Quê Hương Thanh Hoá

thanhdol

Active Member
Ðề: Quê Hương Thanh Hoá

bị ghét vì tính cách chứ ko phải ghen tị vì kém tài

Bạn đúng nhưng chỉ 1 phần ngoài thôi. Bạn biết tại sao không? Vì người Thanh thẳng tính, ăn nói không được tròn câu, ít ý tứ, bực gì nói nấy...Đó là vì người Thanh phải vất vả vật lộn với thiên nhiên để sống và sống tốt nên làm gì có nhiều thời gian để nói năng diễn giải lằng nhằng. Vậy nên tính cách người Thanh dễ bị người khác ghét. Nhưng khi hiểu họ sẽ quý mến ngay thôi.
Chỉ ghét 1 tính cách của người Thanh đó là không có sự liên kết cộng đồng, trong làm ăn ít thấy hỗ trợ nhau. các cụ ví người Thanh như bì khoai tây vây. Xổ cái mỗi củ mỗi góc.
Mà hình như tính cách này cũng đặc trưng cho người Việt khi ra nước ngoài thì phải các bác nhẩy.
Hy vọng cộng đồng Thanh Hóa trên mạng sẽ ngày càng lớn mạnh và gắn kết.=D>=D>
P/s: Tớ dân Đông Sơn!
 

Miu_HDNinhBinh

Active Member
Thanh Hóa như quê hương thứ 02 của Miu @ Từ khi đi làm đến giờ, Miu vẫn ở Thanh Hóa nhiều hơn bất cứ địa danh nào dĩ nhiên trừ nơi Miu sinh ra và lớn lên !

Nhắc đến đây Miu thấy xao xuyến trong lòng. Vì nơi này còn nặng một nghĩa tình :">
 

phieulangspring

New Member
Ðề: Quê Hương Thanh Hoá

E xin chào các bác.
Các bác nghỉ gì nếu Thanhhoa mình bây giờ có một showroom chuyên cung cấp về đầu phát HD và 3D rồi có luôn dịch vụ chép phim HD -3D nữa ah. Các bác cho e ý kiến với vì e đang có dự định sẽ mở một cửa hàng này ah.để cho có thêm nghị lực mong các bác góp ý nhiệt tình cho e nhé.
 

HDBH-GROUP

BĐH HD Biên Hòa
Ðề: Quê Hương Thanh Hoá

Topic giới thiệu con người.quê hương Thanh Hoá.Danh lam thắng cảnh,Đặc sản Thanh Hoá.Nhân kiệt Thanh Hoá.
Anh em có thể sưu tầm tài liệu,Hình ảnh nói về quê hương chúng ta nhé
Thanks

Suối cá Cẩm Lương-Thanh Hoá

Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100 km về phía Tây Bắc).

Huyền thoại về suối cá thần

Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.

Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.

Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.

Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.

Một ngày du ngoạn, khám phá suối cá thần

Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...

Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.

Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.

Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.

Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.

Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương.


Sau đây là một vài hình ảnh về Suối cấ Cẩm Lương.Thanh Hoá quê ta.

post-18-1210789076.jpg
img2636xz4.jpg

img2573ih3.jpg


IMG_3300.jpg


IMG_3296.jpg


30.jpg



Thành Nhà Hồ - Một điểm du lịch xứ Thanh


Thành Nhà Hồ

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.

Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên “An Tôn xã”. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi “Bến Đá”. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam, có kích thước rất lớn. Với hai cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa. Xưa kia khi đóng, khi mở bởi những bộ cánh cửa gỗ có bánh xe lăn, then cài chốt ngang. Ba mặt thành: Đông, Tây, Bắc đều được xây một cửa cuốn vòm riêng, cửa Nam là cửa chính được xây ba vòm cuốn, vòm giữa xây to và cao hơn hai vòm bên. Hai cửa Đông, Tây đều xây rộng 5,8m; dài 13,40m. Những tảng đá được xây ở vòng cuốn này được đẽo công phu, phẳng ba mặt nhưng chỉ mặt dưới được tạo nên bề mặt ở vòm cửa và phần tiếp giáp gờ bờ thành. Riêng mặt trên đỉnh còn nhiều tảng nhấp nhô không thành hình khối gì. Nhân dân địa phương còn cho rằng, vì mặt cửa Đông, Tây có thể chưa làm xong hoặc hai cửa này không xây chòi canh nên không cần gia công kỹ. Cổng Bắc chỉ có một cửa nhưng được xây công phu hơn. Toàn bộ cửa Bắc dài 20m, rộng 12,7m. Hiện nay Vọng lâu tuy không còn nhưng qua vết tích nền móng để lại cho biết đây là hệ thống cấu trúc khung gỗ có mái che, cột lầu không kê chân tảng mà được cắm sâu xuống nền cửa 0,45m. Cửa Nam là cửa chính, rộng 38m, cao hơn 10m, xây nhô ra tường thành phía ngoài 4m, ba vòm cuốn đều rộng 5,8m, vòm giữa xây cao hơn hai vòm hai bên 7,8m. Cả ba cửa đều xây rộng 14m. Cửa nào cũng được đóng bằng hai cánh cửa gỗ dày và nặng, hiện còn gờ cửa. Ở trên đỉnh phía nam cũng là một nền được lát đá bằng phẳng. Những lỗ đục hiện còn cho biết lần cửa Nam này chắc chắn to và đẹp hơn cửa Bắc vì lầu cửa Nam này không chỉ mang chức năng của một lầu canh mà còn là bộ mặt của quốc đô, nơi nhà vua ngự mỗi lúc duyệt binh hay chủ trì các nghi lễ trọng đại. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai lát đá dài khoảng 2 km hướng về đàn tế Nam Giao được xây dựng vào tháng 8 năm 1402. Công trình này đã bị sập đổ hoàn toàn và cách đây 2 năm Viện khảo cổ kết hợp với Ban quản lý di tích, danh thắng tỉnh Thanh Hoá tiến hành khai quật khảo cổ học bổ sung những luận cứ đánh giá về triều Hồ cũng như góp phần soi sáng thế giới tâm linh cùng những hoạt động văn hoá cung đình của một triều đại phong kiến ngắn ngủi.

Tây Đô độc đáo bởi tường thành được ghép bằng các khối đá khổng lồ nhưng vẫn mang nét chung của thành quách bấy giờ là thành được bao bọc bởi con hào vừa rộng, vừa sâu bao quanh, bốn mặt bên ngoài tường thành có rải chông. Thời gian, sa bồi đã lấp đầy hố sâu phòng ngự chủ động của công trình kỳ vĩ này. Dù vậy, cách thành vài km về phía Bắc có dãy đồi tạo thành tuyến phòng ngự thiên nhiên; phía Đông và phía Nam được phòng ngự bởi luỹ đất nối liền với đồi, phía Bắc được phòng vệ bởi dãy núi đá xa xa. Và còn đó thế sông Mã, sông Bưởi ngăn cách kéo vệt dài từ tây bắc qua phía nam và đông Thành Tây Đô. Bên cạnh đó, sử cũ chép “năm 1399, sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hoá trồng tre gai ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn thẳng đến cửa Bào Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây bọc làm La Thành”.

Thành Tây Đô không chỉ nổi rõ vai trò Trung tâm quân sự, hơn thế nữa, nó là quốc đô của nước Đại Ngu triều Hồ. Kiến trúc chính trong nội thành, sách cũ còn cho biết : Nhà vua ngự triều ở điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly) Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái Miếu, cung Phù Cực. Ngoài ra còn một số kiến trúc tuy không được ghi vào sử sách như nhà ngục, Ao Gạo, Ao Vàng, Đọi Đèn, cồn Súng Bắn v.v... Những kiến trúc ấy giờ đây không còn nữa nhưng tên gọi của nó còn ứng với từng thửa ruộng nông dân hiện nay đang cấy trồng. Những khoảnh đất cao nổi lên cân đối là nền móng của các công trình kiến trúc, lâu đài đồ sộ vẫn âm thầm nói với thế hệ hậu sinh nhiệm vụ của nó thuở ban sơ. Và Thành Tây Đô, di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, công trình kiến trúc vững chắc, đồ sộ, độc đáo đang đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá còn ôm trong mình những bí ẩn cần tiếp tục được nghiên cứu, khám phá và đầu tư thoả đáng cho công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu, phát huy giá trị của di tích để nơi đây luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn bạn bè và khách thập phương.

Nguồn Báo Thanh Hoá
Ngày 21/8/2006, 14:13


Một vài hình ảnh.

060723ThanhNhaHo009CuaNamTrong.jpg


060723ThanhNhaHo021TuongNamNgoaiTay.jpg


060723ThanhNhaHo039TuongTayNam.jpg


060723ThanhNhaHo068TuongBacNgoaiTay.jpg


060723ThanhNhaHo081CuaBacNgoai.jpg


060723ThanhNhaHo086TuongDongNgoaiBa.jpg


060723ThanhNhaHo088CuaDongNgoai.jpg


2434703eb68c3081.jpg


Download.jpg


duy-6.jpg


Nồng nhiệt đón chào quý khách!!!
Cá nhiều quá , đẹp quá bác ạ.
 

bonghongtra

Active Member
Ðề: Quê Hương Thanh Hoá

Sao hội HD TH buồn thế các bác. Bác nào ở TH nữa cho E biết với ạ :D
 

binhhc

Moderator
Ðề: Quê Hương Thanh Hoá

Sao hội HD TH buồn thế các bác. Bác nào ở TH nữa cho E biết với ạ :D
Thanh Hóa có 1 box riêng trên hdvietnam, có Ban điều hành và Local quản lý box. HD ở TH phát triển khá sớm, nhưng dạo này chắc anh em còn bận nhiều việc khác nên thấy có vẻ cũng hơi trầm thật. :D
 
Bên trên