu, nhạc thúy nga, nhạc Trịnh và một số thể loại nhạc khác thể hiện tốt. Trừ giao hưởng, cổ điển chưa ấn tượng cho lắm. Đôi loa thể hiện xuất sắc, ấn tượng nhất là Vocal chậm rãi thì nổi hết da gà.

Dãi trép: Hài hòa, long lanh.
Dãi trung: Dày, ấm,mượt mà, giọng ca được đẩy đến người nghe nhiều hơn (Điểm mạnh).
Dãi trầm: Mềm, sâu.

Ưu: Bass,mid,treble đều hay. Nghe âm lượng nhỏ 1 vạch thôi đã cảm nhận được nền âm thanh dày đặc, trầm tốt. Chất âm rất lối cuốn, rất hoài cổ.
Khuyết: Tiết tấu nhanh bass đáp ứng không kịp, tiếng trung âm không được trong trẻo so với dòng loa mới giờ.

Bài viết có chút đánh giá cá nhân, có chi sai xót mong các bác thông cảm bỏ qua, đừng nói lời cay đắng tội nghiệp em, mục đích cũng chỉ để giao lưu học hỏi là chính. gday.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lacthien81

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

bác chủ chuẩn bị rước e Klipsch nào vậy ^_^
 

triaudio

New Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

sao chỉ thấy mấy dòng chữ thôi chứ không thấy hình ảnh loa cổ đâu bác?
 

tuanaiai

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Lịch sử còn dài lắm các bác, cứ đón đọc tại đây nhé sẽ bonus hình, còn tiếp...
 

billkute

Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Lịch sử còn dài lắm các bác, cứ đón đọc tại đây nhé sẽ bonus hình, còn tiếp...
Đúng là mì ăn liền không hơn không kém... tôi tự nghĩ tôi và bác không quen biết không hề hấn gì với nhau nhưng sao thấy lời viết và suy nghĩ của bác nó thể hiện chút gì đó đến tố chất của con người mà hay gọi là "lanh chanh" vậy không hiểu ?! bác nên sưu tầm, trình bày chu đáo hơn và hoàn thiện nó một cách chất lượng nhất chú ở đây chẳng có ai giành giật TOPIC của bác đâu mà vội vàng thế! thân.
 

tuanaiai

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Đúng là mì ăn liền không hơn không kém... tôi tự nghĩ tôi và bác không quen biết không hề hấn gì với nhau nhưng sao thấy lời viết và suy nghĩ của bác nó thể hiện chút gì đó đến tố chất của con người mà hay gọi là "lanh chanh" vậy không hiểu ?! bác nên sưu tầm, trình bày chu đáo hơn và hoàn thiện nó một cách chất lượng nhất chú ở đây chẳng có ai giành giật TOPIC của bác đâu mà vội vàng thế! thân.

Chào bác, cám ơn bác đã đóng góp ý kiến, mình e rằng bác dùng từ hơi nặng. Theo như phong cách của bài viết này, mình sẽ chậm rãi không có gì vội vàng, vì không như phong cách của những dòng loa mới "mì ăn liền" chạy ra shop là mua được ngay, vấn đề loa cũ phại thật sự kiên nhẫn, mưu sự tùy duyên có duyên sẽ tìm được loa như ý. Nếu bác không có đủ kiên nhẫn theo dõi thì mình không welcome bác, mình mong rằng bác đừng có dùng từ ngữ với lời lẽ nặng như thế...vì mình chẳng có thù oán gì với bác, chỉ là sân chơi..mong bác hiểu.
 

minhtuantkh

New Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Ban đầu em tưởng bác bình thơ...hehe. Quyết tâm rước Cornwall hả bác? Chơi loa cổ đúng là phải kiên nhẫn, lúc đầu dựng bộ 2 kênh em cũng chọn Klipsch cổ nhưng đợi không nổi phải múc Tannoy. Nhìn thấy Topic mới em đoán thế nào cũng có bạn thân của bác chọi đá, đúng y chóc luôn.
 

ptkrelax

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Klipschorn cái này là hàng khủng đây chứ chẳng chơi đâu.
Review thì từ từ chứ mấy bác. Giống xem phim bộ nó mới hồi hợp chứ.
 

tuanaiai

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Cám ơn các bác đã welcome, mình mới cập nhật Heresy I,II,III. Mình sẽ có bài review về Cornwall I trong đây, các bác đón đọc. Gday all.
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Thêm Mode cho sinh động .
Klipsch Klipschorn
kilpschprn.jpg

kilpschprn(1).jpg


Scheme 3 ways, 3 loudspeaker all horn scheme, and a floor type
Using unit For low-pass: Horn type
For mid ranges: Horn type
For high regions: Horn type
Frequency characteristic 33Hz-17kHz±3dB
Impedance 8ohms
The maximum input 100W
Output sound pressure level 104dB/2.83V/m
Cross over frequency 450Hz, 4.5kHz
Dimensions Width 794x height 1324x depth of 724mm
Weight 75.8kg
 

tuanaiai

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Đôi loa huyền thoại Klipsch Klipschorn, đã thiệt.
 

ptkrelax

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Đôi loa huyền thoại Klipsch Klipschorn, đã thiệt.

Em thấy nó có 3 cái khủng.
độ nhạy 105, 80kg/loa và giá trên 10.000 USD( khủng so với dòng Cờ líp thôi nhé) giờ nhiều loa còn khủng hơn nữa.
Hiện SG có vài bác đang bán cặp này
 

dogiabao

Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

sắp có người vật vã vể klipsch.vật vã rồi lại lăn tăn
 
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Em thấy nó có 3 cái khủng.
độ nhạy 105, 80kg/loa và giá trên 10.000 USD( khủng so với dòng Cờ líp thôi nhé) giờ nhiều loa còn khủng hơn nữa.
Hiện SG có vài bác đang bán cặp này
Hàng khủng sao có nhiều người bán thê Bác nhỉ?
Nói chung loa cổ nghe thư thái, nhẹ nhàng, mộc mạc;;)...đầu tiên nghe nó nhạt nhạt thế nào í, riết rồi ngấm và nghiện khi nào k hay? Phải k các Bác?
 

MTAM

Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Cám ơn bác chủ đã có công sưu tầm và dịch cho anh em đọc để có thêm nhiều thông tin bổ ích
Tuy nhiên, như bác gì ở trên cũng đã nói (tuy có hơi quá lời) thì bác nên trau chuốt bài viết của mình thêm nữa để mọi người dễ hiểu cũng như thích thú hơn với bài viết
Chẳng hạn như 1 số từ gây khó hiểu như "trung củ, cao củ,..." bác nên xem lại lựa từ khác cho bài viết được hay.
 

tuanaiai

Active Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

Cám ơn bác chủ đã có công sưu tầm và dịch cho anh em đọc để có thêm nhiều thông tin bổ ích
Tuy nhiên, như bác gì ở trên cũng đã nói (tuy có hơi quá lời) thì bác nên trau chuốt bài viết của mình thêm nữa để mọi người dễ hiểu cũng như thích thú hơn với bài viết
Chẳng hạn như 1 số từ gây khó hiểu như "trung củ, cao củ,..." bác nên xem lại lựa từ khác cho bài viết được hay.

Cám ơn bác đã góp ý, vì trong đoạn này nói về các củ driver nhiều, ví dụ driver cho dãi treble, mid, bass nên mình đã chú thích để được vắng tắt. Gday.
 

cuongdoanvan

Well-Known Member
Ðề: Những đôi loa cổ Klipsch..!

phải công nhận bác chủ ngoài trình audio ra , trình độ văn thơ cũng có hạng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên