So sánh chất lượng hình ảnh TV Sony X8500F và Samsung NU8000: Long hổ tranh đấu

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
So sánh chất lượng hình ảnh TV Sony X8500F và Samsung NU8000 hai dòng TV 2018 được rất nhiều anh em Hdvietnam quan tâm. Sony X8500F 2018 và Samsung NU8000. Hai mẫu em chọn so sánh đều có kích thước 55 inch với giá bán tương đương nhau, khoảng hơn 30 triệu đồng.

Quy trình so sánh của HDVietnam thì có lẽ nhiều bác đã rất quen thuộc rồi, em dùng đầu phát Zappiti 4K và bộ chia để đảm bảo tín hiệu vào 2 TV là giống nhau. Tất cả các chế độ đều được reset về mặc định. TV Sony X8500F 2018 em đặt bên trái, Samsung NU8000 em đặt bên phải.

hd 2.jpg

Dạo đầu nhẹ nhàng với phim Deadpool 2 bản 4K HDR, cả hai TV đều được đưa về chế độ Phim Ảnh (Phim Ảnh với Samsung và Phim Ảnh Chuyên Nghiệp với Sony). Ở chế độ này thì ngoài việc chuyển sang tông ấm đặc trưng của điện ảnh thì cả 2 TV đều hạn chế can thiệp vào màu sắc của nội dung để bám sát ý đồ của nhà làm phim. Ở những cảnh đầy màu sắc đậm chất phim siêu anh hùng như trên thì bộ đôi này tỏ ra khá cân sức.

hd 2.jpg


hd 2.jpg

Ngặt nỗi lệch góc một chút là độ tương phản của Samsung NU8000 lại bị suy giảm, chứng tỏ là về góc nhìn thì Sony X8500F 2018 rộng hơn.

hd 2.jpg

Khi vào những cảnh màu sắc trung tính thì chúng ta bắt đầu thấy sự khác biệt trong cách thể hiện của Sony X8500F 2018 và Samsung NU8000. Màu của Sony nghiêng về tông lạnh, còn Samsung thì ban đầu em cứ nghĩ là ngả về tông ấm nhưng thật ra không phải.

hd 2.jpg

Tiếp tục chủ đề phim, em thử thách hai chiếc TV của chúng ta với bộ phim Darkest Hour phiên bản 720p. Đây là một bài thử khó, vì không chỉ phải upscale từ 720p lên 4K mà thể hiện những góc quay đầy ý đồ nghệ thuật của phim đòi hỏi khả năng xử lý hình ảnh và độ tương phản tấm nền TV phải rất tốt. Lúc này thì NU8000 bắt đầu bộc lộ yếu điểm về xử lý màu sắc, chẳng hạn như chữ “25 MAY”đáng lẽ màu trắng lại bị ám hồng.

hd 2.jpg

Tấm hình này có lẽ là thể hiện khá rõ nét sự khác biệt giữa chất lượng hình ảnh của X8500F 2018 và NU8000. Không chỉ đơn thuần là màu sắc tự nhiên, nhìn kỹ vào chiếc áo của nam tài tử Gary Oldman các bác cũng sẽ thấy chi tiết lên tốt hơn.

hd 2.jpg

Dành cho các bác yêu thiên nhiên hoặc có nhu cầu để con cái xem phim khoa học, bài thử tiếp theo của chúng ta là bộ phim tài liệu Nambia – The Spirit of Wilderness ở chuẩn 4K. Cả hai TV em đưa về chế độ Tiêu Chuẩn để màu sắc trở nên bắt mắt hơn nhưng không quá đà như chế độ Sống Động.

hd 2.jpg

Các bác có thể thấy là Sony tập trung vào độ tương phản nên các chi tiết trên da của chú voi đem đến cảm giác rõ nét hơn. Trong khi đó Samsung có xu hướng đẩy sáng toàn bộ khung hình lên cao. Cái này thì tuỳ gu nhưng cá nhân em thì thích chiều sâu mà Sony mang lại hơn.

hd 2.jpg


hd 2.jpg

Cảnh hoàng hôn này thể hiện khả năng chuyển các mức độ của cùng một màu trên TV. Chú ý vào mặt trời các bác sẽ thấy sự chuyển đổi khá mượt từ vùng sáng trung tâm giảm dần ra phía bên ngoài. Trong khi đó mặt trời của Samsung NU8000 là hình tròn, tách biệt khá rõ với vùng sáng xung quanh.

