Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Ca sĩ lai Randy đã tìm thấy mẹ đẻ?​

Khi Randy đến đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần, chào bà. Hai người đồng cảnh cứ đứng nắm tay nhau.
Nhận được tin người phụ nữ gốc Huế hiện sống ở Đồng Nai nhiều khả năng là mẹ mình, chàng ca sĩ gốc Việt Randy đã quyết định tới gặp bà. Đối với bà Hai, cuộc gặp gỡ này là sự kỳ vọng lớn nhất sau hơn 40 năm đằng đẵng chờ đợi. Còn với Randy, từng đó thời gian nếm trải đủ gai góc và nghiệt ngã của cuộc sống đã rèn cho anh một bản năng điềm đạm trước những hoàn cảnh dễ khiến con người bộc lộ cảm xúc.

Trước khi khởi hành, Randy nhờ người vào tiệm mua bó hoa và giỏ trái cây để tặng "mẹ". Lúc lên xe Randy mải mê kể cho những người đi cùng về các cuộc điện thoại, tin nhắn anh nhận được lâu nay. Sự điềm tĩnh giúp Randy đủ tỉnh táo để kiểm chứng, thẩm định thông tin và nhanh chóng khẳng định đúng hay sai, cho đến lần này…

Đọc thông tin về người mẹ Randy sắp tới gặp, ca sĩ gốc Việt khẳng định, có một vài thông tin không khớp với những gì anh tìm được tại Cô nhi viện Thánh Tâm. Tuy nhiên sự giống nhau qua bức ảnh của bà hồi trẻ và bức phác họa chân dung của nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến… khiến Randy cảm thấy cần phải gặp bà.

randy%201-ae30a.jpg

Cuộc gặp gỡ vui vẻ và cảm động giữa ca sĩ Randy và bà Hai. Ảnh: TT.

"Đó sẽ là niềm hạnh phúc nếu bà là mẹ tôi nhưng nếu không phải thì tôi cũng sẽ rất vui nếu được gặp bà. Cuộc đời của tôi đã khốn khổ nhưng so với bà, nỗi đau khổ của tôi thật nhỏ bé. Chỉ riêng những nỗi buồn mà bà trải qua đã quá đủ để đem tôi đến gặp bà", Randy tâm sự.

"Tôi đã phải chịu nhiều cảnh phân biệt đối xử nên tôi hiểu. Giờ tôi cũng đã làm bố của ba đứa trẻ nên tôi càng hiểu hơn", Randy thở dài.

Hành lang rộng cỡ chừng hơn một m2 của dãy nhà trọ nơi bà Hai thuê đã được quét tước sạch sẽ, bày biện thêm chiếc bàn và mấy cái ghế nhựa mượn vội từ quán nước của bà chủ cho thuê nhà. Bộ đầu đĩa và TV vẫn liên tục phát ra những bài hát của ca sĩ Randy. Bà Hai phúc hậu trong chiếc áo bà ba màu tím Huế đang còn mới, chiếc áo chỉ mặc cho những ngày lễ trọng, cứ nhấp nhỏm ở cửa ngóng khách tới.

"Ba đêm nay chị hai tôi không ngủ rồi đó", cô em gái út của bà Hai cười rơm rớm nước mắt. Còn bà Hai hồi hộp hỏi bằng giọng run run: "Thế Randy có xuống được không chú? Randy chắc chút nữa mới xuống sau chú nhỉ?".

Kể từ khi chia sẻ câu chuyện đời của mình trên báo, bà Hai đã bước sang một phần khác của cuộc đời. Những người quen biết bà sững sờ trước những gì bà đã phải trải qua. Cô em út cứ ôm chị khóc mà nói, tưởng đã hiểu đời chị khổ như thế nào, giờ mới rõ là mình chỉ biết được 50%. Bằng thái độ khá điềm tĩnh, bà Hai bày tỏ cuộc gặp này là hên xui. Chỉ có 50% khả năng đứa con thất lạc bà đang tìm kiếm chính là nam ca sĩ này.

"Nhưng 50% là đã quá nhiều với tôi rồi, nên tôi cố gắng gặp bằng được Randy. Nếu không gặp được ở Việt Nam, dù có qua tới đất Mỹ tôi cũng tìm gặp bằng được", bà Hai quả quyết.

Chất giọng Huế nhẹ nhàng của bà Hai khi nói đến chuyện gặp mặt bỗng trở nên rắn rỏi và kiên định. Người phụ nữ này đã nhiều lần cắn răng ôm lấy con khi đứa bé bị trêu chọc, bị dằn vặt, bị xa lánh bởi một màu da khác biệt với chúng bạn... Khi những bí mật đau buồn hơn 40 năm qua đã được bộc lộ, lương tâm bà đã thanh thản hơn rất nhiều, và cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.

"Đọc bài báo về ca sĩ Randy, tôi thấy nhiều tình tiết rất trùng hợp, cho dù ngày và tháng có điểm không chính xác, cũng có thể do người ta thay đổi khi ghi vào sổ. Nhưng khi nhìn đến bức ảnh phác thảo của nhà ngoại cảm và ảnh ngày xưa của tôi thì ai cũng bảo là chính xác. Còn có cả sự trùng khớp ở chi tiết bệnh viện và nhà bảo sanh. Nếu không có chi tiết đó thì không bao giờ tôi lên tiếng cả", bà Hai tâm sự, nước mắt lại trào ra.

ran%20dy%202-ae30a.jpg

Hai "mẹ con" đã ôm chằm lấy nhau trong buổi gặp mặt đầu tiên. Ảnh: TT.

Khi Randy đặt chân vào đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần bà, chào bà. Hai người của hai số phận nhưng đồng cảnh cứ đứng nắm tay và nhìn thẳng vào nhau im lặng thật lâu. Họ đứng như thế rất lâu rồi ngồi xuống, mắt không rời. Không gian như chùng xuống, tĩnh lặng, có đôi chút gượng gạo, thổn thức, ngại ngần và trìu mến… Randy phá vỡ không gian "chết sững" ấy bằng những lời thăm hỏi sức khỏe. Bà Hai bình tĩnh và dần mặn chuyện hơn.

Câu chuyện của họ miên man về gia đình người con cả của bà Hai hiện sống ở Texas, về những đứa cháu nội đang chờ bà làm thủ tục sang đó để đoàn tụ, về gia đình và 3 đứa con cùng công việc của Randy…

Bà Hai kể, người con cả liên tục gọi điện hỏi thăm khi nào bà và Randy gặp nhau. Randy cũng tâm sự chuyện vợ anh thường xuyên hỏi về chuyện gặp bà Hai. Khi hai người cố gắng ráp nối lại những mốc thời gian mà Randy có được khi quay về cô nhi viện Thánh Tâm hỏi lại hồ sơ, câu chuyện bắt đầu quay về chủ đề chính.

Quá trình hồi tưởng ấy đưa họ trở về với những kỷ niệm đau lòng. Bà Hai lại khóc khi kể về quãng thời gian nhiều tủi nhục, một mình nuôi con, bị người đời dị nghị. Nghe vậy, giọng Randy chùng xuống: "Lúc chưa lập gia đình, con rất buồn và hận nữa. Nhưng từ khi con có vợ con rồi, con mới hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Có thể lúc đó tuổi đời con còn nhỏ, chưa cảm nhận được cuộc sống. Còn bây giờ con không hề oán trách gì người mẹ của mình nữa. Trong lòng con hiện giờ chỉ muốn được gặp mẹ để chia sẻ với mẹ thôi. Thế nên khi về Việt Nam con mới viết bài Xuân này con về với mẹ đó".

Nghe đến bài hát này, bà Hai lại vui vẻ trở lại. Hai người, một già một trẻ, có nỗi đau giống nhau, lại hào hứng bàn luận về lời ca của bài hát mà ngày nào họ cũng hát, theo cách khác nhau. Câu chuyện của họ quay về chuyến đi gặp nhà ngoại cảm của Randy mới cách đây hơn một tháng tại Bến Tre. Trong cuộc gặp đó, khi quan sát khuôn mặt của Randy, ông tuyên bố mẹ Randy đã mất, và sẽ cố gắng giúp anh tìm được mộ mẹ.

"Con rất cám ơn những ai cố gắng giúp con tìm được mẹ, nhưng chắc chắn con không muốn nghe đến từ 'mất' rồi. Con chỉ cầu mong một điều là đó không phải là sự thật, vì niềm tin mẹ vẫn còn sống là động lực khiến con có nỗ lực tìm kiếm, Randy chia sẻ.

Bà Hai cũng chia sẻ nỗi dằn vặt trong 40 năm khiến bà mệt mỏi, và ước rằng, dù có là mẹ con thật hay không, bà cũng sẽ là người mẹ tinh thần cho Randy. Hai người quyết định là sẽ đi thử ADN cho dù một vài thông tin không khớp.

"Nếu trong trường hợp xấu nhất là không phải, thì con vẫn vui vì cô là người mẹ tinh thần của con, bởi người như cô sẽ thấu hiểu nhất cuộc sống cũng như nỗi buồn của con và những người anh em lai bạn bè của con, ở Mỹ hay ở Việt Nam", Randy chia sẻ.

Randy quyết định sẽ ở lại Việt Nam đến đầu tháng 9 để hoàn thành việc xét nghiệm ADN, để hai người và hai bên gia đình được mãn nguyện. Randy kể cho bà Hai vết hằn tâm lý mà những người con lai như anh từng phải chịụ đựng, cú sốc văn hóa lẫn sự phân biệt đối xử mà anh và bạn bè đã trải qua suốt thời thơ ấu, cả ở Việt Nam và ở Mỹ. Bà Hai cũng trải lòng về những dằn vặt tâm lý của bà mẹ có con lai, vì sự xô đẩy của số phận mà phải rời bỏ máu thịt của mình.

Cũng trong thời gian qua, nam ca sĩ Mỹ gốc Việt này đã liên lạc với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" (một chương trình truyền hình tương tác) để nhờ tìm mẹ giúp. Mới đây, ban tổ chức thông báo đã tìm được một cô gái, có khả năng là em ruột của Randy. Bước đầu cô gái này cho biết, người mẹ già đã qua đời cách đây khá lâu và hiện chị vẫn còn giữ ảnh của anh trai mình rất có thể là Randy. Toàn bộ chi tiết về trường hợp này vẫn được giữ kín đến phút chót.

Nam ca sĩ có giọng hát trầm buồn cho biết, hiện nay tâm trạng anh khá hồi hộp mong chờ kết quả xét nghiệm ADN như thế nào. Nhưng nếu ngay cả những trường hợp "người nhận là mẹ" trên vẫn không đúng thì anh sẽ công bố kết quả ADN của mình trên các phương tiện truyền thông để bà mẹ nào hoàn cảnh tương tự có thể tiện đối chiếu.

Randy tâm sự: "Tôi luôn hy vọng mẹ còn sống, nhưng nếu sự thật mẹ đã mất thì tôi cũng phải chấp nhận thôi. Dù thế nào tôi cũng cần phải kiểm chứng rõ ràng. Trong trường hợp nếu mẹ mất thật thì tôi hy vọng mình vẫn còn anh em họ hàng thân thích. Còn có rất nhiều bà mẹ cùng hoàn cảnh như tôi. Tôi muốn họ hãy trải lòng ra, kể câu chuyện của mình và để cho những đứa con có cơ hội được tìm thấy họ, đừng có gì mà ngại ngần nữa!", bà Hai rưng rưng nói.

Cuộc gặp gỡ bịn rịn của Randy và bà Hai kéo dài gần tiếng đồng hồ. Cả hai chẳng ai muốn rời xa. Randy tâm sự: "Tôi hy vọng đó là mẹ tôi. Nếu kết quả ADN không công nhận điều đó thì tôi cũng mong người phụ nữ ấy giải tỏa được nỗi đau của riêng mình. Còn tôi, tôi sẽ tiếp tục hành trình tìm mẹ".

Theo Nông Huyền Sơn (An Ninh Thế Giới)

Ca sĩ Randy trải lòng về những người mẹ

(Dân trí) - Biết anh về Việt Nam tìm mẹ, nhiều người cảnh báo anh có thể gặp phải tình huống ngoài mong đợi. Nhưng Randy - chàng ca sĩ "con lai" - sẵn sàng đón nhận trường hợp xấu nhất để nuôi hy vọng một ngày có thể cất lên tiếng gọi “Mẹ”.

Tất cả những ai biết đến hoàn cảnh và hành trình tìm mẹ của ca sĩ Randy - giọng ca nổi tiếng với ca khúc “Nó” - đều khó kìm xúc động. Nhưng ít ai biết để đi đến quyết định quay lại đối diện với nơi mà trong ký ức từng là nỗi ám ảnh, Randy đã trải qua nhiều thay đổi trong cảm nhận, suy nghĩ về một người. Người đó anh không hề biết mặt nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc đớn đau và khát khao nhất. Đó là mẹ.

“Tại sao mẹ sinh tôi ra?”

Từ nhỏ sống ở cô nhi viện, đến 5 tuổi cậu bé Trần Quốc Tuấn, tên trong giấy tờ của ca sĩ Randy, được một gia đình ở Hội An (Quảng Nam) nhận làm con nuôi cho đến năm 1990, lúc 19 tuổi, anh theo một gia đình người Hoa đến Mỹ. Đó là quãng thời gian “đứa con lai” sống trong sự kỳ thị, phân biệt của những người nhận anh làm con, những người hàng xóm và… chính anh cũng kỳ thị bản thân khi nhìn rõ sự khác biệt trên cơ thể mình: làn da đem nhẻm, tóc xoăn. Những tên gọi “thằng con lai”, “con hoang” “đồ Mỹ đen”… theo anh từ thuở nhỏ càng đẩy Randy tách biệt với thế giới xung quanh.

Khi đó, anh luôn tự hỏi: “Tại sao mẹ sinh tôi ra? Tại sao lại vứt bỏ tôi? Tại sao bà sinh tôi lại khác với mọi người thế này?”. Từ nỗi đau của bản thân, cảm nhận về người đã sinh ra mình với Randy lúc ấu thơ chỉ là sự hờn giận lẫn oán trách.

Randy nhớ lại, những lúc đi chăn bò, anh thường nhìn xuống hố nước ở ngoài đồng và nghĩ dưới chiếc hố kia là bùn, là rác hay là phân, bẩn cỡ nào anh cũng sẽ nhảy xuống nếu nó có phép màu giúp da không còn đen, tóc không còn xoăn để được sống, được yêu thương, quan tâm như bao người. Khát khao đó anh chỉ giữ cho riêng mình, không có lấy một người để chia sẻ và anh lại trút tâm tư bằng cách… oán trách người đã sinh ra mình.


Việc quay lại tìm mẹ ngày hôm nay của Randy là điều mà trước đây anh chưa từng nghĩ tới!

Sang Mỹ, bước chân vào nghề hát, có điều kiện để học hành cũng là lúc cái nhìn về cuộc sống, con người của anh thay đổi. Anh bắt đầu mày mò, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Anh hiểu rằng mình sinh ra ở thời chiến khốc liệt, lại là đứa con của hai người giữa hai chiến tuyến, quan niệm của người Việt lại rất khắt khe thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Trước đây anh nghĩ mình bị mẹ bỏ rơi, bị hắt hủi thì giờ anh đặt ra nhiều tình huống. Sinh con vào thời chiến, biết đâu vì cuộc sống quá bần cùng, không đủ sức che chở cho con nên mẹ phải gửi anh vào cô nhi viện như là một sự sắp đặt, tính toán để con được sống, được một chỗ nương tự? Hành động đó chắc gì đã là sự bỏ rơi mà biết đâu lại là sự hy sinh của mẹ? Biết đâu mẹ cũng đang đau khổ muốn biết đứa con mình đứt ruột sinh ra bây giờ thế nào?... Rồi khi Randy có gia đình, có con, anh càng thêm khát khao muốn được sống với cảm giác về “tình mẹ” dù chỉ một giây.

Điều này đã thôi thúc anh quay lại nơi từng là nỗi “ám ảnh cuộc đời” để tìm mẹ. Hành trình này bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài cho đến hôm nay. Người đàn ông đã qua tuổi tứ tuần thường hình dung: “Nếu gặp mẹ tôi sẽ sà vào lòng bà. Được bà hôn lên tóc, vuốt má thì cho dù mình có hơn 40, 50 hay 60 tuổi đi nữa vẫn như một đứa con nít”.

Trong bấy nhiêu năm, Randy đi khắp các vùng miền ở Việt Nam, làm mọi cách để nhiều người biết đến mình nhưng không phải với vai trò một ca sĩ mà đơn thuần là “đứa con hoang” quay lại nơi mình có mặt trên cuộc đời với hy vọng gặp được người sinh ra mình.

Randy nói rằng, không phải là anh đang đi tìm mẹ vì anh không có tên tuổi, chỗ ở hay bất cứ thông tin nào về bà để tìm. Mà anh đang làm công việc “rao tin” về bản thân với hy vọng người sinh ra anh biết đứa con của mình còn sống và đang khát khao gặp bà.

Và những “người mẹ” trên hành trình

Cũng chính vì lẽ đó, trên hành trình của mình, Randy đã gặp không biết bao nhiêu người tìm đến anh, bản thân họ cũng nuôi hy vọng gặp lại được đứa con lai đã thất lạc của mình. Những người mẹ tìm gặp Randy, kể cả sau đó biết anh không phải là đứa con họ đang tìm, vẫn đưa đến cho anh nhiều tình cảm. Trong họ anh thấy được quá khứ đớn đau và dai dẳng chẳng biết đến bao giờ mới kết thúc. Hậu quả của chiến tranh không chỉ để lại những cơ thể tật nguyền hay là sự hy sinh mất mát mà còn đó biết bao nhiêu người phụ nữ có con lai phải chôn dấu quá khứ như bí mật cuộc đời. Đó cũng là rào cản để những "đứa con lai" như anh khó khăn trong việc tìm lại người ruột thịt.


Có những người mẹ gọi điện cho Randy trong nước mắt khi đề nghị: “Tôi muốn gặp cậu vì có thể cậu là con trai của tôi, năm nay nó cũng tầm tuổi cậu. Nhưng chỉ có thể gặp trong bí mật, tôi không thể để ai biết được về sự thật này”.

Randy3-68989.jpg

Trên hành trình tìm mẹ của mình, anh đã gặp không ít "người mẹ" Việt mang những nỗi đau đáu về quá khứ.

Với các trường hợp, Randy đều hỏi han rất kỹ, nếu các thông tin không trùng hợp, anh từ chối gặp để họ không hy vọng cũng như tránh cho họ không gặp phải những tình cảnh khó xử.

Người Randy đến gặp gần đây nhất là bà mẹ gốc Huế hiện đang sống ở Đồng Nai. Các thông tin về đứa con của bà mẹ này thật ra chưa trùng khớp với thân phận của mình, Randy không đặt quá nhiều hy vọng nhưng vẫn quyết định đến gặp bà vì anh thật sự xúc động trước sự can đảm, công khai chuyện quá khứ đã giữ kín bấy nhiêu lâu để được gặp đứa con của bà. Người mẹ này rất tin tưởng anh là con trai của bà. Bà thường xuyên gọi điện hỏi han, nhắc nhở anh giữ gìn sức khỏe hay việc xét nghiệm ADN, bà tự đi lấy máu, đem đi gửi chứ không để ai làm vì không yên tâm.

Điều này là động lực cho anh bởi anh anh đã từng nghĩ đến tình huống, có thể mẹ biết đến sự xuất hiện hôm nay của mình nhưng vì cuộc sống hiện tại, quá khứ đau lòng mà không thể lên tiếng nhận anh.

Randy biết trường hợp một cô con gái lai, quay lại Việt Nam tìm gặp mẹ. Những người em cùng mẹ khác cha nhận cô, nhưng chính người sinh ra cô lại nhất quyết từ chối không nhận vì bà không đối diện được với quá khứ.

“Nếu điều đó xảy ra với tôi, tôi cũng không trách mẹ. Tôi đã lường trước điều này, nếu để nhận lại đứa con mà mẹ phải đánh đổi tất cả, phải đối mặt với quá khứ đớn đau thì không phải là điều tôi mong muốn. Cha mẹ có thể hy sinh vì con, con không thể hy sinh vì bố mẹ mà”, Randy chân thành.

Suy nghĩ là vậy, Randy vẫn không giấu được anh đang rất hồi hợp chờ đợi kết quả ADN vào giữ tháng 9 tới không chỉ riêng với người mẹ ở Đồng Nai mà còn với hai người phụ nữ ở Đà Nẵng và Đăk Lăk. Nếu kết quả lần này vẫn chưa cho anh gặp được mẹ, Randy nói việc anh quay lại tìm mẹ diễn ra một cách rất tự nhiên nên đến một ngày có thể kết thúc rất tự nhiên. Nhưng chí ít bây giờ anh đã để lại ADN như là giọt máu của mình ở Việt Nam, nếu người sinh ra anh muốn tìm gặp đứa con của mình sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, Randy sẽ hoàn thành được khát khao sà đầu vào lòng bà để cất lên tiếng gọi “Mẹ”.

Hoài Nam
 
Chỉnh sửa lần cuối:

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Huy MC​

huy26044_269b5.jpg

Huy MC và chuyện trở thành người nhà Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Lâu lắm rồi Huy MC mới trở lại Hà Nội thăm gia đình. Đi bên cạnh anh có thêm 2 người mới: Vợ và cậu con trai hơn 1 tuổi.
Suốt buổi trò chuyện Huy MC cười "tít mít" trong hạnh phúc nhưng khi đề cập đến quãng thời gian sau khi chia tay Thu Phương thì anh lại trở nên bối rối, ngại ngùng. Với Huy MC, 6 năm "độc thân" là 6 năm anh có nhiều khoảng lặng để nghĩ về cuộc đời và bắt tay gây dựng một "thành trì" mới. Thành trì của sự sống "ươm mầm" từ những nỗi buồn, tổn thương...

Tôi sẽ về Việt Nam nhiều hơn

Chuyến trở về Việt Nam lần này của vợ chồng anh và con trai có vẻ rất vội vàng, lặng lẽ?

So với chuyến trở về lần thứ nhất năm 2010 thì lần này không vội vàng hơn nhưng lại bận rộn hơn vì trước khi về tôi có báo tin cho một số người thân biết. Thời gian gặp gỡ mọi người lần này do đó cũng được tương đối nhiều. Ngoài ra, vì dành thời gian cho gia đình nên tôi cũng không xuất hiện nhiều ở những nơi công cộng. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã rất ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện trong đêm liveshow của Mỹ Linh nhưng thực chất là tôi đã về từ trước đó được hơn một tuần. Hành trình đi và về lần này là 20 ngày.

Vậy anh đã dành thời gian như thế nào cho bố mẹ mình?
Bố mẹ tôi nay đã cao tuổi, già yếu hơn nên không thể đưa các cụ đi du lịch, chỗ này chỗ nọ như ngày xưa. Mấy ngày về nhà, tôi cùng bà xã và bé Huân (tên cậu con trai của Huy MC với vợ mới) toàn quanh quẩn trong nhà, phụ giúp ông bà làm một số việc hoặc tổ chức nấu ăn để cả nhà cùng quây quần. Chỉ thế thôi nhưng hai cụ cảm thấy hạnh phúc lắm! Có thể cảm nhận thấy niềm vui của các cụ cả trên nét mặt từ lúc chúng tôi mới về cho đến khi chuẩn bị ra đi. Tôi đang bàn với vợ là mỗi năm sẽ cố gắng về chơi với hai cụ một lần, không biết có thực hiện được không nữa.

Cảm xúc của anh trong chuyến trở về lần này thì sao?
Cảm xúc của tôi phức tạp và hỗn độn lắm. Thấy quê hương thay đổi nhiều hơn trước đây, đặc biệt là Hà Nội. Tuy nhiên, có sự thay đổi cần phải như thế nhưng cũng có những sự thay đổi khiến tôi nuối tiếc rất nhiều. Nhưng nói chung là tôi thấy mừng vì quê hương đang khởi sắc, đẹp đẽ hơn.
Còn bà xã thì đây là lần thứ 3 trở về Việt Nam. Trước khi kết hôn cô ấy có về Việt Nam một lần theo tour du lịch, một lần đi cùng với tôi và lần này là lần thứ 3. Trở về lần này, nhiều người ngạc nhiên vì vợ tôi nói tiếng Việt nhiều hơn. Lần trước, do không nói được tiếng Việt nên cô ấy rất ít nói chuyện. Bên kia, mỗi lần giao tiếp, tôi có sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Bố mẹ Quyên dù là người Việt nhưng giờ đã mang quốc tịch Mỹ, anh em họ hàng ở Việt Nam của Quyên dường như không còn ai. Bố vợ tôi hiện là bạn đời của cô Đặng Tuyết Mai - mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và ông đang giúp bà Mai trông coi tiệm phở ở Sài Gòn.

6 năm không yêu, không kết hôn
Anh từng chia sẻ, bà xã sang Mỹ từ năm 13 tuổi nên mọi suy nghĩ, cách sống đều nặng chất phương Tây. Vậy sau ngần đó năm chung sống anh thấy bà xã mình đã Việt hóa đi được chút nào chưa?
Nhận xét khách quan, tôi thấy bà xã đã Việt hóa đi rất nhiều. Tất nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, khi đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để cuộc sống thoải mái và thuận lợi hơn thì mỗi người sẽ phải cố gắng thay đổi một chút. Tôi qua Mỹ khi đã 34 tuổi nên cái cốt cách Việt trong mình đã cố định nhưng cũng phải thay đổi đôi chút để phù hợp với đời sống mới. Còn Quyên, cô ấy qua đó từ sớm, ít tiếp xúc với văn hóa Việt nhưng khi sống chung với tôi cô ấy cũng cố gắng thay đổi mình. Bằng chứng là Quyên đã cố gắng học tiếng Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt với tôi.
Người Mỹ rất tự chủ trong suy nghĩ và quyết định, họ ít khi hỏi ý kiến ai đó nhưng Quyên đã biết gọi điện hỏi ý kiến hoặc trao đổi với tôi mỗi khi định làm một việc gì lớn. Nghĩa là Quyên đã chấp nhận việc đề cao vai trò người đàn ông - chuyện thường có trong các gia đình Á Đông.

huy26043_caeb5.jpg

Huy MC và vợ con đang sống tại Mỹ

Không nhận mình là người đào hoa hay đa tình nhưng sau khi chia tay Thu Phương anh đã có không ít bóng hồng vây quanh. Lý do gì khiến anh chọn Quyên ?
Nếu tôi là người đào hoa thật chắc tôi đã kết hôn mấy lần nữa rồi mới đến với Quyên (cười).
Nói vui thế thôi, chứ sau khi đổ vỡ hôn nhân, tôi buồn một thời gian nhưng rồi cũng nguôi ngoai dần. Cũng hẹn hò người này, hẹn hò người khác, nhưng hẹn hò là một chuyện và kết hôn lại là chuyện khác. Chính vì thế, phải khoảng gần 6 năm từ ngày đổ vỡ, tôi đã không nghĩ đến chuyện kết hôn, thậm chí không yêu, chỉ có bạn gái thôi (cười). Chỉ đến khi tôi gặp Quyên trong một bữa tiệc của người bạn mà hai đứa chơi chung tôi mới cảm thấy đây là người tôi đang đi tìm, là người tôi có thể tin tưởng được và quyết định dọn về sống chung cùng nhau, rồi 1 năm rưỡi sau thì mới cưới.

6 năm "độc thân" nơi quê người, không yêu, không kết hôn. Anh bỏ ngỏ thời gian như vậy vì muốn tìm kiếm cơ hội hàn gắn cuộc hôn nhân với Thu Phương?
Cũng không hẳn như thế. Tôi chỉ dành thời gian cho việc đó đúng 1 năm thôi. Tức là chia tay Thu Phương năm 2003, đến 2004 tôi có đề cập với Thu Phương chuyện quay lại nhưng không có kết quả. Từ đó, tôi dập tắt mọi ý định hàn gắn và bắt đầu một cuộc sống mới, không vướng bận, không quá nghĩ suy, không quá ưu phiền...

Vậy khi quyết định yêu rồi gắn kết cuộc đời với anh, Quyên có biết anh đã từng là người của gia đình và từng có 2 con riêng?
Sau khi yêu nhau được một thời gian chúng tôi dọn về sống chung và tất nhiên đã xác định sẽ nên vợ nên chồng nên không thể sống gian dối được. Mọi sự thật về tôi, tôi đều nói cho Quyên biết rõ. Một điều đặc biệt là trước khi biết Quyên, tôi lại chơi rất thân với bố của Quyên cùng cô Đặng Tuyết Mai và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, khi đó bố Quyên và cô Tuyết Mai đã là "bạn đời" của nhau rồi. Bố của Quyên biết rất rõ về tôi nên chắc là Quyên cũng nghe từ bố mình một số chuyện. Tuy nhiên, khi nghe tôi kể về mình, Quyên cũng rất cảm thông và chia sẻ. Với Quyên, những chuyện của tôi là quá khứ và cô ấy nghe để hiểu hơn về tôi chứ không hề có bất kỳ một sự lăn tăn nào cả.

Khi thông báo chuyện kết hôn tới gia đình hai bên, anh có gặp phải sự phản đối nào không?
Không biết tôi có phải là người may mắn hay không nhưng khi đề cập đến chuyện kết hôn tôi đã không gặp phải trở ngại gì. Trước đó, tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ gặp phải sự phản đối dữ dội lắm từ phía gia đình nhà Quyên vì dù sao tôi cũng mang tiếng là người đàn ông đã “qua một lần đò”. Nhưng tôi đã được bố Quyên rất ủng hộ. Có nhiều chuyện vướng vào thế "lưỡng nan" nhưng chính ông lại là người đứng ra "hóa giải" hết để gắn kết chúng tôi lại.

Ngần đấy năm sống chung với nhau, giữa anh và Quyên có điều gì đó vẫn chưa thể hòa nhập?
Chẳng có gì lớn lao cả, toàn những chuyện vụn vặt, thường tình. Tôi thì tôi mong thời gian tới sẽ có được nhiều thời gian về Việt Nam nhiều hơn. Lý do chính là vì bố mẹ tôi đã già yếu lắm rồi nên tôi muốn được ở gần các cụ nhiều hơn. Vợ tôi là một người rất độc lập, không muốn phụ thuộc vào người khác nên khi tôi đề cập chuyện này thì cô ấy hơi đắn đo dù tôi dám khẳng định với cô ấy là về đây tôi có thể đi làm, cô ấy không phải đi làm nữa, chỉ cần ở nhà chăm sóc và dạy dỗ con. Nhưng Quyên là một người sinh sống nhiều năm ở Mỹ, tính tự lập rất cao.

