Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

phuong210876

New Member
Ngày nay, hầu hết các mainboard đều tích hợp sẳn chip giải mã âm thanh (sound on-board) trên mainboard. Có thể bằng các tên gọi khác nhau như sound on-board, onboard sound, âm thanh tích hợp hay tích hợp âm thanh.


Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích cách vận hành của sound onboard, bộ giải mã âm thanh (codec) là gì và chất lượng của âm thanh phụ thuộc vào điều gì.
Dân Hi-End Audio thì ít khi dùng sound on-board, thay vào đó họ sẽ trang bị một sound card rời đắt tiền, để thỏa mản nhu cầu hoặc phục phụ các mục đích chuyên dụng như thu âm, hòa âm phối khí… Bài viết này chỉ đề cập đến dòng main cao cấp mà phía sau với vô số lỗ cắm chỉ dành cho âm thanh.

Âm thanh được tồn tại ở hai dạng: Tương tự (analog) và kỹ thuật số (digital). Máy vi tính là hệ thống kỹ thuật số nên nó chỉ xử lý và vận hành tín hiệu số. Tuy nhiên, trong thực tế thì âm thanh chỉ tồn tại ở dạng analog. Bạn không thể cung cấp tín hiệu số cho loa - nhưng cách gọi loa số (Digital Speakers) cũng để chỉ loa analog với bộ chuyển đổi số sang tương tự (digital-to-analog converter: DAC) tín hiệu số từ máy tính sẽ được chuyển đổi sang dạng Analog.

Trên mainboard có một chip gọi là codec (viết tắt của từ mã hóa/ giải mã: coder/decoder) có nhiệm vụ chuyển đổi âm thanh từ Digital sang Analog và ngược lại. Thành phần này rất quan trọng vì nó xác định chất lượng âm thanh của một card âm thanh, và tôi sẽ nói nhiều thêm về nó sau này.

Quá trình chuyển đổi tín hiệu digital do máy tính gửi ra thành tín hiệu analog, mà bạn có thể nghe được âm thanh từ Loa – ví dụ khi chạy File nhạc kiểu MP3 hoặc khi bạn chạy File Video, được gọi là DAC (Digital to Analog Converter). Quá trình ngược lại, có nghĩa là chuyển đổi âm thành analog gửi tới máy tính qua đường MicroPhone hoặc qua đầu vào “ Line In” thành digital - ví dụ khi bạn chuyển đổi âm thanh từ CD hay băng video .....thành những File định dạng MP3 - được gọi là ADC (Analog to Digital Converter).

Ở một số dòng card sound rời, kể cả sound on-board ta đều có thể thấy hai loại kết nối analog và digital. Đầu analog (thường là jack 3.5mmmm) kết nối sound trực tiếp ra loa (có nghĩa là “Loa analog”). Đây là cách dễ nhất và rẻ nhất để kết nối loa với máy tính của bạn.

Kết nối Digital, hay được gọi là SPDIF (Sony/Philips Digital Interconnect Format ) có thể có hai kiểu: đồng trục (dùng đầu nối RCA Mono) hoặc kiểu quang (dùng đầu nối gọi là Toslink). Đầu nối này cho phép bạn nối Card sound của bạn tới những thiết bị thu kiểu Rạp chiếu bóng tại gia (Home Theater) và những Loa dạng số. Như chúng tôi đã giải thích, loa là thiết bị tương tự. Home Theater và Loa dạng số sẽ có bộ chuyển đổi DAC nằm bên trong có nhiệm vụ chuyển đổi tính hiệu số nhận được thành tín hiệu tương tự và gửi những tín hiệu sau khi chuyển đổi tới Loa.

Kiểu kết nối digital có ưu điểm hơn hẳn kiểu kết nối Analog truyền thống.

Thứ nhất: thiết bị dạng Home Theater dùng Codec tốt hơn là Codec nằm trên Motherboard vì thế sẽ cho âm thanh chất lượng cao hơn (ít tạp âm hơn, chuẩn hơn).

Thứ hai: thiệt bị dạng Home Theater có những thứ mà Loa Analog không thể có được như hiệu ứng Dolby Pro Logic, mổ phỏng âm thanh vòm trong khi nguồn âm thanh gốc chỉ là dạng Stereo (2 kênh). Với loa analog thông thường bạn chỉ có thể có tín năng tương tự thông qua việc dùng phần mềm mà thôi.

Thứ ba: với kết nối digital, bạn chỉ cần dùng 1 sợi cáp duy nhất kết nối từ máy tính tới Home Theater hoặc Loa Digital. Trong khi với kết nối Analog bạn cần một cáp cho mỗi cặp loa (trên một hệ thống Loa 5.1, bạn sẽ cần ba loại cáp).

Hạn chế duy nhất của kiểu kết nối digital đó chính là giá cả, những phụ kiện liên quan đều có giá thành rất cao. Giá thành của các bộ Home Theater hoặc hệ thống Loa Digital cao hơn nhiều so với Loa Analog thông thường mà ta thường dùng. Nguyên nhân là vì nó sử dụng Codec đắt tiền hơn với nhiều tính năng cao cấp như kiểu Dolby Pro Logic.


Số lượng lỗ cắm Analog trên Motherboard phụ thuộc vào số kênh âm thanh mà trên Motherboard có (2, 4, 6 hoặc 8 kênh). Nghĩa là số lượng đầu ra cho những loa riêng biệt, 5.1 cũng đồng nghĩa là 6, 7.1 cũng có nghĩa là 8. Cũng có những cách khác nhau khi đề cập tới vấn đề này. Với âm thanh 8 kênh (có nghĩa là 7.1). Trong bài này, bạn sẽ thấy có 6 lỗ cắm như trên hình thứ 3 được thể hiện theo màu sắc như sau :

Màu hồng: Micro vô
Xanh lam: Line in (tín hiệu vô)
Xanh lá: Loa ngoài phía trước
Đen: Loa ngoài phía sau
Cam: Loa trung tâm hoặc loa Siêu trầm (Subwoofer)
Xám: Loa giữa ngoài.

Trên các mainboard chỉ có hai kênh âm thanh, bạn chỉ thấy có lỗ cắm màu Hồng, Xanh lam và Xanh lá. Các mainboard có 4 hoặc 6 kênh âm thanh, thì không có lỗ màu Đen và màu Cam. Trong trường hợp đó lỗ màu Xanh lam được dùng cho cả “Line In” và “Loa ngoài phía sau”, còn lỗ màu Hồng được dùng cho cả “Mic In” và “Loa trung tâm” hay Subwoofer.

Ngoài ra một số mainboard 8 kênh nhưng cũng chỉ có 6 lỗ cắm. Và bạn chỉ dùng loa 5.1 mới có thể cắm trực tiếp mà thôi. Còn muốn hưỡng thụ đúng âm thanh 8 kênh chỉ có cách duy nhất là dùng kết nối digital với hệ thống Home Theater 7.1 hoặc Loa Digital mà thôi.

Các chuẩn tín hiệu xuất âm thanh:

2 channel (2.0, 2.1)
---------sound card có 1 ngõ ra truyền tín hiệu left - right , lưu ý là 2 kênh này truyền riêng, bạn nhỉn vào jack cắm sẽ hiểu.

4 channel (4.0, 4.1)
---------sound card có 2 ngõ ra:
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "front left", "front right"
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "rear left", "rear right"

6 channel (5.1)
---------sound card có 3 ngõ ra:
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "front left", "front right"
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "rear left", "rear right"
---------1 ngõ 1 ngõ truyền tín hiệu kênh "center" và kênh "LFE (âm trầm, siêu trầm)"

7 channel (6.1)
---------sound card có 3 ngõ ra:
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "front left", "front right"
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "rear left", "rear right"
---------1 ngõ 1 ngõ truyền tín hiệu kênh "center", "rear center" và kênh "LFE (âm trầm, siêu trầm)"

8 channel (7.1)
---------sound card có 3 ngõ ra:
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "front left", "front right"
---------1 ngõ truyền tín hiệu kênh "rear left", "rear right", "side left”, “side right”
---------1 ngõ 1 ngõ truyền tín hiệu kênh "center" và kênh "LFE (âm trầm, siêu trầm)"

Các chuẩn loa:

2 channel : 2.0, 2.1
4 channel : 4.0. 4.1
6 channel : 5.1
7 channel : 6.1
8 channel : 7.1

Vậy loa 2.1 là loa gì ?
Là loa có 2 kênh trái phải (biểu hiện bằng phần 2.x). Còn cái .1 kia thì do nhà sx chỉnh lại. Thông thường bộ loa 2 kênh (stereo) sẽ gồm nhiều loa nhưng chia ra 2 kênh rõ rệt : trái - phải, mỗi bên có nhiều loa nhỏ, thể hiện các tín hiệu tần số khác nhau.

Với các bộ loa vi tính, thông thường các bộ loa 2 channel có 3 loa, 2 loa là trái – phải, loa kia thể hiện tiếng trầm, mạch ampli của loa sẽ tự động tách âm trầm từ 2 kênh trái phải ra để đưa xuống loa này.

Loa 4.1 là loa gì ?
Là loa có 4 kênh front left, front right, rear left, rear right (biểu hiện bằng phần 4.x). Còn cái .1 kia thì do nhà sx chỉnh lại, tín hiệu của loa này sẽ được ampli của loa tách tín hiệu trầm từ các kênh kia.

Còn các bộ loa 5.1, 6.1, 7.1 thì mỗi loa có 1 kênh tín hiệu riêng.

Các chuẩn trên đều có thể dùng cho nhạc , game hoặc phim ảnh. Các nhà sx nhạc, game và phim sẽ quyết định phần âm thanh của mình sẽ xuất theo chuẩn nào.

Hiện nay, hầu hết các CD nhạc trên thị trường đều dùng chuẩn stereo, tức có 2 kênh âm thanh trái – phải à dùng hệ thống loa theo chuẩn 2.1 là đủ, nếu dùng các chuẩn khác thì có 3 cách xuất tín hiệu sau:

-Âm thanh gốc có 2 kênh và 2 kênh đó được xuất ra 2 loa tương ứng (là 2 loa front right, front left), các loa còn lại ko phát ra tín hiệu.

-Âm thanh gốc chỉ có 2 kênh, do đó card âm thanh sẽ tự động chia các kênh có sẵn ra làm 2 phía : trái và phải, kênh âm thanh trái sẽ được truyền ra các loa trái , kênh âm thanh phải sẽ truyền ra các loa phải. Các loa center sẽ ko phát ra tín hiệu.

-Âm thanh gốc gồm 2 kênh, card âm thanh sẽ có 1 công cụ mô phỏng âm thanh đa kênh từ 1 số kênh nhất định, card sẽ nội suy từ 2 kênh có sẵn ra n kênh tương ứng , sau đó xuất tín hiệu của từng kênh mô phỏng ra loa tương ứng. Hầu hết người nghe đều cho rằng cách này ko hay, ko trung thực vì sẽ có những tín hiệu được sound card “chế” ra.

Trong tất cả các cách trên, tín hiệu thể hiện âm trầm luôn được card/loa tự động tách ra và truyền xuống loa trầm.

Vậy, nếu bạn nghe nhạc stereo trên dàn loa đa kênh, bạn hãy nghe theo nguyên gốc của nó (cách 1) hoặc cách 2.

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay vẫn có các album nhạc (DVD) đa kênh, có thể là 5.1 hoặc hơn (vì tùy theo chuẩn Dolby hoặc DTS), nếu là các album này thì bạn sẽ có thể nghe được đầy đủ các kênh trên dàn loa đa kênh tương ứng.

Phim ảnh hay game thì cũng tương tự như vậy.

Các lưu ý cuối cùng:
-Sound card 7.1/6.1/5.1/4.1 sẽ hỗ trợ lùi tất cả các chuẩn xuất âm thanh còn lại.

Tối rồi mình đi ngủ mai sẽ cố gắng cung cấp một số thông tin hữu dụng về khai thác dong chipaudio Realtek cho anh em và nếu ai rảnh giới thiệu giúp luôn cho mọi người về những tiêu chuẩn âm thanh hiện nay như AC3; DTS; DTS neo, DTS matrix, DTS master và dolby true HD...nhằm mục đích cho một số anh em new hiểu rõ về khái niệm âm thanh như thế nào đây là vấn đề thiếu sót của diễn đàn HD mình không hiểu sao những thông tin cơ bản này trên diễn đàn lại chưa có.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

cảm ơn bác chủ thớt... .sau đây là vài thắc mắc hy vọng bác có thể giúp em, em hỏi thật chứ ko có ý định quấy rối gì đâu ạ :
em dùng sound onboard Realtek 888 dùng kết nối qua đường coaxial vào AVR Pioneer. Theo thiết lập của Media Classic Player thì em cho tín hiệu passthrough qua và đi thẳng vào AVR để cho nó xử lý, vậy thắc mắc của em là với sound onboard và sound rời thì khi làm như vậy thì có sự khác biệt gì ko vì việc xử lý đã do AVR đảm nhiệm thì sound chỉ mang tính chất bắc cầu dẫn tín hiệu như thế sẽ chẳng có codec hay con chip nào xử lý tín hiệu.
Thắc mắc này em hỏi nhiều người nhưng mỗi người nói mỗi khác. Nhân có bài của bác thấy rất công phu nên em hỏi thêm. Mọi người nếu ai có ý kiến hay thì cứ ném đá giúp em... many thanks :-h
 

