Dạ cổ hoài lang (2017)

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Người già nào chẳng buồn, sống ở đâu cũng buồn, khi mà cái sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, khi mà niềm vui sống chỉ thoáng heo hắt xa xa, khi mà mọi thứ ham muốn chừng như xuôi thoai thoải theo cái khoát tay, chỉ còn lại sự trống rỗng không bến bờ, thì buồn là tất yếu.

5307_DY_CY_Hoai_Lang_Official_Poster.jpg

Cái nỗi buồn giữa những thế hệ, cái nỗi cô đơn của những người già, cái lạc lõng không lối thoát được khắc hoạ rõ nét trong Dạ cổ hoài lang, để nói lên một câu chuyện nhẹ nhàng nhiều ý nghĩa, dù không mới, nhưng cũng chẳng bao giờ cũ. Nước mắt bao giờ chẳng chảy xuôi, sai một ly là đi một dặm, gõ một cái nhẹ vào mảnh thủy tinh, biết đâu lại tan vỡ thành muôn nước mắt.

Có thể nói đây là một bộ phim rất cố gắng, cố gắng theo đúng nghĩa làm cho ra dáng một bộ phim điện ảnh, khi chuyển thể từ một vở kịch ít tình huống, ít bối cảnh. Chính vì vậy mà mới có thêm phần quá khứ của 2 nhân vật chính ở VN, để làm đầy đủ thêm câu chuyện, để thổi được một chút ít cái “chất điện ảnh” vào, chứ nếu chỉ có chuyện chính không, phim không khác phim truyền hình sitcom nhiều nước mắt làm mấy.

Ở một góc nhìn đơn lẻ nhưng có tính điển hình, một cô cháu gái lớn lên ở Mỹ, theo văn hóa Mỹ, khác biệt, xa lạ hoàn toàn với văn hóa Việt, “What is Quê Hương”, chính là câu nói chuẩn xác nhất để miêu tả về một thế hệ mới trên đất Mỹ. Cũng chẳng thể khác được, quýt trồng Giang nam cũng khác Giang bắc. Chính sự đứt gãy và khoảng trống văn hóa đã tạo nên nỗi buồn của nhân vật chính trong phim, Tư Lành, nỗi buồn ấy là vô phương thay đổi, nó không có cách nào cứu chữa, chỉ đơn giản là chấp nhận và chấp nhận.

Đời Tư Lành may mắn, vì có bạn tốt Năm Triều, có vợ tốt tần tảo, nhưng ngẫm lại, đời Tư Lành cũng thất bại khi chẳng có được một chút gì sót lại cho cuộc đời mình. Đời ai cũng có lúc hy sinh, hy sinh vì di nguyện của vợ cũng là điều đáng làm. Hẳn nhiên, chắc cũng tiếc nuối, hối hận, nhưng để lựa chọn ích kỷ cho bản thân và niềm vui cho con cháu, thỏa nguyện của vợ mình, ai cũng sẽ chọn như Tư Lành. Dù thế, “rồi tụi nó có vui không?”, là câu hỏi đầy day dứt lại sát với hiện thực của NămTriều, ai vui? hay tất cả đều buồn, vậy tại sao lại phải chọn nỗi buồn, cương quyết với nỗi buồn, chẳng ai biết, cơ bản đời đôi khi rạch ròi cũng là nỗi cố gắng mệt mỏi.

Phim hầu như không có nhiều tình tiết, đa số là những đoạn đối thoại, và những hành động bất cân đối giữa 2 nền văn hóa, giữa 2 thế hệ, để người xem có thể thấy và hiểu, khi đã không cùng hệ quy chiếu, không cùng thế giới, chẳng ai đúng, chẳng ai sai, có lẽ sai ở định mệnh. Trong phim ta thấy cô cháu gái rất quá quắt, hay là vô cảm trước ông nội, nhưng nếu đặt trong nền văn hóa mà cô hưởng thụ, thì có thể hiểu được. Còn ông nội đương nhiên phải sống trong cái vòng lẫn quẫn giữa thương con cháu và thương mình, từ đó tạo nên những cảm xúc xúc động, những thương cảm mạnh mẽ cho người xem.

Nhưng như đã nói ở trên, Dạ cổ hoài lang không mang nhiều chất điện ảnh, cái lối diễn đạt chậm rãi nhưng thiếu đường dây dẫn dắt, thừa đối thoại nhưng cụt trong câu chuyện và phụ thuộc nhiều vào chi tiết nhỏ khiến cho phim vẫn chưa lên được đúng cao trào, sự kịch tính, thắt mở cần có, tuy thế, vậy cũng là đã cố gắng.

Hoài Linh diễn một vai rất đàng hoàng, không hài nhảm, diễn tốt, biểu đạt được đầy đủ sắc thái tâm lý nhân vật. Diễn ăn ý cùng với Chí Tài tạo nên một cặp đôi khiến người ta thực sự nghĩa rằng đây là người bạn chí cốt, bên nhau từ nhỏ đến tận cuối cuộc đời. Cô cháu gái do Trish Lê đóng tính ra diễn khá ổn, hơn cả mức mong đợi, chính vì vậy mà đẩy được cảm xúc của người xem về những mặt đối lập.

Dạ cổ hoài lang dù sao cũng mang đến một câu chuyện ý nghĩa mặc dù tổng thể vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết. Khi người ta cần nhìn ngắm những hiện thực phũ phàng và cảm nhận những nỗi cô đơn không lối thoát, khóc thương với những nhân vật đáng buồn, thì phim này là một lựa chọn tốt.

 

acquycodon

Active Member
Như bác chủ viết. Nhiều khi ko phải có lỗi tại ai hay ko?! nhưng chủ yếu là văn hóa.
Thằng em họ mình nó đi Úc từ bé. Về m đưa nó đi ăn nhẹ thôi. hết chắc 100k gì đó.
M rút tiền ra trả nó hỏi bao nhiêu. Rồi nó lấy ví ra đếm đếm đúng bằng 1 nửa đưa mình. Đến lúc nó đi m mua 1 mớ quà đưa nó, nó cũng nhìn như người ngoài hành tinh, dù nó về tay ko. Lúc ăn thì vô bàn ăn là cắm mặt ăn, ăn xong lên phòng như xa lạ.
Mẹ nó qua chơi đâu đc 1 tháng. Sáng con dâu đi làm mẹ chồng làm bữa sáng, thì ẻm chê làm lắm thế, sau ko phải làm. Rồi ở chơi mà mua gì, ăn gì cũng rõ ràng. Bà mợ gọi về khóc lóc kêu ông chú mua máy bay về. Nói cho cùng đó là văn hóa khác nhau. Chứ m nghĩ cũng chả hẳn là xấu.
Ở VN mình ăn uống lớn thì có thể chia nhau, nhưng ít thì thường ai đó trả. Rồi hay mua đồ cho nhau. Quan tâm nhau giữa hàng xóm nhiều hơn, và nhiều chuyện hơn.
Chỗ m thấy 1 điều. Trẻ thì đòi đi. Đến khi già thì đòi về. Kiều như trẻ đi kiếm tiền và học tập, già về sống cho nó thân quen. Còn lứa sinh ra ở Mỹ, nó chả quan tâm. Đâu nhiều tiền là nó ở.
 

thich_xem_phim

Active Member
Phim này nếu coi với nhãn quan của 1 khán giả bình thường thì ok, chạm đến được cảm xúc người xem. Nhưng nếu coi với nhãn quan học thuật về văn hóa thì sẽ thấy khá khó chịu. Phim mô tả sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa thông qua 2 ông cháu và cuối phim người cha chốt 1 câu "Con không sai và ông cũng không sai". Chi tiết này đã vô tình “phân vùng” văn minh (xem mỗi vùng trên thế giới là thuộc 1 văn hóa này hay 1 văn hóa khác) và ám chỉ rằng chỉ phương Tây là có ý thức về cá nhân chủ nghĩa và có truyền thống tôn trọng quyền hạn và tự do của cá nhân. Một luận đề quen thuộc trong cuốn sách nổi tiếng "Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Samuel Huntington.

Thật ra cả 2 ông cháu đều sai và mâu thuẫn giữa 2 ông cháu cũng như bi kịch của ông Tư Lành đều nảy sinh từ sự "huyễn tưởng về số mệnh" mà ra. Có thể đọc cuốn "Căn tính và bạo lực - Huyễn tưởng về số mệnh" của Amartya Sen để hiểu rõ tại sao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Phim này nếu coi với nhãn quan của một khán giả bình thường thì ok, chạm đến được cảm xúc người xem. Nhưng nếu coi với nhãn quan học thuật về văn hóa thì sẽ thấy khá khó chịu. Phim mô tả sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa thông qua 2 ông cháu và cuối phim người cha chốt 1 câu "Con không sai và ông cũng không sai". Chi tiết này đã vô tình “phân vùng” văn minh (xem mỗi vùng trên thế giới là thuộc 1 văn hóa này hay 1 văn hóa khác) và ám chỉ rằng chỉ phương Tây là có ý thức về cá nhân chủ nghĩa và có truyền thống tôn trọng quyền hạn và tự do của cá nhân. Một luận đề quen thuộc trong cuốn sách nổi tiếng "Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Samuel Huntington.

