Đã có người chết vì TikTok, ứng dụng bị cấm ở nhiều nước

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sau Indonesia, Bangladesh, đến lượt Ấn Độ đưa ra lệnh cấm với ứng dụng TikTok.

Theo ReutersQuartz, Google cùng Apple đã xóa TikTok khỏi kho ứng dụng của họ tại Ấn Độ. Đây là một trong những thị trường quan trọng khi có lượng người dùng lớn thứ 2 trên thế giới của nền tảng này.

Bị cấm tại thị trường lớn thứ 2 thế giới

Nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phía chính phủ Ấn Độ vì những nội dung tiêu cực hướng đến trẻ nhỏ. Tòa án tiểu bang ngày 3/4 đã yêu cầu chính phủ liên bang cấm TikTok vì lý do chứa chấp, khuyến khích nội dung khiêu dâm, bạo lực và ảnh hưởng xấu đến đối tượng người dùng trẻ em.

acd9e0ce60dd11e9b74517e2afcf325c_image_hires_145912.jpg

TikTok hiện có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Ấn Độ. Ảnh: SCMP.

Đầu tháng 2, một sinh viên tại Tamil Nadu đã mất mạng do vô tình đâm phải xe buýt khi đang đi trên một chiếc xe tay ga với 2 người bạn của mình. Nguyên nhân đến từ việc 3 người vừa di chuyển vừa cố gắng tạo một video trên TikTok.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, một người đàn ông sống tại Chennai đã gặp sự cố vô tình rạch đứt họng của mình khi đang quay video TikTok. Cuối cùng, người này cũng đã mất mạng.

Hay gần đây nhất, Mohammad Salman, một chàng trai 19 tuổi đến từ Delhi đã mất mạng do trúng phải một viên đạn từ khẩu súng của người bạn Suhail Malik. Lúc này, 2 người cũng đang quay video TikTok.

"Chúng tôi đã và đang nỗ lực gỡ bỏ những nội dung phản cảm. Tới nay, hơn 6 triệu video không phù hợp đã bị xóa sau khi xem xét các báo cáo từ phía người dùng", đại diện TikTok cho biết.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, TikTok hiện có hơn 230 triệu lượt tải xuống với hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Ấn Độ.

"Công ty đang làm việc để thuê một giám đốc quản lý thị trường Ấn Độ nhằm phối hợp tốt hơn với các cơ quan thực thi pháp luật. Thêm vào đó, hãng sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ người dùng", một đại diện của TikTok chia sẻ với The Verge.

Vấn đề của TikTok

Trên toàn cầu, nhiều mối lo ngại đã được đặt ra với TikTok và nội dung của nó. Đây cũng là lý do khiến Indonesia và Bangladesh đã cấm ứng dụng này.

Mối lo ngại hàng đầu đến từ đối tượng mà TikTok thu hút: một lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù ứng dụng giới hạn độ tuổi sử dụng là trên 13, trẻ em mọi lứa tuổi đều đang sử dụng ứng dụng này.

tiktokbiphattrieudovithuthapthongtintreem.jpg

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại khi con em mình sử dụng TikTok.

Trong nhiều bài báo, các bậc cha mẹ bày tỏ lo ngại về chuyện con em họ được phép tương tác với người lạ trên ứng dụng. Những yếu tố này chắc chắn sẽ thu hút những kẻ săn mồi tình dục và nhiều yếu tố khó lường khác.

Một cuộc điều tra của BBC năm 2019 tại Anh cho thấy, có rất nhiều bình luận, tương tác với nội dung ấu dâm xuất hiện trên ứng dụng này.

Đầu tháng 7/2018, Reuters đưa tin chính quyền Indonesia đã đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc do nền tảng này có chứa nhiều nội dung khiêu dâm, nội dung không phù hợp. “Ứng dụng này chứa rất nhiều nội dung tiêu cực và có hại đối với trẻ em.

Khi nào TikTok có thể duy trì nội dung sạch, chúng tôi sẽ cho phép nền tảng này hoạt động trở lại”, ông Rudiantara, Bộ trưởng thông tin và truyền thông Indonesia chia sẻ.

Giữa tháng 2/2019, chính quyền Bangladesh đã khởi động chiến dịch “chống khiêu dâm” bằng cách chặn hơn 20.000 trang web. Các nhà cung cấp Internet ở Bangladesh đã đóng cửa các trang web khiêu dâm và đánh bạc sau khi cơ quan quản lý viễn thông BTRC ra lệnh cấm nội dung khiêu dâm. Một số ứng dụng khác như TikTok và Bigo cũng bị chặn.

"Tôi muốn tạo ra một môi trường Internet an toàn và bảo mật cho người dân Bangladesh, bao gồm cả trẻ em. Đây là cuộc chiến chống lại nội dung khiêu dâm”, Mustafa Jabbar, Bộ trưởng bưu chính và viễn thông của Bangladesh cho biết.

Theo Zing​
 

hiepkmai

Well-Known Member
Ứng dụng này chứa rất nhiều nội dung tiêu cực và có hại đối với trẻ em.
Tất nhiên hãng cũng phải có trách nhiệm về việc quản lý nội dung nhưng về cơ bản là lỗi ở phụ huynh chứ đâu phải tại ứng dụng này ứng dụng kia. Toàn lũ vắt mũi chưa sạch, học hành chưa ra sao mà cứ đưa điện thoại cho chúng nó nghịch hay thậm chí mua hẳn điện thoại và máy tính bảng riêng cho chúng nó cắm mặt vào đó cả ngày thì làm gì chẳng hại. Với mấy trường hợp trên kia thì chết vì ngu chứ bệnh tật gì mà thương xót. May không làm liên lụy người khác.
 
Mua dao về gọt trái cây hay cắt cổ thì do người dùng chứ liên quan gì thằng bán dao nhỉ
 
Bên trên