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

1.Âm thanh tích hợp – Nguyên tắc hoạt động:

Một thời gian trước đây, Microsoft đã từng đưa ra đề nghị toàn bộ các nhà sản xuất máy tính cánhân (PC) đưa card âm thanh vào sản phẩm của họ. Lời đề nghị này nhanh chóng được chấp thuận và hợp thức hóa thành chuẩn PC97. Kể từ đó các hãng sản xuất máy tính đều bán ra các máy với card âm thanh trang bị sẵn. Như chúng ta đã biết rằng một chiếc máy tính cá nhân được lắp ráp lên bởi rất nhiều các linh kiện nhỏ từ hàng chục nhà sản xuất lẻ khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sức ép đối với các nhà sản xuất bo mạch chủ về một giải pháp âm thanh tích hợp giá rẻ thay thế cho card rời. Kết quả của vấn đề này mà bạn có thể thấy rõ vào thời điểm hiện tại là rất khó để có thể tìm được một máy tính nào không có hệ thống âm thanh bởi tối thiểu nó cũng được trang bị một chip xử lý rẻ tiền ngay trên mainboard.

Có hai cách để tích hợp hệ thống âm thanh:

Cách thứ nhất và cũng là cách ít tốn kém nhất là tích hợp trực tiếp vào chipset chính. Những thế hệ chipset mới thường có sẵn một mạch âm thanh trong thiết kế (Coder/Decoder), điều đó khá hiệu quả bởi tính năng tăng thêm mà chi phí đội lên không nhiều. Với những bo mạch chủ dùng kiểu tích hợp này, bạn sẽ thấy một chip nhỏ ở phía sau main mang kí hiệu của một trong các nhà sản xuất như Realtek, Advance Logic, C-Media, Sigmatel hay VIA.

Phương án thứ hai mà chúng ta sẽ đề cập tới là giải pháp sử dụng một bộ xử lý âm thanh độc lập ví dụ như của Creative hay VIA rồi gắn vào mạch của main. Để hình dung dễ dàng hơn, bạn có thể hiểu rằng thực chất của vấn đền ày là gắn thêm một card sound PCI lên main. Đặc điểm của cách này là chất lượng âm thanh rất tốt nhưng chi phí lại trội lên khá nhiều tùy thuộc vào loại chip mà hãng sử dụng. Một số loại chip thuộc dòng này bạn có thể bắt gặp là Creative CT5880 (cùng loại sử dụng trên card CreativeSoundblaster PCI 128), C-Media CMI8738 (6 kênh) và VIA Envy24 (không nhiều). Đa số những bo mạch chủ sử dụng giải pháp này đều thuộc dòng cao cấp và có giá không rẻ.

Có tất cả bốn chỉ số chính mà một người dùng cần quan tâm về mỗi thiết bị âm thanh cho máy tính: độ chi tiết (Resolution), tần số mẫu (Sampling rate), tỉ lệ tín hiệu/âm thanh (SNR) và số kênh âm thanh mà card có thể tái hiện được.

Nguyên tắc chọn lưa những thông số này rất đơn giản: số càng cao thì càng tốt. Khi bạn tìm hiểu về những thông số của các bộ xử lý âm thanh và khái niệm liên quan, định nghĩa về bits và Khz sẽ xuất hiện. Hai chỉ số này cho biết tần số lấy mẫu và độ rõ âm thanh của một nguồn phát nào đó. Có ba chuẩn chính thông dụng nhất cho các loại hình âm thanh thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng:
16bit 44Khz cho CD Audio, 16bit 96Khz cho DVD và 24bit – 192Khz cho đĩa DVD-Audio.

Chúng cũng là những thông số được nhiều nhà sản xuất thiết bị âm thanh sử dụng như một phương tiện quảng bá chất lượng sản phẩm. Tần số bit là thông số cho phép xác định số bits sử dụng khi tiến hành ghi âm thanh. Qua đó bạn có thể biết được độ rộng của âm thanh trên mỗi mẫu. Lấy ví dụ tần số 16bit sẽ cho phép âm thanh có tới 65,536 lớp khác nhau và 24bit sẽ cho số lớp khổng lồ lên tới 16,7 triệu. Như vậy, khi lựa chọn bộ xử lý âm thanh cho mình,, bạn tốt nhất nên chọn loại 16bit 96Khz nếu muốn xemDVD và 24bit 192Khz nếu dự định thưởng thức các loại âm thanh chất lượng cao. Tất nhiên đó chỉ là lý thuyết vì trên thực tế bạn còn phải xem xét các thành phần liên quan như loa hay ampli (nếu có) rồi mới có thể đưa ra quyết định hợp lý.

Thông số Signal-to-Noise (SNR) cũng là một khái niệm mà bạn sẽ bắt gặp khá thường xuyên. Nólà một thông số được đo bằng Decibel (dB) để mô tả tỉ lệ giữa một tín hiệu âm thanh so với độlớn mà loa thể hiện ra. Thông thường chỉ số SNR càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt. Người thông thường không thể nhận biết được nếu SNR lớn hơn 90dB.Số lượng kênh phát (Channel) thực chất là số cổng âm thanh ra mà chip âm thanh tích hợp có thể cung cấp. Trước kia, người dùng chỉ có âm thanh 2 kênh (trái, phải) Stereo, tuy nhiên gần đây do công nghệ phát triển mạnh mẽ phục vụ cho nhu cầu nên các tiêu chuẩn âm thanh vòm mới đã xuất hiện như:

4 kênh ( 2 trước/2sau), 5 kênh (giống 4 kênh nhưng thêm 1 kênh trầm BASSvà thường biết đến với tên gọi 4.1), 6 kênh ( có tài liệu sử dụng kí hiệu 5.1, về cấu tạo giống 4.1 nhưng bổ sung thêm 1 loa trung tâm đối diện vị trí người nghe để thể hiện các đoạn hội thoại) và cuối cùng là 8 kênh (7.1) bổ sung hai loa ở hai bên phải và trái của người nghe. Có thể bạn đã từng nghe thấy những cái tên như DTS hay Dolby. Hai công ty này đã chuẩn hóa âm thanh số sử dụng trong các bộ phim thành một chứng nhận. Để cho bạn dễ hình dung, chúng ta sẽ thống kê các chỉ sổ tiêu chuẩn như trong bảng dưới đây:

Digital DolbyDigital- DolbySurround EX- DTS- DTS-EX- DTS 96/24
Số kênh âm thanh -6 -7 -6 -8 -6
Độ chi tiết bits -24 -24 -20 -24 -24
Tần số lấy mẫu Khz -48 -48 -48 -48 -96

Các bác lưu ý rằng không nhất thiết âm thanh True HD mới là 7.1 mà Dolby Digitel EX cũng là 7.1; Dolby Digital plus cũng là 7.1 => việc này cho thấy xác định âm thanh Dolby true HD không dễ như các pác tưởng đâu. mà nói nhanh thế này một số anh em chơi âm thanh HD nói tôi thích bao nhiêu chấm thì nó sẽ là bấy nhiêu chấm chủ yếu tôi có loa và AVR hoặc POW để keo hay không mặc nhiên có nghĩa là 5.1 hay 7.1 hoặc 7.2 hoặc 9.1 hoặc 9.2 là việc ý thích của chủ nhân. Nghe nhạc nhiều khi nó cũng như là một người chơi nhạc Jazz vậy "tính ngẫu hứng" => Sẽ có pác nói là DTS neo và DTS matrix là 6.1 chứ không phải là 7.1 thực ra là thêm một kênh bổ sung mà thôi giải thích thì dài nói vậy cho nó ngắn. Chính vì vậy việc xác định âm thanh theo tiêu chuẩn phải DTS hay Truehd hoặc gì gì đó cần phải căn cứ vào chất lượng chuyền tải âm thanh chứ không cứ gì nhiều loa là được. Đó là nguyên nhân lý do tại sao các sản phẩm các bác mua có SOLOGAN gián ngoài vỏ hộp đó. chẳng cần đọc manual chỉ cần vào LOGO hoặc các ICON trên SOLOGAN trên vỏ hộp là biết nó được hỗ trợ những tính năng gì rồi . Bài sau em sẽ nói thế nào là True HD.

Một trong những tính năng phụ trội mà bạn sẽ bắt gặp ở các hệ thống âm thanh tích hợp là cổng xuất SPDIF. Nó cho phép truyền tín hiệu số trực tiếp giữa các thành phần như bộ xử lý, loa, ổ CD, Ampli… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình đa phương tiện như CD hay DVD, việc sử dụng kết nối tín hiệu số là không thể thiếu. Việc chuyển tín hiệu giữa tương tự (Analog) và kĩ thuậtsố (Digital) sẽ khiến cho nguồn âm thanh bị nhiễu. Từ đó, như một hệ quả, giao tiếp kĩ thuật số đã được ra đời cho phép các thiết bị âm thanh hiện đại cao cấp giao tiếp trực tiếp với nhau. Từ ổ CD/DVD xuất trực tiếp tín hiệu gốc AC3/DTS ra loa mà không qua bất cứ một phép mã hóa nào. Như thế người nghe sẽ được thưởng thức âm thanh “nguyên bản” nhất. Digital Coaxial là một trong hai giao thức cho phép giao tiếp số hiện nay. Giắc cắm Digital Coaxial giống như RCA thường thấy ở thiết bị gia dụng, tuy nhiên phương thức truyền thông tin của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Nhờ vào tính chất của giao tiếp số, Digital Coaxial có khả năng “đóng gói” tín hiệu âm thanh 5.1 vào 1 đường tín hiệu duy nhất thay vì cần tới 6 dây riêng rẽ như RCA sử dụng tín hiệu tương tự. Bây giờ với dòng âm thanh DTS master và dolby true HD sẽ được đóng gói vào Cable HDMI 1.3a

Một nhược điểm nhỏ không chỉ của riêng kiểu kết nối này mà còn là chung của các giao tiếp số đó là thiết bị nhận tín hiệu phải có bộ giải mã kĩ thuật số để nhận biết được thông tin truyền tới từ nguồn phát. Thường thì với âm thanh, bạn sẽ cần các hệ thống loa có Ampli tích hợp với bộ giải mã số (Amplified System with Digital Decoders Built-in). Như vậy giá thành toàn hệ thống sẽ có thể bị đội lên thêm. Ngoài ra một số bo mạch chủ cũng “tặng” cho người dùng kiểu kết nối quang học (Optical).

Trong cáp quang, tín hiệu truyền đi được đảm bảo và không bị nhiễu bởi các yếu tố điện năng xung quanh. Tuy nhiên bạn sẽ cần dây cáp chuyên dụng cũng như các thiết bị thu phát tín hiệu ánh sáng vốn có giá không rẻ và đặc biệt là không phù hợp với giải pháp âm thanh tích hợp giá rẻ. Để đánh giá được chất lượng âm thanh của một bo mạch chủ tích hợp. Bạn cần phải xác định được loại chip xử lý mà nhà sản xuất sử dụng trên đó. Cách dễ nhất để thực hiện việc này là nhìn thẳng trên bo mạch chủ hoặc đọc tài liệu hướng dẫn đi kèm và tìm kiếm thứ bạn quan tâm. => Bây giờ cable quang không đắt nữa và các thiết bị AVR giải mã tín hiệu cable quang cũng rẻ đó là lý do tại sao các dòng mainboard bây giờ đa số được trang bị cổng quang cho việc chuyển tín hiệu Audio

Sản phẩm cùng một dòng bất kể mang kí hiệu RLT hay ALC đều có thông số giống hệt nhau.- Trong phần độ chi tiết, ô nào có hai giá trị thì số bé hơn thể hiện mức chi tiết của đường âm thanh vào (Analog/Digital Input Conversion) và số lớn hơn là của đường âm thanh ra(Digital/Analog Output Conversion). Bạn có thể thấy các loại chip âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ càng ngày càng có các chỉ số cao hơn và hầu như không kém cạnh gì sản phẩm lắp rời chất lượng cao. Đối với những loại chip có chỉ số SNR trên 100dB, người dùng đôi khi còn có thể bắt gặp chúng trong những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp. Bạn cũng nên chú ý tới VIA Envy24, đây là một trong những đối thủ sừng sỏ với series Audigy của Creative không chỉ ở vấn đề tích hợp mà ngay trên mặt trận card âm thanh rời cao cấp. Một số sản phẩm thuộc dòng này: M-Audio AudioPhile 192, Chaintech AV-70…2.