hd 2.jpg

Phục vụ các bác thích xem MV, bài thử tiếp theo của em là video MTV Europe Music Award 2017 chuẩn 4K. Nhìn chung cả hai TV đều thể hiện khá tốt trừ những cảnh sân khấu với ánh sáng phức tạp. Yếu điểm ám hồng của NU8000 ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tái hiện màu da của ca sĩ.

hd 2.jpg

Ngay cả khi chuyển sang chế độ Phim Ảnh vốn là trung tính nhất cũng chỉ giảm bớt được phần nào hiệu ứng, màu da của Samsung NU8000 vẫn rất thiếu tự nhiên.

hd 2.jpg

Nhưng công bằng mà nói thì em nghĩ rằng việc TV Samsung có xu hướng ám hồng cũng có thể là cố tình, vì nó cải thiện màu da ở một số trường hợp nhất định. Tuy vậy do áp màu toàn khung hình chứ không dùng thuật toán để phân tích chủ thể nên hiệu quả nhiều lúc không như mong đợi.

hd.png

Và bài thử cuối cùng là xem thể thao, em chiếu trận vòng loại giữa Uruquay và Bồ Đào Nha tại World Cup 2018 ở chuẩn 4K HDR. Phần này nói thật bác nào có kinh nghiệm thì cũng biết là khó có TV nào chiếu bóng đá bằng Sony rồi, em chỉ là nói lại chuyện mà mọi người đã biết thôi. Chế độ Thể Thao của Sony cân màu khá chuẩn, màu sân cỏ được tái hiện trung thực trong khi màu cỏ trên TV Samsung hơi giả tạo. Samsung em thử nhiều chế độ nhưng quả thật là không chế độ nào có được màu sắc cũng như độ chi tiết chuẩn như Sony cả.

hd 2.jpg

Đến đây thì có lẽ các bác cũng đã thấy kết quả rõ ràng thế nào rồi, với Sony X8500F 2018 thắng khá thuyết phục về mặt hình ảnh. Samsung NU8000 tổng thể cũng ổn, nhưng việc đẩy màu hồng cho tất cả các khung cảnh mà thiếu đi thuật toán phân tích dẫn đến hiệu quả lúc được lúc không. Trong khi đó sự trung lập trong cách cân màu của Sony giúp chất lượng đồng đều dù xem bất kỳ nội dung nào, cùng với ưu thế về upscale và xem thể thao vốn đã là ưu thế của hãng điện tử Nhật Bản, giúp X8500F là chiếc TV tối ưu hơn về mặt hình ảnh. Góc nhìn rộng của X8500F 2018 em thấy cũng là điểm đáng cân nhắc nếu các bác định mua TV cho cả gia đình xem.

Cám ơn các bác đã theo dõi!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Cơ bản mình thích cái gì chi tiết và sâu hơn là đánh đổi với độ sáng.
 

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
mình thì cảm thấy mấy cảnh sáng vẫn ấn tượng hơn :D
Sáng mặt ăn tiền vẫn là câu thần chú của các bác chụp ảnh cưới mừ ;-) Tuy nhiên, nếu phải đánh đổi thì mình chọn chi tiết và độ tương phản thay vì cứ sáng rỡ khung cảnh mà không thể hiện rõ được độ sắc nét của hình dạng vật thể.
 

Sirchien90

Active Member
Xin chào các bác. Đến hẹn lại lên, bài viết này em xin so sánh chất lượng hình ảnh của hai dòng TV 2018 được rất nhiều anh em HDVietnam quan tâm là Sony X8500F và Samsung NU8000. Dòng 55 inch của X8500F có giá khoảng 36 triệu đồng, trong khi NU8000 kích thước tương đương là 33 triệu đồng; nói chung chênh lệch cũng không nhiều.

Quy trình so sánh của HDVietnam thì có lẽ nhiều bác đã rất quen thuộc rồi, em dùng đầu phát Zappiti 4K và bộ chia để đảm bảo tín hiệu vào 2 TV là giống nhau. Tất cả các chế độ đều được reset về mặc định. TV Sony X8500F em đặt bên trái, Samsung NU8000 em đặt bên phải.

Dạo đầu nhẹ nhàng với phim Deadpool 2 bản 4K HDR, cả hai TV đều được đưa về chế độ Phim Ảnh (Phim Ảnh với Samsung và Phim Ảnh Chuyên Nghiệp với Sony). Ở chế độ này thì ngoài việc chuyển sang tông ấm đặc trưng của điện ảnh thì cả 2 TV đều hạn chế can thiệp vào màu sắc của nội dung để bám sát ý đồ của nhà làm phim. Ở những cảnh đầy màu sắc đậm chất phim siêu anh hùng như trên thì bộ đôi này tỏ ra khá cân sức.

Ngặt nỗi lệch góc một chút là độ tương phản của Samsung NU8000 lại bị suy giảm, chứng tỏ là về góc nhìn thì Sony X8500F rộng hơn.

Khi vào những cảnh màu sắc trung tính thì chúng ta bắt đầu thấy sự khác biệt trong cách thể hiện của Sony X8500F và Samsung NU8000. Màu của Sony nghiêng về tông lạnh, còn Samsung thì ban đầu em cứ nghĩ là ngả về tông ấm nhưng thật ra không phải.

Tiếp tục chủ đề phim, em thử thách hai chiếc TV của chúng ta với bộ phim Darkest Hour phiên bản 720p. Đây là một bài thử khó, vì không chỉ phải upscale từ 720p lên 4K mà thể hiện những góc quay đầy ý đồ nghệ thuật của phim đòi hỏi khả năng xử lý hình ảnh và độ tương phản tấm nền TV phải rất tốt. Lúc này thì NU8000 bắt đầu bộc lộ yếu điểm về xử lý màu sắc, chẳng hạn như chữ “25 MAY”đáng lẽ màu trắng lại bị ám hồng.

Tấm hình này có lẽ là thể hiện khá rõ nét sự khác biệt giữa chất lượng hình ảnh của X8500F và NU8000. Không chỉ đơn thuần là màu sắc tự nhiên, nhìn kỹ vào chiếc áo của nam tài tử Gary Oldman các bác cũng sẽ thấy chi tiết lên tốt hơn.

Dành cho các bác yêu thiên nhiên hoặc có nhu cầu để con cái xem phim khoa học, bài thử tiếp theo của chúng ta là bộ phim tài liệu Nambia – The Spirit of Wilderness ở chuẩn 4K. Cả hai TV em đưa về chế độ Tiêu Chuẩn để màu sắc trở nên bắt mắt hơn nhưng không quá đà như chế độ Sống Động.

Các bác có thể thấy là Sony tập trung vào độ tương phản nên các chi tiết trên da của chú voi đem đến cảm giác rõ nét hơn. Trong khi đó Samsung có xu hướng đẩy sáng toàn bộ khung hình lên cao. Cái này thì tuỳ gu nhưng cá nhân em thì thích chiều sâu mà Sony mang lại hơn.

Cảnh hoàng hôn này thể hiện khả năng chuyển các mức độ của cùng một màu trên TV. Chú ý vào mặt trời các bác sẽ thấy sự chuyển đổi khá mượt từ vùng sáng trung tâm giảm dần ra phía bên ngoài. Trong khi đó mặt trời của Samsung NU8000 là hình tròn, tách biệt khá rõ với vùng sáng xung quanh.

Phục vụ các bác thích xem MV, bài thử tiếp theo của em là video MTV Europe Music Award 2017 chuẩn 4K. Nhìn chung cả hai TV đều thể hiện khá tốt trừ những cảnh sân khấu với ánh sáng phức tạp. Yếu điểm ám hồng của NU8000 ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tái hiện màu da của ca sĩ.

Ngay cả khi chuyển sang chế độ Phim Ảnh vốn là trung tính nhất cũng chỉ giảm bớt được phần nào hiệu ứng, màu da của Samsung NU8000 vẫn rất thiếu tự nhiên.

Nhưng công bằng mà nói thì em nghĩ rằng việc TV Samsung có xu hướng ám hồng cũng có thể là cố tình, vì nó cải thiện màu da ở một số trường hợp nhất định. Tuy vậy do áp màu toàn khung hình chứ không dùng thuật toán để phân tích chủ thể nên hiệu quả nhiều lúc không như mong đợi.

Và bài thử cuối cùng là xem thể thao, em chiếu trận vòng loại giữa Uruquay và Bồ Đào Nha tại World Cup 2018 ở chuẩn 4K HDR. Phần này nói thật bác nào có kinh nghiệm thì cũng biết là khó có TV nào chiếu bóng đá bằng Sony rồi, em chỉ là nói lại chuyện mà mọi người đã biết thôi. Chế độ Thể Thao của Sony cân màu khá chuẩn, làm xanh cỏ và nổi bật các cầu thủ trên sân. Samsung em thử nhiều chế độ nhưng quả thật là không chế độ nào có được màu sắc cũng như độ chi tiết chuẩn như Sony cả.