Thật ra cả 2 ông cháu đều sai và mâu thuẫn giữa 2 ông cháu cũng như bi kịch của ông Tư Lành đều nảy sinh từ sự "huyễn tưởng về số mệnh" mà ra. Có thể đọc cuốn "Căn tính và bạo lực - Huyễn tưởng về số mệnh" của Amartya Sen để hiểu rõ thêm.

Theo mình nghĩ, tôn trọng tự do cá nhân chỉ là một biểu hiện nhỏ trong cả tổng thể văn hóa, nó không mang tính biểu tượng khi so sánh 2 nền văn hóa. Phương Tây đề cao cái tự do cá nhân là đúng, nhưng không coi trọng quan hệ gia đình, có thể ở mức vô tình, kiểu như đụng chuyện là gọi police bắt ông nội mình thì mình không ủng hộ kiểu văn hóa đó, dù rằng nó không sai nhưng rất thiếu tình cảm, mà tình cảm là sợi dân gắn kết con người, nhét nó xuống quá thấp sẽ không còn gì cả
 

thich_xem_phim

Active Member
Theo mình nghĩ, tôn trọng tự do cá nhân chỉ là một biểu hiện nhỏ trong cả tổng thể văn hóa, nó không mang tính biểu tượng khi so sánh 2 nền văn hóa. Phương Tây đề cao cái tự do cá nhân là đúng, nhưng không coi trọng quan hệ gia đình, có thể ở mức vô tình, kiểu như đụng chuyện là gọi police bắt ông nội mình thì mình không ủng hộ kiểu văn hóa đó, dù rằng nó không sai nhưng rất thiếu tình cảm, mà tình cảm là sợi dân gắn kết con người, nhét nó xuống quá thấp sẽ không còn gì cả
Khó chịu ở chi tiết người cha bảo cả 2 ông cháu đều không sai. Nói vậy nghĩa là mặc định khi 1 người đã sinh ra trong 1 văn minh nào thì “số mệnh” đã an bài, người ấy sẽ ứng xử như 1 thành viên của nền văn minh ấy, không có lựa chọn nào khác. Chính sự không có lựa chọn này là mầm móng của mâu thuẫn. Trong khi nếu ông Tư Lành không "huyễn tưởng về số mệnh" sinh ra và lớn lên ở quê cũng như cháu ông không "huyễn tưởng về số mệnh" sinh ra và lớn lên ở Mỹ thì đã không có mâu thuẫn giữa 2 ông cháu.
 

comicwitty

New Member
Phim Dạ Cổ Hoài Lang là sự cố gắng của cả ekip trong việc sử lý hậu kỳ âm thanh, tách tiếng ồn trong bão tuyết pla pla... cùng với một kịch bản hay đình đám từ những thập niên trước đã đưa tên tuổi hàng loạt các DV lên hàng ngôi sao. Và bi giờ với Kb hay và cùng với 2 ⭐ DV chính Hoài Linh Chí Tài đã biết tiết chế chất kịch trở thành phim điện ảnh Việt đáng xem nhất trong năm nay. Tôi chắc chắn là vậy!!! Mặc dù phim vẫn còn nhiều sạn như giọng nói vùng miền khác nhau trong gia đình... kiểu như sinh ra miền nam lớn lên miền bắc rồi cưới vợ miền trung ... nên giọng nói pha lẫn lung tung, sự thiếu logic khi cả gia đình tìm được ba ở trên cao từ xa đã khóc la thảm thiết ... ko cần biết chuyện gì sảy ra... chắc do ăn năn nên khóc trước cho căng ;) ... cảnh quay nước ngoài ít dùng góc máy điện ảnh đặc tả để toát lên nỗi cô quanh của người đi trong tuyết 1 mình giói rít.. tiếu tít tuyết mưa bay . .. ý kiến cá nhân ... nên thân ái chào các bác em đi xem lại đây !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

loveconst

Member
Phim này nếu coi với nhãn quan của 1 khán giả bình thường thì ok, chạm đến được cảm xúc người xem. Nhưng nếu coi với nhãn quan học thuật về văn hóa thì sẽ thấy khá khó chịu. Phim mô tả sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa thông qua 2 ông cháu và cuối phim người cha chốt 1 câu "Con không sai và ông cũng không sai". Chi tiết này đã vô tình “phân vùng” văn minh (xem mỗi vùng trên thế giới là thuộc 1 văn hóa này hay 1 văn hóa khác) và ám chỉ rằng chỉ phương Tây là có ý thức về cá nhân chủ nghĩa và có truyền thống tôn trọng quyền hạn và tự do của cá nhân. Một luận đề quen thuộc trong cuốn sách nổi tiếng "Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Samuel Huntington.

Thật ra cả 2 ông cháu đều sai và mâu thuẫn giữa 2 ông cháu cũng như bi kịch của ông Tư Lành đều nảy sinh từ sự "huyễn tưởng về số mệnh" mà ra. Có thể đọc cuốn "Căn tính và bạo lực - Huyễn tưởng về số mệnh" của Amartya Sen để hiểu rõ tại sao.
Khá thích cảm nhận của bạn :D chắc sẽ tìm đọc thử cuốn sách mà bạn đề cập
 

mecome

New Member
Thấy trên báo có ghi khán giả Bui An nhận ra ảnh vợ Tư Lành giống hình Tống Mỹ Linh, là bác Bùi An đây ó hả?
P/s: Phim hay đối với người chưa coi kịch như mình, đối với tình cảnh như phim ha ngoài đời mình nghĩ cả đôi bên không nên gượng ép sống chung chi nữa, ở chung mà có ai vui đâu, không chỉ người trẻ mà người lớn như ông bà có khi cũng phải có suy nghĩ tự lập nên
 

dig31

Member
Thế vô cảm với gia đình, sòng phẳng với người thân là 1 đức tính tốt khi ở bên "nước ngoài" sao? Nó chỉ là nguỵ biện của những đứa ích kỷ được tôi rèn từ bé. Ở đâu người ta cũng đề cao gia đình là nhất cả, mình cũng đi nhiều và làm cùng với các thể loại từ Á đến Âu, sòng phẳng chỉ khi ngồi cùng bạn bè mà thôi
 

Arceusium

Well-Known Member
Bạn bè mình ở Âu Mỹ cũng chẳng thấy sòng phẳng vô tâm vô tình đến như thế, họ đề cao tính tự lập tự chủ từ tuổi thiếu niên cho đến lúc chết, không ràng buộc mắc nợ lẫn nhau bởi cái gọi là trách nhiệm máu mủ, ông bà già họ tự có thú vui riêng chứ chẳng mong ngóng muốn con cháu lúc nào cũng phải ở cạnh cả , người thân vẫn liên lạc thường xuyên và thăm hỏi nhau hàng tuần.

Khác biệt về phong cách sống thôi chứ không phải không thể hòa hợp một cách cực đoan như phim, đề cao tính tự lập chứ không phải cái tôi cá nhân. Bản thân câu nói " cả hai ông cháu đều không sai" thấy có vẻ như ẩn chứa lỗi ngụy biện logic hai sai thành một đúng và đỗ thừa hoàn cảnh.... Mình mạn phép có ý kiến nhỏ chứ không dám phê bình ai...
 

lamb1304055

Active Member
không lẽ ông Bùi An trên báo là ông viết bài này sao? Vì kiến thức lịch sử mình hạn hẹp, nên cũng chẳng biết người trong ảnh là ai. Nên nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cảm xúc của mình khi xem hết bộ phim. Báo chí làm quá lên...
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
không lẽ ông Bùi An trên báo là ông viết bài này sao? Vì kiến thức lịch sử mình hạn hẹp, nên cũng chẳng biết người trong ảnh là ai. Nên nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cảm xúc của mình khi xem hết bộ phim. Báo chí làm quá lên...

vâng, là mình chứ còn có mấy Bùi An đâu bác :D

Chuyện tấm hình thì đó là cực kỳ cần thiết, nhất là với dân làm phim, trước giờ làm ẩu thành thói quen, sau case này cần có tư duy nghiêm túc hơn, không nên coi thường những chi tiết như vậy.
 

Arceusium

Well-Known Member
vâng, là mình chứ còn có mấy Bùi An đâu bác :D

Chuyện tấm hình thì đó là cực kỳ cần thiết, nhất là với dân làm phim, trước giờ làm ẩu thành thói quen, sau case này cần có tư duy nghiêm túc hơn, không nên coi thường những chi tiết như vậy.
Đâu phải lần đầu tiên và mình tin không phải lần cuối cùng, mấy lần trước còn dùng hình mấy sao kpop để tế sống nữa... cẩu thả vô trách nhiệm và kiến thức sống hạn hẹp của điện ảnh VN như đã quen rồi zzzz... vụ này ông Dũng còn chống chế chưa bao giờ thấy ảnh của bà Tống.
 
Bên trên