Nhiều người nói bà xã hiện tại của anh là một người hơi lạnh lùng và khó gần?
Quyên là một người sống rất khép kín, cô ấy rất ít bạn. Vì bên đó, bình thường cô ấy đi làm ở công sở, hết giờ làm thì thẳng về nhà nên ít khi xã giao, đàn đúm bạn bè. Mọi người có thể thấy được sự e ngại, bỡ ngỡ đó của Quyên khi tiếp xúc với cô ấy lần đầu. Thêm nữa, cô ấy vẫn chưa quen với việc được săn đón vì cô ấy là một người hoàn toàn không liên quan gì đến nghệ thuật.

Tôi không hối tiếc
Có thể hình dung cuộc sống của anh những ngày mới chia tay Thu Phương như thế nào?
hực ra, việc quyết định có em bé chủ yếu là do tôi muốn vì với Quyên - một người sống rất Mỹ thì việc có con hay không có con không phải là chuyện lớn lắm với cô ấy. Nhưng tôi nghĩ, đã làm vợ thì phải nên làm mẹ, dù sao cũng cần phải có một đứa con chung để sợi dây tình cảm giữa hai vợ chồng thêm khăng khít. Bởi thế, tôi chấp nhận hy sinh thời gian và công việc của mình để ở nhà chăm sóc con cho Quyên đi làm sau khi sinh. Ở Mỹ, việc chăm sóc một đứa trẻ không đơn giản, nếu thuê một người chăm sóc riêng thì chi phí sẽ rất nặng nên tôi quyết định thà mình chăm con còn hơn đi thuê người khác.
Từ thời điểm đó đến giờ, cứ ngày thường thì tôi ở nhà chăm sóc con, đến cuối tuần (thứ 5, 6, 7) thì tôi lại "được phép" đi chơi nhạc theo ý thích. Cứ vào mỗi thứ 5 hàng tuần, tôi lại chơi nhạc cùng ban nhạc quen ở một bar của người Việt ở Live Saigon (nơi có nhiều người Việt sinh sống). Thứ 6 thì tôi lại chơi ở một chỗ khác và đến thứ 7 nếu có event (sự kiện) thì tôi lại cùng êkip trong ban nhạc, mang dàn âm thanh đi phục vụ sự kiện đó.

Anh có cảm thấy tiếc nuối không, nếu ngày đó anh ở lại Việt Nam và hết mình cùng với những hoạt động âm nhạc của mình thì tên tuổi của anh giờ có thể đã khác?
Khi đã quyết định thay đổi mình nghĩa là tôi đã hình dung ra được cuộc sống của mình sẽ như thế nào sau này. Thế nên, tôi không hối tiếc khi đã quyết định như thế. Tôi cũng không thấy chạnh lòng khi những người bạn cùng thời với tôi ở Việt Nam giờ có chỗ đứng vững chắc, cát xê của họ cao gấp nhiều lần của tôi ở bên Mỹ. Nhưng, cái gì cũng có quy luật của nó, "tre già thì măng sẽ mọc". Tôi nghĩ, trong giới showbiz, không nên khư khư quan niệm: Mình lúc nào cũng là nhất, cũng là đỉnh cao vì mọi thứ đều có thời điểm của nó.

Với Quyên, những chuyện của tôi là quá khứ
Có người nói, bên Mỹ, nhà anh rất gần nhà Thu Phương và các con thậm chí còn thân với mẹ Quyên hơn bố Dũng?
Quyên là một người rất chiều trẻ con, so với Thu Phương thì Quyên ít nghiêm khắc hơn. Tôi cũng chiều con nhưng không chiều bằng Quyên. Và ngay từ khi mới về sống chung, các con tôi đã gọi Quyên là mẹ rồi. Đó là một điều may mắn.

Cho đến bây giờ thì mối quan hệ giữa chúng tôi đã rất tốt đẹp. Hiện tại Hải và Thảo (hai con riêng của Thu Phương với Huy MC- PV) vẫn ở với mẹ Thu Phương và bố Dũng "đen", nhưng vì nhà gần nên chúng vẫn chạy qua chạy lại chơi với em như không có khoảng cách. Có một thời, con Hải có ý định chuyển qua sống với vợ chồng tôi nhưng vì nhà tôi hơi nhỏ nên cháu lại thôi. Bây giờ Hải đã 18 tuổi, cái tuổi nửa người lớn, nửa trẻ con nên cháu muốn một cuộc sống tự lập, tách hẳn với gia đình. Cháu đã biết lái xe và sắp tới có thể cháu sẽ thuê nhà ở riêng với bạn, nhất là khi bước vào đại học.

Hai con của anh với Thu Phương, bé nào giống anh nhất?
Tôi nghĩ là Hải. Hải có ngoại hình giống mẹ nhưng tính cách lại giống tôi, Thảo nhìn qua giống tôi hơn nhưng tính cách lại giống mẹ. Có những thời điểm, tôi nghĩ mình cần dồn sự chăm sóc và giáo dục cho các con nhiều hơn nên rất gần gũi các con. Đợt này tôi cũng muốn đưa hai cháu về thăm ông bà nhưng do các cháu vẫn còn học, chưa tới kỳ nghỉ hè. Thêm nữa, các cháu còn phụ thuộc vào lịch của mẹ Thu Phương. Thu Phương từ ngày có thêm cô công chúa nữa thì tương đối bận dù đã có ông bà ngoại phụ giúp.

Vậy hai con có năng khiếu nghệ thuật như anh và Thu Phương?
Chắc chắn rồi! Tôi có thử về một số lần thì thấy cả hai anh em rất có năng khiếu ca hát. Bé gái thì hiện đang được cho theo học lớp thanh nhạc trong trường còn cậu con trai thì đang tự học ghita, tự học hát trên Youtube. Và không phải khen con nhưng thực sự cháu chơi guitar rất khá mặc dù hoàn toàn tự mò mẫm. Tôi cũng có gợi ý cháu qua để tôi hướng dẫn thêm về trống nhưng cháu vẫn chưa thu xếp được thời gian. Tôi không mong con mình sau này sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng hay một nhạc công nổi tiếng, tôi chỉ mong đời sống tâm hồn của các cháu được âm nhạc bồi đắp sao cho đẹp đẽ và phong phú hơn thôi.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Huy MC: “Trái tim có thể hồi sinh một cách kỳ lạ”

huy04031.jpg

Hơn 6 năm, những ngày giáp Tết 2010, lần đầu tiên Huy MC về thăm quê hương. Người đàn ông ngoài 40 tuổi cười tít mắt như trẻ nhỏ. Ít ai biết những ngày qua, anh đã bao lần khóc bằng nước mắt đắng của đàn ông.

Quấn quýt bên Huy MC bây giờ là Bảo Quyên, người vợ mới cưới. Về lại Hà Nội, rong ruổi Sài Gòn, tiếng là đưa vợ đi ra mắt họ hàng, nhưng lòng người đàn ông đang yêu dù vui mấy cũng không khỏi xốn xang những kỷ niệm cũ.
Xoa bàn tay quanh cốc cà phê, mỉn cười nghe Không còn mùa thu phát ra từ loa quán, một nửa của cặp đôi năm nào thầm ngân nga: “Em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang…”.

Vợ Huy kém anh 5 tuổi, dáng dong dỏng, tóc đen suôn mượt, đặc biệt gương mặt trái xoan và thần thái rất có “nét phu thê” với Huy. Chị nói tiếng Việt trôi chảy nhưng có cái lạnh lùng của dân Mỹ trắng, chỉ niềm nở khi biết rõ danh tính và vào chuyện. Chị bận bịu tiếp đón bạn bè, thỉnh thoảng thăm nom chồng bằng cái nhìn hiền dịu.

Cảm xúc của anh trong chuyến về nước lần này?
Tôi vui lắm. Về chỉ 10 ngày, rất vội vã, nên không dám báo cho nhiều người, nhưng không ngờ lại được gặp gần hết bạn bè. Sáng nay tôi chỉ đi thăm nhà mới của cô Bống (Hồng Nhung) bên An Phú. Hay tin tôi về, Nhung nhất định bắt tôi phải ghé chơi, còn mời hai vợ chồng nghỉ tại nhà cô ấy.

Và vui còn vì anh đang yêu?
(Lại cười tít mắt, hơi ngượng) Vợ chồng mới cưới hơn 1 tháng thôi mà. Tôi về cũng là để đưa Quyên ra mắt họ hàng, xem như kỳ nghỉ của hai vợ chồng. Mình có tuổi rồi, tưởng khó có thể yêu lại, vậy mà cứ hồi hộp như yêu lần đầu. Khó tả lắm. Giờ thì tôi tin trái tim có thể hồi sinh một cách kỳ lạ.

Anh chị đã gặp và yêu nhau như thế nào?
Khoảng 3 năm trước, một người bạn chung của hai nhóm bạn đã giới thiệu tôi với Quyên. Nhìn Quyên tôi có cảm tình ngay ở vẻ ngoài hiền lành, sau đó là cách nói chuyện nhẹ nhàng, kiến thức xã hội, sự quan tâm cô ấy dành cho tôi.

Nghĩa là cả anh và chị đều bị “sét” đánh?
Cũng gần như vậy, nhất là Quyên (cười lớn). Sau này cô ấy thú nhận đã quyến luyến tôi ngay từ ngày hôm đó. Còn tôi hát tặng Quyên bài Biết đến thủa nào đúng như tình cảnh của tôi khi gặp cô ấy: “Phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng. Lòng đang băng giá bỗng ngập tràn muôn tia nắng…” (hát).

Nghe lãng mạn quá. Biết nghệ sĩ thường lãng mạn, nhưng với tuổi tác và biến cố tình cảm đã qua, khó tin là anh dễ yêu đến thế?
Phải nói là tôi và Quyên gặp nhau rất đúng lúc. Thời điểm đó, tôi vô cùng hoang mang, tuyệt vọng. Trong lúc tôi và Phương đã chia tay, hai con tôi chưa đón sang được, phải sống cảnh tha hương, cắm đầu đi làm để không phải suy nghĩ lung tung rối trí. Lúc đó, tôi rất cô đơn. Quyên cũng không hơn gì sau vài cuộc tình không đi đến đâu.

Như vậy có khác gì anh chị gặp nhau để “điền vào chỗ trống”, hơn là động cơ tình cảm tự nhiên?
Cho dù “điền vào chỗ trống” cũng khó mà điền vào rất khớp như vợ chồng tôi. Hơn nữa, hai đứa không chỉ hợp nhãn, đồng cảm, mà còn đồng điệu về nhiều thứ như sở thích, tính cách. Chẳng hạn, tôi và Quyên đều ngại sống bon chen, cùng thích ăn trứng đúc thịt, uống cà phê, nghe nhạc jazz, xem phim tình cảm Mỹ, mê kiến trúc và mỹ thuật thời Phục Hưng…

Vợ anh chắc cũng là fan của anh?
Tiếc là không phải. Quyên sang Mỹ từ năm 17 tuổi, nghe toàn nhạc ngoại, chỉ biết chút ít về âm nhạc Việt Nam. Ban đầu, cô ấy tuyệt nhiên không biết tôi là ca sĩ. Sau đó, Quyên tìm hiểu thêm về tôi qua bạn bè, thậm chí phải lên Google tìm tên tôi. Lần này về Việt Nam, Quyên bảo cô ấy… tá hoả vì không ngờ chồng nổi tiếng đến thế.

Vợ anh từng không biết nhạc của anh đến hiện tại, cũng không thể đi đến tận cùng trong cuộc chơi âm nhạc với anh, anh có cảm thấy thiệt thòi hơn xưa?
Không đâu, tôi sợ lấy vợ cùng nghề rồi. Cũng may là Quyên làm trong ngành địa ốc và ngân hàng, không liên quan đến âm nhạc.

Có một lúc nào đó, anh nhận thấy vợ mình bây giờ có bóng dáng người cũ?
Tôi không thích so sánh. Nhưng nếu phải so sánh thì đương nhiên về ngoại hình, Phương và Quyên khác nhau hoàn toàn. Còn về tính cách Phương chăm lo gia đình tỉ mỉ hơn Quyên. Nhưng cả hai có điểm giống nhau là đều rất mạnh mẽ và tự chủ.

Tự chủ đến nỗi anh chưa từng đựơc làm chủ họ?
Hình như là số tôi là vậy. Nhưng tôi cũng không thích làm chủ ai cả. Ngay như chuyện đi làm kiếm tiền về tôi cũng không muốn giữ. Ngày xưa đưa cho Phương, bây giờ giao hết cho Quyên. Đương nhiên, những chuỵên lớn trong nhà phải cùng nhau bàn bạc rồi mới quyết định.

Lúc mới sang Mỹ, cảm giác của anh thế nào?
Phấn khởi lắm. Tôi và Phương ra sức “cày” kiếm tiền đón con sang. Hôm nào được hát là vui như mở cờ trong bụng.

Hai người cùng có mục đích sống như thế, sao lại dẫn đến một kết cục không vui?
Như tôi vừa nói, Phương là người rất mạnh mẽ và tự chủ. Cô ấy đặt khát vọng lớn vào âm nhạc, xem ca hát là nghề chính và phải tiến thân bằng ca hát. Còn tôi lại khác, âm nhạc đối với tôi là một cuộc chơi lớn trong đời, chưa bao giờ tôi xem đó là một nghề cả. Đến khi xảy ra va chạm, khó khăn lúc tìm show, bay show bên ấy, chúng tôi dần nhận ra không thể tiếp tục đồng hành với người kia.

Lúc ở đáy vực của cuộc sống tại Mỹ, khi hạnh phúc đổ vỡ, phải làm phục vụ nhà hàng để kiếm sống, anh đã vượt qua như thế nào?
Tôi chỉ còn biết khóc. Nhiều lần, sau một ngày làm việc mệt rã người, tưởng về nhà đặt lưng xuống là ngủ như chết mà tôi vẫn không sao ngủ được. Tôi nằm khóc như đứa trẻ, trong nỗi tuyệt vọng cùng cực. Tôi đã rất cố gắng kiềm nén, thế mà nước mắt vẫn cứ tuôn.
Cũng có thể sức chịu đựng của tôi có hạn, nhưng nước mắt nào chẳng mặn. Hơn nữa, bản chất tôi vốn nhạy cảm, đa cảm. Vừa rồi, ngồi xem lại phim The Ghost (Oan hồn), thấy cảnh hồn ma của Sam cố điều khiển đồng xu để Molly tin vào sự tồn tại của tình yêu vượt qua cả ranh giới sống chết của anh ta, tôi lại khóc.

Giả sử quay lại thời điểm năm 2002 để được lựa chọn lại, anh có ở lại Việt Nam không và bây giờ có tiếc?
Tiếc để làm gì, có thay đổi được gì đâu? Tôi chỉ tiếc đã để bố mẹ buồn trong thời gian ấy. Còn hiện tại, tôi có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc như mong muốn. Được chứng kiến các con trưởng thành trong môi trường giáo dục tối ưu và trong tình thương của hai gia đình.

huy04034.jpg

Ca sĩ Thu Phương (ngoài cùng bên phải) cùng hai con và ca sĩ Phương Thanh.

Có thể hình dung cụ thể hơn về cuộc sống ở Mỹ hiện nay của anh thế nào?
Nhà tôi ở khu Vai, phía Nam Cali. Tôi có một tiệm xôi - cà phê cách nhà 45 phút lái xe. Hàng ngày tôi đến tiệm 12 tiếng. Vợ tôi đi làm 9 tiếng.
Tôi sành ăn và thích nấu ăn, nên tự tay điều hành và đứng bếp toàn những món Việt của tiệm như sữa đậu nành, xôi, phở, bún bò… Còn hai ngày cuối tuần, tôi thường đóng cửa tiệm bay show hoặc ở nhà chơi với vợ con, đến chỗ bạn bè dự tiệc, có khi tập hợp gia đình tôi và gia đình Phương ở nhà hàng nào đó ăn uống, vui chơi.

Nghe nói nhà vợ cũ (ca sĩ Thu Phương) ở gần nhà anh?
Nhà Phương cách nhà tôi khoảng 300m thôi. Năm ngoái gặp nhau, Phương vẽ đường đến nhà cô ấy cho tôi, tôi ngạc nhiên nói: “Ô hay, đây là đường về nhà anh mà”. Đến khi phát hiện đã là hàng xóm của nhau, cả hai vô cùng sửng sốt. Cho nên, tôi tin mọi việc đều có sự sắp đặt của số phận.

Giờ đã yên ổn với hạnh phúc mới, vai trò làm bố của anh có bị cản trở không?
Tôi rất mừng là Quyên và hai con của tôi đều quý mến nhau, còn rất hợp gu về nhiều thứ. Gần 1 năm nay 2 đứa đã gọi Quyên là “mẹ Quyên”. Có những chuyện chúng không nói với tôi hay mẹ ruột mà chỉ nói với mẹ Quyên.
Hai con tôi sống với Phương, nhưng hiện nay con trai lớn Duy Hải định chuyển sang ở với tôi. Hai gia đình thường hay qua lại bàn bạc cách chăm sóc con cái. Những ngày bay show vợ chồng Phương gửi con cho vợ chồng tôi.

Bao giờ anh trở về với khán giả trong nước, bằng âm nhạc?
Mấy hôm nay, tôi có đến phòng thu của nhạc sĩ Anh Quân. Anh ấy rất ủng hộ ý định thu âm cho tôi một đĩa nhạc. Tình yêu quê nhà vẫn thế, nhưng cuộc sống của tôi giờ đã khác, nên tôi muốn khán giả đón nhận tâm tư của hiện tại.

Cảm ơn anh đã chia sẻ!
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Hoài Linh​
hoailinh2.jpg

Hoài Linh: Tôi không cô đơn nhưng đầy cô độc
Giadinh.net - Gặp Hoài Linh ở Hà Nội nhân tour diễn “Người tình” của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Sự xuất hiện của danh hài khiến cả quán café rộng lớn như xôn xao, ồn ào hẳn.

Hoài Linh không chỉ là nghệ sĩ có tài trên sân khấu, ở ngoài đời anh cũng ít khi làm ai thất vọng. Hoài Linh thâm trầm, lặng lẽ và phảng phất một nỗi buồn khó đoán định. Có lẽ, khi anh mang nhiều nụ cười đến cho người khác, ông Trời lại lấy bớt của anh những niềm vui.


“Khán giả không cười thì tôi... khóc”
- Sự bùng nổ và lên ngôi của hài, phải chăng do con người hiện đại đang có quá nhiều thứ khiến họ mệt mỏi?

- Từ ngày xưa, ông vua trong cung đã có những anh hề riêng, chất hài trong dân gian truyền từ đời này sang đời khác, đã ít nhiều ngấm trong máu mỗi người Việt chúng ta rồi. Bạn có thể bắt gặp chất hài trong nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... thông qua tác phẩm của họ. Những câu dân ca, câu đố, tục ngữ đố tục giảng thanh. Nhưng đúng là bây giờ người ta cần hài nhiều hơn. Xã hội càng hiện đại, càng phát triển, đầu óc con người càng dễ căng thẳng và quá tải, hài là liều thuốc sảng khoái, xua tan những bực dọc và vất vả.

- Khi xem lại mình diễn, anh có... cười không?

- Tôi không xem lại để cười mà để rút kinh nghiệm. Nhiều khi lên sân khấu không làm chủ được, cứ làm theo cảm hứng. Xem lại thấy chỗ nào bị quá thì để lần sau sửa, hoặc còn thiêu thiếu điều gì đó thì bổ sung, thêm thắt vào. Cũng có những đoạn ngẫu hứng, khi xem lại cũng buồn cười. Còn những phần có sẵn trong kịch bản, đã tập rồi thì...

- Có những lúc “tung chiêu” mà khán giả không cười thì sao nhỉ?

- Làm hài mà khán giả không cười thì lúc đấy trong lòng bật khóc rồi đấy.


- Anh có giỏi tiết chế cảm xúc khi ở trên sân khấu không?

- Tôi tiết chế khá tốt, nhìn khán giả để điều tiết cảm xúc. Làm hài sợ nhất là đi quá đà, phải nhạy cảm để biết khán giả nghĩ như thế nào. Có khi hàng chục người cười nhưng có một người cau mày thì mình phải để ý, phải tìm hiểu. Thỉnh thoảng trên sân khấu tôi hay khựng lại để điều chỉnh là do bắt gặp một cái cau mày ở góc khán phòng nào đó.

- Đã bao giờ anh khó chịu vì fans của mình có những tình cảm thái quá?

- Với nghệ sỹ khán giả là người ơn mà. Hơn nữa, fans của tôi ngộ lắm, toàn người già và trẻ con thôi à! (cười).

Khi buồn chẳng biết tìm ai

- Dù dạng vai nào thì trên sân khấu Hoài Linh cũng rất đanh đá, dễ khiến nhiều người nghĩ ngoài đời Hoài Linh cũng đanh đá lắm đây?

- Tính tôi ít nói. Đi diễn xong là tôi về rúc vào phòng riêng. Có những tuần lễ không đi diễn, cả 7 ngày tôi nằm trong phòng.

- Có cảm giác rằng cây càng cao càng cô độc và lẻ loi?

- Tôi là một người không cô đơn nhưng đầy cô độc. Xung quanh có khi rất nhiều người, nhưng lại chẳng có ai để tâm sự, gửi gắm được những nỗi lòng của mình.

- Khi nào anh cảm giác mang tiếng cười đến cho nhiều người thì tiếng cười trong cuộc sống của mình bị ít đi?

- Có nhiều đấy. Khi còn trẻ, có lúc tôi từng nghĩ tại sao cuộc đời lại bất công với mình vậy? Bây giờ tôi nghĩ đơn giản thế này: khi người khác cười, người khác vui là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình rồi. Nghĩ thế để không muộn phiền nữa và bớt day dứt.

- Khi muộn phiền, anh kiếm tìm niềm vui như thế nào?

- Trước đây, khi có những khúc mắc trong cuộc sống tôi thường tâm sự với mẹ. Bây giờ mẹ già rồi, khi buồn tôi cũng không dám nói với mẹ nữa, sợ mẹ buồn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế những lúc buồn tôi thích về vùng sông nước, lội sông lội suối, ngắm cỏ cây xanh mướt.. Khi đó tôi thấy an lòng.


- Có biến cố gì nghiêm trọng khiến anh thay đổi như vậy không?

- Cuộc sống luôn có những thăng trầm và biến cố. Tôi sợ nhất là bạn bè mà “đâm hông” nhau, tôi bị nhiều như vậy đâm ra tôi rất buồn lòng. Khi tôi giúp đỡ ai đó tôi chưa bao giờ mong muốn người ta trả lại cho mình, nhưng tôi không ngờ đến việc họ nói và làm những điều tổn hại đến mình.

- Anh không có người bạn tri kỷ nào sao?

- Tôi có một người bạn tri kỷ nhưng bây giờ ở cách xa nhau quá. Thi thoảng mới gọi điện thăm hỏi đôi chút thôi.

Muốn diễn bi nhưng sợ khán giả... cười

- Là ngôi sao của sân khấu hài, nhưng lại sở hữu một gương mặt buồn, có bao giờ anh nghĩ đến chuyện thử một vai diễn bi kịch?

- Tôi cũng đã từng tham gia những vở bi nhưng khi diễn vẫn còn chất hài. Bây giờ tôi đang muốn làm điều đó. Tôi có nhờ thầy Trần Ngọc Giàu tìm vai nào buồn từ đầu đến cuối cho mình làm không? Thầy nói rất khó. Khi tôi xem anh Hữu Châu diễn vai Nguyễn Trãi tôi chỉ có nước quỳ bái phục chứ không làm được. Tôi muốn thử sức nhưng trong tâm lý cứ ngài ngại thế nào.

- Đóng đinh ở dạng vai hài, lên sân khấu diễn bi cũng sợ khán giả cười, anh nhỉ?

- Đúng rồi, đó là thách thức rất lớn. Tôi diễn hài xong, ca sĩ mời nán lại hát cùng. Mặc dù bài hát rất buồn, lẽ ra phải diễn tâm trạng buồn nhưng tôi không thể nào buồn được. Hát mà khán giả cười nên làm sao buồn được (Cười).

- Thời gian này, anh có mặt ở Việt Nam thường xuyên, có lý do nào đặc biệt không?

- Chắc tôi chưa về hẳn đâu nhưng thời gian này có một vài lý do khiến tôi có mặt nhiều hơn ở Việt Nam. Về đây, được đi diễn nhiều hơn nên vui hơn. Càng nhiều tuổi, thời gian đứng trên sân khấu với tôi càng trở nên quý giá. Đi diễn nhiều thì rất cực, rất mệt nhưng bù lại thời gian tôi được đứng trên sân khấu nhiều hơn. Tôi cứ lao vào công việc đắm đuối như vậy bởi tôi cứ đau đáu một điều rằng, đến lúc nào đấy mình có muốn diễn cũng không được nữa...

- Và anh đã nghĩ đến làm gì lúc đó chưa?

- Tôi làm gì cũng nhất định phải dính đến sân khấu. Ví dụ như mở lớp đào tạo các em trẻ có khả năng, có đam mê với nghề? Hay mở quán café để người ta xem hài, hoặc mời người khác diễn, mình ngồi dưới mình xem chẳng hạn.

- Cảm ơn và chúc anh luôn giữ mãi được nụ cười!
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

conhoailinh6_e46d3.jpg

Danh hoài Hoài Linh trong vai trò một... ca sĩ
conhoailinh7_9fe8e.jpg


Và trong vai trò diễn viên hài

Diễn viên Hoài Linh là một cây hài nổi danh ở cộng đồng hải ngoại và trong nước. Anh có một tuổi thơ vất vả, đầy khó khăn. Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh, anh được sinh ra tại Cam Ranh trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba gái, ba trai) và anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình (sau anh có nam ca sỹ Dương Triệu Vũ). Cha mẹ anh quê ở Đại Lộc, Quảng Nam.

Hoài Linh từng tham gia vào đoàn múa và bén duyên với nghiệp diễn hài từ lúc nào không hay. Vóc dáng cao, nụ cười giòn và cái duyên trời cho đã giúp cho Hoài Linh có được một vị trí đáng nể trong làng giải trí Sài Gòn và cộng đồng hải ngoại. Hoài Linh nổi tiếng với các vai giả gái, thầy bói và tài diễn như không diễn. Anh cũng từng tham gia một số phim điện ảnh như Võ lâm truyền kỳ, Nụ hôn thần chết…

Ngay từ lần đầu Hoài Lâm xuất hiện trên sân khấu, anh đã gây chú ý với công chúng và giới truyền thông khi được giới thiệu là con trai danh hài Hoài Linh và song ca cùng Mr Đàm ca khúc Giọt lệ đài trang. Bề ngoài chàng trai 16 tuổi trắng trẻo, thư sinh, khuôn mặt hiền giống với khuôn mặt của danh hài Hoài Linh. Ngoài ra, về vóc dáng, Hoài Lâm dong dỏng cao, gầy và… “mình dây”.
Trước một số thông tin thắc mắc không biết nam ca sĩ trẻ này có phải con ruột hay chỉ là con nuôi của Hoài Linh, phóng viên liên lạc với danh hài nhưng không liên lạc được. Khi cần một lời xác nhận lại của Đàm Vĩnh Hưng, người bạn thân của gia đình Hoài Linh, anh chỉ nói: “Thời điểm này tôi chưa muốn chia sẻ gì cả, dù có là con nuôi hay ruột đi chăng nữa thì Hoài Lâm vẫn là con của Hoài Linh và đó là học trò của tôi.”
conhoailinh4_96e75.jpg

Hoài Lâm được giới thiệu là con trai danh hài Hoài Linh...
 

vantai24h

Banned
hải ngoại mình chỉnh thích ca nhạc sĩ trẻ, nghe mấy ông bà già hơi đau đầu
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Một vài hình ảnh Ý Lan ỏ tuổi 55
ImageHandler.ashx

ImageHandler.ashx

ImageHandler.ashx

ImageHandler.ashx

ImageHandler.ashx

ImageHandler.ashx
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Những scandal tình ái trong giới nghệ sĩ Sài Gòn: Những scandal tình ái “vô tiền khoáng hậu” của "ông hoàng nhạc sến" Chế Linh

chelinh_XWKR.JPG.ashx

Ông hoàng nhạc sến Chế Linh​

Hiếm có ca sĩ Việt Nam nào mà cuộc đời nghệ thuật lại kéo dài đến vậy. Ở tuổi 20, Chế Linh đã bắt đầu nổi tiếng ở Sài Gòn. Hơn 50 năm sau, Chế Linh vẫn còn đủ sức chinh phục khán giả bằng những ca khúc boléro một thời làm nên tên tuổi anh. Không chỉ nổi tiếng trong nghề hát, mà trong cuộc đời tình ái anh cũng nổi tiếng không kém với những scandal một thời làm rùm beng ở Sài Gòn, như: Có 2 vợ là chị em ruột, hai lần bắt cóc phụ nữ làm vợ, người vợ thứ ba tự tử vì... yêu anh…

Chàng trai Chăm và chuyến đi định mệnh

Chế Linh sinh năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, nay là làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Chế Linh là người dân tộc Chăm, tên thật là Chà Len, tên tiếng Việt là Lưu Văn Liên, sau này khi đi hát anh lấy nghệ danh là Chế Linh và viết nhạc với nghệ danh Tú Nhi.

Chế Linh sinh ra trong gia đình rất nghèo, anh là con giữa trong gia đình có 3 người con. Cha anh mất sớm khi anh mới được 4 tuổi, mẹ anh cũng qua đời vào năm 1979. Nhà nghèo, nhưng anh cũng được cho đi học hết bậc tiểu học ở trường làng, sau đó theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề, Phan Rang. Tại đây anh được các linh mục trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, gợi lên trong anh niềm yêu thích âm nhạc, là duyên cớ để anh trở thành ca sĩ nổi tiếng sau này.

Năm 16 tuổi, Chế Linh quyết định bỏ gia đình, chia tay quê nghèo vào Sài Gòn tìm cơ hội đổi đời. Tại Sài Gòn, anh đã trải qua biết bao nhiêu cực khổ đi mưu kế sinh nhai, anh làm đủ thứ nghề, kể cả làm đầu bếp, giữ trẻ. Anh rất chịu khó, siêng năng trau dồi kiến thức cho bản thân của mình trong những hoàn cảnh vô cùng cực khổ trong đời.

