Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

langthangvn33

Uploader
Trong một dàn âm thanh, sự liên kết, hỗ trợ giữa các thiết bị với nhau để tạo ra một âm thanh hoàn hảo ảnh hưởng của các thiết bị đến chất lượng âm thanh là điều mà chúng ta đã biết từ lâu. Đa số các yếu tố như dải tần số, độ méo tiếng, dải động… đều phụ thuộc vào chúng. Tuy nhiên bên cạnh các thiết bị âm thanh, ảnh hưởng của dây cáp kết nối đến chất âm của bộ dàn thì không phải ai cũng biết. Thiết kế, chất liệu và kết cấu của cáp kết nối có ảnh hưởng như thế nào đến tín hiệu âm thanh?

Đầu tiên chúng ta xem xét các yều tố về mặt điện học

Tất cả chúng ta đều đồng tình rằng có một vài yếu tố về điện học ảnh hưởng rõ rệt đến màn trình diễn của dây cáp âm thanh. Ví dụ như các dây dẫn đều có một “sức cản” nhất định đối với tín hiệu âm thanh. “Sức cản” này gọi chung là trở kháng của dây dẫn. Trong đó, bao gồm 3 thành phần chính tạo nên là điện trở thuần (hay điện trở đối với dòng một chiều), dung kháng và cảm kháng. Điện trở thuần của dây được tính bằng ohm/m, dây càng dài điện trở thuần càng cao. Đường kính dây cáng lớn điện trở một chiều càng thấp. Trở kháng dòng xoay chiều cũng được đo bằng ohm nhưng không phụ thuộc vào độ dài của dây dẫn.

Đối với vật dẫn điện, ta cần xét đến vài tính chất cơ bản. Trong đó quan trọng nhất là Trở kháng, Dung kháng và Cảm kháng. Trở kháng thường được nói tới là điện trở một chiều. Dung kháng và Cảm kháng là các tính chất động của vật dẫn, và chỉ tồn tại nếu đang bàn tới tín hiệu xoay chiều, như tín hiệu nhạc đang được truyền qua vật dẫn.

Điện trở một chiều chỉ được coi trọng trong dây loa “nếu bạn nối một dây có đường kính nhỏ với một khoảng cách dài hàng mấy chục mét từ ampli công suất đến loa thì khi sử dụng với volume cao, giống như bạn đang “đốt cháy” đoạn dây đó. Hầu hết năng lượng tải đến loa sẽ bị tiêu tán thành sức nóng trên dây, năng lượng không được truyền đầy đủ tới cuộn dây loa để làm cho màng loa chuyển động hoàn hảo và hậu quả là dải động của âm thanh cũng bị nén rất hẹp, nghe rất yếu.

Một số yếu tố về mặt điện học gây tranh cãi nữa là hiệu ứng mặt ngoài. Chúng ta đều biết, dòng điện xoay chiều tần số cao có xu hướng chạy trên bề mặt bên ngoài của bất cứ loại dây tín hiệu nào, dù cứng hay mềm. Có một câu hỏi đặt ra là liệu yếu tố này có ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh trong dây cáp hay không? Câu trả lời là yếu tố này không quan trọng trong dải tần số âm trầm. Xét về mặt âm thanh, các chứng cứ về ảnh hưởng của “hiệu ứng mặt ngoài” này đều mang tính chủ quan. Cho dù có ảnh hưởng đi nữa bạn cũng không nhất thiết phải dùng các loại cáp đặc biệt. Rất may là hiệu ứng mặt ngoài có thể khắc phục được bằng cách sử dụng phối hợp các lõi đơn có kích thước nhỏ.

20141223_9aff88cb1bbd14a0a52e40f795105480_1419326393.jpg


Các yếu tố cơ học thì sao

Dây loa và dây tín hiệu thường gồm ba thành phần: sợi dẫn, điện môi (chất cách điện) và đầu cắm. Sợi dẫn có tác dụng truyền tín hiệu, điện môi là lớp chất cách điện bọc quanh các sợi dẫn và vỏ ngoài; còn đầu cắm là đầu nối giữa dây và thiết bị âm thanh. Những thành phần này tập hợp với nhau thành cấu trúc vật lý gọi là cấu hình dây. Mỗi thành phần đều có ảnh hưởng tới đặc tính âm thanh của dây.

Hầu hết các lõi cáp đều bao gồm các sợi đồng xoắn chặt vào nhau. Các dây dẫn lõi này được cách điện rồi bện vào nhau và bọc bởi một lớp cách điên khá,các lớp giáp chống nhiễu ,dây chịu lực và cuối cùng là một lớp vỏ ngoài để tạo nên một dây cáp hoàn chỉnh. Loại cáp đơn giản nhất phải kể đến dây tín hiệu không cân bằng (RCA interconnect). Phần lớn các dây tín hiệu cân bằng (dây balance) bao gồm hai dây lõi xoắn vào nhau, bọc bởi một lớp bảo vệ. Như vậy sẽ giúp loại bỏ các tín hiệu RFI (tín hiệu giao thoa tần số vô tuyến) bên ngoài và tín hiệu EMI (tín hiệu giao thoa điện từ) từ các dây dẫn, biến áp và các nguồn điện từ lân cận.

Nói tóm lại vô cùng phong phú trong kết cấu , nhưng kết cấu cơ bản là sợi dẫn, điện môi (chất cách điện) và đầu cắm

Các loại dây tín hiệu và dây loa

1000001684_day1.jpg


Dây tín hiệu (Interconnect): có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị nguồn (đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu băng) với DAC, preampli và giữa preampli tới ampli công suất.

Dây tín hiệu cũng có một vài loại như sau:

Dây tín hiệu không cân bằng (Unbalanced Interconnect): thường có hai lõi và có đầu cắm kiểu RCA (bông sen). Nó còn được gọi là dây tín hiệu single-end.

Dây tín hiệu cân bằng (Balanced Interconnect): có ba lõi dây và sử dụng đầu nối kiểu XLR. Nó thường dùng cho các thiết bị có đầu vào và đầu ra cân bằng.

Dây tín hiệu jsố (Digital Interconnect): là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc thủy tinh hữu cơ (optical).

nordost_heimdall.jpg


Dây loa (Speaker Cable): dây loa có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức cao (vài đến vài trăm volt) từ ampli đến hệ thống loa.

Dây loa cũng có một vài loại như:

Dây loa đơn (còn gọi là single-end): mỗi đầu chỉ có hai cọc đấu, dây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.

IMG_2674.jpg

dây loa đơn

Dây loa bi-wire, tri-wire: mỗi đầu có 2 hoặc 3 cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập.

dây bi-wire

AudioQuest_Awards_2012_zpsf50dc73d.png


cách nối tri-wire : dây tri-wire = bi-wire + cặp dây đơn hoặc ba cặp dây lõi thông thường. Khi dùng kết nối nhiều cầu hệ thống loa con sẽ hoạt động độc lập hoặc chia làm hai hoặc ba nhánh loa bass, mid/treble hoặc bass, mid, treble. Những cảm nhận về độ chi tiết (tiếng tách), độ động cao, trường âm cân bằng sẽ làm bạn ngạc nhiên.



Dây loa có nhiều kiểu đầu cắm như: đầu kim thẳng, đầu kim cong, bắp chuối, càng cua... trong đó đầu bắp chuối và càng cua là phổ biến nhất trong các dây loa cao cấp. Nếu không có yêu cầu tháo ra tháo vào nhiều, bạn có thể dùng dây loa trần để trực tiếp vào cọc ampli và cọc loa cũng rất tốt.


Còn chất lượng đấu dây và jack kết nối có ảnh hưởng như thế nào

Các jack nối cũng có tầm quan trọng không kém dây dẫn trong việc duy trì chất lượng âm thanh. Việc đấu cáp với các đầu nối là việc quan tâm hang đầu. Cho dù bạn đầu tư bao nhiêu tiền vào dây dẫn thì bạn vẫn có thể phải nghe những âm thanh không hay nếu bạn không biết cách đấu dây. Nhiều người vẫn thường đổ lỗi cho cáp nhưng thực chất vấn đề lại thuộc về chất lượng đấu dây. Vì vậy đấu dây và jack kết nối cũng là điều cần quan tâm ...

Các đầu cắm tốt sẽ làm cho âm thanh của dây hay lên nhiều. Người dùng luôn muốn đầu cắm của dây tiếp xúc rộng và chặt với ổ cắm của thiết bị. Một vài loại đầu RCA đôi khi có những khe nhỏ ở giữa chân cắm để nâng cao khả năng tiếp xúc với ổ cắm. Phần lớn các đầu cắm RCA cao cấp thường làm bằng đồng thông thường có pha một chút đồng thau để tăng độ cứng cho chất liệu. Hợp kim này thường được mạ bằng ni-ken, sau đó mạ vàng để tránh ôxy hóa. Ở một số đầu cắm khác, vàng được mạ trực tiếp lên đồng thau. Các chất liệu để làm đầu cắm còn có vàng và rô-đi.

Đầu cắm RCA và đầu cắm loa được hàn trực tiếp với lõi dây. Đa phần các nhà sản xuất sử dụng các chất hàn có pha chút bạc. Trong kỹ thuật hàn hiện đại, người ta không dùng chất hàn mà hàn trực tiếp sợi dẫn với đầu cắm bằng cách dùng một dòng điện lớn để làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa sợi dẫn và đầu cắm, khiến chúng liên kết lại với nhau, nâng cao khả năng truyền dẫn tín hiệu của dây.

Và cuối cùng là vật liệu và thông số của dây dẫn trong âm thanh

Chỉ số AWG là gì ?

tại sao lại quan tâm đến chỉ số này ....

1_zps09ikt9xy.jpg


AWG – American Wire Gauge là chỉ số chỉ cỡ dây dẫn theo tiêu chuẩn Mỹ. Chỉ số AWG có tỷ lệ nghịch với cỡ dây dẫn. AWG càng nhỏ thì đường kính dây dẫn càng lớn. Vì AWG được tính theo số lần qua khuôn kéo dây, để đạt được một dây có đường kính nhỏt thì cần phải kéo khối kim loại qua nhiều khuôn, số AWG chính là số khuôn mà dây được kéo qua.

Số khuôn kéo càng ít (chỉ số AWG càng nhỏ) tương đương với cỡ dây càng lớn. Chỉ số AWG có tỷ lệ nghịch với cỡ dây dẫn. Chỉ số cáp AWG càng nhỏ thì đường kính dây dẫn càng lớn. Để có chất lượng âm thanh tốt, các chuyên gia âm thanh khuyến cáo nên dùng dây có cỡ AWG 16 trở xuống, tương đương với đường kính sợi 1.29mm trở lên.

Diện tích mặt cắt ngang của dây dẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định khả năng truyền tín hiệu của dây dẫn (thuật ngữ "gauge" dùng để chỉ đường kính của dây). Kim loại màu thường được sử dụng trong dây dẫn là đồng, tuy nhiên, nó cũng có thể là nhôm hoặc các loại vật liệu khác.

Thông số cơ bản một số cáp theo American Wire Gauge

AWG - Đường kính (mm)- Tiết diện (mm2) - Tổng trở (Ohm/1Km)
15 - 1.45 - 1.65 - 10.45
16 - 1.291 - 1.31 - 13.18
17 - 1.15 - 1.04 - 16.614
18 - 1.02362 - 0.823 - 20.948
19 - 0.9116 - 0.653 - 26.414
20 - 0.8128 - 0.518 - 33.301
21 - 0.7229 - 0.41 - 41.995
22 - 0.6438 - 0.326 - 52.953
23 - 0.5733 - 0.258 - 66.798

5_zpsz0ezch2n.jpg


6_zpskmxwzqs3.jpg


Tiêu chuẩn AWG được dựa trên tổng số 44 kích cỡ dây từ 0-40, và bổ sung thêm 00, 000, 0000 cho những loại dây có kích cỡ lớn. Dù AWG công nhận đến 44 cỡ dây dẫn khác nhau, nhưng không phải cỡ dây dẫn nào cũng được sử dụng rộng rãi. Thông thường, ta chỉ cần sử dụng một số cỡ dây dẫn phổ biến. Dưới đây là những loại dây dẫn thường được sử dụng hiện nay và chỉ số AWG tương ứng của chúng:

Speaker Cable hay dây nguồn âm thanh : < 16 AWG
Cáp đồng (cho truyền hình cáp và một vài ứng dụng Ethernet): 18 và 20 AWG
Cáp Cat 5, Cat 5e, Cat 6 (đối với các mạng LAN và Ethernet): 23 và 24 AWG
Cáp điện thoại: 22 - 28 AWG


xin gửi các bác specification của chuẩn AWG

2_zpsqgzaekrx.jpg


Nghiên cứu bảng tra data sheet đầy đủ của AWG ở đây
AWG_Sizes_zpsbikcgis1.jpg



bảng dưới đây là khả năng dận điện của một số kim loại

3_zpstpmyf0xp.jpg


Sợi dẫn thường làm từ đồng hoặc bạc. Trong các dây cao cấp, độ tinh khiết của đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Hợp kim đồng đôi khi chứa một lượng đồng nguyên chất và một phần tạp chất.

