Tham vọng của người đứng sau dự án Tango (Google)

torune

Film critic
Có lẽ bạn chưa từng nghe tới Movidius – một startup lạ lẫm xuất phát điểm từ Silicon với thiết kế vi xử lý hình ảnh (VPU – video processing chip) độc nhất vô nhị mang tên Myriad. Đây chính là trái tim của dự án Tango thuộc sở hữu của gã khổng lồ tìm kiếm Google. Trong loạt công bố mới nhất, Movidius đã cho ra phiên bản thứ hai của vi xử lý với tên gọi Myriad 2. Được biết, Myriad 2 được trao sứ mạng rất lớn để hoàn thành việc mang tới những ứng dụng hình ảnh vi tính cao cấp nhất mà từ trước tới giờ chỉ có thể khả thi thông qua hệ thống máy tính đồ sộ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất hy vọng vi xử lý mới sẽ trở nên phổ biến nhằm thay thế các GPU hiện tại.

attachment.php

Nói sơ về dự án Tango, nó được phát triển để thực hiện sơ đồ hoá hình ảnh 3 chiều thời gian thực lên các thiết bị di động như smartphone và tablet thông qua Myriad và sự trợ giúp của GPU Nvidia K1. Tuy nhiên, Movidius tuyên bố Myriad 2 sở hữu hiệu năng gấp 20 lần những gì phiên bản đầu tiên thực hiện được, kéo theo việc các thiết bị trong dự án Tango sẽ trở nên nhỏ gọn hơn.

[video=youtube;9bBu9uy7ebk]https://www.youtube.com/watch?v=9bBu9uy7ebk[/video]​

Theo đó, VPU Myriad 2 có thể đảm đương hơn 2 nghìn tỷ phép toán 16-bit trong vòng 1 giây mà chỉ tiêu thụ lượng điện năng có 500 mW (miliwatt). Đây là nền tảng lý tưởng cho quá trình xử lý một khối lượng hình ảnh thời gian thực khổng lồ. Thêm nữa, Myriad 2 thân thiện với các ngôn ngữ lập trình (C++, OpenCL) và được thiết kế để vừa “song hành” với các GPU, vừa đảm đương nhiều tác vụ độc lập mà không cần trợ giúp của GPU trong một vài thiết bị đặc biệt.

attachment.php

CEO của Movidius – Remi El-Quazzane – nhận thấy việc tạo hình nhờ Myriad là phương thức mới cho các chuyên gia nhiếp ảnh. Qua đó (sức mạnh xử lý), nhà sản xuất có thể cải thiện các đặc điểm ảnh một cách đáng kể, như: tăng độ sâu hình, autofocus nhanh hơn, panorama bao quát và thật hơn, tích hợp HDR (high dynamic range - độ động cao) vào mọi quá trình xử lý ảnh… Suy nghĩ này có phần đột phá như những gì mà các nhà lãnh đạo từ Lytro và Pelican đã làm với tính năng "chụp trước lấy nét sau" trên các mẫu máy của họ. Tuy nhiên, khác với các công ty trên, Movidius không sản xuất máy ảnh, thay vào đó, họ sở hữu tham vọng trở thành nhà phân phối SoC chuyên biệt của mình với các OEM cấp thấp hơn. Bên cạnh đó, hãng tự hào tuyên bố, sử dụng công nghệ từ Modivius giúp giảm được 10 USD trên mỗi đơn vị thiết bị được sản xuất. Nhìn từ phía của các nhà lắp ráp, đây là món hời. Bởi, một module camera trên các smartphone cao cấp hiện nay ước tính giá trị 20 USD. Nếu các nhà sản xuất bắt tay với Modivius, chi phí sẽ giảm xuống 10 USD, hay chỉ còn một nửa (50%).

attachment.php

Nhận xét về chiến lược của Modivius, điều này không phải mới. Chúng ta đã chứng kiến, thậm chí là rất nhiều khi các nhà sản xuất GPU bán thiết bị của họ dành cho người tiêu dùng có thói quen tự lắp ráp trên các hệ thống vi tính được nâng cấp thường xuyên. Mô hình của Modivius ở phạm vi nhỏ hơn, nó có thể là SoC, là module gắn kèm… và được bán lẻ để người ta thích gắn vào hay không là tuỳ thích. Nhưng, đây là một thị trường tiềm năng bởi vì người ta thích “vọc” thiết bị ở mức độ nhỏ hơn. Nói một cách dễ hiểu, ngày xưa, người dùng thích vọc thiết bị ở mức độ hệ thống (như CPU, RAM, HDD, card đồ hoạ…). Ngày nay, người dùng thích vọc thiết bị ở mức SoC. Bằng chứng cụ thể nhất là sự trỗi dậy của các RaspBerry Pi, Beagle Bone, thậm chí là Banana Pi (xuất xứ Trung Quốc). Điều này ví như sự lặp lại của vòng quay lịch sử khi công nghệ phát triển tiên tiến khiến mọi thứ trở nên nhỏ gọn hơn. Rất có thể, sau khi nhận ra được chiến lược trên, nhiều nhà sản xuất sẽ chuyển hướng để chen chân vào thị trường còn mới mẻ và đầy tiềm năng này.

attachment.php

attachment.php
Theo extremetech
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên