Raspberry Pi + Rune Audio ::: Một trải nghiệm nghe nhạc mới

linh0983

Well-Known Member
Roon server và RopieeeXL là 1 cặp . Mình dành chú Pi2 cài RopieeeXL nghe ngon các bác .
Ngoài ra nó có thêm UPnP renderer + Spotify Connect + AIrPlay tùy nghi sử dụng a . :p

DERTG.jpg
 

tml3nr

Moderator
Đẹp thât anh.
Lúc trước mua hộp này màu đen: https://hshop.vn/products/vo-case-nhom-cho-raspberry-pi-v5

case-jpg.362510

Khoét thêm 2 lỗ jack BNC & RCA, chứa gọn Rpi và Digione.
Noise tăng lên hẳn, phải bỏ. Anh để ý nhá. :eek: .
Bác không gắn gì cả để trần luôn thì sao ah
- Hi anh @mtminh @toi511 và cả nhà.

- Nhờ anh @trung224 cho ý kiến thêm về tác động của case và vật liệu với âm thanh của pi, dac ạ.

Sau vụ gắn case nhôm tiếng bị bí và nhỏ tiếng hẳn. Em test thêm vài trường hợp nữa để so sánh. Tạm kết luận như sau:

- Case ảnh hưởng rất nhiều tới âm thanh. Nó có thể làm cho tiếng treble sạn, bass nhòe và mờ, âm lượng nhỏ hẳn, không gian nhòe... Rất dễ nhận biết dựa theo các đặc điểm trên.

Em có trao đổi sơ qua với anh bạn thì tạm hiểu như sau. Chỉ là giả thuyết bước đầu để mình dễ test:

- Case nhôm kín tạo thành lồng Faraday? Làm cho triệt tiêu hết các từ trường hay cộng hưởng (Có lợi) bên trong. Làm cho tiếng mờ và nhỏ?

- Có vẻ như case nên dùng sắt hơn là đồng hay nhôm?

- Chỉ nên dùng kim loại che chắn một phần chứ không nên che kín hoàn toàn?

Em sẽ mò tiếp vụ case này ạ. Trước mắt thì dùng miếng sắt chữ U rồi bỏ vào case mica thấy tiếng hay nhất:

hifiberry-case-1.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mtminh

Well-Known Member
- Hi anh @mtminh @toi511 và cả nhà.

- Nhờ anh @trung224 cho ý kiến thêm về tác động của case và vật liệu với âm thanh của pi, dac ạ.

Sau vụ gắn case nhôm tiếng bị bí và nhỏ tiếng hẳn. Em test thêm vài trường hợp nữa để so sánh. Tạm kết luận như sau:

- Case ảnh hưởng rất nhiều tới âm thanh. Nó có thể làm cho tiếng treble sạn, bass nhòe và mờ, âm lượng nhỏ hẳn, không gian nhòe... Rất dễ nhận biết dựa theo các đặc điểm trên.

Em có trao đổi sơ qua với anh bạn thì tạm hiểu như sau. Chỉ là giả thuyết bước đầu để mình dễ test:

- Case nhôm kín tạo thành lồng Faraday. Làm cho triệt tiêu hết các từ trường hay cộng hưởng (Có lợi) bên trong. Làm cho tiếng mờ và nhỏ?

- Có vẻ như case nên dùng sắt hơn là đồng hay nhôm?

- Chỉ nên dùng kim loại che chắn một phần chứ không nên che kín hoàn toàn?

Em sẽ mò tiếp vụ case này ạ. Trước mắt thì dùng miếng sắt chữ U rồi bỏ vào case mica thấy tiếng hay nhất:
Ý kiến mình test với case của hshop, không giống case của anh Hải, nên có thể khác: Do sóng phản xạ tạo loop nội bô. Tiếng sạn rõ rệt, giống thay nguồn linear bằng SMPS
Kích thước hộp, vật liệu quan trọng, để khống chế.

- "Case nhôm kín tạo thành lồng Faraday. Làm cho triệt tiêu hết các từ trường hay cộng hưởng (Có lợi) bên trong" : Tiếng sạn hơn, dãy cao chói gắt, làm tăng, không triệt tiệu bên trong, không kiểm soát được.

Nếu triệt tiêu được bên trong quá hay. "Có lợi" vì vô tình tạo ra chất âm hợp gu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn các bác đã chỉ dẫn. Mình nghe đc rồi. Nhưng mà nghe tới 9h30 không kết nối được nữa. Hic
 
Chỉnh sửa lần cuối:

itmanvn

Member
Ý kiến mình test với case của hshop, không giống case của anh Hải, nên có thể khác: Do sóng phản xạ tạo loop nội bô. Tiếng sạn rõ rệt, giống thay nguồn linear bằng SMPS
Kích thước hộp, vật liệu quan trọng, để khống chế.