Âm thanh HD là gì ?
HD Audio (High-Definition Audio) còn được biết đến với tên mã Azalia là một chuẩn âm thanh tích hợp mới được Intel sử dụng cho các chipset của họ. Về lý thuyết, nó là chuẩn đánh giá cho âm thanh tích hợp vào chipset chất lượng cao. Hiện tại bạn có thể thấy Azalia trên hầy hết các bo mạch chủ sử dụng chipsetIntel PCI-Express ví dụ như 915,925 hoặc cao hơn về sau này.Một bo mạch chủ sản xuất theo tiêu chuẩn HD Audio của Intel sẽ có chipset cầu nam tích hợp sẵn thành phần xử lý âm thanh và nó chỉ cần thêm một bộ giải mã phụ bên ngoài để có thể “nói nên lời”mà thôi. Về cấu trúc, nó giống như thiết kế thứ nhất mà chúng ta đã đề cập tới ở phần đầu bài viết. Tuy nhiên điểm khác biệt mà Intel HD có được là khả năng truyền nhiều tín hiệu âm thanh cùng lúc tới nhiều thiết bị khác nhau (ví dụ như bạn vừa xem DVD vừa nói chuyện thông quaVoIP chẳng hạn) và quan trọng nhất là chất lượng âm thanh cũng khá hơn hẳn những chủng loại tích hợp thông thường.

Về tính năng, âm thanh chất lượng cao High Definition Audio Azalia hỗ trợ 8 kênh khác nhau (hợp chuẩn 7.1) với tần số lên tới 192Khz và mức chi tiết 32-bit (các loại chip tích hợp thông thường chỉ hỗ trợ 5.1, 48Khz và 20bits mà thôi). Để tăng thêm chất lượng, Intel đã hợp tác với Dolby Labs để xây dựng ba định mức chứng nhận âm thanh cho những PC có trang bị giải pháp Azalia bao gồm:

- Dolby Sound Room: Âm thanh 2 kênh với khả năng hỗ trợ hệ thống loa ảo Dolby và công nghệ Dolby Headphones. Nó cho phép người dùng tận hưởng môi trường âm thanh vòm giả lập 5.1

- Dolby Prologic II. Mức chứng nhận này có chỉ số SNR tối thiểu là 75dB.- Dolby Home Theater: Âm thanh 6 kênh (5.1) với tỉ lệ SNR là 85dB. Hỗ trợ công nghệ Dolby ProLogic II.

- Dolby Master Studio: 8 kênh âm thanh (7.1) với mức SNR lên tới 95dB. Hỗ trợ đầy đủ DolbyPrologic Iix và Dolby Digital Live.

Điểm thú vị của công nghệ Dolby Prologic II là nó cho phép hệ thống xuất ra âm thanh 5.1 hoặc 7.1 ngay cả khi nguồn âm thanh chỉ là 2 kênh (ví dụ như đĩa CD). Digital Live cho phép âm thanh được truyền dưới dạng dải thông tin (Streaming) tới các thiết bị nhận không dây ví dụ như Wifi. Nói chung, mục đích chinh của việc phân cấp như vậy là để đánh dấu cho người dùng biết họđ ang bỏ tiền ra mua thứ gì. Thay vì đọc hàng lọat các chỉ số loằng ngoằng, bạn chỉ cần xem các biểu tượng có in trên vỏ hộp sản phẩm mà mình quan tâm là đủ. Nhìn chung, nếu chỉ có nhu cầu tối thiểu về âm thanh hoặc kinh phí tương đối hạn hẹp, bạn hoàn toàn có thể hài lòng với những giải pháp âm thanh tích hợp hiện đại.

Tuy thế, không thể phủ nhận rằng giải pháp âm thanh tích hợp không bao giờ vượt mặt được những thiết bị rời. Một card sound lắp ngoài còn có ưu điểm lớn là sử dụng rất ít tài nguyên hệ thống nên các ứng dụng nặng nề như trò chơi điện tử hoặc phim DVD sẽ chạy “mượt mà” hơn. Bên cạnh đó, tuy những sản phẩm tích hợp có những thông số kĩ thuật rất bắt mắt nhưng trên thực tế chất lượng âmthanh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như Ampli, loa, dây dẫn, thiết kế nội thất… và nếu bạn đang nhắm tới một hệ thống âm thanh máy tính hoàn hảo, tốt hơn hết bạn hãy sử dụng các loại card rời bởi không chỉ chúng được ưu ái trang bị những bộ xử lý cao cấp hơn mà chất liệu sử dụng và những phụ kiện ví dụ như bộ chuyển tín hiệu Analog/Digital của những sản phẩm này cũng vượt trội hơn hẳn.

Kết luận : Đó là lý do tại sao những người chơi âm thanh cao cấp thường ít khi chấp nhận chơi âm thanh onboard hoặc sound card rời loại rẻ tiền Nhưng nếu bạn chỉ quan tâm đến DTS và sử dụng cable quang thì bạn không cần quan tâm đến card rời làm gì mình sẽ có bài viết chi tiết hơn tại sao lại vậy sau khi đã tổng hợp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Giải thích về các chuẩn âm thanh đã có pác đăng tại đây em xin được trích lại
http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?p=17197

DTS (Digital Theater Systems)
DTS (còn được biết đến như là Digital Theater Systems), được sở hữu bởi DTS, Inc (NASDAQ: DTSI).Là một trong những bộ giải mã hàng đầu trong công nghệ âm thanh surround kỹ thuật số 5.1.Nó được sử dụng trong-âm thanh phim (movie sound) trên cả phim và trên DVD, và trong suốt những năm tồn tại cuối của định dạng đĩa Laser.
DTS âm thanh có thể tải đến 8 kênh âm thanh lên đến 192kHz. Nó có thể được truyền thông qua S/PDIF, hoặc có thể được truyền dưới dạng sóng, DVD và lưu trữ trên CDDAs.
Do có ít hơn tham gia vào việc tính toán bitrates cao hơn, đặc biệt là DTS mã hóa nhanh chóng và dễ dàng với CPU hơn so với Dolby Digital

DTS-HD Master Audios
DTS-HD Master Audio là một lossless audio codec được tạo ra bởi Digital Theater System. Trước đó nó đã được biết đến như DTS hay DTS-HD. Nó là một phiên bản mở rộng của DTS. DTS-HD Master Audio là một tùy chọn định dạng âm thanh cho cả hai đĩa Blu-ray và HD DVD

Một mục tiêu của định dạng DTS-HD Master Audio là cho phép biểu diễn bit-to-bit của soundtracks gốc. Để thực hiện điều này, DTS-HD MA hỗ trợ thay đổi bit rates lên đến 24,5 Mbit/s trên một đĩa Blu-ray và lên tới 18,0 Mbit/s cho HD DVD. Định dạng hỗ trợ tối đa là 192 kHz sampling frequency số và 24-bit depth samples ở 2 kênh chế độ stereo, và 24bit/96 kHz resolution ở chế độ đa kênh (lên tới 8 kênh).

