Music server: một số thông tin cần biết

long2004

New Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Thấy các bác thảo luận vui quá, cũng nhảy vào góp vui!
Mình hiện tại đang sử dụng mô hình như sau:
- NAS Buffalo + 3Gb HDD
- Tận dụng amply Denon 3313CI đa vùng và kết nối như sau:
- Vùng 1 phòng sinh hoạt chung: Klipsch RF 82 II + sub + suround (5.1): dùng để xem film/nghe nhạc
- Vùng 2 phòng khách: Jamo C807
- Điện thoại Android/Ipad cài Denon Remote App
Tất cả kết nối vào mạng LAN/Wifi nội bộ & dùng Denon Remote App để điều khiển amply phát nhạc trong NAS.
Với cách kết nối này mình có thể phát nhạc từng vùng hoặc cả 2 vùng cùng lúc với 2 bài hát khác nhau trên NAS. Hiện tại đang khá hài lòng với phương pháp này.
 

pgasqlkt

Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Bác chơi con PC Atom xài nguồn 12v chạy cao lắm 11,12watts là cùng, cực kì tiết kiệm điện mà cũng đủ chạy nhạc rồi
PC em thấy vẫn có nhiều bất tiện khi dùng điện thoại điều khiển, chính xác là chỉ control được cái music player chứ còn control luôn máy tính thì vẫn lụp chụp lắm
Ko biết có bác nào dùng LCD touchscreen để điều khiển PC ko nhỉ. Em có thấy vài model mà giá cao quá. Bác nào trải nghiệm qua và biết con nào giá tương đối, mua ở VN càng tốt thì giới thiệu em với

em giống bác, đang dùng Atom N2800 lam music server
OS: debian 7.1
torrent: transmission
music server: squeezebox server
player: squeeze slim device
remote: ios, android
 

kusanagi

New Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

em giống bác, đang dùng Atom N2800 lam music server
OS: debian 7.1
torrent: transmission
music server: squeezebox server
player: squeeze slim device
remote: ios, android
Bác nói đúng bong thứ em đang muốn. Setup hiện tại của em
Player:
- PC Atom N2800 fanless - Win8 optimize - JRiver Media Center
- Raspberry Pi - Raspbmc

Remote:
- JRemote (iOS)
- XBMC Remote (iOS)

Hiện tại em vẫn để 1 ổ data trong con Atom nhưng muốn setup NAS để tách ra share chung data. Ý tưởng của em là kiếm mấy dạng board tích hợp có ngõ LAN gigabit để cài samba + minidlna + transmission vừa chạy file server vừa cắm torrent cho rẻ. Nhưng nếu hiệu năng và sử dụng kém so với loại chuyên dụng quá thì chắc phải đầu tư thêm
Cho em hỏi thêm các bác về phần setup router, chọn loại nào vừa có LAN gigabit, wifi để xài ngon mà giá ko quá cao vì giờ em vẫn đang dùng modem 100mbps tặng của FPT nên truyền data nội mạng vẫn rất hạn chế :( Và thiết bị NAS chuyên dụng thì các bác có dùng loại nào thì chia sẽ thêm hiệu năng ( tốc độ đọc/ghi , chạy có nóng, ồn .v.v.. ) để cùng tham khảo nhé, em đang lăn tăn phần setup NAS lắm
 
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Bác nói rất đúng, cá nhân tôi dùng NAS để lưu hình gia đình (mười mấy năm rồi, mất là toi), tất cả phim, bộ sưu tập nhạc, data cá nhân,.... rồi dùng raid 1, như vậy không sợ hư ổ hDD sẽ mất hết data.
 

kusanagi

New Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết


Bác cho em hỏi con Linksys bác đưa chỉ hỗ trợ tới 200 Mbps (max 25MB/s) mà NAS bác copy được hơn 80MB/s ? Tốc độ như vậy là quá tuyệt vời HD, music phủ phê rồi :)
 
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Em thì dùng PC cài XBMC Media Center, quản lý tất cả bộ sưu tập phim, nhạc trong hdd gắn cùng với máy, ngoài ra còn cài được các add-on để xem tv show, movie, radio, music trên các server online. Dùng 1 cái smartphone cài phần mềm XBMC remote là ngồi ngâm nga thưởng thức, phần mềm XBMC remote này cho phép tìm, duyệt, play rất trực quan toàn bộ dữ liệu video và music trên hdd, sắp tới em triển khai thêm phần Game + joystick nữa là ngon. Nếu các phòng khác muốn xem phim y như phòng nghe thì kết nối PnP giữa TV phòng đó với XBMC PC bằng wireless hoặc wired, lúc này XBMC PC đóng vai trò như XBMC Media Center server, TV có thể điều khiển XBMC để phát nhạc hoặc phim
 

Daithanhthai

Active Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

E đi làm về bật PC - Chạy FB2k - dùng đt lumia điều khiển và chọn nhạc để chơi và nó cũng đa chạm :D. Ko cần bật màn hình! Tối lên phòng ngủ cũng làm động tác tương tự cho cái PC trên lầu! Dữ liệu thì cứ tha từ từ ở cty về!

E thì thấy tuỳ nhu cầu cá nhân, chứ làm con music server chạy 24/24 thì lãng phí điện - dù ít hay nhiều! Còn nếu mỗi lần nghe mỗi lần bật thì cái PC cũng có khả năng như vậy! E hóng vấn đề thứ 2 "Chất lượng âm thanh của Music Server so với đĩa CD"!
Sao phải nhiều PC thế bác? Liệu có giải pháp ít PC hơn ko ạ?
 

apomethe

Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Dùng music server thì sẽ có lợi là không bị tạp âm của động cơ, giảm độ trễ và giảm chi phí cân bằng đĩa ở các cd player chuyên nghiệp. Tuy nhiên để âm thanh hay thì cần phải phải có DAC tốt, đây là yếu tố quan trọng để có âm thanh hay. Có nhiều thiết bị hỗ trợ chơi đĩa từ NAS đồng thời kiêm luôn xử lý âm thanh như Linn Akurate DSM.

Nếu muốn đơn giản và có khả năng quản lý file âm nhạc tốt thì nối với PC dùng phần mềm JRiver Media có thể decode được SACD và nhiều tiện ích để quản lý thư viện nhạc, phim,... đồng thời hỗ trợ các remote từ smartphone sau đó xuất ra một DAC để ra loa.

Chơi nhạc số có cái lợi là lưu trữ được nhiều định dạng âm thanh 24-bit như SACD. CD thường chỉ 16-bit nên chất lượng sẽ không bằng. Quản lý file nhạc số cũng tiện hơn vì có thể sắp xếp theo Artist, Composer, Genres,... mà nếu sắp xếp bằng CD thì nhiều khi không biết sắp xếp thế nào cho hợp lý, khi cần tìm bài nào chỉ cần search ra là sẽ thấy
 

apomethe

Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Một giải pháp chơi nhạc số khác là bác kiếm cái dock ipod rồi cắm ipod làm source chơi luôn. Gọn nhẹ đơn giản

Ipod không chơi được FLAC, cần phải convert sang ALAC. Muốn chơi thì phải hack tuy nhiên sẽ mất cái hay của Ipod. DAC trên Ipod hỗ trợ file 24-bit nhưng chỉ có 48khz, sample rate cao hơn phải down rate xuống.
 

quần_tà _lỏn

Active Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Bác chơi con PC Atom xài nguồn 12v chạy cao lắm 11,12watts là cùng, cực kì tiết kiệm điện mà cũng đủ chạy nhạc rồi
PC em thấy vẫn có nhiều bất tiện khi dùng điện thoại điều khiển, chính xác là chỉ control được cái music player chứ còn control luôn máy tính thì vẫn lụp chụp lắm
Ko biết có bác nào dùng LCD touchscreen để điều khiển PC ko nhỉ. Em có thấy vài model mà giá cao quá. Bác nào trải nghiệm qua và biết con nào giá tương đối, mua ở VN càng tốt thì giới thiệu em với

E chơi nhạc chủ yếu là control con chuột thôi!