- "Case nhôm kín tạo thành lồng Faraday. Làm cho triệt tiêu hết các từ trường hay cộng hưởng (Có lợi) bên trong" : Tiếng sạn hơn, dãy cao chói gắt, làm tăng, không triệt tiệu bên trong, không kiểm soát được.

Nếu triệt tiêu được bên trong quá hay. "Có lợi" vì vô tình tạo ra chất âm hợp gu.
Thay nguồn linear bằng SMPS là sao bác? SMPS hay hơn linear hay sao?

Em đang xài Pi3+ và Digione trong case nhựa, nguồn LKS
TB2lA8mppXXXXasXpXXXXXXXXXX_!!1684659058.jpg_640x640Q50s50.jpg_.webp


Còn con Topping D50 thì xài nguồn này
O1CN01TfiDtw1qTfiBXLeVV_!!0-item_pic.jpg_640x640Q50s50.jpg_.webp
 

mtminh

Well-Known Member
@itmanvn. Bác hiểu nhầm câu nói của mình.
Tiếng sạn rõ rệt, giống thay nguồn linear bằng SMPS: Bị Sạn tăng, giống trường hợp đang xài nguồn tuyến tính, chuyển qua (thay bằng) dùng nguồn xung. :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@tml3nr :
Nếu làm case thì chuẩn nhất là làm mu-metal, độ dày tầm vài cm đổ lên (cái này em đọc được theo một bản nghiên cứu của 1 ông tiến sĩ làm cho NASA, dùng để ngăn sóng điện từ trên vũ trụ), tuy nhiên chẳng ai làm cho mục đích dân dụng cả vì quá đắt , đa phần chỉ làm vỏ cho input/mic transformer (diện tich nhỏ)

Cũng theo nghiên cứu trên thì dùng nhôm cũng tốt, song độ dày phải lớn hơn mu-metal nhiều lần mới hiệu quả. Một số hãng high end họ cũng làm case theo tiêu chí này, nhôm dày khoảng 1.5cm-2cm. Em kiếm được vỏ nhôm dày 0.5cm cũng khá hiệu quả. Còn vỏ nhôm quá mỏng 1-2mm thì tác dụng rất hạn chế

Riêng trường hợp của bác tml3nr vì bác dùng nguồn nguồn xung ifi, không có nối đất, việc dùng case vỏ nhôm về gọi là chống nhiễu, thực tế là cản nhiễu đi ra và đi vào, chuyển đổi nhiễu sóng điện từ thành nhiễu điện trên vỏ nhôm. Do dùng nguồn ifi không nối đất nên nhiễu trên vỏ nhôm nếu chạm vào jack usb hoặc HDMI trên Pi sẽ đẩy nhiễu đấy về mass của Pi và sau đó lan truyền trên toàn bộ hệ thống audio qua đường gnd trên Pi qua Boss DAC của bác, chuyện sạn và nhiễu là vì lý do đó. Nói chung đây là hệ quả của việc dùng nguồn xung trên một thiết bị không phải thiết kế low noise, low EMI như RPi chứ không hẳn là ảnh hưởng của vật liệu làm vỏ.
 

tml3nr

Moderator
@tml3nr :
Nếu làm case thì chuẩn nhất là làm mu-metal, độ dày tầm vài cm đổ lên (cái này em đọc được theo một bản nghiên cứu của 1 ông tiến sĩ làm cho NASA, dùng để ngăn sóng điện từ trên vũ trụ), tuy nhiên chẳng ai làm cho mục đích dân dụng cả vì quá đắt , đa phần chỉ làm vỏ cho input/mic transformer (diện tich nhỏ)

Cũng theo nghiên cứu trên thì dùng nhôm cũng tốt, song độ dày phải lớn hơn mu-metal nhiều lần mới hiệu quả. Một số hãng high end họ cũng làm case theo tiêu chí này, nhôm dày khoảng 1.5cm-2cm. Em kiếm được vỏ nhôm dày 0.5cm cũng khá hiệu quả. Còn vỏ nhôm quá mỏng 1-2mm thì tác dụng rất hạn chế

Riêng trường hợp của bác tml3nr vì bác dùng nguồn nguồn xung ifi, không có nối đất, việc dùng case vỏ nhôm về gọi là chống nhiễu, thực tế là cản nhiễu đi ra và đi vào, chuyển đổi nhiễu sóng điện từ thành nhiễu điện trên vỏ nhôm. Do dùng nguồn ifi không nối đất nên nhiễu trên vỏ nhôm nếu chạm vào jack usb hoặc HDMI trên Pi sẽ đẩy nhiễu đấy về mass của Pi và sau đó lan truyền trên toàn bộ hệ thống audio qua đường gnd trên Pi qua Boss DAC của bác, chuyện sạn và nhiễu là vì lý do đó. Nói chung đây là hệ quả của việc dùng nguồn xung trên một thiết bị không phải thiết kế low noise, low EMI như RPi chứ không hẳn là ảnh hưởng của vật liệu làm vỏ.
Cảm ơn anh @trung224 đã giải thích o_O
 
Bên trên