DTS-HD Master Audio chứa 2 luồng dữ liệu, nguồn dữ liệu cốt lõi DTS ban đầu và luồng bổ sung. Các tín hiệu âm thanh được tách ra làm hai 2 phần ở input của encoder. Năm 1996, khi lần đầu tiên lô-gô DTS xuất hiện trên DVD, định dạng đĩa quang số một bấy giờ, những người yêu rạp hát tại gia phải ngỡ ngàng bởi chất lượng âm thanh vòm cực kỳ sống động và tinh khiết. Phát triển từ hạt nhân của công nghệ nòng cốt DTS, chuẩn DTS-HD mới đã được ứng dụng trong hai định dạng Blu-ray và HD-DVD. DTS-HD hiện tồn tại hai phiên bản: DTS-HD Master Audio và DTS-HD High Resolution Audio.

DTS-HD Master Audio là chuẩn surround đạt chất lượng âm thanh cao nhất hiện nay có khả năng thể hiện đầy đủ từng chi tiết dù nhỏ nhất của bản thu. DTS-HD Master Audio xử lý âm thanh với tốc độ cực nhanh 24,5Mb/giây đối với định dạng Blu-ray và 18Mb/giây đối với HD-DVD. Tương tự như chuẩn Dolby TrueHD, DTS-HD Master Audio trình diễn một sân khấu âm thanh vòm với 8 kênh (7.1) bit-to-bit PCM Linear (không nén) ở tần số lấy mẫu 96kHz/24bit. Nguồn âm thanh nguyên bản từ trường quay, phòng thu sẽ được giải mã nguyên vẹn, chuyển sang phần khuếch đại cho từng kênh và đưa ra ngoài qua loa.


Dolby True HD
Dolby TrueHD là cải tiến lossless codec âm thanh đa kênh được phát triển bởi Dolby Laboratories, chủ yếu sự dụng cho các thiết bị giải trí tại nhà chất lượng cao như đĩa Blu-ray. Nó là thừa kế của AC-3 Dolby Digital surround sound codec (được sử dụng như các tiêu chuẩn âm thanh cho đĩa DVD). Trong ứng dụng này, Dolby TrueHD cạnh tranh với DTS-HD Master Audio, một lossless codec từ Digital Theater System.

Hiện tại, Dolby Laboratories sở hữu trên 28 chuẩn âm thanh vòm khác nhau chia làm 2 mảng: giải trí tại gia và phòng thu chuyên nghiệp. Trong đó, Dolby TrueHD là công nghệ giải mã, xử lý tín hiệu surround chủ lực, với khả năng trình diễn âm thanh vòm không nén. Nhờ vào dung lượng lưu trữ lớn của định dạng đĩa Blu-ray/HD-DVD, lên đến 25GB (gấp 5 lần định dạng DVD), nên ngoài phần dung lượng lưu trữ hình ảnh độ phân giải cao, đĩa Blu-ray/HD-DVD vẫn đủ chỗ để lưu thông tin chuẩn không nén của các kênh surround.

Dolby TrueHD lần đầu tiên cho phép tái tạo không gian với các kênh surround có cường độ âm thanh đồng nhất, nguồn tín hiệu ở từng kênh một sau khi được giải mã qua bộ xử lý sẽ được khuếch đại riêng rẽ. Hiện tại, đĩa Blu-ray/HD-DVD sử dụng chuẩn Dolby TrueHD cho phép set-up tối đa 8 kênh (7.1 kênh), nhưng trên thực tế chuẩn giải mã này có khả năng xử lý nhiều hơn 8 kênh. Dolby TrueHD xử lý âm thanh đa kênh với tốc độ rất cao đạt 18Mb/giây, tần số lấy mẫu toàn dải trên mỗi kênh là 96kHz/24bit. Người nghe có thể cảm nhận một cách chính xác từng đơn vị bit âm thanh thu được từ studio với chất lượng 100% không nén. Tương tự như các thế hệ Dolby trước đây, Dolby TrueHD cung cấp giải pháp xem phim ban đêm với chế độ “Night Mode”, chế độ này sẽ hạn chế những đoạn âm thanh cường độ lớn thường hay xuất hiện bất ngờ trong phim nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng và chi tiết của âm thanh.


FLAC
Free Lossless Audio Codec (FLAC) là một tập tin định dạng của lossless audio. Giống như lossless, FLAC,không gỡ bỏ thông tin từ các chuỗi âm thanh. Tác giả của FLAC là Josh Coalson.FLAC giảm băng thông và dung lượng mà không bị mất sự tích hợp của âm thanh source. A digital audio (như một đĩa CD nhạc) mã hóa sang dạng FLAC có thể giải nén ra đúng như âm thanh gốc.Âm thang gốc đươc mã hóa sang FLAC có thể giảm 40-50% kích thước so với ban đầu.
Trên các receiver thế hệ mới nhất, chúng ta dễ dàng tìm thấy các lô-gô bảo chứng cho khả năng tái hiện âm thanh vòm mới HD là Dolby TrueHD và DTS HD. Những chuẩn âm thanh này đã tái tạo không gian với các kênh surround có cường độ âm thanh đồng nhất và tinh khiết.

Khi hai thế hệ đĩa quang mới là Blu-ray và HD-DVD ra đời người ta thường nhắc đến khả năng thể hiện hình ảnh ưu việt của nó, (Full HD 1920x1080pixel) mà ít ai biết rằng chất lượng âm thanh vòm ở các định dạng mới này cũng được cải tiến rõ rệt. Với những chuẩn surround mới, hoạt động trên nguyên lý giải mã âm thanh không nén, đã tái tạo một cách thật nhất không khí nhà hát, phim trường với hiệu quả âm thanh 3 chiều.

