Phim hay - Phim dở

thich_xem_phim

Active Member
SV hỏi Einstein: “Thuyết tương đối là gì thầy?”. Einstein trả lời: “Khi em ngồi cạnh 1 cô gái đẹp thì có cảm giác thời gian trôi qua rất nhanh. Còn khi em ngồi cạnh 1 lò lửa thì thấy thời gian trôi qua rất lâu. Đó là thuyết tương đối.”

Tui nghĩ muốn kết luận 1 bộ phim hay hay dở thì phải gắn nó với 1 cái gì đó cụ thể. Giống như ở trên bạn muốn kết luận thời gian trôi qua nhanh hay chậm thì phải gắn với “cô gái đẹp” hay “lò lửa” vậy.

Mùa Oscar vừa rồi tui xem được 4 phim trong danh sách đề cử Oscar: The King's Speech, Black Swan, 127 Hours và The Social Network. Xem xong tui kết luận Black Swan, The Social Network hay; còn 127 Hours, The King's Speech dở.

Thời sinh viên thường hay phải thuyết trình trước lớp. Và cái khoảng thời gian chuẩn bị trước khi lên thuyết trình luôn khiến tui căng thẳng, lo lắng. Tui hay đứng trước gương thuyết trình thử, tưởng tượng mình là 1 diễn giả chuyên nghiệp. Tui vắt óc suy nghĩ cách làm thế nào để người nghe luôn thấy mới mẻ và bất ngờ qua từng chủ đề. Và tới lúc thuyết trình tui cảm nhận được sự im lặng chăm chú lắng nghe của mọi người và kết thúc là 1 tràng pháo tay ở dưới. Đó là lúc tui cảm nhận được sự thăng hoa của mình. Black Swan gợi lại cho tui những khoảnh khắc thời SV, đồng cảm với nhân vật nên tui thấy hay.

Tui khoái kinh tế, thích tìm hiểu cuộc đời các doanh nhân huyền thoại nên những phim có liên quan đến kinh tế luôn hấp dẫn tui. Tui cũng từng trải qua những business nho nhỏ, cũng có hợp tác, cũng có mâu thuẫn, những tình bạn bị sứt mẻ gần giống anh chàng Zuckerberg trong phim. Và cái cảm giác khi mình thành công nhưng phải đổi bằng quá nhiều thứ quý giá trong cuộc sống rất là chua chát. Nên với tui The Social Network hay.

Tui cũng thích đi du lịch nhưng chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh bi đát, phải đối mặt với cái chết từng phút giống như anh chàng trong phim 127 Hours, nên lúc xem tui chẳng cảm được một chút nào. Nên với tui 127 Hours dở.

Từ nhỏ đến lớn tui chưa từng gặp khó khăn trong việc nói. Tui không bị nói lắp, đứng trước đám đông gần 200 người tui vẫn có thể nói tự nhiên nên tui không thấy xúc động, cảm thông gì với những khó khăn của ông vua trong phim cả. Nên với tui The King's Speech dở.

Suy ra, 1 bộ phim hay hay dở thì phải xem nó có hợp với những trải nghiệm trong quá khứ của người xem hay không.

Hồi nhỏ lúc học cấp 2, tui nghe nhiều người lớn khen phim Forrest Gump hay. Tui cũng tò mò xem thử. Xem xong chả đọng lại được chút gì. Sau này lên ĐH có dịp xem lại tui lại thấy phim hay khủng khiếp.

Suy ra, 1 bộ phim hay hay dở thì phải xem nó có hợp với trình độ nhận thức của người xem hay không.

Watchmen tui thấy dở vì tui không ủng hộ quan điểm "cứu cánh biện minh cho phương tiện" trong phim.

Suy ra, 1 bộ phim hay hay dở thì phải xem nó có trái với những giá trị cốt lõi của người xem hay không.

Và còn nhiều cái "cụ thể" khác nữa khi muốn kết luận 1 bộ phim hay hay dở.

Tóm lại 1 câu: chân lí phải cụ thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Phim hay - Phim dở

Bạn nói đúng rồi đó. Nhưng những cái dở của những phim bạn nêu ra chưa được thuyết phục lắm. Bạn hãy nhìn sâu hơn, chứ đừng nhìn vào những hình tượng đơn giản như vị vua nói lắp, hay 1 kẻ điên khùng đòi giết 1 triệu người để cứu 1 tỉ người. Trong King's Speech, là sự vật lộn, cố gắng của con người trước những trách nhiệm quá to lớn so với khả năng của bản thân. Watchmen cũng tương tự, nhưng mang ý nghĩa tiêu cực hơn khi con người buông xuôi, từ bỏ. Ngoài ra, nó còn là sự ám ảnh về chiến tranh cũng như bạo lực. Những điều trên, mình nghĩ, ít hay nhiều bạn cũng đã từng trải nghiệm. Và đừng tìm kiếm sự đồng cảm từ phim ảnh, mà hãy tạo ra nó ^ ^ .
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Black Swan chưa xem nên chưa biết hay hay không ,tuy nhiên do nói đến múa ballet nên mình ko khoái ,chỉ khoái kiểu hiphop của stepup thôi ,vì nó phá cách ,đường phố hơn nhiều
The Social Network đang xem dở thì dừng lại ,vì dù phim nói về lĩnh vực IT ,lĩnh vực mình rất yêu thích ,nhưng ko hiểu sao xem diễn biến phim cứ chầm chậm
127 Hours thì xem trailer đã ko ham rồi ,cảnh gì mà quay đi quay lại có 1 chỗ ,đặc ghét sự thiếu sáng tạo trong bối cảnh ,nếu để anh chàng đó bị thương ở chân hoặc lạc ở 1 nơi nào đó tìm đường ra thì hay hơn ,chứ kẹt cứng 1 chỗ thì chán chết ,bối cảnh ko thay đổi thì quá buồn ngủ ^:)^
The King's Speech chưa xem ,tuy nhiên củng đồng cảm 1 phần với vị vua đó ,nhưng chỉ vậy thôi ,ko hứng thú xem
Watchmen nhìn trailer như phim cho trẻ con xem ,tạo hình xấu ,đánh đấm kém
 

hoangtrinhag

New Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Bởi vậy mới nói phim hay, phim dở là do mình. Có phim người ta thấy hay, mình thấy dở và ngược lại. Vậy tại sao phải tranh luận rồi đi đến cãi nhau? Các bạn cứ thử xem lại cách tranh luận của mình xem. Có rất ít người bắt đầu bài viết của mình như thế này, "theo ý em..." hay là "theo ý tôi...".

Đôi khi không phải sự hiểu biết của bạn, mà là thái độ của các bạn khi tranh luận mới làm tôi phục và kính nễ. Muốn người khác tôn trọng mình, trước tiên ta phải tôn trọng họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vicgame

Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Black Swan chưa xem nên chưa biết hay hay không ,tuy nhiên do nói đến múa ballet nên mình ko khoái ,chỉ khoái kiểu hiphop của stepup thôi ,vì nó phá cách ,đường phố hơn nhiều
The Social Network đang xem dở thì dừng lại ,vì dù phim nói về lĩnh vực IT ,lĩnh vực mình rất yêu thích ,nhưng ko hiểu sao xem diễn biến phim cứ chầm chậm
127 Hours thì xem trailer đã ko ham rồi ,cảnh gì mà quay đi quay lại có 1 chỗ ,đặc ghét sự thiếu sáng tạo trong bối cảnh ,nếu để anh chàng đó bị thương ở chân hoặc lạc ở 1 nơi nào đó tìm đường ra thì hay hơn ,chứ kẹt cứng 1 chỗ thì chán chết ,bối cảnh ko thay đổi thì quá buồn ngủ ^:)^
The King's Speech chưa xem ,tuy nhiên củng đồng cảm 1 phần với vị vua đó ,nhưng chỉ vậy thôi ,ko hứng thú xem
Watchmen nhìn trailer như phim cho trẻ con xem ,tạo hình xấu ,đánh đấm kém

Trời đất.. 127h với watchmen thì em không nói, bác không xem cũng được nhưng Black Swan thì em khuyên chân thành bác nên xem.
Trở lại Oscar năm trước, khi Christoph Waltz nhận giải nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Inglourious Basterds thì em cũng đồng cảm, em cảm thấy thực sự ấn tượng với vai diễn của lão này trong vai đại tá SS.. So sánh khập khiễng thế vì khi xem Black Swan, em cũng cảm thấy cực kỳ ấn tượng vì những gì Natalie Portman đã thể hiện trong phim. Oscar cho cô ta cũng thực sự xứng đáng.
Trong tất cả các phim Oscar năm nay, em đánh giá Black Swan cao nhất nhưng có lẽ đúng như hội đồng ng ta thẩm định, Black Swan mang 1 nét cá nhân, đi sâu vào nội tâm nhân vật nên ngôi vị cao nhất lại thuộc về The King's Speech
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

bác đã nói vậy thì để em tải phim đó về xem mới được ,dạo này nhiều phim cứ tưởng là bom tấn hóa ra là bom xịt nên thất vọng nhiều quá ,chán ko muốn tải nhiều nữa #:-S,sở dĩ mình nhận xét các phim kia mặc dù chưa xem ,tuy có hơi chủ quan nhưng do mạng nhà mình cùi bắp nên khi lựa chọn 1 phim để tải đều phải cân nhắc rất kỹ nếu ko muốn mấy tiếng tải phim lại ko được việc gì ,riêng The Social Network vẫn còn trong PC nên tranh thủ lúc rảnh sẽ xem nốt để cảm nhận rõ hơn những nhận xét của bác vicgame
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Phim hay - Phim dở

Xem & kết luận một bộ phim thì nó còn tùy vào tầm hiểu biết, tâm trạng, khả năng cảm thụ, không gian.... trong lúc xem phim nữa! :D
 
Ðề: Phim hay - Phim dở

Ngoài ra mình còn thấy 1 điều ảnh hưởng đến sự nhận định hay dở của người xem: đó là sự tôn trọng và, ngược lại, sự định kiến. Watchmen bị định kiến là kiểu phim superheroes cho trẻ con. Đáng tiếc đó chỉ là cái vỏ, mà bên trong nó là sự khủng hoảng dưới thời chiến tranh lạnh. 127hours bị coi là thiếu sáng tạo khi tập trung vào bối cảnh duy nhất. Nhưng cái hay của phim nằm ở ký ức của nhân vật chính, và tất nhiên, ko nằm ở duy nhất 1 bối cảnh. Tương tự, có rất nhiều bộ phim bộ định kiến là phim rẻ tiền, xấu xí, cho trẻ con, kỳ quặc, .v.v.. và đôi khi cộng với sự ảnh hưởng của số đông, đã khiến người xem bỏ qua những bộ phim đó. Đúng ra, chúng ta nên có thái độ tôn trọng đối với những bộ phim. Thay vì dán mác chúng với những định kiến, hãy cố tìm hiểu xem bộ phim có ý nghĩa gì, có những cái gì trong bộ phim đó? Tất nhiên, ko phải phim nào cũng hay. Nhưng ít ra, chúng ta vẫn ko bỏ lỡ những bộ phim hay trong cái nồi lẩu cám vàng lẫn lộn ^ ^ .
 

thanhtung90

Active Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Nói chung là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào mỗi con người. Em thì Back Swan, 127 hours chưa xem, nhưng em thấy King's Speech, Social Network hay đấy chứ.
 

GinnyStar

Banned
Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

Nói về tô mì ở đầu bài của lengockhanhi nhé, Ju cảm thấy chi tiết tô mì của bạn rất thú vị nên xin mạo muội type một bài về “Tô Mì” ấy.

Cá sống trong nước, tồn tại chung với nước. nhưng cá mãi mãi ko phải là nước, và nước cũng mãi mãi ko thể trở thành cá được. Bởi vì khi sinh ra, định mệnh đã quyết định rằng: “Cá là cá, và Nước là nước.” rồi.

Tô mì Trung Hoa do người Mỹ làm không thể giống tô mì Trung Hoa do người Trung Hoa làm là vì người Mỹ không phải là người Trung Hoa và người Trung Hoa không phải là người Mỹ nên tô mì của họ làm cũng không thể giống hoàn toàn với tô mì mà người Mỹ đã làm ra ^^!

Không phải chỉ riêng ở Mỹ hay Trung Quốc thì mới có thể nhận ra được điều này đâu, ở ngay đây thôi, ngay chính trên đât Việt Nam này, tô mì ở 3 miền Bắc, Trung , Nam đều không giống nhau. Có thể nói ẩm thực của ba miền khác nhau 1 phần cũng là do thời tiết 3 miền có phần khác nhau, phong tục tập quán, văn hóa cũng có chút gì đó khác nhau, khẩu vị cũng khác.
Khi ăn quán: Người Bắc và Người Nam chê tô mì của người Trung cay quá không ăn nổi, Người Trung và người Bắc lại chê tô mì của người Nam thiếu đậm đà thiếu nhiều tiêu ớt, thiếu gia vị. Người Trung và người Nam thì lại chê rằng tô mì của người Bắc mặn ghê, cho nhiều gia vị quá v.v…

Thế là khi người ta đi xa quê hương, muốn ăn một bát mì đậm chất quê hương thì người đi đường sẽ tìm đến những quán ăn treo tấm biển có danh sách món ăn quen thuộc của quên hương mình. Và chuyện gì sẽ xảy ra??

Ở miền Nam, sau khi ăn phở Bắc do một đầu bếp người Nam làm, 1 người Bắc nhận xét: “Ju không thể tìm thấy món phở Bắc nào do người Nam làm ngon bằng phở Bắc của người Bắc thật sự cả” hay là “Thế này mà bào là bún riêu cua? Bún riêu cua kiểu gì mà chẳng thấy gạch cua, cũng chẳng có vị chua chua gì cả”.
Ở miền Bắc, sau khi ăn mì Quảng do người Bắc làm, 1 người Trung nói:”Mì Quảng kiểu gì thế này?? Thế này mà gọi là mì quảng á?? Ăn có thấy khác gì mấy món phở khác của người Bắc đâu??”.
Ở miền Trung, 1 người Nam lại phát biểu: “Nước dùng kiểu gì mà dầu nổi đỏ bột ớt, lại còn thêm cả tiêu nữa, loại tiêu gì cay xè muốn chảy nước mắt thế mà dám ghi là hủ tíu Sài Gòn. Hu hu, uống mấy cốc nước rồi mà chưa hết cay” …v.v…

Thế nhưng bạn có biết không, Người Nam ăn phở Bắc do người Nam làm lại khen ngon, người Bắc ăn mì Quảng do người Bắc nấu cũng sẽ khen là hợp khẩu vị và thậm chí còn khen rằng nó ngon hơn cả mì Quảng do người chính người Quảng làm nữa cơ, vì dễ ăn hơn nhiều, tương tự người Trung cũng thế ^^..

Và vấn đề là ở đâu?? Vấn đề là ở vị giác của mỗi người các bạn ạ, tùy thuộc vào phong cách ẩm thực của từng vùng miền.
Ở miền Nam, nếu muốn nấu được một bát mì y chang như bát mì của miền Trung thì cũng không phải là điều khó khăn, ta hãy đặt câu hỏi, ta nên nghĩ thế nào cho đúng: rằng “Người Nam chỉ học đòi theo người Trung nấu mì Trung thôi chứ chẳng biết gì về mì Trung cả” hay là :”Người Trung không thể ăn đc bát mì 100% gốc Trung do người Nam làm ở Tp.HCM. Tại sao lại thế? Bác đầu bếp cố ý làm cho bát mì thành ra như vầy, thêm bớt các nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị người Nam chăng??”

Để biết được đúng sai thế nào, chúng ta cùng thử đặt mình vào vị trí của người đầu bếp, người làm ra các món mì đó nhé.
Ví dụ nếu bạn là một đầu bếp người Nam, bạn muốn mở một quán ăn khác biệt một chút so với các quán ăn nhan nhãn khác ở mền Nam và bạn lóe lên ý nghĩ là sẽ nấu món bún Huế cùng các loại bún phở khác của miền Trung. Bạn đi học và đã nắm bắt đc danh sách nguyên liệu và thứ tự thao tác khi nấu món bún Huế từ người gốc Huế, bạn hoàn toàn có thể nấu đc một bát bún Huế y chang của người Huế. Nhưng cái quán ăn của bạn sẽ như thế nào nếu bạn nấu y chang theo công thức món Bún Huế - Đậm đà và cay cay, ăn ko quen thì sộc cả sống mũi?? Liệu có bao nhiêu người Huế đến ăn ở quán của bạn trong khi đại đa số người Nam không thể ăn một món bún nóng và cay nồng như vầy?? Bạn sẽ điều chỉnh chứ??? Hay là để nguyên, cứ một mực chỉ nấu cho người Huế ăn thôi sao?? Bạn sẽ làm như thế nào?? Nếu là một người đầu bếp hiểu biết thì bạn sẽ chọn cách nấu phù hợp với đại đa số thực khách ở nơi mà bạn sinh sống. Bạn sẽ biết nên bớt đi chút bột ớt và bột tiêu, bạn sẽ biết cho thêm vào bát mì một chút đường, bớt đi một số nguyên liệu phụ, phụ gia trong công thức nấu bún Huế và thay vào đó là một ít giá đỗ hay là một vài thứ gì đó quen thuộc thường thấy trong các món bún phở của người Nam, làm sao cho người Nam có thể ăn những món ăn trong quán của bạn và đến quán bạn thường xuyên thay vì đứng ngoài ngó lơ. Và tất nhiên khi đó quán ăn của bạn có thể đứng vững vàng trên mảnh đất miền Nam rồi.



Hãy liên tưởng đến vấn đề mà chúng ta đang quan tâm nhé: Người xem phim cũng giống như là các vị thực khách, người làm phim cũng giống như là những đầu bếp vậy. họ đến từ mọi miền khác nhau, đến từ các quốc gia, dân tộc khác nhau nên quan điểm dánh giá về cái hay, cái dở của “thực khách” cũng như hướng làm phim của các nhà làm phim cũng có phần khác nhau các bạn ạ. Người “đầu bếp” không thể chỉ làm ra những món ăn mà một vài người thực khách nào đó thích ăn, hay là hợp khẩu vị của từng vị “thực khách” một được. Vậy nên họ sẽ lựa chọn cách sáng tạo sao cho có thể phục vụ được nhu cầu của đại đa số “thực khách”. Bởi vậy bạn đừng vội vã chê bai nhé, vì người đầu bếp đã thực sự rất cố gắng làm mọi thứ tốt nhất để phục vụ bạn rồi, bạn có thấy vui khi ở một bữa tiệc đông người nhưng các món ăn ở đó thì chí có bạn và 1- 2 người nào đó có thể ăn được và ăn ngon, cứ như là mọi thứ trong bữa tiệc chỉ để dành phục vụ cho riêng bạn vậy?? Còn đại đa số những người khác thì họ không thể ăn, không quen ăn và ko muốn đụng đũa?? Và khi bạn muốn nói chuyện về một vài món ăn ở đó với những người xung quanh bạn thì họ biết phải trả lời bạn như thế nào khi họ không ăn được món đó? Phải khen hay chê như thế nào mới ko làm bạn thất vọng tràn trề??

P/s: Đọc bài viết của lengockhanhi, tuy có vẻ câu từ mạch lạc nhưng Ju thấy không đồng tình lắm với quan điểm của bạn. Ju viết bài này không phải là để đôi co hay chế giễu lengockhanhi, mong các bạn đừng hiểu nhầm nhé.
Ju viết chỉ là để thể hiện quan điểm của Ju mà thôi, tuy quan điểm của Ju và của lengockhanhi hay những bạn khác có thể sẽ có rất nhiều chỗ không đúng cũng như là thiếu sót, đó là điều khó mà tránh khỏi. Nhưng đừng buồn khi có ai đó không đồng tình với bạn nhé, bởi vì nhờ có những thiếu sót ấy mà quan điểm các bạn đưa ra sẽ có nhiều điều để tranh luận và đc quan tâm. Chứ nếu mà nó đúng hoàn toàn giống như một chân lí hiển nhiên nào đấy thì người ta sẽ chỉ còn biết thừa nhận, và cảm thấy nó như là một điều hiển nhiên rồi chẳng cần bận tâm nữa ^^

Ju không xem nhiều phim như các bạn trên HD, nhưng từ nhỏ đến giờ, những loại phim mà các bạn nhắc đến Ju không phải là chưa từng xem qua. Trên sự khách quan mà nói thì quan điểm của Ju là như thế, Ju cũng không nghĩ rằng phải xem thật nhiều thật nhiều phim vào thì mới có thể đưa ra quan điểm hay ý kiến về phim trên này, Ju cũng không thể so sánh phim nào hay hơn phim nào, Ju chỉ biết rằng bộ phim Ju thích xem là những phim nào thôi.

Ju không thể phân loại rằng Ju thích xem phim Mỹ hơn hay là phim Trung Quốc hơn bởi vì trong số những phim Ju đã xem và đã thích xem thì nó không chỉ có mỗi một mình phim Mỹ thôi hay là chỉ có phim Trung Quốc thôi, mà là phim Mỹ có, Trung Quốc cũng có luôn. Nên khi đem so sánh giữa phim Mỹ và phim Trung Quốc để phân trần hơn thua thì Ju cảm thấy thật sự là rất khập khiễng. Ju hoàn toàn phân vân không biết nên lấy bộ phim nào của Trung Quốc để dem so với bộ phim nào của Mỹ cả. Ju cũng chẳng biết bộ phim nào mới là hay nhất đối với Ju bởi vì từ những phim Ju xem, dù là phim lẻ hay phim bộ, phim Việt hay là những thước phim nước ngoài Ju đều tìm ra được những chi tiết “đắt” và những chi tiết không “đắt” trong phim. Không biết các bạn thì sao, chứ riêng Ju, những bộ phim mà Ju thích xem và thích theo dõi thường không chỉ là phim để giải trí mà là những bộ phim mà Ju cảm thấy rằng Ju tìm thấy một phần bản thân mình ở đâu đó trong phim. Từ nhân và quả mà Ju thấy đc trong phim làm cho Ju suy nghĩ rằng mình nên làm gì và không nên làm gì, nên làm như thế nào trong cuộc sống này. ^^!

Ju nhớ không nhầm thì trong phim Cung của Trung Quốc mà Ju đc xem gần đây nó không chỉ khô khan cứng nhắc, phim nào Ju cũng đều tìm thấy cái tâm và cái tình ở trong đó cho dù có là phim cổ trang hay võ hiệp đi chăng nữa. Nếu trong Kung Fu Panda, lengockhanhi tâm đắc câu dịch : “Từ đó món mì của ta và cuộc đời ta trở nên ngọt hơn. “ , thì trong phim Cung không có gì đặc biệt lắm so với các phim khác ấy, Ju lại tâm đắc nhất câu nói của nhân vật Lạc Tình Xuyên, khi Tố Ngôn thắc mắc là tại sao Lạc Tình Xuyên luôn luôn lạc quan và vui vẻ cho dù có rất nhiều chuyện không may xảy ra, câu trả lời của Lạc Tình Xuyên đc dịch: “Buồn cũng qua một ngày mà vui cũng qua một ngày. Vậy tại sao cô lại không chọn niềm vui?.” . và Ju cũng tìm thấy chút gì đó con người của Ju qua chính cái cô Lạc Tình Xuyên này.
Ju không biết sắc thái biểu cảm của các ngôn ngữ trên thế giới được thể hiện như thế nào và ra sao, Ju không biết rõ, nhưng những câu dịch của người dịch tiếng nước khác thành tiếng Việt có sướt mướt hay là cứng cỏi mạnh mẽ, biểu cảm hay không biểu cảm đều phần lớn là do phong cách văn chương tiếng Việt của người dịch mà ra. Chúng ta thừa biết rằng trong tiếng Việt, một nội dung nào đó có thể được nói, viết bằng những ngôn từ mang sắc thái khác nhau mà, nhưng nó không làm thay đổi nghĩa của câu. Ví dụ đơn giản nhé, cũng là cùng một nội dung mang ý nghĩa rằng “Ju không cần bạn giúp”, chúng ta có rất nhiều cách viết có thể thay đổi sắc thái của câu mà không làm thay đổi nội dung câu: “Ju cóc/chẳng cần bạn giúp đỡ”; “Ju chẳng cần sự giúp đỡ của bạn”; “Ju không thèm nhờ bạn giúp đỡ”; “Sự giúp đỡ của bạn thật thừa thãi đối với Ju”….,
Và cũng có nhiều khi cái hay, cái chân lí mà Ju và bạn rút ra được từ một bộ phim nào đấy nó không phải là những câu nói hay câu trân thuật mà là tự rút ra qua những câu chuyện, những tình tiết nào đấy trong phim, những chân lí không lời :D..

Bạn hãy nói giùm cho Ju biết đc không? Khi bạn xem phim, bạn cảm thấy rằng khi làm phim, đa số người Mỹ họ thường đề cao cái gì?? Người Trung Quốc đề cao cái gì? Người Hàn Quốc đề cao điều gì …và người Việt Nam mình đề cao cái gì? Những điều mà họ đề cao và muốn truyền tải đó có thể hiện phần lớn văn hóa của dân tộc họ hay không? Và xét xem văn hóa của các quốc gia mà Ju kể trên có giống nhau hay không? Liệu so sánh rằng văn hóa của nước này dở hơn hơn nước kia thì có khập khiễng hay không khi văn hóa của mỗi quốc gia đều có những nét tinh hoa riêng biệt??

Ju đố bạn biết này, khi xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc và xem một tác phẩm kịch, cải lương hay chèo của Vệt Nam, các bạn có để ý rằng thời vua chúa ngày xưa thương mặc y phục có in hay thêu hình long phượng không?? Vậy Ju đố các bạn biết y phục có thêu hình long phượng đó là Trung Quốc học đòi theo Việt Nam hay là Việt Nam học đòi theo Trung Quốc vậy??? Ta nên tách riêng từng tinh hoa dân tộc của từng nước để so sánh hơn thua để đi đến cái kết luận rằng nước nào là nước hay nhất hay là nên gộp chúng lại để làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta??
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

deepblue2

Active Member
Ðề: Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

@GinnyStar
Bài viết của bạn dài dòng quá, "có vẻ đúng" nhưng lại chả nói lên điều gì cả, làm tôi liên tưởng đến Huệ Thi bên TQ, ông lý luận: "Một cái gậy, chặt đôi thành 2, rồi lại chặt tiếp, mãi không bao giờ hết..." (ông này được các nhà triết học xếp vào trường phái "ngụy biện").
Nào là cá, nào là nước... (hỏi nhỏ, bạn có biết chuyện "Cá vui" của Trang Tử không?)..... Nếu tiếp tục lý luận, thì trong cá có nước, trong nước có cá ... rồi thì cá chẳng khác nước, nước chẳng khác cá, rồi thì nước chính là cá, cá chính là nước... hihi... tôi có nói luyên thuyên không nhỉ?!
... So sánh phim ảnh với món ăn, nó có ý nghĩa tượng trưng, chứ không phải là một món ăn cụ thể với những chi tiết, tiểu tiết như bạn mô tả.
Bạn quên mất điều quan trọng là cảm xúc, tình cảm của bản thân người làm nên tác phẩm nghệ thuật, nấu nên món ăn đó... người tinh tế có thể cảm nhận được món ăn "có hồn" hay "vô hồn"...
Người nghệ sĩ làm nên tác phẩm có xúc động thực sự thì mới làm cho người xem cảm động.... và cái quan trọng nhất của tác phẩm là tư tưởng, thông điệp mà người nghệ sĩ muốn truyền tải, là cảm xúc đọng lại sau khi khán giả thưởng thức tác phẩm...