Ví dụ, một sợi dẫn có 99,997% đồng nguyên chất, tức là nó chứa 0,03% hợp chất khác (có thể là sắt, sunfua, nhôm...). Nhiều người cho rằng đồng càng tinh khiết, âm thanh càng hay. Nhiều hợp kim đồng còn có tên là OFC (đồng không ngâm ôxy). Khi chế tạo dây đồng OFC, người ta đã loại bỏ phần lớn thành phần ôxy, hay nói chính xác hơn là được rút bớt đi khỏi hợp kim đồng vì thực ra, không thể loại bỏ hoàn toàn ôxy ra khỏi đồng. Như vậy, đồng sẽ đỡ bị ôxy hóa, đảm bảo cho lõi dây giữ được khả năng truyền dẫn ổn định.

- Đồng OFC ( Oxygen Free Copper ) thường là loại đồng gần tinh khiết 99.999% sau khi đựoc triết suất đã được đưa qua dây truyền công nghệ xử lí đặc biệt để trở thành OFC.
- Còn loại đồng 99.95% chỉ là loại đồng được triết suất dưới dạng bình thường không qua công nghệ sử lí và vẫn còn nhiều tạp chất. 0.5% còn lại trong đó có rất nhiều các chất khác như kẽm, sắt, chì và 1 số chất khác.

Về 99.999% hay 99.95% phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng sản phẩm mà nhà sản xuất thêm vào hay bớt đi thành phần trong đó.


Theo kinh nghiệm bản thân thì dây đồng cho lợi dải trầm , dây bạc lợi dải cao ....

Vậy có những thông số sau đây cần quan tâm khi mua dây dẫn ...

1.vật liệu dây dẫn nào tốt thường là đồng hoặc đồng pha bạc , hay đồng pha vàng hay bạc pha vàng ...
tùy vào loa hay hệ thống ở nhà thiếu trầm hay thiếu dải cao thì chọn loại thích hợp

Theo kinh nghiệm bản thân thì dây đồng cho lợi dải trầm , dây bạc lợi dải cao ....

thường dùng đồng OFC hay tên gọi khác là OCC deoxygenated copper conductors

2.kích cở dây càng lớn càng tốt về mặt điện học thì dẫn càng tốt theo chuẩn AWG là <16 AWG (ví dụ 3 lõi thì 3*1.29mm trở lên) ,ngoài ra chúng ta quan tâm thông số conductor resistance thường chọn nhỏ hơn <13ohm / 1Km

ví dụ như thống số bên dưới

* Max. Conductor Resistance 10.0 Ω/km JISC3005 6 20℃
* Min. Insulation Resistance 1000 MΩ-km JISC3005 9.1 20℃
* Dielectric Strength AC. 1000 V/1 min. JISC3005 8

3.cấu tạo :

dây dẫn điện la gì , dây mấy lõi , cáp xoắn hay cáp bẹ , lớp cách điện là gì , lớp bảo vệ bên ngoài là PVC hay là gì , cáp có lớp shield chống nhiễu hay không ? cáp có kẽm chịu lực kéo không ....

chú ý dây loa có chiều và ko nên gắn ngược chiều

4_zpsbnfji0u1.jpg


ví dụ thông số như bên dưới :

Specifications : OCC material
•37 strands silver-plated α (Alpha) Conductor・0.25mm diameter × 1 core plus 37 strands of 0.25mm diameter μ-OFC α (Alpha) Conductor x 2 core
•Insulation: Polyethylene (Red/Natural/Yellow) 3.4mm diameter
•Inner Sheath: Flexible PVC (Black) 9.3mm diameter
•Shield: 9 x 24 strands of 0.12mm braided α (Alpha) conductor
•Sheath: Flexible PVC (Brown) approx. 12.9mm diameter

Trên đây là một vài kiến thức chia sẽ với mọi người ... xin nhận góp ý để hoàn thiện nếu anh em thấy sai sót chổ nào ... vì kiến thức là vô tận ...

