6 ứng dụng thay đổi cuộc sống

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Những ứng dụng gọi điện OTT, đặt xe, giải trí và hẹn hò đã thay đổi cuộc sống con người trong 10 năm qua.

Tinder – 2012

tinder1-9160-1576754723.jpg

Ứng dụng Tinder. Ảnh: Cnet.

Tinder thành lập năm 2012. Ứng dụng hẹn hò dựa trên vị trí cho phép người dùng thao tác vuốt sang phải để thích và vuốt sang trái để bỏ qua. Nếu hai người dùng cùng quan tâm, sẽ được ghép cặp bằng thuật toán, dựa trên thông tin có sẵn của nửa kia, như tiểu sử rút gọn, tài khoản Instagram, Facebook và Spotify liên kết.

Vào tháng 5/2013, Tinder đã lọt vào danh sách 25 ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất dựa trên tần suất truy cập và số lượng người dùng, đồng thời trở thành dịch vụ hẹn hò đầu tiên khẳng định vị trí trong 5 dịch vụ hàng đầu trên nền tảng web, theo New York Times.

Nhờ nguyên tắc hoạt động đơn giản và ghép cặp nhanh chóng, Tinder ngày càng thu hút nhiều thành viên với hơn 1,6 tỷ lượt vuốt mỗi ngày. Người dùng trung bình dành khoảng 10 giờ mỗi tuần để tìm nửa kia của mình trên ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều người độc thân phản ánh rằng các mối quan hệ trên Tinder không "bền".

Uber - 2010

106264699-1574708094733gettyim-5521-4380-1576754723.jpg

Ứng dụng Uber. Ảnh: CNBC.

Uber được thành lập vào năm 2009 dưới tên UberCab bởi lập trình viên Garett Camp và Travis Kalanick. Ý tưởng phát triển ứng dụng gọi xe dựa trên nền tảng kinh tế chia sẻ xuất hiện khi Camp rủ thêm người đi cùng một chuyến taxi để giảm chi phí. Thời điểm đó, Kalanick, vừa bán start-up Red Swoosh với giá 19 triệu USD, đã chịu toàn bộ chi phí cho dự án phát triển Uber.

Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Uber phát hành tháng 5/2010, trong khi dịch vụ chính thức ra mắt tại San Francisco (Mỹ) năm 2011. Ban đầu, ứng dụng cho phép người dùng đặt xe sang với giá gấp rưỡi taxi thường.

Tới nay, Uber ước tính có khoảng 110 triệu người dùng trên toàn cầu. Riêng tại Mỹ, công ty chiếm lĩnh 67% thị trường dịch vụ gọi xe đầu năm 2019 và 24% thị trường dịch vụ giao nhận đồ ăn trong năm 2018. Tuy nhiên, giống như các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe khác, Uber cũng bị chỉ trích vì đối xử bất công với tài xế, cạnh tranh không công bằng với các công ty taxi truyền thống và làm gia tăng tình trạng ách tắc giao thông. Ngoài ra, Uber được cho là cố tình bao biện cho các hành động phạm pháp như trốn thuế.

Uber xuất hiện tại Việt Nam năm 2014, nhưng đã rút khỏi thị trường trong nước sau bốn năm vì không giành được thị phần đủ sinh lời. Thỏa thuận sáp nhập bộ phận kinh doanh của Uber ở Đông Nam Á với Grab vào năm 2018 bị cáo buộc là hành vi độc quyền, khiến hai công ty phải chịu án phạt 9,1 triệu USD ở Singapore và 300.000 USD ở Philippines.

Instagram – 2010

Best-Camera-Instagram-9788-1576754723.jpg

Ứng dụng Instagram. Ảnh: Tech Crunch.

Instagram thành lập bởi Kevin Systrom và Mike Krieger dưới tên ban đầu là "burbn". Mạng xã hội ảnh và video này lần đầu phát hành trên nền tảng di động vào tháng 10/2010. Đến tháng 4/2012, Facebook thâu tóm Instagram bằng thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD, đồng thời duy trì hoạt động độc lập của nền tảng này. Cùng trong năm đó, ca sĩ Ellie Goulding người Anh ra mắt MV "Anything Could Happen" với hình ảnh lấy từ 1.200 bức hình trên Instagram.

Chỉ sau một năm sáp nhập vào Facebook, Instagram đã cán mốc 150 triệu và nằm trong danh sách 50 ứng dụng tốt nhất trên Android của tạp chí Time. Tới nay, ứng dụng này đã được tải xuống 2,8 tỷ lượt trên toàn cầu.

Dù được đánh giá là vượt trội nhờ hiệu ứng chỉnh sửa hình ảnh độc quyền, Instagram cũng bị chỉ trích là tác động xấu tới tâm lý của giới trẻ, theo Hội sức khỏe cộng đồng hoàng gia Anh. Các chuyên gia cho rằng mạng xã hội làm gia tăng sự đố kỵ ở các quốc gia có khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lớn, gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm, thiếu ngủ hay tự ti về vẻ bề ngoài.

Cuối năm ngoái, Kevin Systrom và Mike Krieger tuyên bố từ chức Giám đốc điều hành và Giám đốc kỹ thuật của công ty. Quyết định bất ngờ của hai nhà đồng sáng lập Instagram được cho là liên quan đến mâu thuẫn nội bộ với Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.

FaceTime – 2010

ios13-ipad-pro-iphone-xs-facet-5286-8605-1576754723.jpg

Ứng dụng FaceTime. Ảnh: Apple.

FaceTime là ứng dụng gọi điện miễn phí do Apple phát triển, hỗ trợ trên thiết bị iOS và máy tính Mac tích hợp camera FaceTime. Nhà sản xuất iPhone đã phải mua lại tên "FaceTime" từ công ty truyền thông FaceTime Communication. Phiên bản đầu ra mắt trên iPhone 4 vào tháng 6/2010, nhưng đến tháng 5/2011 ứng dụng mới có thể hoạt động trơn tru qua kết nối 3G tiêu chuẩn. Năm ngoái, Apple tuyên bố FaceTime sẽ hỗ trợ các cuộc gọi video nhóm với tối đa 32 người trên iOS 12 và macOS Mojave.

Netflix – 2010

thibault-penin-1113884-unsplas-5587-8133-1576754723.jpg

Ứng dụng NetFlix. Ảnh: Night Life.

Netflix là nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến và cho thuê DVD qua đường bưu điện có trụ sở ở California. Công ty thành lập bởi Reed Hasting và Marc Randolph, nhưng đến năm 2010, công ty mới chính thức ra mắt ứng dụng Netflix tại Mỹ. Tính tới năm 2013, nền tảng trực tuyến của Netflix đã thu hút 29,4 triệu người dùng.

Công ty công bố kế hoạch mở rộng 130 quốc gia, gồm Việt Nam, vào tháng 1/2016. Theo thống kê vào cuối năm ngoái, Netflix đã cán mốc 137 triệu người dùng trên toàn cầu, qua đó khẳng định vị trí nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến số một thế giới. Nhờ kho phim phong phú và các chương trình độc quyền ở độ phân giải cao, Netflix đã thay đổi thói quen giải trí tại nhiều nước phương Tây.

Spotify – 2009

music-on-your-smartphone-17961-4270-1712-1576754724.jpg

Ứng dụng Spotify. Ảnh: Morning Brew.

Được thành lập vào năm 2009 bởi Daniel Ek và Martin Lorentzon, công ty có trụ sở tại London hiện là một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ phát nhạc trực tuyến hàng đầu hiện nay. Spotify đã cán mốc 159 triệu người dùng tại 65 quốc gia, trước khi góp mặt tại Việt Nam vào tháng 3 năm ngoái.

Với mục tiêu thay đổi thói quen nghe "nhạc lậu" của người Việt, công ty cung cấp thuê bao Premium hàng tháng với mức giá khá hấp dẫn so với ở các nước khác, để người yêu âm nhạc Việt có thể tiếp cận với 35 triệu bài hát có bản quyền trên thế giới. Bên cạnh đó, tính năng gợi ý bài hát theo sở thích của từng người bằng công nghệ học máy cũng được coi là ưu điểm của Spotify.

Theo Số Hóa​
 

mrchubby

Chuyên viên tin tức
đang dử dụng 4/6 các loại ứng dụng kể trên trừ tinder và uber
 

caothudeche

Moderator
Đọc bài xong thấy mình nhà quê vãi nồi .:D:D:D:rolleyes:. Gần như mình không dùng cái nào.
Tinder – 2012: Mới nghe nói gần đây khi trào lưu mai mối ghép đôi nở rộ. (Em vẫn đang ế à nha, không mọi người lại bảo em có gia đình rồi nên không quan taam0.
Uber - 2010: Không dùng, thay vào đó là Grab, Goviet, Mailinh
Instagram – 2010: Bị ép cài sẵn trên điện thoại nhưng hầu như không dùng. Thi thoảng thấy nó báo tin, mở lên đọc nhưng chả hiểu là mình đăng ký, đăng nhập từ bao giờ.
Đến cái ứng dụng FB cài sẵn theo máy hôm nọ cũng nhỡ tay gỡ mất. Kể cả khi nó còn trên máy mình cũng rất ít đăng nhập trên đó. Rời laptop là rời FB, không muốn bị làm phiền bằng các thông báo trên điện thoại, và cũng nhờ việc đó mà mình sống chậm hơn.
FaceTime – 2010: Không dùng, em đang dùng Android.
Netflix – 2010: Không dùng. Cái này thì em biết lâu nhưng giá của nó còn cao, và thói quen xem phim tải từ HDVN nó thành lập lâu rồi. Sẽ xem xét dùng sau này.
Spotify – 2009: Đã từng cài. Nhưng quả thực mình không có thói quen nghe nhạc online, bộ sưu tập offline của mình quá đồ sộ để thưởng thức rồi.
 

hwman

Active Member
Đã dùng Uber, Instagram, Netflix và Spotify, hiện tại chỉ còn dùng Spotify. Netflix bỏ vì giá thuê bao cao so với Việt Nam, đầu phim phụ đề tiếng Việt còn chưa nhiều trong lúc trình tiếng Anh chỉ ở mức Hello, Goodbye. Instagram thì thấy quá ảo lên vẫn cài nhưng sau một thời gian gần như không bao giờ mở, Uber đã rút khỏi Việt Nam nên không dùng là chuyện đương nhiên.
 

Shangri-La

Well-Known Member
Hơ hơ, lão nạp chưa từng xài bất cứ ứng dụng nào trên đây cả, thế nên cuốc sống của lão nạp chả thay đổi gì.
 

thai-linh

New Member
Đọc bài xong thấy mình nhà quê vãi nồi .:D:D:D:rolleyes:. Gần như mình không dùng cái nào.
Tinder – 2012: Mới nghe nói gần đây khi trào lưu mai mối ghép đôi nở rộ. (Em vẫn đang ế à nha, không mọi người lại bảo em có gia đình rồi nên không quan taam0.
Uber - 2010: Không dùng, thay vào đó là Grab, Goviet, Mailinh
Instagram – 2010: Bị ép cài sẵn trên điện thoại nhưng hầu như không dùng. Thi thoảng thấy nó báo tin, mở lên đọc nhưng chả hiểu là mình đăng ký, đăng nhập từ bao giờ.
Đến cái ứng dụng FB cài sẵn theo máy hôm nọ cũng nhỡ tay gỡ mất. Kể cả khi nó còn trên máy mình cũng rất ít đăng nhập trên đó. Rời laptop là rời FB, không muốn bị làm phiền bằng các thông báo trên điện thoại, và cũng nhờ việc đó mà mình sống chậm hơn.
FaceTime – 2010: Không dùng, em đang dùng Android.
Netflix – 2010: Không dùng. Cái này thì em biết lâu nhưng giá của nó còn cao, và thói quen xem phim tải từ HDVN nó thành lập lâu rồi. Sẽ xem xét dùng sau này.
Spotify – 2009: Đã từng cài. Nhưng quả thực mình không có thói quen nghe nhạc online, bộ sưu tập offline của mình quá đồ sộ để thưởng thức rồi.
Em cũng chả khác bác là mấy :D
 
Bên trên