Nhớ lại những ngày này, Chế Linh kể: “Gia đình tôi ở Ninh Thuận, nghèo lắm. 16 tuổi, tôi bỏ mẹ, bỏ gia đình vào Sài Gòn, như là đi ra nước ngoài vậy. Khi ấy tôi thậm chí chưa nói thạo tiếng Kinh. Đến Sài Gòn, ba ngày đầu, tôi chẳng có nơi ngủ, chẳng có gì ăn ngoài bánh tráng. Đến ngày thứ tư, một ông xíchlô tốt bụng đã chở tôi đến gặp gia đình người Hoa để trông con giúp họ. Ban ngày trông trẻ, buổi tối tôi tự học nhưng không dám thắp đèn của nhà chủ mà tự mua đèn dầu để học. Thấy tôi như vậy, họ sợ cháy nhà và thương tôi nên đã mua bàn, đèn neon cho tôi. Từ đó, họ coi tôi như con và còn cho tôi đi học...”.

Năm 1962, Chế Linh tình cờ gặp lại vị linh mục người Pháp đã dạy nhạc cho anh trước kia, khi ông từ Buôn Ma Thuột chuyển về Sài Gòn. Vị linh mục này tiếp tục giúp đỡ anh và khuyến khích anh theo học tiếp văn hóa và âm nhạc. Chế Linh vừa học nhạc vừa học nhảy lớp để bắt kịp tuổi.

Sau khi thi rớt tú tài ban văn vào cuối năm 1962, anh không phải nhập ngũ vì chính sách thời đó miễn dịch cho người Chăm. May mắn đã đến khi anh tình cờ gặp được ban nhạc của những nhạc sĩ đã thành danh là Châu Kỳ, Trúc Phương, được các bậc đàn anh hướng dẫn thêm về nghề ca hát.

Rồi anh bắt đầu đi hát sau khi đã chuẩn bị cho mình hành trang khá vững vàng về chuyên môn, về âm nhạc. Sau đó, đoàn ca nhạc nơi anh đầu quân bị giải thể, nhưng lúc này Chế Linh đã bắt đầu có chút tiếng tăm, được một hãng đĩa ký hợp đồng thu đĩa, tiếng hát của Chế Linh nhờ đó mà lan xa. Bước ngoặt của cuộc đời anh là khi gặp được Duy Khánh, nhờ Duy Khánh hướng dẫn tận tình, giúp anh trở thành một ca sĩ có tên tuổi.
Sự nghiệp ca hát của Chế Linh càng được thăng hoa vào năm 1972, khi anh đoạt giải thưởng Kim Khánh - như là huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca do một tờ báo có uy tín ở Sài Gòn tổ chức. Năm 1980, Chế Linh qua Malaysia và sau đó sang Canada định cư tại Totonto cho đến ngày nay.

Chị cả, chị hai đều là vợ cả

Người hâm mộ, báo chí đã thêu dệt nên biết bao chuyện xung quanh cuộc sống tình ái của anh. Dù vậy, Chế Linh chỉ im lặng, không một lời phân bua, mãi đến gần đây anh mới chia sẻ: “Nếu vì khán giả thương mến bao nhiêu năm phải nghe những tin đồn thì nhân đây tôi cũng muốn một lần chia sẻ những bí mật đời mình, những điều tôi định sẽ viết trong cuốn sách đời tôi, nó chỉ được phát hành khi tôi không còn sống nữa”.
Và rồi câu chuyện “tình chị duyên em”, lấy cả chị lẫn em, một thời làm xôn xao Sài Gòn, giờ được chính Chế Linh thừa nhận: “Tôi và người vợ đầu trở thành vợ chồng năm tôi 21 tuổi, khi tôi đã có chút tiếng tăm trong nghề hát. Vợ tôi chia sẻ bằng việc nuôi con cũng như không làm phiền tôi trong con đường ca hát. Tôi sống với vợ cả hơn 4 năm, có với nhau 5 mặt con thì chia tay, các con lúc đó còn nhỏ lắm. Tôi nghĩ nếu nhắc lại những chuyện này thì sẽ làm đau lòng những người phụ nữ. Dù thực sự không muốn nhắc đến, nhưng tôi không có quyền khắt khe với khán giả khi họ dành cho mình quá nhiều tình thương mến, nên sẵn đây, tôi cũng chia sẻ rằng, người vợ thứ hai là em ruột của người vợ trước...”.

Đó là khi Chế Linh còn nghèo, phải sống chung với gia đình bên vợ cả. Hằng ngày ra vào, gặp gỡ cô em vợ xinh đẹp đang tuổi xuân thì trong khi vợ liên tục “nằm cữ”, nên tình cảm đã nảy sinh từ sự gần gũi ấy. Những khi vợ chồng xảy ra chuyện xích mích thường tình, cô em vợ thường là người thông cảm, chia sẻ với ông anh rể. Để rồi Chế Linh và “dì Út” yêu nhau lúc nào không hay.

Nhưng rồi cô em vợ xinh đẹp cũng không níu giữ được bước chân của “ông anh rể”, dù hai người sau đó đã lấy nhau. Họ chia tay sau hơn 4 năm chung sống, có 4 người con.

Giải thích về chuyện bỏ cả chị lẫn em, Chế Linh nói: “Chúng tôi chia tay nhau trong êm thấm và đến hôm nay họ vẫn yêu thương nhau. Việc này khiến tôi thấy mình đã hành động đúng, bởi nếu để sự việc tệ hơn mới chia tay, có thể cả ba bây giờ vẫn hận thù nhau hoặc sẽ không tôn trọng nhau. Tôi nghĩ rằng nếu sống với nhau không êm đẹp thì nên chia tay, bởi nếu cứ sống với nhau trong sự dằn vặt thì giá trị sống sẽ không còn. Nếu tôi không ra đi sớm, không chia tay sớm, chúng tôi bây giờ không thể nhìn nhau như những người bạn. Tôi từng mong khi chúng tôi chia tay nhau, tôi sẽ có vợ, các cô ấy sẽ có chồng. Rất buồn là tôi có vợ, nhưng hai chị em họ đều không chịu lấy chồng và đó chính là điều khiến tôi quý trọng họ”.

Người vợ thứ ba

Chia tay 2 người vợ đầu, Chế Linh đến với người vợ thứ ba tên Thúy Hằng, quê gốc Nam Định. Sau khi quen biết và yêu nhau một thời gian, Chế Linh đến gia đình Thúy Hằng xin cưới ba lần mà không được, cái lý lịch tình ái của Chế Linh làm gia đình Hằng thấy ngán. Được sự hậu thuẫn của người chú ruột Thúy Hằng, Chế Linh đã làm một chuyện tày đình là bắt cóc cô gái vị thành niên (17 tuổi).

Nhắc về chuyện “bắt cóc” này, Chế Linh kể: “Tôi nghĩ phải để gia đình Thúy Hằng biết mới có cớ để gỡ mối rối này nên sau 14 ngày gia đình không tin tức, tôi chở Hằng về, đi vòng vòng qua khu nhà cô ấy để người nhà biết Hằng đang đi với tôi. Gia đình Hằng khi biết chuyện đã tố cáo tôi dụ dỗ trẻ vị thành niên. Tôi và chú của Hằng phải lo làm giấy tờ cho Hằng mang về nhà thưa với ba mẹ rằng, tôi đưa Hằng đi để lo cho cô ấy đi làm ở một cơ sở chứ không phải bắt cóc...”.

Một người bác của Thúy Hằng khi đó đang giữ chức vụ rất lớn ở Sài Gòn đã dọa kiện Chế Linh ra tòa, nhưng khi Chế Linh đến gặp ông năn nỉ: “Cháu muốn cưới thực sự, nhưng gia đình không cho nên cháu phải bắt cóc thôi. Cái này cháu có lỗi thật, nhưng cháu muốn cưới”, thì người bác đã động lòng vì “đằng nào ván cũng đã đóng thuyền”, với lại Chế Linh cũng quá nổi tiếng, phụ nữ ai mà chẳng thích. Gia đình Thúy Hằng yêu cầu làm lễ cưới đàng hoàng cho nở mặt nở mày nhà gái, nhưng gia đình Chế Linh thì ở xa, không ai có điều kiện vào Sài Gòn, nên chàng ca sĩ da ngăm đen này đã nhờ bồi bàn, bồi bếp ở khách sạn đứng ra đại diện họ nhà trai. Họ nhà gái tới dự đám cưới biết chuyện đã rất tức giận, nhưng họ buộc phải đồng ý chứ không còn cách nào khác.

Cuộc đời tình ái của Chế Linh được tóm tắt như sau: Khi bắt đầu đi hát, Chế Linh cưới vợ cả, sống với nhau gần 5 năm, có 5 người con. Người vợ kế không cưới nhưng sống với nhau gần 4 năm và có 4 người con. Vợ thứ ba sống với nhau 3 năm và có 2 người con. Sau khi vợ ba chết, anh lấy người vợ thứ tư và sống với nhau đến nay, có với nhau thêm 3 người con. Anh có 4 đời vợ, tổng cộng 14 người con. Thế nhưng, đằng sau những đời vợ của anh là những scandal rùm beng một thời ở Sài Gòn.


Kỳ tiếp: Bí ẩn một vụ tự tử và chuyện Chế Linh mỗi năm có 1 con
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Bí ẩn một vụ tự tử và chuyện Chế Linh mỗi năm có 1 con

Chuyện tài năng ca hát của Chế Linh ai ai cũng biết, song trong giới nghệ sĩ Sài Gòn ngày ấy còn rất “nể” Chế Linh ở chỗ anh có con “năm một”. Cô vợ nào đến với anh cũng mỗi năm đẻ 1 con.
anh%203%20Che%20Linh_BQXK.jpg.ashx


Bí ẩn một vụ tự tử

Cô gái trẻ Thúy Hằng cũng không ngoại lệ, về làm vợ Chế Linh được 2 năm, cô sinh 2 đứa con. Đến năm thứ 3 thì xảy ra một sự kiện làm “sôi” dư luận Sài Gòn lúc ấy -Thúy Hằng chết vì uống thuốc tự tử. Nhiều tờ báo còn đặt hẳn nghi vấn là Chế Linh giết vợ. Cái chết của Thúy Hằng là một bí ẩn, ngay cả với chồng. Chế Linh cho biết: “Cái chết của Thúy Hằng sau này là một câu hỏi rất lớn với tôi, người ta đồn tôi đã mang tới cái chết quá bí ẩn cho vợ. Lúc đó Thúy Hằng bị bệnh suyễn. Mỗi lần cô ấy lên cơn, tôi thường hủy tất cả show diễn để ở nhà chăm sóc vợ.