Langthangvn33

câu hỏi hay xin được copy lại để anh em biết

Điều này có lẽ cũng ít người để ý, em nghĩ bác cũng hiểu được ý em nên không nói rõ.
Chiều ở đây có nghĩa là "chiều hướng", không phải "chiều dài".
Trên rất nhiều sợi dây sẽ có đánh dấu chiều tín hiệu. Giải thích thì có người giải thích rồi.
Nhưng không rõ nó có thực sự quan trọng không? Vì nhiều người còn bàn cãi mỗi người một ý.
Người thì nói phân biệt được chất lượng âm thanh khi đổi chiều, người thì nói không.

bác hỏi chiều hướng của dây loa à ... cái này thực sự là nhức đầu ... đảo chiều dây "+" thành "-" thì nhận biết được .

còn đúng dây đỏ "+" dây đen "-" , chỉ khác chiều dây thì nhận biết bằng tai là bó tay .... ý kiến cá nhân nhé em cố gắng làm test rồi nhưng ko phân biệt được ... nhờ vài anh em chơi chung ko nhận biết được

còn giải thích thì em đọc được như thế này

Trong công nghệ chế tạo dây đồng người ta sử dụng công nghệ kéo khuôn rút liên tục, trong quá trình rút qua các " Khuôn " để đạt được một dây có đường kính nhỏ thì cần phải kéo khối kim loại qua nhiều khuôn. Số khuôn kéo càng ít (chỉ số AWG càng nhỏ) tương đương với cỡ dây càng lớn.

Họ lý luận rằng dòng điện là dòng chuyển dời các điện tích có hướng theo chiều nào đó , khi kéo khuôn họ kéo theo 1 chiều nhất định ,vì vậy các điện tích phải chạy từ bên trái sang bên phải thì nó mới hay , khi sản xuất họ sẽ đánh dấu chiều dây .

Khi thay đổi chiều của dây, các electron bị ảnh hưởng bởi từ trường ngược dòng sẽ tạo ra sự cản trở, thậm chí rối loạn trong dây dẫn, dẫn đến sự thay đổi về mặt âm thanh. Để tránh hiện tượng "e" di chuyển tạo thành cấu trúc có chiều trong dây dẫn.

Chính vì vậy khi mua dây chính hãng họ sẽ khuyến cáo burn in dây và đủ thời gian chạy rà dây theo hướng dẫn đó cũng chính là tạo một từ trường có hướng ổn định trên dây ,thì âm thanh nghe hay hơn .

vì vậy nhà sản xuất hướng dẫn sao mình nên làm như vậy ....

4_zpsbnfji0u1.jpg



Quan điểm cá nhân việc đánh đấu chiều dây không liên quan đến việc hàn shield và không hàn shield ...

vì vậy nhà sản xuất hướng dẫn sao mình nên làm như vậy ....
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quangtuong

Banned
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Chỉ số AWG trong 1 bó dây tính sao anh khôi nhỉ ?
Ví dụ 1 sợi dây dẩn có 5 cọng , mổi cọng 10awg ?
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Cảm ơn bác langthangvn33!

Nhiều thứ cho anh học hỏi quá!
 

dungdinhthanh

Active Member
Rất hay và rất chi tiết, đọc xong bài này đã giúp hiểu hơn về dây dẫn cho bộ dàn nhà mình rùi. Thanks
 

langthangvn33

Uploader
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Chỉ số AWG trong 1 bó dây tính sao anh khôi nhỉ ?
Ví dụ 1 sợi dây dẩn có 5 cọng , mổi cọng 10awg ?

thì 5 * 6mm2 (tiết diện ) , 5 sợi kích cỡ một sợi có tiết diện là 6 mm2 , cứ tra theo bảng quy định của chuẩn ...
mà em làm gì dùng tới 10 AWG ...

nhưng nên nhớ nó phải được các tổ chức uy tính chứng nhận như UL hay CE .... chứ ko phải cứ đạt kích cỡ dây là có AWG đâu ...

tiết diện chình là mặt cắt là diện tích hình tròn

7_zpse6rv72t0.jpg


theo thông số của AWG



5_zpsz0ezch2n.jpg


AWG - Đường kính (mm)- Tiết diện (mm2) - Tổng trở (Ohm/1Km)

15 - 1.45 - 1.65 - 10.45
16 - 1.291 - 1.31 - 13.18
17 - 1.15 - 1.04 - 16.614
18 - 1.02362 - 0.823 - 20.948
19 - 0.9116 - 0.653 - 26.414
20 - 0.8128 - 0.518 - 33.301
21 - 0.7229 - 0.41 - 41.995
22 - 0.6438 - 0.326 - 52.953
23 - 0.5733 - 0.258 - 66.798
 
