Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Angus_Bert

Film critic
Lịch sử những tòa nhà có thiết kế trông như chiếc lồng

Hầu hết những tòa nhà thông thường đều có hình dáng khối hộp và trông chúng không có gì nổi bật. Để tạo được ấn tượng nhiều hơn thì các kiến trúc sư thường vay mượn những đường nét tuyệt hảo của thiên nhiên áp dụng cho những toà nhà của mình, đặc biệt là đường cong cơ thể người. Bài viết dưới đây là sơ lược lịch sử những tòa nhà có kiến trúc trông như cái lồng.


47202-albums1442131-picture134561.jpg


Thực chất thì lối kiến trúc đầy 'tao nhã' này không phải chỉ xuất hiện gần đây trong những tòa nhà có phong cách đương đại, mà nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và kiến trúc sư từ rất lâu rồi.

Những phát minh dựa trên đường nét cơ thể người đã bắt đầu manh nha từ cả ngàn năm trước. Khởi tổ đầu tiên có lẽ phải là nhà kiến trúc sư Vitruvius, thuộc thời hoàng đến La Mã Julius Ceasar. Vitruvius đã đề xuất ý tưởng những tòa nhà nên dựa trên những đường nét cân đối cơ bản của con người để xây dựng. Nếu như bạn biết bức vẽ Vitruvius Man của danh họa Leonardo Da Vinci (cái ông cởi truồng dang tay dang chân ấy), thì bạn sẽ hiểu triết lí thiết kế của kiến trúc sư thời La Mã này.

47202-albums1442131-picture134557.jpg

Ngoài ra nếu như để ý thì bạn sẽ thấy rằng, tất cả những phong cách xây dựng của loài người chúng ta đều xoay quanh cái gọi là văn hóa Phồn Thực. Gần như tất cả tòa nhà được xây nhiều tầng đều sẽ nhô lên khỏi mặt đất, trông giống như cái ấy của nam giới. Bởi thế nên trong tiếng Anh mới có từ 'erection': vừa có nghĩa xây dựng, vừa có nghĩa là sự cương cứng. Trong khi đó, những công trình nào đi sâu vào lòng đất thì đều có hình dạng là một cái hang, rất giống với bộ phận sinh sản của phụ nữ. Đường hầm xuyên đèo Hải Vân, hay các đường hầm tàu điện ngầm là một minh chứng cụ thể.

47202-albums1442131-picture134559.jpg

Nhưng đó chưa phải là tất cả khía cạnh về việc chúng ta đang làm, hầu hết chúng ta khi xây dựng một thứ gì đó đều chỉ quan tâm đến không gian, tính khả thi của công trình. Liệu có phải chúng ta xây dựng những tòa nhà trông như bộ phận SD của nữ giới, bên cạnh bộ phận của nam mà không hề nhận ra chúng ta đang làm điều đó hay không? Đấy chính là những gì mà Gloria Steinem đã miêu tả trong vở kịch Vagina Monologues của bà.

"Vào những năm 1970...Tôi tìm phát hiện cả một phần lịch sử đã mất về phong cách kiến trúc tôn giáo cho điều này là bình thường: thiết kế truyền thống của những nơi thờ tự chính đều mô phỏng theo cơ thể người phụ nữ. Không chỉ thế, còn có cả đường vào phía ngoài và phía trong, một gian chính rộng ở giữa, hai gian rộng hai bên hình ovan - giống y như cấu trúc âm đạo phụ nữ. Ở bàn thờ chính của gian phòng, bàn thờ hay nhìn dưới góc độ giải phẫu là tử cung, thì sẽ là nơi người đàn ông thực hiện công việc sinh sản."

Nói cách này hay cách khác, nam nữ - dương và âm đều được các kiến trúc sư xây dựng những công trình nhìn y như cái lồng mà họ thậm chí không hề nhận ra. Chỉ đến khi chúng ta nhìn kĩ lại, và liên tưởng một cách thật đen tối thì mới chợt nhận ra rằng, mình vừa Làm Cái Lồng Gì Thế!

Nhưng ví dụ ngẫu nhiên ở trên lại không hề giải thích cho một phong trào xây dựng công trình trông như cái lồng đang nở rộ suốt một thế kỉ qua. Thực ra, chúng ta cần đổ lỗi 'tấn bi kịch' này cho phong cách nghệ thuật Đương đại, một kỉ nguyên mới nơi mà chúng ta bị ngập trong những kiểu kiến trúc mới - không chỉ có tính trừu tượng, ước lệ mà còn cả những đường con rõ ràng và vô cùng lộ liễu.

Ví dụ như Nhà hát Nhân dân của kiến trúc sư nguời Hà Lan Hendrik Wijdeveld, xây dựng vào năm 1918 nè

47202-albums1442131-picture134531.jpg

Không chỉ thế, phong cách rồng l*n còn được Eero Saarinen đem vào xây dựng Ga TWA năm 1962 tại sân bay JFK.

47202-albums1442131-picture134533.jpg

Còn dưới đây là trạm xăng của cty Vickers Petroleum ở bang Kansas được xây dựng vào năm 1970, trông giống mép...*beep*

47202-albums1442131-picture134535.jpg

Thậm chí trong những tòa nhà với đường nét sắc sảo nhất, hình dáng ấy vẫn xuất hiện. Tòa nhà Crain Communications tại tp Chicago do kiến trúc sư Sheldon Schlegman thiết kế đã được người dân nơi đây gắn một biệt danh khá vui tính: "Tòa nhà Lồng".

47202-albums1442131-picture134537.jpg

Cùng năm đó, nhà thiết kế trường quay người Thụy Sĩ H.R. Giger đã xây dựng phim trường cho bộ phim 'Alien' với hình ảnh trông như vầy.

47202-albums1442131-picture134539.jpg

Sân vận động Tokyo Olympic có hình dáng còn gợi liên tưởng nhiều hơn khi nhìn từ trên cao

47202-albums1442131-picture134541.jpg

Vậy còn Bãi đáp máy bay Hoa Kỳ của Virgin Galactic thì sao

47202-albums1442131-picture134543.jpg

Tòa nhà Mode Gakuen Cocoon Tower tại Tokyo cũng khiến không ít người liên tưởng đến cái lỗ thần thánh trên đỉnh của công trình này.

47202-albums1442131-picture134551.jpg

Nhưng công trình trông như cái lồng lớn nhất có lẽ phải nói đến CCTV Tower, tòa nhà truyền hình tại Bắc Kinh. Vì sao ư, tưởng tượng đó là 2 cái mép và ......

47202-albums1442131-picture134553.jpg

Tất cả những ví dụ trên dẫn đến một lí giải thứ ba: công nghệ xây dựng với những cấu trúc mới đang phát triển cực nhanh trong những năm trở lại đây.

Hầu hết những tòa nhà chọc trời trước đây của chúng ta đều có một hình dạng duy nhất - cương thẳng lên trời. Nhưng với khả năng của những kết cấu mới, các kiến trúc sư giờ đây có thể thỏa thích tạo ra những công trình với hình mẫu họ muốn. Và hầu hết, bằng một lí do vô hình nào đó, đều hướng đến thiết kế cong vồng hình ovan. Và cũng như đã lí giải ở trên, chúng ta không hề nhận ra rằng chính bản thân vừa tự tạo ra một tác phẩm mới trông như chiếc lỗ tuyệt vời nhất của tạo hóa.

47202-albums1442131-picture134555.jpg

Dù gì thì cũng phải nói, tất cả những công trình kể trên, đều là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc và xây dựng. Hãy tự hào, chúng ta đang càng ngày càng ngập chìm trong lồng!




6497-albums22709-picture49541.jpg


Theo Gizmodo​


 
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

xin lỗi đầu óc hơi đen tối đọc cái tít giật cả mình " thiết kế trông như chiếc lồng " #-o.
 

hiepkmai

Well-Known Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Mình nghĩ bác Bớt dùng từ "chiếc lồng" là sai rồi, phải là "cái lồng" mới đúng chứ, toàn rồng lộn qua ghế cơ mà :-ss
 

pionguyen

Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Tất cả tạo hóa đều mang tính âm dương!
 

levung

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Các kĩ sư nổi tiếng thiết kế các công trình kiến trúc trông như "chiếc lồng" thì được coi là vĩ đại, thiết kế táo bạo,.... nhưng một kĩ sư bình thường, ko có tiếng tăm mà có những thiết kế sáng tạo, nổi bật, độc đáo... thì lại được coi là vớ vẩn, thô thiển.! Đúng là miệng lưỡi thế gian :)
 

vietquanpt

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Trí tưởng tượng của Bác quá phong phú - KTS thiết kế cũng chẳng nghĩ tới -=P~
 
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Phải đăng nhập để thanks, hay quá. Cơ mà đọc đến cuối tự dưng thấy hụt hẫng. Theo ý kiến cá nhân của mình, lịch sử thì bác dùng ít hình ảnh và thông tin trải dài theo dòng thời gian nên thấy đuối khi kết thúc.

Mà nhà báo giờ học cả KTS cơ à @@, bất ngờ.
 

nevol

Active Member
phải là cái lồng :)) đọc title đã ngờ ngợ, khổ đầu óc
 
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Đọc bài toàn lồng với mép, đầu óc trong sáng h đen tối luôn :))
 

trochoivui

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Trí tưởng tượng phong phú thật
 

manhtruonghg

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

đọc tít tưởng cái lồng hóa ra là cái lồng chứ ko phải cái lồng:)):)):))
 

anhsona412

Well-Known Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

đúng như cái lồng thật.nhìn tokyo là rõ nét nhất
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Đúng là cái lỗ thần thánh... :))
 

batanguyen

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

Con người tuy nhỏ nhưng tác phẩm của họ thì không nhỏ tí nào
 

thuyhuong1

New Member
Ðề: Lịch sử những tòa nhà có thiết kế như chiếc lồng

thông tin mới mẻ đó, trí tưởng tượng phong phú quá, so sánh rất là hay, nhưng dễ gây hiểu nhầm lém.
 
Bên trên