Các lý do sau đây mà e ko chơi server:
- Để "nuôi" một con server 24/24 ko chỉ là 12w mà còn hệ thống Net/LAN nên cũng phải có hệ thống UPS cho nó nữa - chưa tính hệ thống giải nhiệt (atom chắc cũng ko cần)!
- Nếu để 24/24 tuy nói là ít hao điện nhưng lúc mình đi làm thì nó vẫn chạy nên cũng phí, chưa kể chuyện chập chạm cháy nổ trong khi mình ko có nhà.
- Dùng Raid, an toàn đc data nhưng tăng chi phí ổ cứng. Nếu chỉ có nhạc thì 2 con PC Atom vẫn an toàn hơn 1 con Atom dùng raid (dĩ nhiên chi phí 2 con atom tăng cao hơn raid nhưng độ an toàn cũng tăng hơn và thời gian sử dụng lâu hơn). Còn đồng bộ data 2 con PC cũng ko có gì phức tạp lắm!
- Nếu phải bật tắt server sau khi sử dụng - nếu chỉ con PC ko thì remote bằng software nhưng nếu cả hệ thống đi kèm thì leo lên rồi xuống các tầng lầu để tắt cũng oải lắm!
- Nếu torrent đang seed/leed thì atom sợ ko phát nổi nhạc!


Sao phải nhiều PC thế bác? Liệu có giải pháp ít PC hơn ko ạ?
... thì bác chủ topic đưa giải pháp server đó bác!
 

kusanagi

New Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Ipod không chơi được FLAC, cần phải convert sang ALAC. Muốn chơi thì phải hack tuy nhiên sẽ mất cái hay của Ipod. DAC trên Ipod hỗ trợ file 24-bit nhưng chỉ có 48khz, sample rate cao hơn phải down rate xuống.

Khi bác sử dụng dock thì sẽ dùng ipod như transport bypass DAC internal và để xuất digital thôi. Có một số dock dạng như vậy của Onkyo Wadia .v.v.. Em trước có thử cài flac player trên ipod touch và chơi qua dock onkyo nds-1 thì vẫn chạy ổn mặc dù 1 số phím remote ko hoạt động đúng lắm. Chất lượng xuất digital em có so với 1 vài soundcard 2,3tr thì thấy ngon hơn là khác giá thì cũng tầm ấy được cái gọn

E chơi nhạc chủ yếu là control con chuột thôi!
Các lý do sau đây mà e ko chơi server:
- Để "nuôi" một con server 24/24 ko chỉ là 12w mà còn hệ thống Net/LAN nên cũng phải có hệ thống UPS cho nó nữa - chưa tính hệ thống giải nhiệt (atom chắc cũng ko cần)!
- Nếu để 24/24 tuy nói là ít hao điện nhưng lúc mình đi làm thì nó vẫn chạy nên cũng phí, chưa kể chuyện chập chạm cháy nổ trong khi mình ko có nhà.
- Dùng Raid, an toàn đc data nhưng tăng chi phí ổ cứng. Nếu chỉ có nhạc thì 2 con PC Atom vẫn an toàn hơn 1 con Atom dùng raid (dĩ nhiên chi phí 2 con atom tăng cao hơn raid nhưng độ an toàn cũng tăng hơn và thời gian sử dụng lâu hơn). Còn đồng bộ data 2 con PC cũng ko có gì phức tạp lắm!
- Nếu phải bật tắt server sau khi sử dụng - nếu chỉ con PC ko thì remote bằng software nhưng nếu cả hệ thống đi kèm thì leo lên rồi xuống các tầng lầu để tắt cũng oải lắm!
- Nếu torrent đang seed/leed thì atom sợ ko phát nổi nhạc!
Vấn đề nhiệt thì em đóng chassic full nhôm nhôm, ko dùng quạt, heatsink cpu default và gắn thêm mấy heatsink nhỏ cho chip chạy cũng đã ổn ~ tầm 50oC, con lap dell xps của em quạt đế tản nhiệt tè le chạy lướt web, phim, game nhẹ nhẹ đã gần 70oC :( Em ko tính để atom chạy NAS mà làm player thôi và em xác định con này ngoài chạy nhạc em ko chạy gì khác, em tắt sạch tất cả services chỉ chừa LAN + Audio. Vấn đề NAS em có trình bày là sẽ tìm 1 thiết bị chip ARM rẻ tự cài hoặc mua NAS chuyên dụng, dù gì giải pháp này vẫn tốt hơn để 1 con PC kéo torrent 24/24. Cao lắm lúc bỏ chạy bác chỉ nuôi em modem + NAS ( cho tầm 30w vẫn đơn hơn bỏ 1 con PC chạy nhiều). Và bác hoàn toàn có thể tắt NAS từ xa miễn có internet. Hơn nữa em đi làm thì cũng mỗi ngày mỗi về chứ ko đi luôn nên canh chắc ko sao và nhà em lúc nào cũng có người :D Vấn đề remote cả hệ thống bằng soft thì em ko nghĩ khó, ko những 1 con mà 1 chục con cũng ok vì các software remote nó tạo profile riêng, mỗi cái là 1 ip, bác cứ config ip tĩnh cho các thiết bị hay chạy thường xuyên là control được
 
Chỉnh sửa lần cuối:

symphony

Well-Known Member
Phần 2: chất lượng âm thanh giữa Music Server và CD Player

Phần 2: chất lượng âm thanh giữa Music Server và CD Player

Ok, ở phần trước chúng ta đã có dịp trao đổi một số thông tin cơ bản về Music Server. Đó quả là một thiết bị đầy hứa hẹn trong bối cảnh mà các công nghệ kỹ thuật số đã trở nên không tưởng so với trước đây. Tiếp tục với đề tài này, ngày hôm nay tôi sẽ trình bày một số thông tin khá thú vị, liên quan đến chất lượng âm thanh của Music Server - hay cụ thể hơn, đó là so sánh chất lượng âm thanh giữa Music Server so với giải pháp CD Player truyền thống.


attachment.php


1. Chất lượng âm thanh trên Music Server: tốt hơn so với CD Player!

Giá trị của một hệ thống Music Server không chỉ nằm ở việc quản lý thư viện âm nhạc một cách khoa học và mới mẻ, mà thêm vào đó - nó ẩn chứa tiềm năng cung cấp chất lượng âm thanh so với đĩa CD truyền thống.

Ở đây, tôi nói đến chữ tiềm năng có nghĩa là chất lượng tái tạo từ hệ thống Music Server sẽ không hẳn là luôn tốt hơn CD Player. Trong thực tế, để xem xét một thiết bị nào đó, chúng ta sẽ phải đứng ở trên rất nhiều phương diện, bao gồm tầm tiền, thiết bị, hay phối ghép…. mà những thứ này thì muôn hình vạn trạng.

Ok, trở lại với vấn đề chính. Âm thanh được cung cấp từ một ổ đĩa cứng thường tốt hơn so với âm thanh được cung cấp bởi đĩa quang. Hay nói một cách chua chát hơn: với cùng một nền tảng DAC giống nhau, âm thanh được rip từ CD để phát trên Music Server - thường chính xác hơn so với việc phát từ chính CD đó trên CD Player.

Cái này cũng giống như hồi chúng ta đi học, thằng chép bài đôi khi lại có điểm cao hơn so với thằng cho chép bài.

Thật là chua chát và bất công! Nhưng tại sao điều đó lại xảy ra? Tại sao một bản sao lại có thể mang đến âm thanh tốt hơn so với một bản gốc?

Đó là một câu hỏi hóc búa trên phương diện triết học, tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật, mọi thứ thật giản đơn.


2. Lý do thứ nhất: kiến trúc vật lý

Trong quá trình xử lý tín hiệu trên CD Player, tia laser sẽ đọc dữ liệu trên đĩa quang đang quay với tốc độ từ 200 đến 500 RPM (vòng mỗi phút), và cùng lúc đó nó phải thực hiện công việc hiệu chỉnh lỗi (error correction) trên dữ liệu truyền qua. Hệ thống quang học chỉ cung cấp một đường ra cho tín hiệu đúng. Thêm vào đó, clock kiểm soát DAC bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi clock điều khiển cơ cấu quay.

Hầu hết các thiết kế của CD transport và DAC hiện nay đều trang bị Master Clock cho CD Player và Slave Clock cho DAC. Điều tồi tệ là việc triệt tiêu Jitter khi Master Clock là CD Player sẽ trở nên vô cùng khó khăn so với khi Master Clock là DAC. (Thông thường, trong các studio thu âm, DAC luôn được sử dụng với Master Clock đặt ngay cạnh chip xử lý tín hiệu)

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện gì sẽ xảy ra trên Music Server.

Đầu tiên, phần mềm rip đĩa sẽ cố gắng đọc lại nhiều lần nếu lỗi được phát hiện trong quá trình rip, việc nhận dữ liệu chỉ xảy ra khi tín hiệu là đúng. Những dữ liệu này được lưu lại trên ổ cứng và được đối xử giống như bất kỳ tập tin nào ở trên máy tính.

Việc đọc dữ liệu từ ổ cứng của Music Server là một công việc vô cùng nhẹ nhàng, đặc biệt là so với những thách thức trong việc sử dụng tia laser để dò tìm tín hiệu một cách chính xác trên đĩa quang - đang quay cuồng, lắc lư và tiềm ẩn tâm sai cao.

Thêm vào đó, có nhiều bằng chứng cho thấy chất lượng của đĩa CD thường ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả cấu trúc pit (lỗ) và land (gồ) dùng để mã hóa dữ liệu âm thanh. Tất nhiên,những thứ này không hề xuất hiện trên ổ đĩa cứng (HDD hay SDD).


attachment.php


Trong thực tế, tác giả Robert Harley từng chia sẻ cuốn “The Complete Guide to High-End Audio” về chất lượng âm thanh trên các CD transport cao cấp nhất với những Music Server được trang bị DAC và cáp tín hiệu digital tương đương. Theo đó, trước tiên ông rip đĩa CD và chuyển dữ liệu vào hệ thống Music Server. Sau đó lấy chính CD đó cho vào đầu đĩa và so sánh trên 2 hệ thống.

Âm thanh từ hệ thống Music Server nghe mượt mà hơn ở dải cao, và các chi tiết cũng được tái tạo một cách tinh tế hơn. Âm hình cũng được cải thiện khi âm thanh được phát ra từ server - không gian mở rộng, hình rõ hơn, độ sâu được cải thiện, và âm thanh tổng thể từ các nhạc cụ trở nên thuyết phục hơn.

Tóm lại, tất cả những gì mà tôi trình bày trong câu chuyên thứ nhất đều muốn ám chỉ rằng - nếu chuyển tín hiệu từ đĩa CD lên Music Server, bạn có thể cải thiện được âm thanh theo hướng tích cực hơn.


3. Lý do thứ hai: kiến trúc kỹ thuật số

Câu chuyện thứ hai sẽ mang âm hưởng và màu sắc của tương lai. Ở đó, bạn có thể tiếp cận được với những tín hiệu có độ phân giải cao nhất.

Hiện nay, các file nhạc có độ phân giải cao khá phổ biến trên internet, hay thậm chí là từ các tập tin WAV được lưu trữ trên đĩa DVD. Chưa biết chất lượng âm thanh như thế nào, nhưng 44.1kHz tần số lấy mẫu và 16-bit lượng tử được sử dụng trong định dạng CD hàng chục năm qua đã bắt đầu trở nên hạn chế và lạc hậu. Các công nghệ đương thời cho phép chúng ta có thể nhận được tần số lấy mẫu nhanh hơn (88.2kHz, 96kHz, 176.4kHz, 192kHz) với không gian bit lớn hơn (20 hay 24 bit), hứa hẹn sẽ cải thiện chất lượng âm thanh đáng kể so với tiêu chuẩn CD trước đó.

Việc kết hợp giữa hệ thống Music Server, DAC chất lượng cao và nguồn dữ liệu đúng độ phân giải là một trong những “điểm ngọt” hoàn hảo nhất hiện nay của thiết bị phát. Trong thực tế, âm thanh độ phân giải cao có độ trung thành tín hiệu cao hơn hẳn so với CD.

Trong một bài viết trên The Absolute Sound (phát hành vào tháng Giêng năm 2009), tác giả Robert Harley đã… có thể gọi là được giác ngộ sau khi nghe một số bản nhạc của Keith Johnsonrecorded, vốn được mã hóa theo chuẩn Reference Recordings HRx, ở độ phân giải 176.4kHz/24-bit.

HRx là tên định dạng file WAV độ phân giải cao được phát hành trên đĩa DVD của Reference Recordings. Trong quá trình thưởng thức, Robert Harley đã tách các file nhạc này để chép vào hệ thống Music Server của ông.