Chỉnh sửa lần cuối:

catmanrt

Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Em hỏi ngu chút, các bác đừng gạch em tội nghiệp. Sao dân âm thanh không dùng cáp quang nhỉ ? Không suy hao, tín hiệu thì bảo đảm ?
 

tangvanthang

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

ôi...dây dẫn và rắc cắm đã bao nhiêu topic bàn luận và tranh cãi về sự tương đối trong âm thanh, người này hay người khác lại nói không hay, người nói ấm áp và người lại nói lạnh lẽo... và dây dẫn là 1 cách để họ bù đắp điểm yếu và và nâng cao đểm mạnh cho thiết bị, nhưng mà chỉ là tương đối hay dở do tai người nghe, nhưng 1 bộ thiết bị đắt tiền thì dây nguồn và dây dẫn phải tương xứng các bác nhở. !!!!
 

dongmai

New Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

thank bác ,vậy là học hỏi thêm được kiến thức về dây dẫn âm thanh
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Em hỏi ngu chút, các bác đừng gạch em tội nghiệp. Sao dân âm thanh không dùng cáp quang nhỉ ? Không suy hao, tín hiệu thì bảo đảm ?

Dây tín hiệu số vẫn dùng dây quang nhiều mà bạn :D
 

a dat

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

phức tạp quá :)
 

Audio VIP

Active Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

topic này mod nên chuyển sang bên mua bán mói đúng , Dây tín hiệu có nhiều loại mà , sao PI_A dây này ?
 

quangtuong

Banned
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

topic này mod nên chuyển sang bên mua bán mói đúng , Dây tín hiệu có nhiều loại mà , sao PI_A dây này ?

Bác không đọc kỷ tiêu đề à ?? Em thấy có chút gì GATO ở đây ?. Mà bác coi lại văn viết đi nhé ! Chính tả sai tùm lum !!
 
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Hay quá anh Khôi, kỹ sư điện có khác, bài lên trang nhất ngay!
 
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

topic này mod nên chuyển sang bên mua bán mói đúng , Dây tín hiệu có nhiều loại mà , sao PI_A dây này ?

Không đọc bài viết mà chỉ vào xem hình rồi xía vô cmt vớ vẩn, chả khác chi bọn trẻ con mẫu giáo mở cuốn sách ra chỉ để xem hình, đúng thật là tay chân nhanh hơn não bộ.
 

Audio VIP

Active Member
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

vậy dây này thì sao ? không thấy pi a dây này
060555.jpg
 

langthangvn33

Uploader
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

vậy dây này thì sao ? không thấy pi a dây này
060555.jpg

mình là người đam mê âm nhạc , không phải dân kinh doanh ,mình vô tình lấy dây Nordost để mình họa thôi ... chủ yếu là anh em biết cái bảng thông số của AWG dựa vào đó có thể mua dây loa hay cáp nguồn rẻ mà về tính chất là ngang với dây hãng ...

ví dụ dây nguồn hay biến áp cách ly cho thiết bị y tế về mặt thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật còn cao hơn thiết bị âm thanh ... ko cao thì làm sao các máy chụp X-quang , cộng hưởng từ , MRI cắt lớp chính xác được...

bài viết trên ít nhiều anh em sẽ hiểu hơn về bản chất dây dẫn ...
 

cuuamchankinh

Moderator
Re: Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Cáp quang thì chỉ dẫn tin hiệu số trong khi dây loa và RCA thì dẫn tín hiệu tương tự ( Anlog)
 
Ðề: Kiến thức cơ bản về dây dẫn và thông số kỹ thuật trong âm thanh

Em hỏi ngu chút, các bác đừng gạch em tội nghiệp. Sao dân âm thanh không dùng cáp quang nhỉ ? Không suy hao, tín hiệu thì bảo đảm ?

Dàn âm thanh vẫn dùng cáp quang đấy bác, nhưng chỉ dùng để truyền tín hiệu số từ nguồn phát vào DAC. Đúng là tín hiệu số không bị suy hao khi truyền bằng cáp quang.
Cáp quang chỉ truyền tín hiệu số thôi, sau khi đã được giải mã thành analog thì cần dây dẫn RCA để truyền tới amplifier và dây loa để truyền từ amplifier ra loa.
 
Bên trên