Kiến thức về phim ảnh của tôi không nhiều (nói chung là những kiến thức khác cũng ...không nhiều, cả tiền cũng vậy... hihi...) nên tôi tạm lấy VD về hội họa vậy...
Thầy tôi có nói: không ai so sánh Leonardo da Vinci hay Picasso... ai giỏi hơn ai, vì các ông đã tạo ra được thế giới giêng của mình, các ông đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm, truyền tải được những xúc động của mình qua tác phẩm khiến người xem xúc động...
Vậy nên có những bộ phim kinh phí ít ỏi, nhưng lại gây xúc động, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người xem, và có những bộ phim "bom tấn" nhưng xem xong rồi quên, chả đọng lại gì trong tâm trí khán giả....

Phim của Mỹ hay của TQ cũng vậy, phim nào có ý nghĩa, gây được xúc động nơi khán giả đều có thể có thể coi là phim hay....

...oh, thôi không viết nữa ...đọc bài của GinnyStar, tự dưng lại viết luyên thuyên.... nếu sai mai tôi nói lại nhé!

Chúc cả nhà vui!
 

poly

Banned
Ðề: Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

Trong phạm vi box BLDA do poly quản lý, mọi ý kiến bàn luận về phim ảnh khen hay chê dù là trái chiều đều được hoan nghênh. Nhưng đả kích cá nhân người khác sẽ bị del ngay lập tức mà không cần thông báo, tái diễn nặng hơn sẽ ban nick. Thân mời các bạn tiếp tục tự do bàn luận về phim, và vui lòng nhớ lại 2 câu đầu.
 

conheomap

Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Còn 1 lí do khiến mình xem phim thấy dở nữa là tôn giáo.
Vì mính chẳng theo đạo gì hết nên xem phim về đạo,tôn giáo thấy rất nặng nề.
 

thekop

Active Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Hay dở tùy cảm nhận ở mỗi người,một bộ phim được đặt trong một bố cảnh củ thể,những ai có sự liên hệ với bố cảnh đó,sự kiện đó sẽ cảm nhận bộ phim một cách sâu sắc nhất.
Mình ví dụ: Phim Schindler's list,một cuốn phim đã chạm vào tận cùng nổi đau mà người dân Do thái đã phải chịu đựng hàng bao thế kỉ nay,do đó sẽ lấy rất nhiều nước mắt của công đồng dân Do thái,tuy nhiên đó với chúng ta,đó chỉ là một bộ phim có tính nhân bản cao,một cuốn phim mang tính hiện thực lịch sử của một Đạo diễn nổi tiếng không hơn không kém..
Một ví dụ khác: Phim Aftershock của Phùng Tiểu Cương,trong ngày chiếu ra mắt tại TP Đường Sơn(?) nhà phát hành phim phải cung cấp khăn giấy cho mỗi khán giả xem phim này,vì sao đa số người dân ở Tỉnh này ít nhiều đã trãi qua,hay bị ảnh hưởng bởi một thảm họa động đất kinh hoàng này,nên tất cả bị xúc động và rơi lệ,đó là điều đương nhiên,vì bộ phim nói về một câu chuyện có liên quan trực tiếp đến số phận,đến quá khứ,đến mất mát của tất cả họ..còn chúng ta?xem phim sẽ xúc động(Tôi đã xém rơ nước mắt trong cảnh cô Con gái từ Canada về nhận Mẹ gần cuối phim) nhưng chỉ đến thế thôi!
Thêm một ví dụ nữa: gần đây mình có xem phim The Company Men,bộ phim nói số phận của một số nhân vật chịu ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua,phim đi rất thực tế vào cuộc sống của các nhân vật này sau khi bị thất nghiệp,không biết các bạn khác xem phim này như thế nào chứ riêng mình,rất đồng cảm với thông điệp của bộ phim,Đơn giản..mình củng đang trong hoàn cảnh đó,dù không thất nghiệp,nhưng làm trong nghành xây dụng-bất động sản(lĩnh vực ảnh hưởng nhất bởi các chính xách siết chặt tiền tệ của chính phủ VN) từ một người xông xêng về tiền bạc,này thu nhập chỉ còn 1/3 nên mình hiểu thế nào cắt giảm chi tiêu,(hehe)đồng cảm là ở chổ đó!!!
Kế luận,nếu không đặt mình vào bố cảnh của bộ phim thì khó mà cảm nhận hết được thông điệp mà một bộ phim mang đến.Vài dòng chia sẽ..
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

Nên khi đem so sánh giữa phim Mỹ và phim Trung Quốc để phân trần hơn thua thì Ju cảm thấy thật sự là rất khập khiễng[/B].

Bạn hãy nói giùm cho Ju biết đc không? Khi bạn xem phim, bạn cảm thấy rằng khi làm phim, đa số người Mỹ họ thường đề cao cái gì?? Người Trung Quốc đề cao cái gì? Người Hàn Quốc đề cao điều gì …và người Việt Nam mình đề cao cái gì? Những điều mà họ đề cao và muốn truyền tải đó có thể hiện phần lớn văn hóa của dân tộc họ hay không? Và xét xem văn hóa của các quốc gia mà Ju kể trên có giống nhau hay không? Liệu so sánh rằng văn hóa của nước này dở hơn hơn nước kia thì có khập khiễng hay không khi văn hóa của mỗi quốc gia đều có những nét tinh hoa riêng biệt??

So sánh chung chung thì khập khiễng bởi vậy mới có câu “chân lí phải cụ thể”.

Chẳng hạn, văn hóa VN đề cao chủ nghĩa tập thể, văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân. Chúng ta ko thể vội kết luận văn hóa VN hay hơn hay dở hơn Mỹ được. Muốn so sánh cần đặt trong tình huống cụ thể. Ví dụ trường hợp kĩ sư Tạch tố cáo Toyota thì có thể kết luận ở đây văn hóa Mỹ tốt hơn, vì kĩ sư Tạch đã trung thành với bản thân (chủ nghĩa cá nhân) chứ ko trung thành với tổ chức (chủ nghĩa tập thể). Trường hợp khác công ty đang làm ăn thuận lợi bỗng gặp khủng hoảng kinh tế cần mọi người chia sẻ khó khăn thì văn hóa VN ở đây sẽ tốt hơn, mọi người nên ở lại hợp sức giúp công ty vượt qua khó khăn (chủ nghĩa tập thể) thay vì dứt áo ra đi (chủ nghĩa cá nhân).
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

So sánh chung chung thì khập khiễng bởi vậy mới có câu “chân lí phải cụ thể”.

Chẳng hạn, văn hóa VN đề cao chủ nghĩa tập thể, văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân. Chúng ta ko thể vội kết luận văn hóa VN hay hơn hay dở hơn Mỹ được. Muốn so sánh cần đặt trong tình huống cụ thể. Ví dụ trường hợp kĩ sư Tạch tố cáo Toyota thì có thể kết luận ở đây văn hóa Mỹ tốt hơn, vì kĩ sư Tạch đã trung thành với bản thân (chủ nghĩa cá nhân) chứ ko trung thành với tổ chức (chủ nghĩa tập thể). Trường hợp khác công ty đang làm ăn thuận lợi bỗng gặp khủng hoảng kinh tế cần mọi người chia sẻ khó khăn thì văn hóa VN ở đây sẽ tốt hơn, mọi người nên ở lại hợp sức giúp công ty vượt qua khó khăn (chủ nghĩa tập thể) thay vì dứt áo ra đi (chủ nghĩa cá nhân).

Em tưởng là ông Tạch đã hành động vì lợi ích của cộng đồng (những người sử dụng xe), bỏ qua lợi ích cá nhân (bị công ty đuổi cổ bất cứ lúc nào) chứ?!
Chỉ 1 tình huống này em và bác đã nghĩ khác nhau rồi!
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Ta có nên đem so sánh 2 các bộ phim của các quốc gia khác nhau để phán "hay hơn" or "dở hơn"??

Em tưởng là ông Tạch đã hành động vì lợi ích của cộng đồng (những người sử dụng xe), bỏ qua lợi ích cá nhân (bị công ty đuổi cổ bất cứ lúc nào) chứ?!
Chỉ 1 tình huống này em và bác đã nghĩ khác nhau rồi!

Vậy phải cụ thể hơn nữa. Bác nhìn dưới góc độ lợi ích, tui nhìn dưới góc độ giá trị cá nhân.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Em xin nhận xét quan điểm của 2 bác có bài dài nhất trong đây:

1. GinnyStar
Bác này đại diện cho quan điểm: Nghệ thuật vị nhân sinh, đề cao tính thương mại của phim. Phim làm ra là để cho người ta coi. Có nhiều người coi là một bộ phim thành công.

2. deepblue2
Bác này đại diện cho quan điểm: Nghệ thuật vị nghệ thuật, hay đại biểu cho tính nghệ thuật của phim. Phim làm ra là để thể hiện cảm xúc, tư tưởng của đạo diễn. Phim tìm được sự đồng cảm của hội đồng nghệ thuật, đoạt giải là thành công.

Cá nhân em thì đề cao tính cá nhân của bộ phim: Phim nào hợp với cái nhân tính (hoặc thú tính) của cá nhân em thì nó là phim hay. Bằng không thì là phim dở. Hi hi....
Hay hay dở ở đây cũng mang tính tương đối theo thời gian và khung cảnh. Có nhiều phim lúc đầu xem thì không hay, sau xem lại thì thấy hay. Có nhiều phim xem lúc đầu thì thấy hay, sau xem lại chẳng thấy hay. Cũng có phim xem 1 lần thì thấy hay, nhưng chẳng muốn xem lại lần thứ 2.

VD như lần đầu tiên xem phim Anh Hùng (Jet Li) em thấy nó đẹp hơn, hoành tráng hơn phim Ngọa Hổ Tàng Long nhiều, cũng không hiểu tại sao nó lại không đoạt Oscar, trong khi NHTL thì đạt. Xem lại vài lần NHTL mới thấy, quả đúng cá nhân mình cũng không ngửi được cái ý chí nhất thống thiên hạ của anh Ba.

Cho nên cũng là cái tựa Anh Hùng đó, mà Anh Hùng của Jet Li thì không đọng lại trong người xem bằng Anh Hùng của Dustin Hoffman.
 

deepblue2

Active Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Em xin nhận xét quan điểm của 2 bác có bài dài nhất trong đây:
....
2. deepblue2
Bác này đại diện cho quan điểm: Nghệ thuật vị nghệ thuật, hay đại biểu cho tính nghệ thuật của phim. Phim làm ra là để thể hiện cảm xúc, tư tưởng của đạo diễn. Phim tìm được sự đồng cảm của hội đồng nghệ thuật, đoạt giải là thành công.

...
VD như lần đầu tiên xem phim Anh Hùng (Jet Li) em thấy nó đẹp hơn, hoành tráng hơn phim Ngọa Hổ Tàng Long nhiều, cũng không hiểu tại sao nó lại không đoạt Oscar, trong khi NHTL thì đạt. Xem lại vài lần NHTL mới thấy, quả đúng cá nhân mình cũng không ngửi được cái ý chí nhất thống thiên hạ của anh Ba.

Cho nên cũng là cái tựa Anh Hùng đó, mà Anh Hùng của Jet Li thì không đọng lại trong người xem bằng Anh Hùng của Dustin Hoffman.

hihi... không hẳn như vậy đâu bác ơi...

không phải là sự đồng cảm của hội đồng nghệ thuật đâu bạn... mà là sự đồng cảm của người xem, làm xúc động người xem... để người xem suy ngẫm, nhìn lại mình...
Tôi chỉ nói "phim nào có ý nghĩa, gây được xúc động nơi khán giả đều có thể có thể coi là phim hay...." :)

Bạn không thích phim Anh Hùng à? tôi thì lại thấy phim này hay lắm, cảm động và có ý nghĩa... tôi thấy bộ phim đặt ra một câu hỏi: "Thế nào là Anh hùng" và "ai là anh hùng"
Cái cách đặt tên cho nhân vật chính là "Vô Danh" cũng có nhiều ý nghĩa...

Có những người đua nhau làm những việc tốt, việc thiện, làm những điều "to tát", "phi thường" hoặc làm từ thiện, rồi quảng cáo rùm beng... thực chất cũng là vì danh, vì cái Tôi của họ.... họ làm đủ mọi cách để mọi người ai cũng biết đến mình, để "lưu danh hậu thế"....
họ cho rằng: " Nếu không để được tiếng thơm muôn đời, thì cũng nên để tiếng xấu nghìn đời!"... thực sự những việc "to tát", "phi thường" đó họ làm cũng vì bản thân cái Tôi của họ, để củng cố Bản ngã của họ mà thôi...

Lão tử có nói:
"Cái đẹp mà làm cho thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xấu,
Cái hay mà làm cho thiên hạ đua nhau mượn tiếng để làm hay, là cái hay rất dở..."


Người làm việc tốt mà cầu danh, thực chất cũng là "vì mình"... người làm việc tốt thực sự sẽ làm điều tốt cho người khác không màng đến thiên hạ có biết hay không, họ làm những việc tốt đó một cách thật lòng, không cần tung hô cho mọi người biết, trong lòng họ thấy vui là được...

Trong xã hội ngày nay những "ngôi sao" trong làng giải trí đua nhau tạo scangdan, "lộ hàng"... , những "đại gia" , "công tử" thi nhau đốt tiền, quăng vàng xuống sông... chỉ để đánh bóng tên tuổi, đề cao cái Tôi mình... thì một người âm thầm đi làm việc lớn "kinh thiên động địa", lại tự gọi mình là "Vô danh", sẵn sàng xả thân "vì thiên hạ" mà chả cần ai biết đến mình không đáng được gọi là Anh hùng sao?...

Để làm được việc lớn đó, Vô Danh lại phải vượt lên tình cảm của mình, phải ra tay hạ sát những người mà anh tôn trọng kính phục... làm được điều đó không đáng khâm phục sao? Đến khi đối diện với Tần Thủy Hoàng, có cơ hội hạ sát vị hoàng đế khét tiếng tàn bạo này, thì Vô Danh lại hiểu ra được những nỗi đau trong lòng "tên bạo chúa", hiểu ra rằng lòng căm thù, nỗi đau của một người không đáng gì so với nỗi đau của toàn thiên hạ, "Vô danh" đã bỏ cuộc và điềm nhiên chịu chết.....

Khi gặp mặt Vô Danh Tần Thủy Hoàng đã biết toàn bộ kế hoạch, những mưu tính của thích khách... có lẽ "anh hùng" đồng cảm với "anh hùng"?! ... Tần Thủy Hoàng sẵn sàng chấp nhận cái chết, không hề trốn chạy...

Xem xong phim không hiểu sao tôi cảm thấy "tên bạo chúa" Tần Thủy Hoàng cũng là một anh hùng...
Tần Thủy Hoàng muốn tha Vô Danh, nhưng vì sức ép của bá quan văn võ, vì sự nghiệp "thống nhất thiên hạ" mà phải xuống tay...

Vô danh (hình tượng của Kinh Kha) được mọi người ca ngợi là anh hùng, Tần Thủy Hoàng bị mang tiếng là tàn bạo, độc ác... nhưng qua bộ phim tôi thấy họ đều là những anh hùng....

(hihi... tôi chỉ nói qua cảm nhận khi xem phim "Anh Hùng", chứ không nói về nhân vật Tần Thủy Hoàng trong lịch sử nhé!)

Chúc cả nhà vui!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Phim hay - Phim dở

Cho nên cũng là cái tựa Anh Hùng đó, mà Anh Hùng của Jet Li thì không đọng lại trong người xem bằng Anh Hùng của Dustin Hoffman.

Uhm, lâu lắm mới có bạn nhắc lại Dustin Hoffman. Daniel rất mê phim Hero của bác ấy.
 
Bên trên