Đến đây thì có lẽ các bác cũng đã thấy kết quả rõ ràng thế nào rồi, với Sony X8500F thắng khá thuyết phục về mặt hình ảnh. Samsung NU8000 tổng thể cũng ổn, nhưng việc đẩy màu hồng cho tất cả các khung cảnh mà thiếu đi thuật toán phân tích dẫn đến hiệu quả lúc được lúc không. Trong khi đó sự trung lập trong cách cân màu của Sony giúp chất lượng đồng đều dù xem bất kỳ nội dung nào, cùng với ưu thế về upscale và xem thể thao vốn đã là ưu thế của hãng điện tử Nhật Bản, giúp X8500F là chiếc TV tối ưu hơn về mặt hình ảnh. Góc nhìn rộng của X8500F em thấy cũng là điểm đáng cân nhắc nếu các bác định mua TV cho cả gia đình xem.

Cám ơn các bác đã theo dõi!
 

kiet2201

Active Member
Bài test chỉ để cho nhà cháu thấy rằng mình đã ko sai và sẽ chẳng bao giờ hối tiếc khi chọn và yêu SONY.
 

LanWoan

Member
thèm mấy con led full array mà đắt quá, mấy con này coi ban đêm bao đẹp vì độ tương phản cao
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Đến nản câu : Chuyển về chế độ phim ảnh để giữ ý đồ nhà làm film.Muốn giữ nguyên tối đa màu nhà sx blend thì để Tiêu Chuẩn
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Chứ còn gì nữa, chế độ Cinema là chế độ tái tạo lại chất màu theo ý đồ đạo diễn
Chế độ tiêu chuẩn chỉ thích hợp xem truyền hình
Lại thánh nữa.Movie mode dùng để ĐIỆN ẢNH HÓA các đoạn video k đc blend màu bằng cách tạo màu ngả vàng video.Phim Mỹ các nhà sx đã Blend màu sẵn nên khi bị movie mode cho ngả vàng hơn thì nó k còn là màu gốc nữa r.Để tiêu chuẩn sẽ giữ đc tối đa tone màu blend gốc.
 

quan_psi

Well-Known Member
Lại thánh nữa.Movie mode dùng để ĐIỆN ẢNH HÓA các đoạn video k đc blend màu bằng cách tạo màu ngả vàng video.Phim Mỹ các nhà sx đã Blend màu sẵn nên khi bị movie mode cho ngả vàng hơn thì nó k còn là màu gốc nữa r.Để tiêu chuẩn sẽ giữ đc tối đa tone màu blend gốc.
nếu film 4k hdr chuẩn thì để chế độ chuẩn là sướng nhất, cái này e đã test quá nhiều
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Chứ còn gì nữa, chế độ Cinema là chế độ tái tạo lại chất màu theo ý đồ đạo diễn
Chế độ tiêu chuẩn chỉ thích hợp xem truyền hình
TV biết đc ý đồ đạo diễn ah ? Trả lời tối nghĩa thế.Hay đạo diễn nào cũng chỉ có 1 có ý đồ duy nhất là NGẢ VÀNG ?
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Toàn bộ các Monitor dựng phim,chỉnh màu của Hollywood đều phải căn chỉnh sao cho đạt độ chính xác rất cao về màu sắc,họ dùng chính những Monitor ấy để Blend màu cho video.K thể đánh giá độ chính xác về màu sắc ( hay ý đồ đạo diễn ) ở chế độ Movie vừa VÀNG KHÈ vừa MỜ được.
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Nói thật bản thân các ông xem film thì film nào đẹp,phim nào hay thì thích.Chứ ông đếch nào biết ý đồ đạo diễn cụ thể là ntn mà cứ chém gió như đúng r.Tôi cho ám vàng là sai ý đồ,ám hồng mới đúng ý đồ cơ.Nào các ông phản bác đi
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Chứ còn gì nữa, chế độ Cinema là chế độ tái tạo lại chất màu theo ý đồ đạo diễn
Chế độ tiêu chuẩn chỉ thích hợp xem truyền hình
Ông dựa vào đâu để biết thế nào là màu đúng ý đồ đạo diễn ? Ông chơi với đạo diễn ah ?
 

Sirchien90

Active Member
Em thì ít vọc, nên hầu như lúc nào cũng bật tiêu chuẩn. Mỗi xem bóng đá là bật chế độ bóng đá trực tiếp thôi. (TV Sony)
 
Bên trên