Cô Ba Sài Gòn (2017)

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Nói ngay luôn cho vuông là Cô Ba Sài Gòn làm tốt hơn Tấm Cám trước đó của Ngô Thanh Vân. Phim chặt chẽ hơn, gọn gàng hơn và giải quyết câu chuyện tốt hơn. Có thể phim chưa được đến mức hay xuất sắc, chưa được trọn vẹn nhưng đong đầy cảm xúc.

23472275_1887676441247005_5878761857494316399_n.jpg

Đọc tới đây được rồi, tắt máy đi ra rạp xem phim đi, hôm nay chiếu rồi. Bài bình luận thì ở đây: http://www.phunuonline.com.vn/…/co-ba-sai-gon-mot-san-pham…/

Dưới đây là phần bình loạn:

Nhìn poster tưởng phim thời thập niên 60, nhưng thực ra không phải đâu nha, đoạn đó có 1/3 đầu phim thôi, mà toàn quay nội cảnh. Với lại tiền đâu mà phục dựng ngoại cảnh Sài Gòn xưa, bán hết nhà của đoàn phim còn chưa làm nổi nữa mà, với lại giờ là TP.HCM rồi, không có ai cho dựng lại Sài Gòn thời Mỹ Ngụy đâu.

Như Ý là Cô Ba Sài Gòn trong phim, đầu phim diễn hơi lố, nhìn đi ẹo ẹo như cá lòng tong mà muốn vẹo xương sống theo luôn á. Mà em này đúng chất trẻ trâu luôn, vải của mẹ đem may áo dài mà mặt cứ nhơn nhơn, tát có cái mà làm như chết tới nơi ấy, ra đời nó tát cho thảm hơn mà còn phải ngóc dậy nè. Cũng may cuối phim cũng hiểu được chuyện nên diễn tốt hơn hẳn. Bài học rút ra là chỉ cần nhìn thấy tương lai của mình bị thời gian tàn phá, đứa nào cũng sợ đái ra quần mà sống cho tốt thôi.

Phim có anh chàng gì đó con trai bà Thanh Loan ở thời hiện đại, anh này đúng kiểu sến sến do xem phim Hàn nhiều, mặt lúc nào cũng ngơ ngơ như không hiểu chuyện gì diễn ra, ảnh từ đầu đến cuối có một biểu cảm với giọng thoại rất đều đặn, dù sao cũng đẹp trai và vai cũng nhỏ nên thôi tha thứ. Nhân tiện nói tới Hàn, em Như Ý chắc cũng học theo mấy em trong phim lãng mạn Hàn, nhà lúc đó thì nghèo mà ngày thay tám chục bộ đồ, mà bộ nào cũng đẹp vãi ra, nghèo thì nghèo, đồ vẫn phải đẹp.

Đoạn mà Helen đi vô văn phòng, trời má, y chang The Devil Wear Prada luôn, cũng phim về thời trang. Tạo hình của nhân vật Helen cũng giống nữa, cơ mà may quá Diễm My 9x diễn khá tốt nên thấy rất tự nhiên. Nói chung Helen cũng lành tính, cuối phim chỉ cần một câu nói thần chú của anh đẹp trai kia là thay đổi ngay, chả kiên định gì cả, phải chơi tới luôn là phim có nhiều cái hay rồi, kết chỗ đó hơi hụt hẫng.

Đoạn Như Ý chạy từ trong nhà ra lúc mới đi “xuyên không” đã gào lên “Sài Gòn đâu, Sài Gòn của tôi đâu”, ơ, hỏi mình thì biết hỏi ai. Hay là hỏi Nam Lộc nhé, ổng có bài “Sài Gòn ơi vĩnh biệt”, hay là hỏi Nguyễn Đình Toàn cũng được, ổng viết bài “Sài Gòn niềm nhớ không tên” nên chắc biết. Tóm lại câu hỏi “Sài Gòn của tôi đâu?” là một câu hỏi mang tầm triết học duy vật biện chứng trong mối quan hệ mâu thuẫn thực tại khách quan, muốn trả lời phải đọc Tư bản luận lại từ đầu, thôi khó quá bỏ qua.

Phim có hình ảnh đẹp, chăm chút, nhạc phim hay, có bài Tân Thời nội dung rất hợp thời, “Đôi khi nhiều quá lại hoá như không, Ôi hiện đại quá người ta khó gần, Hiện đại làm chi em hỡi? Hiện đại làm chi để mình càng thêm cách xa nhau”.

Phim có After Credit cũng khá vui, ai rảnh thì ở lại xem, không rảnh thì cứ chạy nhanh ra nhà WC, chả sao cả.
 

Arceusium

Well-Known Member
bài review mông lung như một trò đùa, hư hư ảo ảo thật giả khó phân, hoài cổ hay cách tân cũng không quan trọng, chỉ cần nhớ trong quá khứ đã từng tồn tại cái tên thân thương đó... Sài Gòn :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hamdzuii

Member
Hay là hỏi Nam Lộc nhé, ổng có bài “Sài Gòn ơi vĩnh biệt”, hay là hỏi Nguyễn Đình Toàn cũng được, ổng viết bài “Sài Gòn niềm nhớ không tên” nên chắc biết....
Sài Gòn ơi ! Ta mất người như người đã mất tên....mất từng con phố đổi tên đường...
Sài Gòn yêu ơi ! Đã hết rồi ngày tháng đam mê....Thương Sài Gòn số kiếp ngậm ngùi...

Ông Bùi An này nguy hỉm thiệc...hehe.
 

acquycodon

Active Member
Đọc xong bài viết rồi bình luận, mà chờ mãi chưa thấy ai nhớ Gia Định nhỉ, còn nữa, vẫn chưa thấy ai nói nhớ Thăng Long hay Đông Kinh các kiểu. Chả muốn nói về chính trị, vì nó đá chán vkl rồi. Mỗi người 1 quan điểm, vô đây để đọc và chia sẽ vui vẽ mà cũng ko yên. Đa số ở đây dưới 30 tuổi, mà làm như là sống trong cái thời đó vậy. ko biết nhớ cái xê xê gì nữa
 

thichlam2010

Active Member
Đọc xong bài viết rồi bình luận, mà chờ mãi chưa thấy ai nhớ Gia Định nhỉ, còn nữa, vẫn chưa thấy ai nói nhớ Thăng Long hay Đông Kinh các kiểu. Chả muốn nói về chính trị, vì nó đá chán vkl rồi. Mỗi người 1 quan điểm, vô đây để đọc và chia sẽ vui vẽ mà cũng ko yên. Đa số ở đây dưới 30 tuổi, mà làm như là sống trong cái thời đó vậy. ko biết nhớ cái xê xê gì nữa

Xàm! Ủa phim này làm về Sài Gòn năm 69, có đề cập gì tới Gia Định hay nơi khác ko?

Còn bạn #2 người ta nói nhớ cái tên Sài Gòn cũng ko đc à, bộ có nói nhớ cuộc sống khi đó không mà tổ lái?

Xin lỗi, bạn ko nói về chính trị hay ko quan tâm chính trị thì tùy bạn nhưng chính trị luôn luôn liên quan đến bản thân mỗi người, điều đó ko thể né tránh.
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
phim này cũng là thể hiện tình yêu Sài Gòn xưa thôi mà, không có gì phải căng thẳng cả, ai cũng yêu một cái gì đó thời xưa :) người yêu cũ chẳng hạn :D
 

Arceusium

Well-Known Member
Chính trị chả có gì cao siêu cả, nó vừa khả tri vừa là bất khả tri, ảnh hưởng đến từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống và tạo ra quá khứ, hiện tại và cả tương lai của mỗi người mỗi thế hệ, có muốn phớt lờ nó cũng không được vì nó tác động trực tiếp.

Mình sinh năm 1989 ngay tại nơi đã từng là Sài Gòn , họ hàng hai bên nội ngoại đều là người Kinh sống tại Sài Gòn nhiều đời nên mình có gốc rễ gắn bó thì phải nhớ đến thôi có gì sai :), mình chỉ mong rằng truyền thông báo chí đừng vì húy kị mà đào mộ xúc phạm cái tên này nữa, đã không còn thì cứ cho nó được an nghỉ đi, chứ đừng có đăng tin cái gì xấu xa tiêu cực thì dùng tên Sài Gòn, còn tốt đẹp tích cực thì dùng tên mới, đọc báo mà cứ như xem bi hài kịch :D
 
Điện ảnh Việt Nam nên phát triển thể loại phim kỷ niệm này. Thay vì những bộ phim đi sâu vào những cái xấu và tiêu cực, xem rất ám ảnh.
 

A Hoàng

Well-Known Member
Tóm lại câu hỏi “Sài Gòn của tôi đâu?” là một câu hỏi mang tầm triết học duy vật biện chứng trong mối quan hệ mâu thuẫn thực tại khách quan, muốn trả lời phải đọc Tư bản luận lại từ đầu ..
.
Môn Triết Học thời hai buổi đến giảng đường, Bác Bùi vận dụng sáng tạo vào bài luận Cô Ba Sài Gòn đó he he :D
 

acquycodon

Active Member
Xàm! Ủa phim này làm về Sài Gòn năm 69, có đề cập gì tới Gia Định hay nơi khác ko?

Còn bạn #2 người ta nói nhớ cái tên Sài Gòn cũng ko đc à, bộ có nói nhớ cuộc sống khi đó không mà tổ lái?

Xin lỗi, bạn ko nói về chính trị hay ko quan tâm chính trị thì tùy bạn nhưng chính trị luôn luôn liên quan đến bản thân mỗi người, điều đó ko thể né tránh.
Nói chung khả năng đọc hiểu của bạn hơi hạn chế. Nên m xin ko cmt trả lời thêm
 
Bên trên