Thời gian đó đang chuẩn bị diễn ra giải Kim Khánh, tôi có đăng ký tham gia, nên ít có thời gian chăm sóc vợ, có thể đó là nguyên nhân của thảm họa”. Chế Linh cho biết, hôm ấy anh ra phi trường đón một số bạn, nhưng do máy bay bị chậm đến 4 giờ, nên anh về nhà muộn. Khi anh trở về, mâm cơm Thúy Hằng nấu vẫn đậy lồng bàn, nghĩa là cô vợ vẫn đợi chồng về rồi cùng ăn. Bình thường Chế Linh sẽ nói với vợ: “Em à, ăn cơm đi, anh ăn sơ sơ rồi” nhưng hôm đó anh lại nói: “Anh ăn cơm rồi, không ăn nữa đâu”, rồi bỏ đi tắm, sau đó đi ngủ.

Khi ba cha con Chế Linh đang ngủ, người vợ Thúy Hằng xách giỏ đi ra khỏi nhà mà không nói đi đâu. Đến tối thấy vợ không về, Chế Linh đã nhờ anh em bạn bè đi kiếm khắp nơi, đến 2- 3h khuya rồi mà không thấy đâu. Thực ra lúc đó Thúy Hằng đi mướn phòng ở một nhà nghỉ gần đó, nơi Thúy Hằng và Chế Linh đã có những cuộc hẹn hò đầu tiên. Thúy Hằng lên phòng, uống thuốc tự vẫn, đến 10h sáng hôm sau người của khách sạn mới phát hiện ra, đưa nạn nhân tới bệnh viện, nhưng không kịp.

Thúy Hằng đã chết trước đó. Đến 11h sáng hôm sau, cảnh sát tới gõ cửa nhà Chế Linh, vừa nhìn thấy người mặc quân phục, linh tính mách bảo cho Chế Linh biết vợ mình gặp nạn. Đúng như vậy, họ báo cho Chế Linh biết vợ anh đã mất ở bệnh viện. Khỏi phải nói, dư luận Sài Gòn và báo chí tha hồ thêu dệt đủ thứ chuyện, nào là do Chế Linh có nhiều đào quá, muốn giết vợ, nào là hai người vợ trước của Chế Linh dồn ép nên Thúy Hằng chịu không nổi, phải tìm đến cái chết. Với tâm trạng đau khổ tột cùng, Chế Linh nhận hết trách nhiệm với nhà chức trách về cái chết của vợ mình. Nhưng trước những chứng cớ có được, cảnh sát kết luận Chế Linh không phải là người giết vợ.

Thúy Hằng quyên sinh chỉ để lại cho chồng đúng 2 dòng thư tuyệt mạng: “Em ra đi để anh còn mãi trong tim em và em cũng còn mãi trong tim anh”. Theo nhận định của Chế Linh, chính sự khủng hoảng về căn bệnh suyễn đã làm Thúy Hằng không còn tỉnh táo. Cô nghĩ rằng nếu chồng cứ bỏ bê công việc để chăm sóc cô ấy mãi thì làm sao tranh được giải thưởng Kim Khánh. Lúc Thúy Hằng tự vẫn chết, gia đình cô rất tức giận, quy tội cho Chế Linh.

May cho Chế Linh là trước lúc quyết định từ giã cõi đời, Thúy Hằng còn gửi cho em trai của mình một lá thư, dặn 3 ngày sau khi sự việc xảy ra mới công bố lá thư. Cậu em trai khi đó cũng quá khờ, nghe răm rắp theo lời chị. Chính lá thư đó đã giúp gia đình vợ hiểu rằng Chế Linh không dồn ép và cũng không phải là người giết vợ.

Sau đó, Chế Linh hay hát bài “Áo em chưa mặc một lần” với những câu hát thống thiết như: “Ngờ đâu dây đứt lìa đàn/Nụ hoa chưa thắm vội tàn/Chưa vui đã sầu chia phôi/Vội đi bỏ đôi áo mới/Ai mặc bây giờ em ơi...”, có khi nước mắt lưng tròng. Người hâm mộ hiểu rằng anh rất yêu thương và đau khổ về cái chết của người vợ Thúy Hằng.


Hạnh phúc không muộn màng


Sự ra đi của người vợ Thúy Hằng làm Chế Linh bị sốc thật sự. Giọng hát của anh như buồn hơn, thống thiết hơn. Các đồng nghiệp thấy anh hầu như không còn quan tâm tới phụ nữ, mà dành thời gian chăm sóc cho 2 đứa con nhỏ Thúy Hằng để lại. Nhưng mọi chuyện rồi cũng dần nguôi ngoai, kiếp đào hoa đâu dễ buông tha chàng ca sĩ đa tình. Ngày ấy, ở gần nhà Chế Linh có một ngôi biệt thự khá đẹp, mỗi ngày đi hát về Chế Linh đều đi ngang qua. Một lần, anh tình cờ thấy cô con gái của chủ nhà (sau đó anh mới biết tên là Vương Nga) đứng trên ban công, vẻ đẹp của người con gái mới lớn khiến trái tim tưởng như đã nguội lạnh của Chế Linh bỗng đập rộn ràng.

Chế Linh nhờ người theo dõi xem cô gái ấy có mối nào chưa. Một thời gian sau, người em của Chế Linh về báo cho anh biết cô gái ấy tên Vương Nga và chưa có mối nào. Vậy là Chế Linh lên kế hoạch chinh phục cô gái. Một hôm, chàng ca sĩ rất nổi tiếng nhưng cũng không ít tai tiếng ấy đã đón đường cô nữ sinh Vương Nga cùng 6 cô bạn trên đường đi học về, mời các cô vào uống nước ở một quán ven đường. Tới quán, mỗi người gọi một ly nước nhưng không ai uống cả, bởi họ sợ Chế Linh bỏ thuốc mê. Sau buổi gặp đó, Chế Linh thỉnh thoảng lại “đón đường” Vương Nga, nhưng mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở đó.

Đêm Noel năm 1974, Chế Linh “liều mạng” đến nhà xin cha mẹ cho Vương Nga đi chơi với mình và hứa đúng 12h khuya sẽ trả về. Cha mẹ cô gái đã đồng ý sau khi dặn dò con gái điều gì đó. Chế Linh chở Vương Nga đi chơi bằng xe Jeep, đầu tiên là ghé lại cửa hàng mua một bó hoa. Xong anh cho xe hướng ra ngoại thành, rồi chạy thẳng vô... nghĩa địa.

Cô gái trẻ ngồi trên xe thất kinh hồn vía, vừa sợ ma, vừa sợ chàng ca sĩ giở trò bậy bạ, nên cô hết lời năn nỉ, van xin Chế Linh quay xe ra. Thật bất ngờ, Chế Linh dừng xe bên một ngôi mộ, tự tay ôm bó hoa, rồi kêu Vương Nga xuống xe, đến bên mộ để dâng hoa cho người vợ cũ của Chế Linh. Việc làm đó của Chế Linh đó đã gửi đến Vương Nga thông điệp rất rõ ràng: Chế Linh muốn tiến tới hôn nhân với cô. Sau đó Chế Linh đưa Vương Nga đi hát và chở cô về nhà đúng giờ hẹn, không làm sứt mẻ một sợi lông mi.

Mấy tháng sau Chế Linh sang nhà Vương Nga xin cưới, nhưng đã bị từ chối, vì những “cô dì chú bác” của Vương Nga đã quá ngán chuyện tình cảm phức tạp của Chế Linh. Xin cưới đàng hoàng không được, Chế Linh lại lập kế hoạch bắt cóc cô gái giống như lần trước. Lần này, Chế Linh bắt cóc Vương Nga những 3 tháng. Ba của Vương Nga vất vả đi tìm con, đến khi tìm thấy con mình đang sống chung Chế Linh, ông ở lại luôn với “đôi trẻ”. Má của Vương Nga thấy chồng đi tìm con không về, lại cho em trai Vương Nga đi kiếm. Đến lúc đó, ba cha con mới về nói chuyện phải quấy với họ hàng. Đến nước này, gia đình Vương Nga đành phải chấp nhận chuyện “ván đã đóng thuyền”.

Họ cưới nhau cuối năm 1975, trong lễ cưới Chế Linh hát tặng vợ bài “Xin yêu tôi bằng tình người” do chính anh sáng tác, trong đó có câu: “Nếu tới thật thì đừng bỏ tôi đi như người đã chết”. Theo Chế Linh, mỗi lần nhìn hình dáng Vương Nga, anh thấy có nhiều nét giống với Thúy Hằng vợ trước của anh, nên anh sợ Vương Nga sẽ bỏ anh đi như người vợ trước.

Điều anh lo sợ đã không xảy ra, bằng chứng là anh đã sống cuộc sống êm đềm với Vương Nga gần 40 năm qua. Chế Linh cho biết, trong cuộc đời nghệ sĩ của mình, có những người phụ nữ tự nguyện tới xin làm người tình của anh, không tính toán, đắn đo, không đòi hỏi bất cứ điều gì ở anh và anh đã không dễ dàng để từ chối. Sau này sống với Vương Nga rồi, Chế Linh vẫn nhận được những “lời đề nghị” như vậy, nhưng may mắn là anh có nhiều chuyện thú vị hơn bên Vương Nga trong gia đình, nên không bận tâm với những “chuyện vặt” bên ngoài. Vậy là Vương Nga đã trở thành người phụ nữ sống lâu dài nhất và cuối cùng bên “ông hoàng nhạc sến” Chế Linh!

Thế là với 4 người vợ, Chế Linh có tổng cộng 14 người con. Riêng với 3 người vợ đầu, trong vòng 12 năm ông lần lượt sinh 11 người con.

Tham khảo: Bí ẩn một vụ tự tử và chuyện Chế Linh mỗi năm có 1 con | Văn hóa | laodong.com.vn
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Ở một góc độ ca sỹ thì Chế Linh vẫn luôn là một ca sỹ lớn của Việt Nam - Một cây cao bóng cả của một thời vàng son. :)
 

hieu xdav

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

sắp tới lại có liveshow của cụ chế8-|
 

gvnth

Active Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Nói về các ca sĩ nữ, tôi cho rằng Thanh Tuyền vẫn "Độc cô cầu bại" đến tận bây giờ
 

juniodekcandoi

New Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

nói thật dài quá nhưng dù sao cũng cảm ơn các nghệ sĩ đã cống hiến cho cộng đồng
 
Bên trên