Bằng trí nhớ hình ảnh siêu phàm, anh thu ngân Nhật học thuộc thông tin thẻ quẹt của 1.300 khách hàng

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Không dùng một thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ (như hai anh này), không cần tới màn lừa đảo thế kỷ để lấy được thông số ghi trên thẻ, anh Yusuke Taniguchi vẫn có thể đánh gặp thông tin thẻ tín dụng của 1.300 người với công cụ phức tạp nhất trong Vũ trụ này: não bộ con người. Đọc thẻ của người khác, anh ta có thể ngay lập tức nhớ những con số ghi trên đó thông qua khả năng đặc biệt có tên trí nhớ hình ảnh - eidetic/photographic memory.

Yusuke Taniguchi là một nhân viên thu ngân 34 tuổi, làm việc tại một khu mua sắm ở thành phố Koto, Nhật Bản, anh sở hữu một khả năng ít người có được là trí nhớ hình ảnh - có thể nhớ như in một trang sách dày đặc chữ, như thể anh ta lưu lại ký ức ấy dưới dạng một tấm ảnh, rồi đến vài tháng sau cũng vẫn có thể lôi ra xem. Tuy nhiên cũng có vài ý kiến trái chiều, rằng khoa học khẳng định đến giờ ta vẫn chưa có bằng chứng xác đáng về graphic memory, và anh Taniguchi sở hữu một khả năng khác “đểu” hơn là eidetic memory, cũng có thể nhớ được sự kiện đã xảy ra với độ chính xác rất cao.



Dù là khả năng nào, eidetic hay graphic, ta cũng phải khẳng định trí nhớ của anh Taniguchi thuộc hàng siêu phàm, có thể nhìn lướt qua thẻ tín dụng của khách hàng để nhớ được tên, số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật rồi ghi lại vào một cuốn sổ. Mỗi tội ông anh này không dùng trí siêu việt để phá án hay làm cái gì tương tự, mà lại sử dụng để ăn cắp tiền của người khác.

Theo Soranews24 đưa tin, cảnh sát nói rằng Taniguchi đã thừa nhận việc sử dụng thông tin thẻ tín dụng ăn cắp được để mua hàng, rồi “cắm” đồ để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Cũng may khả năng trời phú của Taniguchi chưa tới tầm, đầu óc anh ta vẫn chưa đạt mức thiên tài khi mà anh ta vừa có một cuốn sổ ghi lại mọi tấm thẻ ăn cắp được, và anh ta ship thẳng đồ mua bằng tiền ăn cắp … về nhà mình. Cảnh sát Nhật đã ngay lập tức bắt được Taniguchi sau khi anh ta mua vài cái túi với tổng giá trị tới hơn 2.500 USD.

Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho người dùng chúng ta: phải cẩn trọng với thông tin thẻ của mình, nhất là khi vẫn có những “siêu nhân” như Taniguchi rảo bước giữa đời thường. Và còn một cách nữa để đảm bảo mình không bị mất tiền oan, đó là thường xuyên kiểm tra giao dịch trên tài khoản.

Đồng tiền đi liền khúc ruột mà.

Theo Genk​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Khoa học nên thừa nhận graphic memory, vì cách đây hơn mười năm thì lão nạp vô tình luyện bí kíp này, tuy nhiên không bằng 0,5% của anh chàng này đâu, và nhớ rất hiệu quả đấy.

Số là, sếp cũ của lão nạp không cho lão nạp ghi chép, chụp ảnh trong khi làm việc với sếp mà buộc phải ghi nhớ và phải nhắc lại, trình bày với sếp khi ông ấy cần hoặc hỏi lão nạp. Thế nên, lão nạp phải tìm mọi cách để ghi nhớ mà không phải ghi chép (nhất là các bảng vẽ, thiết kế), nên cách nhanh nhất là giống như chụp lại ảnh bằng mắt vậy (thời gian phơi sáng hơi bị lâu) và lão nạp nhớ được rất lâu và có thể soi lại chi tiết. Tới giờ, không còn làm việc với sếp cũ nữa nhưng thỉnh thoảng lão nạp lại vô tình dùng lại cách này, ví dụ như đọc password hiện ra trên màn hình vậy.
 

tusontay

Huyền Thoại
Đọc qua cuốn sách 7 loại hình thông minh mới thấy, mỗi người có ưu | nhược điểm riêng. Xưa mình có thể nhớ ~200 số điện thoại, nên đôi khi cần gọi ai thì bấm số còn nhanh hơn là tìm kiếm danh bạ (máy xưa là ngu phone, nên khi bấm danh bạ ko đúng tên cũng ko có gợi ý). :D
 
Bên trên