Tại sao khi áp vỏ sò vào tai, anh em lại nghe thấy tiếng của biển?

JoeT0702

Moderator
Thành viên BQT
4941985_cover_tinhte_tieng_cua_bien.png

Phải chăng khi còn nhỏ, anh em đã từng một lần nghe ai đó nói là để vỏ con sò áp lên tai thì sẽ nghe tiếng của biển. Và đúng thật, có tiếng thật. Nhưng tại sao lại có điều vi diệu như vậy? Cơ chế tạo ra âm thanh đó như thế nào thì mình cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.

4942016_tinhte_tieng_cua_bien_4.png

Sự thật là vỏ sò không có khả năng chứa đựng cũng như phát ra những âm thanh đến từ đại dương. Câu trả lời sẽ làm anh em không quá bất ngờ. Geerat J. Vermeij, Đại học California, nói với báo HuffPost - “Âm thanh trong vỏ sò rỗng được nghe thấy được tạo ra từ những tiếng vang của môi trường xung quanh”. Deshpande trình bày - “Khi tiếng ồn xung quanh chúng ta, nó va vào mặt cứng phía trong của vỏ sò, những phản âm diễn ra và nhiều tần số trong tiếng ồn đó sẽ được khuyếch đại”.

4942008_tinhte_tieng_cua_bien_5.jpg

Bây giờ anh em thử chụm hai bàn tay, chừa một khoảng trống để áp nó vào tai hay là kê miệng của một chén rỗng lên tai – dù không liên quan gì đến biển hay đại dương gì hết – nhưng bạn vẫn sẽ được trải nghiệm những âm thanh giống như “tiếng của biển”, nó là kết quả của một hiện tượng gọi là “cộng hưởng Helmholtz” - nơi âm thanh được tạo ra bởi sự rung động âm thanh trong khoang theo 1 hướng từ ngoài vô.

istock-120117353.jpg

“Hiệu ứng này không chỉ giới hạn ở vỏ sò. Một số cấu trúc mở khác, như chén rỗng hay chai nước, có thể tạo ra những âm thanh tương tự” - Shruti Deshpande, nhà thính lực học tại Hiệp hội thính lực học Long Island chia sẻ.

5b48da952000009f00373091.jpeg

Ngoài ra, có một sự giải thích phổ biến khác về âm thanh được tạo ra trong vỏ sò là bạn đang nghe chính tiếng dòng máu đang chảy trong các huyết quản. Nhưng các nhà khoa học lại nghi ngờ giả thuyết này. “Nếu bạn cầm vỏ sò tương tự áp lên tai trong một phòng thu được cách âm, bạn sẽ không được nghe gì cả”, Vermeij nói với Huffpost. Thí nghiệm này cũng mâu thuẫn và bác bỏ giả thuyết âm thanh được tạo ra trong mạch máu, vì dù có ở trong phòng cách âm thì máu đương nhiễn là vẫn tiếp tục chạy.

“Những khám phá ra điều này thực sự không quá sâu sắc, vì có nhiều câu hỏi là liệu điều gì có thể điều khiển được tiếng vang của những tần số nhất định đó”, Vermeij thêm vào, và hy vọng sẽ có thêm nghiên cứu sâu hơn về những mối liên hệ của hình dạng, âm lượng, độ dày của vỏ ảnh hưởng đến cao độ của âm thanh.

4942004_tinhte_tieng_cua_bien_1.png

Trở về câu hỏi ban đầu, thì rõ ràng không hoàn toàn sai khi nghe âm thanh của biển trong vỏ sò. Sau tất cả, nếu bạn thử đặt vỏ sò, đặc biệt là vỏ ốc xà cừ, áp lên tai ngoài bờ biển, anh em sẽ nghe thấy âm thanh bao gồm cả tiếng ồn của biển. Còn nếu đặt nó trong bối cảnh tại thành phố sẽ là âm thanh của tiếng ồn khác nữa.

Ở đâu đó ngoài tự nhiên luôn chứa đựng những điều thật thú vị phải không anh em.
Nguồn: Tinhte, Huffpost
 
Bên trên