“Tôi rất ngưỡng mộ dàn orchestral của Keith Johnson trên đĩa CD, với dải động lớn, âm sắc trong trẻo và... ở độ phân giải thấp. Tuy nhiên, khi lần đầu tiên nghe những giai điệu quen thuộc này trên độ phân giải cao, có cảm giác như một luồng gió đã thổi qua tâm hồn. Có nhiều thông tin hơn từ các tín hiệu ở độ phân giải cao, mà về cơ bản thì chúng đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm âm nhạc của tôi. Nguồn nhạc HRx có nhiều chi tiết hơn ở vùng thấp, dải động lớn hơn, âm hình dựng lên thực tế hơn và âm trường biểu hiện đầy đủ hơn….” - Robert Harley chia sẻ.


4. Hãy cảnh giác khi dowload định dạng âm thanh có độ phân giải cao

Một trong những công việc mà loài người thực hiện xuất sắc nhất chính là - chạy theo phong trào.

Hiện nay, chúng ta nhận được các album độ phân giải cao hơn, và thật tệ là mọi thứ giống như mật ngọt, khiến nhiều audiophile không thể chối từ. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng ở đây là - trong khi các album high-resolution cung cấp chất lượng âm thanh một cách ngoạn mục, thì vẫn tồn tại rất nhiều những thứ âm thanh có độ phân giải cao nhưng chất lượng chỉ ở mức tầm thường.

Đầu tiên, phải thừa nhận rằng 96kHz/24-bit thực sự là tiêu chuẩn của âm thanh chất lượng cao. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó chỉ là kết quả của việc upconvert từ tín hiệu 44.1kHz/16-bit lên mà thôi.

Thêm vào đó, một số album đã được upconvert ngay từ trước khi nó được phát hành. Điển hình như những bản ghi âm thuộc thập niên 80 và 90, vốn được thu dựa trên các thiết bị có tần số lấy mẫu chỉ 48kHz, và khiến cho thứ âm thanh 96kHz mà người dùng tải về trở nên hoàn toàn vô nghĩa.

Tất nhiên, người dùng có quyền được biết và lựa chọn “nguồn gốc” các tập tin có độ phân giải cao đúng nghĩa. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng có đầy đủ thiết bị hỗ trợ để làm điều đó. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể down nhạc từ các nguồn uy tín, hoặc lựa chọn các album có nguồn gốc từ HDTracks.com, AIXRecords.com, hay bất kỳ trang web cung cấp nổi tiếng tương tự nào đó.

Ngoài ra, một vấn đề không nhỏ khác thường được biết đến dưới cái tên “chiến tranh âm lượng”. Ở đó, các bản ghi âm được xào nấu và hiệu chỉnh để mức âm lượng trở nên lớn hơn. Tuy nhiên, sự can thiệp này lại khiến cho dải động của bản nhạc bị thu hẹp, và khiến cho trải nghiệm âm nhạc của bạn bị tàn phá một cách không thương tiếc.

Thật không may, hầu như tất cả các CD hiện nay đều được nén một cách quá đáng, và tất nhiên, định dạng có độ phân giải cao cũng là nạn nhân trong đó. Về phương diện lý thuyết, âm thanh có độ phân giải cao tốt hơn so với đĩa CD, tuy nhiên, rất nhiều lý do để không chắc chắn rằng thứ âm nhạc mà bạn nhận được là một sản phẩm đích thực.

L6wAG.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Daithanhthai

Active Member
Ðề: Phần 2: chất lượng âm thanh giữa Music Server và CD Player

Một giải pháp chơi nhạc số khác là bác kiếm cái dock ipod rồi cắm ipod làm source chơi luôn. Gọn nhẹ đơn giản

Em vẫn đang mần vậy với iPod Classic của em, nhưng chưa đủ thiết bị đồng bộ nên chưa khai thác để remote bằng iPad đc
Em đang băng khoăn 2 hướng
1, đầu tư thêm Apple Airport Express : giải quyết xong ngay vụ nhạc nhẽo, music server nhưng lại phải thêm cái chơi phim
2, làm media server bằng PC, dùng JRiver hoặc XBMC để quản lí. Quá hoành cho các nhu cầu nhưng chi phí hoành theo vì cái soudcard hay DAC gì đó thì có khi đắt hơn cả cái airport rồi, chưa kể chi phí dựng PC
 

dungtoandung

Well-Known Member
Ðề: Music server: một số thông tin cần biết

Phần này là quan trọng đây, các bác hâm mộ CD zô chém đi, từ khi có Lossless em thích nghe File hơn, Bài phân tích thấu tình đạt lý, chắc CD fan tâm phục khẩu phục.
 
Bên trên