[Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Cái thời coi phim dạng DVDRip đã trở thành dĩ vãng. Ngày nay đa số anh em mình chủ yếu xem phim dạng HD (ready) hoặc fullHD. Một số lớn khác có điều kiện bắt đầu chơi tới Bluray (untouch hoặc remux) luôn rồi. Chính vì lẽ đó ngoài cái đau đầu về việc lo cái không gian lưu trữ dữ liệu phim (nay đã bắt đầu khủng) như thế nào đã đành, anh em còn có thêm mối bận tâm khác không kém đó là làm sao truyền tải chúng giữa các máy trong nhà hoặc từ PC ra external HDD hay ngược lại sao cho càng nhanh càng tốt. Càng về sau này tôi để ý thấy càng có nhiều câu tuy cách hỏi khác nhau nhưng tựu chung là về việc liệu dùng 2 NIC card trở lên trên server/ Nas có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu hay không? Có cần thiết không và cách làm như thế nào? Bản chất câu hỏi đã khó và mang tính đánh đố đã đành mà các câu trả lời xem ra còn “ảo” hơn.


16150267210_c06dddde09_b.jpg




Những ngày cuối năm rảnh rang rỗi việc nên ngồi tản mạn với anh em vài dòng đọc chơi cho vui, chứ không dám cái gọi chỉ dẫn gì cả. Vậy anh em nào có kinh nghiệm trong vấn đê này lại càng nên nhiệt tình tham gia nói lên những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm cá nhân của mình trên thực tế. Lâu lâu trong box cũng phải nên có một chủ đề mở để tất cả ai cũng có cơ hội tham gia cho khuyấy động không khí đồng thời tăng số post của mình lên chứ?

Phần I: Sự nhầm lẫn rất ư “dễ thương”!?!

Một bài toán cộng vỡ lòng cực kỳ đơn giản mà ai cũng biết, 1 + 1 = 2. Vâng, một đứa con nít nó cũng biết mà. Cho nó một cục kẹo hồi lâu cho nó thêm cục keo nữa thì nó biết ngay cuối cùng nó được 2 cục kẹo. Cái này dễ ẹt phải không các bạn? Vậy thì khi tôi có 1 cái NIC card 1Gb/s, bây tôi giớ lắp thêm trong máy 1 cái NIC 1Gb/s nữa thì (giống một đứa con nít thôi) trong đầu tôi đinh ninh là tôi (nếu gộp chúng lại) sẽ có được 1 cái NIC ảo chạy ở tốc độ 2Gb/s. Quá dễ phải không ạ? Nhưng có thật là sẽ được như vậy không? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin các bạn ta xem qua một ví dụ nho nhỏ để minh họa làm rõ liệu cái “đinh ninh trong đầu” của mình nó có đúng với thực tế hay không nhé.

Tới đây chắc cũng có bạn rủa thầm trong bụng cái thằng cha Thanksforsharing này lúc nào cũng dài dòng và rườm ra, sao cứ không đi thẳng vào vấn đề đi cho nhanh. Thưa, đã là tản mạn thì không có gì phải vội. Hơn nữa trình độ anh em trong diễn đàn không đều, nếu tôi đi thẳng vào những vấn đề kỹ thuật rối rằm cùng với những từ ngữ kỹ thuật nhì nhằng thì không chừng anh em click chuột đi qua trang khác chắc còn nhiều hơn.

Cái ví dụ đó là, dịp Tết này bạn quyết định về quê thăm gia đình và vì quê cũng gần nên bạn quyết đinh sử dụng phương tiện di chuyển là một chiếc gắn máy. Nhưng vì muốn tranh thủ thời gian, muốn đi cho nhanh và về cũng cho nhanh, bạn quyết định mượn thêm một chiếc xe gắn máy của ông anh. Tốc độ tối đa của một xe máy là 100 Km/h. Vậy thì khi bạn lái cùng lúc song song 2 chiếc xe gắn máy này (giả sử bạn là Tôn Ngộ Không nên có thể phân thây và giả sử đường đẹp vắng và nhất là giả sử công an giao thông ngó lơ cho bạn chạy). Thế thì trong trường hợp này – vì bạn lái cùng lúc 2 chiếc xe máy- bạn có thể đạt được tốc độ tối đa là 200 Km/h hay không? Tới đây thì tôi đồ là 9/10 bạn đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi rồi.

Trở lại chủ đề chính của bài. Khi đọc mẩu truyện đứa bé tâu với đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé thì hẳn ai cũng phì cười vì ai cũng biết rõ cái bậy, cái vô lý trong sự đòi hỏi của đứa bé. Vậy thì khi có nhiều người đinh ninh trong đầu là ghép 2 NIC card 1Gb/s lại với nhau để làm tăng tốc độ truyền tải (nếu so với chỉ một cái NIC) là không đúng à? Theo ý kiến cá nhân tôi thì nếu họ có sai cũng là điều bình thường vì tôi và các bạn có ai dám can đảm vỗ ngực mình tư cho là chưa bao giờ sai? Vấn đề chỉ khác ở chỗ là mình có đủ tỉnh táo để nhận ra là mình đã nhầm lẫn ở chỗ nào. Ngay tại chỗ này sẽ có người vụt hỏi: ”Vậy thì người ta chế ra cái vụ ghép NIC (Link Aggregation) nếu không phải làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu thì để làm gì kia chứ? Tới đây thì tôi phải phiền các bạn ta quay trở lại với nhũng khái niệm đơn sơ nhất về network (nhấn mạnh phần ghép NIC) cũng như cũng lý do làm sao người ta sáng chế ra vụ ghép NIC card.

Thật ra có rất nhiều tên gọi ghép NIC khác nhau. Ở đây tôi gọi là ghép NIC cho nó mang tính bình dân và dễ hình dung chứ kỳ thực nếu hiểu và gọi cho đúng nghĩa thì nó phải là ghép các kết nối mạng chay song song. Khi ta gọi cái tên nó đúng thì tự nhiên phần nào ta hiểu được vấn đề. Bên tiếng Anh thì họ có nhiều từ để mô tả cho phương pháp này đó là bonding (dùng cho Nas Linux), NIC teaming (dùng cho Window servers), và những từ ít sử dụng hơn như link bundling, port trunking, …
Thế thì mục đích của ghép NIC là để làm gì? Có 4 mục đích chính:

1/ Để gia tăng lưu lượng truyền tải bandwidth (Load Balancing). Tức nó kết hợp khả năng truyền tải của hai hay nhiều đường truyền mạng tạo thành một kết nối logic mạng duy nhất. Đây là mục đích chính của bài này nên tôi sẽ giải thích sau.

2/ Tự động failover và failback. Khi một đường truyền dẫn dữ liệu (nó nôm na là một NIC) bị trục trặc (mất kết nối) thì nó sẽ tự động chuyển qua đường dẫn khác trong tổ hợp NIC, rồi khi NIC hư được sửa chữa, nó tự động phục hồi lại đường dẫn đã mất. Điều này làm gia tăng độ tin cậy và ổn định của hệ thống. Mấy anh doanh nghiệp thích cái này lém.

3/Cải thiện khả năng quản trị mạng. Dỉ nhiên rồi, vì nhiều NIC bi giờ gom về chỉ còn có một thôi.

4/ Đỡ làm rối mạng. Cũng dĩ nhiên rồi, ngày xưa mỗi NIC đòi nằng nặc 1 IP address, bi giờ nhiều thằng NIC mà chỉ có một address thui.

Một lưu ý cần nhớ: Bạn chỉ có thể ghép NIC dùng cho hoặc là mục đích số 1 hoặc là mục đích số 2 mà thôi.

Tóm lại, chúng ta chỉ quan tâm ở mục đích đầu tiên mà tôi vừa nói thôi. Vậy thì như tôi đã trình bày, ghép NIC chỉ làm tăng lưu lượng truyền tải chứ không làm tăng tốc độ truyền tải. Nói cách khác, nếu mạng nhà bạn là loại mạng 1 Gb/s thì tốc độ tối đa cũng chỉ tới đó là hết chứ không nhanh hơn được. Còn nếu bạn muốn có tốc độ nhanh hơn thì không có cách nào khác là mạng nhà bạn toàn bộ các thiết bị phải chuyển đổi lên (ví dụ là) 10 Gb/s. Trở lại cái ví dụ ban đầu cho các bạn dễ hình dung. Dù có ghép 2 chiếc xe gắn máy lại thì tốc độ tối đa cũng chỉ là 100 Km/h mà thôi. Chỉ có một cái khác quan trọng mà bạn cần phân biệt ở đây đó là khi ghép 2 chiếc xe gắn máy lại bạn có thể chở được 4 người cùng một lúc thay vì 2 người (theo luật định) khi bạn chạy chỉ 1 chiếc gắn máy thôi.

Tới đây thì hy vọng các bạn đã nắm được phần nào vấn đề rồi, phải không ạ? Vậy thì mời các bạn đón xem tiếp phần II: “Các cách để ghép NIC thành công” và Phần III: “Liệu người dùng gia đình chúng ta có cần ghép NIC hay không?”
 
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Phần II: Các cách để ghép NIC thành công


16311756116_c3aa271ece_b.jpg



Cũng xin nói trước, mặc dù tôi cố gắng giản lươc và nói cho thật đơn sơ dễ hiểu, nếu bạn không rành về mạng lắm thì có thể bỏ qua phần này. Phần II là phần hơi khó chịu vì ít nhiều có tính chuyên sâu về kỹ thuật một chút để dành cho các bạn thích học hỏi vọc vach. Một điều nữa xin các bạn lưu ý cho là, vì phần này tôi chủ yếu tản mạn giới thiệu các cách ghép NIC phổ biến hiện nay chứ không phải là bài hướng dẫn cách ghép NIC, do đó tôi chỉ nói lướt qua các khái niệm và các cách ghép NIC hiện nay theo một cách gọn nhất và đặc biệt là sao cho dễ hiểu nhất. Bởi nếu không tôi chắc là bài viết này sẽ biến thành cái hồ bơi mà ở đó các bạn hoặc là sẽ “bỏ của chạy lấy người” qua topic khác hoặc là có nhìều người sẽ bơi, bơi mãi mà chả hiểu mô tê gì cả.

Nếu các bạn có để ý thì sẽ thấy thỉnh thoảng đây đó trong diễn đàn có vài bạn hỏi về việc ghép NIC card để làm tăng … nói chung là để copy cho mau mau lên một chút thì thấy sẽ được trả lời là “Bác cần phải có 1 cái switch hỗ trợ cho ghép NIC mới được”. Gặp người trả lời ‘trí tuệ’ hơn một chút sẽ nói thẳng ra luôn là cần phải có 1 cái switch support Link Aggregation (LAG – lag này có nghĩa tốt chứ không như lag bên màn hình hiển thị). Qua một vài diễn đàn khác tôi cũng thấy họ trả lời tương tự như vậy và cũng cùng có một điểm chung đó là câu trả lời tới đó là xong chấm dứt không thấy nói gì thêm ví dụ là cụ thể làm như thế nào thì không thấy nói đến nữa.

Trở lại chủ đề của phần II, sẽ có người hỏi lại tôi câu hỏi là vậy thì khi em ghép 2 NIC card trở lên, em có phải cần mua thêm 1 switch đặc biệt? Câu trả lời của tôi là CÒN TÙY!

Một nguyên tắc vàng và rất cực kỳ cơ bản mà bạn nên nhớ suốt cuộc đời nếu bạn vẫn còn dính dáng đụng chạm đến các loại máy móc điện tử. Đó là bất cứ phần cứng của máy móc nào cũng cần đến một phần mềm được viết ra để điều khiển nó. Cũng đơn giản dễ hiểu thôi. Một chiếc xe gắn máy thì tự nó đâu có thể tự chạy được mà nó cần phải có người điều khiến nó chứ. Những cái NIC card của bạn cũng vậy, chúng cũng cần có những phần mềm để đều khiển cho chúng làm việc theo ý nhà sản xuất. Để giới hạn đề tài, tôi chỉ gói gọn nói về nói về các máy móc lưu trữ dữ và truyền tải dữ liệu (phim, hình ảnh, tài liệu,…) trong gia đình. Nói khác đi là tôi đang đề cập tới các file servers (chạy trên OS của Windows) hoặc là các Nas (chạy Linux).

Hiện nay, theo tôi biết, có 2 cách ghép/ điều khiển NIC phổ biến: qua switch (network level) và qua server (OS level).

1/ Qua switch (network level):

Cách này thì khá phổ biến hiện nay (còn vài năm tới thì chưa biết à) và được áp dụng từ trước tới nay. Cá nhân thôi thì đặt cho nó cái tên dễ nhớ là “Ghép NIC có liên quan tới Switch”. Bạn sẽ thấy cách ghép NIC này trên các Nas chạy trên nền của Linux hoặc các máy chạy trên Windows 7, 8, Server 2003, server 2008. Tại sao gọi là “có liên quan tới switch”? Bởi vì ở phương pháp này, người ta chủ yếu dùng switch để điều khiển sự hoạt động của cái NIC team. Có người lập luận là tại sao liên quan tới switch trong khi ở trong Nas có chế độ cho phép mình thiết lập bonding, hoặc nếu như mua network adapter của Intel chạy trên Windows thì trong driver của nó cũng cho phép mình thiết lập NIC team độc lập với switch mà? Xin thưa, đó là việc thiết lập và định danh ở tại Host thôi. Tại đây tôi tạm né cơ chế hoạt động lớp lớp này nọ của chúng như thế nào, thay vào đó tôi đưa ra ví dụ bình dân cho các bạn hình dung. Giống như ở nhà khi đẻ bạn ra thì Ba Mẹ bạn đặt tên cho bạn là Tí hay Tèo gì thôi để dăng vô Hộ khẩu. Còn sau này khi Phường/ Xã sẽ căn cứ vào Hộ khẩu nhà bạn mà điều động bạn làm chiện này chiện kia lại là việc khác nữa. Ở đây nên hiểu Phường/Xã chính là switch đó! Do vậy, với cách ghép thứ nhất này, cho dù bạn có thiết lập bonding (trên Nas Linux) hoặc teaming (trên Windows) không thôi cũng chưa đủ, bạn còn cần phải có (mua) một switch đặc biệt (managed, Smart, intelligent Switch). Và log in vào trong cái switch này để xác định link nào (cổng kết nối giữa host và switch) để tạo Team - Static hay Dynamic link aggregation.

Ưu điểm: Chỉ được cái ưu điểm là cho phép tăng thông lượng vào (inbound traffic) và ra (outbound traffic). Cái này thì rất cần cho một physical server nhập và xuất dữ liệu nhiều và liên tục - database chẳng hạn.
Khuyết điểm: các NIC card phải cùng nhà sản xuất, cùng tốc độ. Cài đặt thiết lập rườm rà qua nhiều bước nhiều khâu rắc rối nhất là tại switch. Cái đáng “bỏ chạy” nhất là mua switch đặc biệt này rất mắc tiền (thường có giá gấp 3 – 4 lần loại switch thường cùng loại).

2/ Qua server (OS level):

Cách này ngày càng phổ biến từ khi ra đời các loại máy ảo (virtual machines) và nhất là khi Windows tung bản Windows server 2012 có tích hợp sẵn tính năng cho phép làm NIC teaming độc lập. Tôi gọi cách này là “Ghép NIC không cần switch”!

Với các máy chạy trên OS của Windows đời trước thì thua, còn nếu bạn may mắn đang chạy trên Windows server 2012, bạn sẽ có thể ghép NIC card mà không liên quan đến Switch. Nên biết, Windows Server 2012 cho phép thiết lập một NIC team bao gồm tới 32 NIC card luôn. Chỉ là nó không hỗ trợ mấy cái Wireless và Bluetooth adapters thôi. Cũng vì được tích hợp thẳng vào trong OS nên cách ghép NIC này vừa làm nhiệm vụ thiết lập định danh cho NIC team của bạn vừa điều khiển hoạt động cái NIC team của bạn luôn (dĩ nhiên là nó gói gọn nội trong cái server của bạn thôi). Tức là Ba Mẹ bạn đẻ bạn ra và nuôi nấng quản lý bạn luôn, chứ Phường/ Xã không chen vào gia đình bạn đòi quản lý hết con cái trong nhà nữa.

Khi sử dụng phương pháp ghép NIC này, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

Như đã nói ở trên, bạn chỉ có thể ghép NIC để sử dụng cho hoặc là failover hoặc là Load Balancing. Do đó nếu bạn muốn sử dụng chức năng Failover thì khi chọn tới cái NIC card thứ hai, bạn nên set cho nó là “Standby adapter”. Để khi cái NIC card chính (Primary card) bị hư, lập tức cái card thứ hai này sẽ nhảy ra làm nhiệm vụ thay thế (active) cho cái bị hư. Đồng thời OS của server sẽ thông báo (signal) cho cái switch biết một thằng đàn em mới vừa thay thế cho đứa Đại ca mới bị bắn/ đâm chết.

Còn khi bạn ghép NIC cho chức năng làm tăng lượng truyền tải dữ liệu (tức dữ liệu sẽ truyền qua các NIC card trong team), sẽ có hai chế độ thiết lập như sau:

- Address Hash: ở chế độ này dữ liệu truyền và nhận chỉ xảy ra trên primary port của Teaming NIC mà thôi, các NIC card khác chỉ truyền nhưng không nhận. Nói bình dân là “Ra thì nhiều mà vô thì ít”. Giải thích cũng đơn giản thôi, bị vì thằng OS nó có thể điều động mấy cái NIC card vật lý trong server truyền tải dữ liệu ra ngoài cùng một lúc được còn chiều ngược lại (dữ liệu truyền ngược lại vào máy) thì phải do thằng Switch đảm trách. Mà ở đây mình không chơi với thằng switch nên bị “cấm vận” cũng đúng thôi. Chế độ này thường được dùng cho các Web servers hay FTP servers là những mà dữ liệu cần được xuất ra cho các máy con (clients) nhiều. Và đây đúng là chế độ lý tưởng để thiết lập cho cái server DataCenter trong nhà bạn nhằm cung cấp phim ảnh cho nhiều máy con ở nhà bạn sử dụng cùng một lúc.
- Hyper-V port: chế độ này áp dụng khi máy chủ vật lý của bạn là một Hyper-V host là nơi quản lý (chứa) nhiều máy ảo (VMs) khác. Khi đó dữ liệu truyền ra và vào của từng máy ảo sẽ được quản lý bởi một active NIC card nào đó trong team. Và vì vậy (mặc dù gọi là Load Balancing) nó không thể truyền dữ liệu vượt quá bandwith của một NIC card thông thường.

Ưu điểm: Khác với cách ở trên, Bạn có thể dùng bất cứ loại NIC card nào ghép chung với nhau vẫn được miễn sao driver của nó được Windows server 2012 nhận được là được. Tôi thấy có người mua thêm một NIC card rời ghép với cái NIC Realtek onboard vẫn thành công như thường. Mặc dù vậy, tôi vẫn khuyết khích bạn sử dụng 2 NIC cùng hãng cùng tốc độ cho chắc ăn. Ngoài ra các NIC trong team có thể cắm lung tung vào các switch khác nhau vẫn được miễn các switch này nằm cùng lớp mạng. Cái ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó bạn không cần phải có (mua) một switch đặc biệt cho cái NIC team. Nó tiết kiệm cho bạn khá bộn tiền đó.

Khuyết điểm: Vì máy chỉ tiếp nhận dữ liệu qua 1 NIC vật lý (primary NIC) nên trong trường hợp bạn muốn nhập dữ liệu vào máy này (database chẳng hạn) từ nhiều nguồn khác nhau thì sẽ bị switch khống chế ở mức tối đa (ví dụ) là 1Gb/s thôi không hơn được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Phần III: Liệu người dùng gia đình chúng ta có cần ghép NIC hay không?

Đọc thì nhiều và dài dòng, nhưng có lẽ đây mới là phần mà mọi người trông đợi để đoc nhất. Nếu các bạn để ý một chút thì sẽ thấy, khi viết về một đề tài kỹ thuật nào đó, bao giờ tôi cũng cuối cùng hướng nó đến phần ứng dụng đến cuộc sống hằng ngày của một người dùng gia đình bình thường. Chứ tôi không nói hưu nói vượn những điều trên mây trên gió để ra cái điều là ta đây giỏi kỹ thuật nhưng cuối cùng chả mang được cái ích lợi gì cho ai.

Vì chúng ta chủ yếu là người dùng gia đình, nên tôi sẽ tập trung đánh vào vai trò ứng dụng của ghép NIC đối với mảng gia đình mà thôi. Đối với doanh nghiệp thì nó lại nằm trong cái hệ khác rồi.

Đó đây trên một số diễn đàn, bạn sẽ bắt gặp thỉnh thoảng có người than thở: “Em chả biết nữa, bữa team 2 cái Intel mà max cũng chỉ dc 1Gb thôi”. Trong một lần nói chuyện qua phone, một thành viên của diễn đàn có hỏi tôi là: “Nhà em năm (5) gia đình ở chung với nhau, nhiều lúc có thể coi phim từ server/ nas cùng một lượt. Để tránh bị thắt nút cổ chai khiến hình bị “giật tung chảo”, liệu em có nên lắp thêm NIC card để build NIC team? Theo ý kiến cá nhân của tôi mà trả lời thì, một lần nữa, CŨNG CÒN TÙY!

Tôi khuyên các bạn một điều là thay vì bạn phân vân hỏi liệu mình có nên mua thêm NIC card không thì nên tự hỏi là mình đang làm cái giống gì mà cần lắp thêm NIC card thì sẽ dễ tìm ra câu giải đáp chính xác hơn. Giống như nhiều người được thưởng Tết đang đắn đo có nên dồn vào mua luôn cái iPhone 6 hoặc SS Note 4 thì nên tự hỏi là mình làm cái gì mà cần mua mấy cái smart phone đắt tiền như thế?

Để trả lời cho câu hỏi người dùng gia đình có cần thiết phải dùng phương pháp ghép NIC không. Xin trả lời thế này: Tin tôi đi nếu bạn chỉ là người dùng bình thường xem phim tại gia thì xin chia vui với bạn vì có khả năng trên 90% bạn không cần tới cái vụ ghép NIC này. Cụ thể là:

- Nếu gia đình bạn trong nhà không có mạng network, bạn sẽ không cần biết dến ghép NIC làm gì – dĩ nhiên. Tôi thấy có nhiều bạn cứ chép thẳng vào external hard drive xách tới xách lui chép qua chép lại giữa các máy trong nhà. Xong!
- Nếu trong nhà bạn có mạng network, nhưng chả bao giờ máy này thấy máy kia mà bạn cũng chẳng quan tâm. Vâng, bạn sẽ không cần nó.
- Nếu trong nhà bạn chỉ có hai hoặc ba máy thi thoảng mới nối mạng để xem phim. Vâng, bạn cũng sẽ không cần nó.
- Bạn làm dịch vụ chép phim, sau khi down phim từ mạng xuống xong, bạn chép phim thẳng ra cho khách từ máy ra external hard drive. Vâng, bạn cũng sẽ không cần nó.
- Nếu bạn là uploader của diễn đàn, sau khi down torrent phim từ mạng xuống xong, bạn upload phim thẳng ra các host share mọi người để lấy điểm thưởng. Vâng, bạn cũng sẽ không cần nó.
- Bạn có Synology, Buffalo Nas được set up RAID hay JBOD mà trong máy có sẵn 2 NIC card vật lý (loại này ko hề rẻ tí nào). Vâng, bạn cũng sẽ không cần ghép NIC làm gì. Không phải tại vì bạn không có switch hỗ trợ Link Aggregation, mà cho dù bạn có đi chăng nữa cũng không đạt tốc độ truyền tải như mình mong muốn.
- Bạn có server chạy Windows tự build chạy Raid cho dù là Windows 2012 mới nhất thì cũng vậy. Vâng, bạn cũng sẽ không cần nó.
- Mà bạn có server chạy Windows tự build không chạy Raid cho dù là Windows 2012 mới nhất thì cũng vậy. Nếu một máy client cố copy một phim từ server này về nó, thì bạn thấy có ghép NIC hay không ghép NIC cũng chạy sàng sàng như rứa thôi. Vâng, bạn cũng sẽ không cần nó.

Tôi kể ra đây nhiều tình huống và bắt bạn đọc là để cho bạn biết là trên thực tế việc ghép NIC không có tác dụng nhiều trong các tình huống sử dụng trong gia đình. Nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi trong nhà có nhiều máy nhỏ đều muốn copy file lớn cùng một lúc từ Windows server hay Nas và những file này phải thật lớn và không nằm cùng trên cùng một ổ cứng/Raid. Còn chiện có cần mua thêm một switch có chức năng LACP (Link Aggregation Control Protocol) đắt tiền thì còn tùy vào bạn đang sử dụng OS gì.

Trở lại câu hỏi mà anh bạn của tôi hỏi là nhà có 5 gia đình lỡ cùng coi phim một lúc thì sao. Tôi thì cho là khoan vội mua NIC card về ghép, cứ thử build cho cái mạng network 1Gb/s tại nhà cho thật tốt trước. Tức bảo đảm khi copy phải đạt mức tối thiểu trên 100MB/s thì khi đó tôi nghĩ việc stream 5 phim cùng lúc cũng không đến nỗi bị lag. Còn build như thế nào thì nó không thuộc phạm vi bài này nên tôi xin phép không nói tới.

Cám ơn tất cả các bạn đã cố gắng đọc cho hết bài này và nhất là tôi rất trông đợi sự góp ý, bổ sung kinh nghiệm của các bạn để cho đề tài thêm phong phú đa dạng đa chiều. Mong lắm thay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuongdoannhat

Active Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Hóng chờ những bài tiếp theo của bác
 

ongtrumkon89

Well-Known Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Cũng đang thắc mắc về cái Port trunking vs Nic teaming thực sự có tác dụng gì rõ rệt trong gia đình và doanh nghiệp ko ?

Đặt viên gạch hóng bác :D
 

dante04

Well-Known Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

tác dùng trong doanh nghiệp thì chắc là có, ví như có một con switch kết nối tới nhiều máy con và kết nối tới nas có 2 card nic 1Gb, nếu chỉ sử dụng 1 card NIC thì nhiều khi máy con truy cập nhiều sẽ chậm còn nếu ghép thêm 1Gb nữa (switch và NAS phải hỗ trợ LACP ) thì thoải mái hơn... về gia đình thì ít khi được sử dụng.
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

--Đọc bài viết mở mang được kiến thức phần nào nhưng vấn đề em cần là play bluray qua wifi không lag...tks a
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Hết rồi còn 'hóng' gì nữa, chờ các bác mở rộng đề tài cho phong phú. Ở đây em muốn hỏi trước, giả định pc (nas) đã có 2 card NIC, thì cần thêm 2 điều kiện là cài winserver 2012 và switch LACP phải không ạ. Bác nào có thể cho biết cái nas buffalo ts-vhl có 2 cổng LAN 1gb có được hiểu là 2 card NIC không ạ. Làm sao để biết cái switch nhà mình có LACP không. Đôi khi có đủ hết mà không biết dùng sẽ là...phí gạo ba mẹ nuôi, còn ở đây là phí công sức chia xẻ của bác chủ.
 

longmax

Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Sáng h mình cũng lò mò cái vụ NIC vì main của mình có sẵn dual lan giga cài win sever 2012 vào rồi set NIC vào team xong xui lay hoay play thử bộ phim qua wifi bluray lag kinh..
Tóm lại NIC ko dành cho stream phim như mình nếu muốn cải thiện tốc độ thì mình nghỉ nên đâu tư cái wifi N ngon ngon có cổng Lan giga lúc đó stream chắc có lẻ tốt hơn.....
Lò mò cả ngay cũng phải quay vể Win 7 haizzzz...
 
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Sáng h mình cũng lò mò cái vụ NIC vì main của mình có sẵn dual lan giga cài win sever 2012 vào rồi set NIC vào team xong xui lay hoay play thử bộ phim qua wifi bluray lag kinh..
Tóm lại NIC ko dành cho stream phim như mình nếu muốn cải thiện tốc độ thì mình nghỉ nên đâu tư cái wifi N ngon ngon có cổng Lan giga lúc đó stream chắc có lẻ tốt hơn.....
Lò mò cả ngay cũng phải quay vể Win 7 haizzzz...

Bạn lập team cho NIC nhưng lại test qua wifi là sao?
 
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Tóm lại theo tôi suy nghĩ, hướng ghép NIC đơn giản nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất là dùng Windows 2012. Lý do là:

- HĐH này nhiều người quen thuộc hơn so với Linux vì dễ cài cắm chỉnh chọt.
- Cách ghép NIC trên Windows theo từng bước rất trực quan và ngắn gọn.
- Không đòi hỏi phải mua những NIC card có driver cho phép ghép NIC.
- Không đòi hỏi bạn phải configure NIC team trên Switch rườm rà.
- Cuối cùng là (quan trọng nhất) bạn có thể dùng bất cứ loại switch thông thường nào cũng được, không đòi hỏi phải mua switch hỗ trợ LACP đắt tiền.

Tuy nhiên đó chỉ là một chuyện, còn chuyện là làm sao tận dụng được ưu điểm của cách ghép NIC này lại là chuyện khác. Tôi sẽ lấy một ví dụ ở trên mạng xuống để cho các bạn thấy là trong trường hợp nào thì ghép NIC trong Windows 2012 mới phát huy tác dụng nhé.

Hình trong Windows server 2012 sau khi ghép NIC card (loại 1Gb/s) thành công.



547648




Để test cái NIC team này tôi sẽ tiến hành copy 2 cái files từ một client đến server chủ (lưu ý là server chủ hiện có NIC team mà tôi vừa lập thành công).

1/ Đầu tiên, tôi copy 1 file từ client đến server chủ, sau đó 20 giây tôi lại copy tiếp file thứ 2 cũng từ client đến server chủ.


16165419459_eaf1cb1253_b.jpg



Như bạn thấy trong hình, sau 20 giây khi tôi bắt đầu copy tiếp file thứ 2 thì hầu như cái copy của file thứ 1 bị đứng lại hoàn toàn và nhường băng thông cho tác vụ copy file thứ 2 mặc dù tôi đã sử dụng ổ SSD cho phép đọc ghi ở mức 350 – 380BM/s. Nói cách khác NIC team ở server chủ chả có tác dụng trong trường hợp này.

2/ Kế tiếp, cái test 2 là tôi cho copy một lượt 2 file luôn cũng từ client đến server chủ, nhưng lần này tôi copy file thứ 1 đến ổ SSD 1 và file thứ 2 đến ổ SSD 2 (lưu ý cả 2 SSD 1 & 2 đều nằm trên server chủ tức là server đang có NIC team)


16165739777_ac0e5d38e3_b.jpg



Lần này thì cũng không khá gì hơn. Tổng băng thông của copy 1 + copy 2 cũng bằng y chang như cái test ban đầu, tức là khoảng 112MB/s. Đây là mức thấp hơn 1Gb/s mặc định của chỉ một cổng NIC nữa.

Điều này cho thấy ngay cả khi bạn đã thiết lập NIC team theo chế độ Load Balancing đã đúng rồi mà hiệu ứng bandwidth aggregation vẫn không xảy ra. Nói cách khác chỉ có 1 NIC card hoạt động, còn thằng kia ngồi chơi hút thuốc ch3 làm gì.


3/ Qua đến cái test thứ 3, tôi cũng copy 2 files đồng thời nhưng lần này từ 2 máy client khác nhau đến server chủ (đang có NIC team). Và một file thì được copy vào ổ E còn file kia copy vào ổ D. Ổ E và D cùng nằm trên server chủ (đang có NIC team).


548144




Kết quả cho thấy tình hình cũng chả khả quan là mấy nếu không muốn nói là cũng giống y chang 2 cái test đầu.

4/ Với cái test cuối cùng này, tôi cũng copy tương tự như test 3, nhưng lần này tôi đảo chiều copy ngược lại. Tức là copy 2 file khác nhau nằm trên 2 ổ cứng khác nhau của server chủ (là server đang có NIC team) ra 2 client khác nhau.


548147



Vâng, chính lúc này việc ghép NIC team mới phát huy tác dụng là nó cho phép 2 NIC card (loại 1Gb/s) cùng truyền tải dữ liệu cùng một lúc từ server mà nó được thiết lập đến 2 client khác nhau ở bên ngoài.

Từ cái ví dụ tôi nêu ở trên, một ví dụ rất ư đời thường mà bạn sẽ rất dễ bắt gặp trên các máy trong gia đình bạn, bạn sẽ tự rút ra cho mình kết luận là liệu khi nào thì bạn cần dùng đến việc ghép NIC.
 

avhung78

Member
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

em cũng chơi NIC Teaming, NAS Buffalo chạy Windows Server 2012. Nói chung với nhu cầu của gia đình em 1Gbps là quá đủ, chơi Teaming được mỗi tác dụng là 2 cái đèn báo mạng ở trước máy NAS nó nháy trông vui mắt hơn (trước chỉ có 1 cái đèn nháy) và tốn thêm 1 cổng Lan trên Router :D.

Còn về vấn đề xem phim Bluray qua Wifi em đã thử test và xem mượt với tất cả đĩa iso Bluray (ko 3D) mà em có bằng cái USB wifi chuẩn N 150Mbps TP-Link lởm của em (em dùng PC, xem bằng TMT và PowerDVD). Riêng Bluray Iso 3D thì đôi chỗ bị giật, vì bitrate nhiều cảnh phim lên tới hơn 100Mbps.

Em nghĩ các bác xem phim qua wifi bị lag là do router kém, hoặc là bộ thu wifi của HD Player không tốt. Em dùng Linksys EA6500 mua hàng 2nd cách đây 3 năm của 1 bác trên HDVietnam.
 
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

Cám ơn bác chủ đã đưa ra và test vấn đề tôi đang trăn trở mấy hôm nay. Dự kiến làm cái Nas ảo và lắp thêm một cái Nic rời, nhưng với nhu cầu chỉ có một mình tôi sử dụng mạng gia đình (vì trẻ con vẫn còn nhỏ) thì có thể yên tâm chưa cần động đến cái này trong vài năm nữa.

P/S: Rất thích cách bác đặt vấn đề và triển khai. Kiến thức của bác đã giúp tôi mở mang và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều :)
 
Ðề: [Tản man] Dùng 2 NIC card trở lên có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu?

em cũng chơi NIC Teaming, NAS Buffalo chạy Windows Server 2012. Nói chung với nhu cầu của gia đình em 1Gbps là quá đủ, chơi Teaming được mỗi tác dụng là 2 cái đèn báo mạng ở trước máy NAS nó nháy trông vui mắt hơn (trước chỉ có 1 cái đèn nháy) và tốn thêm 1 cổng Lan trên Router :D.

Còn về vấn đề xem phim Bluray qua Wifi em đã thử test và xem mượt với tất cả đĩa iso Bluray (ko 3D) mà em có bằng cái USB wifi chuẩn N 150Mbps TP-Link lởm của em (em dùng PC, xem bằng TMT và PowerDVD). Riêng Bluray Iso 3D thì đôi chỗ bị giật, vì bitrate nhiều cảnh phim lên tới hơn 100Mbps.

Em nghĩ các bác xem phim qua wifi bị lag là do router kém, hoặc là bộ thu wifi của HD Player không tốt. Em dùng Linksys EA6500 mua hàng 2nd cách đây 3 năm của 1 bác trên HDVietnam.

Cám ơn bạn đã cho biết ý kiến cũng như kinh nghiệm thực tế của việc xem phim Bluray qua wifi.
Vài bữa chắc tôi sẽ tạo mốt topic mới đề cập đến vấn đề này để mọi người cùng tham gia thảo luận mở mang học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức. Một trong những lý do mà cách đây vài năm tôi chuyển qua dùng HTPC mà không xài media player nữa cũng là do cái vụ này.
 
Bên trên