Dolby Digital Plus

Ngoài TrueHD, Dolby còn phát triển thêm một chuẩn âm thanh vòm gọn nhẹ hơn có tên Dolby Digital Plus. Dolby Digital Plus có cùng tần số lấy mẫu và bit rate nhưng xử lý âm thanh với tốc độ 6Mb/giây, chậm hơn 1/3 so với TrueHD, nhưng lại có khả năng tương thích với các receiver thông thường (không trang bị các chuẩn giải mã HD). Tín hiệu âm thanh vòm 7.1 từ nguồn HD-DVD/Blu-ray sẽ được chia thành 3 nhóm kênh riêng gồm: nhóm 2 kênh stereo chính, nhóm 3.1 kênh mở rộng A và nhóm 2 kênh mở rộng B. Tùy vào nhu cầu thưởng thức, ta có thể nghe nhạc với 2 kênh, xem phim với 7.1 kênh hoặc 5.1 kênh.

DTS-HD High Resolution

Phiên bản còn lại, DTS-HD High Resolution có chất lượng âm thanh thấp hơn. Cụ thể với định dạng Blu-ray, DTS-HD High Resolution Audio chỉ xử lý tín hiệu âm thanh với tốc độ, 6Mb/giây và 3Mb/giây với đĩa HD-DVD. Tuy chất lượng âm thanh không thể so sánh với DTS Master Audio nhưng DTS High Resolution lại có lợi thế là chiếm ít dung lượng hơn. Chính vì thế, nhà sản xuất có thể cân đối giữa thời lượng hình ảnh và chất lượng âm thanh.

Qua một số thông tin trên các pác sẽ bổ xung được những kiến thức cần thiết và một số tiêu chuẩn định dạng âm thanh để tránh sự nhầm lẫn khi nghiên cứu về các giải pháp chuyển tải âm thanh mà mình đưa ra. Em sẽ cố gắng trong thời gian tới cung cấp thêm một số thông tin, tài liệu để các pác có hướng đi cụ thể về công nghệ nghe HD này => các bác thấy em thiếu sót hoặc sai cái gì cứ bổ xung cho hoàn chỉnh nhé.

Điều mình băn khoăn nhất là tại sao âm thanh DTS master và âm thanh true HD lại không thể chuyển tải được bằng cable quang mà phải là HDMI 1.3a với lý do rằng không đủ bằng thông. Mình băn khoăn vậy là bởi vì mình biết chắc chắng rằng đường cable quang có thể chuyển tải dữ liệu tối đa là 1000Mb/s tương đương 1G/s còn truyền với tốc độ 100Mb với cable RJ45 cat5 và cat6 thì được thực hiện từ lâu rồi => điều này đã được thực hiện trong hệ thống mạng hạ tầng office doanh nghiệp từ 3 năm nay. "đơn vị đo lường của âm thanh và dữ liệu đều được tính bằng M hoặc bit hoặc kbit"
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HoanACE

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

/ Bài viết của bác quá hay và bổ ích, em chỉ xin góp ý đoạn này :rolleyes:
Ngoài ra một số mainboard 8 kênh nhưng cũng chỉ có 6 lỗ cắm. Và bạn chỉ dùng loa 5.1 mới có thể cắm trực tiếp mà thôi. Còn muốn hưỡng thụ đúng âm thanh 8 kênh chỉ có cách du nhất là dùng kết nối digital với hệ thống Home Theater 7.1 hoặc Loa Digital mà thôi.
HardwareSecrets) - Lê Quang Vinh (dịch)
.
Đoạn bôi đỏ :Chắc ý bác là 3 lỗ cắm vì mỗi lỗ được 2 chanel mà.Một số soundcard của creative cũng chỉ có 3 lỗ cắm nhưng vẫn có thể cắm cho loa 7.1 mà ko cần kết nối digital vì lỗ cắm của nó có nhiều nấc 8-x Các hãng khác thì ko biết thế nào vì từ trước giờ em toàn xài creative :ar!
 

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Chuẩn xác. ngay kể cả một số dòng máy LAPTOP đang dùng loại jack này. chiếc laptop SONY vios mình đang sử dụng loại jack tai nghe 2 nấc này
 

Haihard

Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Chuẩn xác. ngay kể cả một số dòng máy LAPTOP đang dùng loại jack này. chiếc laptop SONY vios mình đang sử dụng loại jack tai nghe 2 nấc này

Mấy thông tin vừa hỏi google cũng ra mà. Chắc anh mình phải mất cả đêm biên tập lại. Em thương anh quá. hic hic :)|
Anh mình vẫn chỉ thấy bầu trời là chú Xonar thôi. Khổ thân.
 

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

..............................
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

cảm ơn bác chủ thớt... .sau đây là vài thắc mắc hy vọng bác có thể giúp em, em hỏi thật chứ ko có ý định quấy rối gì đâu ạ :
em dùng sound onboard Realtek 888 dùng kết nối qua đường coaxial vào AVR Pioneer. Theo thiết lập của Media Classic Player thì em cho tín hiệu passthrough qua và đi thẳng vào AVR để cho nó xử lý, vậy thắc mắc của em là với sound onboard và sound rời thì khi làm như vậy thì có sự khác biệt gì ko vì việc xử lý đã do AVR đảm nhiệm thì sound chỉ mang tính chất bắc cầu dẫn tín hiệu như thế sẽ chẳng có codec hay con chip nào xử lý tín hiệu.
Thắc mắc này em hỏi nhiều người nhưng mỗi người nói mỗi khác. Nhân có bài của bác thấy rất công phu nên em hỏi thêm. Mọi người nếu ai có ý kiến hay thì cứ ném đá giúp em... many thanks :-h

Bạn dùng kết nối Digital, hay được gọi là SPDIF (Sony/Philips Digital Interconnect Format ) sẽ chuyển đổi nguyên dạng âm thanh sang AVR để xử lý lúc này AVR sẽ là thành phần quyết định chất lượng âm thanh của ban. hiểu đơn giản thế này. Khi bạn dùng tín hiệu Digital thì chíp xử lý tín hiệu âm thanh hay gọi là DAC nằm bên trong AVR có nhiệm vụ chuyển đổi tính hiệu số nhận được thành tín hiệu tương tự và gửi những tín hiệu sau khi chuyển đổi tới Loa. Vì vậy nếu bạn dùng đường âm thanh coxial này bạn sẽ không cần phải quan tâm đến chất lượng sound on board hay sound rời. Nhưng với tín hiệu analog thì khác hoàn toàn.

Tin hiệu Digital là thuật ngữ miêu tả tín hiệu được chuyền đi bằng kỹ tự số 1010100011..... mà trong tin học nó hay còn gọi là mã Nhị phân... đơn bị đo lường của nó được tính bit hoặc kbit ....và đơn vị cao nhất là Tegabyte = 1024 gigabyte. Việc chuyển tải tín hiệu dạng số có thể bị suy giảm nếu cable quang có vấn đề => Với hệ thống mạng thì biểu hiện của nó là hệ thống mạng phập phù, các kết nối không liên tục .... Với âm thanh cũng vậy thôi. Còn nếu không có hiện tượng này thì có nghĩa là OK => chỉ ra cho thấy cable lởm với cable xịn đều như nhau nếu âm thanh không bị dật cục hoặc tín hiệu DTS nhấp nháy lúc được lúc không.

Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng một nguồn nhạc thì bạn phải sử dụng trên cùng một hệ thống Đơn giản thế này Nếu để đánh giá hai hệ thống thì bạn thử một đĩa CD trên hai hệ thống. Nếu bạn muốn đánh giá chất lượng của dây dẫn âm thanh hoặc các thiết bị phụ trợ khác thì cũng với tất cả thành phần trên chỉ thay mỗi dây chẳng hạn thì bạn sẽ có kết quả chính xác.

Trên là giải thíc bằng cơ lý thuyết
Trích nguyên văn câu nói ngắn gọn của Bác Hạ vũ
1. là tín hiệu từ CPU giải nén [mở gói] chuyển qua Card sử lý [thêm mắm muối vừng] rồi đẩy ra loa [sau khi thêm lạc] âm thanh đã được khuyếc đại và theo khả năng của loa mà tán
2. là tín hiệu từ CPU giải nén [mở gói] chuyển qua Card nhưng không sử lý , tín hiệu vẫn được giữ nguyên để chuyển ra các thiết bị khác để tán. Card lúc này chỉ làm nhiệm vụ in/out

Trưa nay mình đi nói chuyện mới mấy pác trong diễn đàn của mình cũng bàn về vấn đề này. có một số thông tin cho rằng việc chuyển tín hiệu Digital ra AVR vẫn có khả năng bị suy hao chính vì thế mà có những âmly có mạch công suất bù tín hiệu. mạch càng cao cấp càng đắt tiền nhưng mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình trong một khoảng cách nhất định từ khoảng 1.5m trở suống, dây cable quang loại tốt thì khả năng suy hao không đáng kể vào có thể nói là gần = 0 "tất nhiên dù cao cấp đến mấy cũng không thể bằng 0 được" Vì vậy việc âm thanh bị suy hao trong vấn đề này hầu như tai mình không thể phân biệt được - theo mình nghĩ chỉ có thể là các nhà sản xuất hoặc các chuyên gia nghe nhìn mới có thể xác nhận được thôi.
Kết luận là dòng chữ đỏ đó. Bạn còn gì băn khoăn hoặc không thỏa mãn có thể lập topic tham khảo thêm một số ý kiến khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

testplug

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Bai cua bac bac hay wa'. Em da hieu them va xin cam on ah.
 

phuong210876

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

.......................................
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kuticonzin

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

no reasonnnnnnnnnnnnnn
 

phamdthai

New Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

dang lo mo doc duoc bai nay hay qua. thank....thank...O:)
 
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Việc chuyển tải tín hiệu dạng số có thể bị suy giảm nếu cable quang có vấn đề => Với hệ thống mạng thì biểu hiện của nó là hệ thống mạng phập phù, các kết nối không liên tục .... Với âm thanh cũng vậy thôi. Còn nếu không có hiện tượng này thì có nghĩa là OK => chỉ ra cho thấy cable lởm với cable xịn đều như nhau nếu âm thanh không bị dật cục hoặc tín hiệu DTS nhấp nháy lúc được lúc không.
cái này giống vụ của e quá. lúc chưa bị xịt cái chân SPDIF trên main thì tín hiệu ngon lành. nhưng khi bị hỏng e thay cái card rời Audigy2zs nới với avr bằng sợi cáp mua 10k chợ trời 1 đầu 3,5 1 đầu hoa sen nối với cổng Coaxial avr âm thanh như bị tịt mũi. cứ lúc dc lúc mất. hiện e vẫn chưa giải quyết dc vụ này
 
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog

Như vậy là phải chọn dòng Main nào có đầu ra là cổng Optical S/PDIF thì mới dùng được cáp quang cho ra Receiver. Với dòng Main mà chỉ có Front Speaker Jack thì đưa qua Receiver thì có nhận đủ tín hiệu 5.1 ko? Hay phải dùng cổng HDMI trên Main
Cám ơn!
 

thanhminhnguyentit

Well-Known Member
Có bác nào co dĩa Demo thử lắp đặt hệ thống loa 7.1 và chât lượng âm thanh cao cấp cho tôi xin .Xin trân trọng cảm ơn
 

leducanhctn

Active Member
Ðề: Một số thông tin về vấn đề âm thanh onboard trên HTPC 5.1; 7.1 Digital và analog
Điều mình băn khoăn nhất là tại sao âm thanh DTS master và âm thanh true HD lại không thể chuyển tải được bằng cable quang mà phải là HDMI 1.3a với lý do rằng không đủ bằng thông. Mình băn khoăn vậy là bởi vì mình biết chắc chắng rằng đường cable quang có thể chuyển tải dữ liệu tối đa là 1000Mb/s tương đương 1G/s còn truyền với tốc độ 100Mb với cable RJ45 cat5 và cat6 thì được thực hiện từ lâu rồi => điều này đã được thực hiện trong hệ thống mạng hạ tầng office doanh nghiệp từ 3 năm nay. "đơn vị đo lường của âm thanh và dữ liệu đều được tính bằng M hoặc bit hoặc kbit"
S / PDIF (S / PDIF là từ viết tắt của Sony/Phillips Digital Interface) được Sony và Philip tạo ra từ rất lâu rồi (khoảng những năm 70-80) nó là chuẩn truyền tín hiệu audio thông qua các cổng Optical hoặc Coaxial. Đối với cổng Optical thì phổ biến hay sử dụng cable quang Toslink, đối với cổng Coaxial thì hay sử dụng jack RCA kèm cable đồng trục.
S / PDIF dựa trên tiêu chuẩn kết nối AES3. S / PDIF có thể mang theo hai kênh KHÔNG NÉN âm thanh PCM hoặc CÓ NÉN âm thanh vòm 5.1 / 7.1 (theo định dạng âm thanh DTS hoặc Dolby Digital). Băng thông tối đa mà S / PDIF là 2-3 Mb/s trong khi DTS Master và Dolby True HD là định dạng âm thanh vòm KHÔNG NÉN với băng thông khoảng 20-30 Mb/s nên S / PDIF không đủ băng thông
 
Bên trên