Kỹ sư Stanford chế tạo da người máy như trong Westworld

torune

Film critic
a01.jpg

Khi được hỏi vì sao kỹ sư Zhenan Bao lại chuyển từ lĩnh vực thiết kế pin sang chế tạo vật liệu giả da, giống như da của người thật, bà trả lời rất đơn giản: "Tôi quyết định đã đến lúc bắt đầu giúp đỡ con người". Zhenan Bao hiện đan là giáo sư hóa chất Đại học Stanford.

Được biết, nhóm nghiên cứu của Bao (gồm 17 người) đã và đang phát triển một loại da có thể co giãn, linh hoạt, cảm nhận được sự tiếp xúc (chạm) và nhiệt độ. Nói không ngoa, vật liệu này gần giống với làn da của các người máy (host) vừa xuất hiện trong TV show 'Westworld' vào năm rồi.

Tuy nhiên, làn da này không dành cho máy móc, mà dành cho con người.

Hiện tại, khoảng 2 triệu người Mỹ đang sống trong tình trạng không đủ tứ chi, buộc phải dùng chi giả hoặc chi nhân tạo. Đó cũng là lý do cho sự tồn tại của một thị trường mua bán và trao đổi các chi nhân tạo được phân loại theo nhiều tiêu chí, như: kích cỡ, sự đa dạng trong chuyển động, khả năng tháo lắp, giá thành...

a02.jpg

Công trình giúp nhóm nghiên cứu của Zhenan Bao thắng giải "L'Oréal-UNESCO dành cho Nữ giới trong lĩnh vực Khoa học"

Nhưng, phần lớn chi nhân tạo có trên thị trường thiếu một đặc điểm cấp cao, giúp nó giống với một chi thật sự: cảm nhận sự tiếp xúc.

Dĩ nhiên, vẫn có những sản phẩm chi nhân tạo, chẳng hạn như cánh tay liên kết với não bộ, sở hữu khả năng cảm nhận tiếp xúc do DARPA đầu tư phát triển (http://www.darpa.mil/news-events/2015-09-11) nhưng nó lại không linh hoạt, không thể co giãn hay uốn cong.

Ngược lại, những thứ có thể uốn cong, lại không được tích hợp cảm biến (chạm). Do đó, người bệnh phải dùng đến thị giác để cầm/nắm một vật thể. Nói cách khác, bệnh nhân đó chỉ có thể chắc chắn rằng mình đã nhặt được thứ gì đó lên dựa trên những gì bệnh nhân đó thấy.

Để chế tạo làn da tổng hợp đang được đề cập, nhóm của Bao đối mặt với 3 thử thách lớn: 1) tìm ra vật liệu mềm dẻo và co giãn được, 2) tích hợp vào vật liệu khả năng cảm nhận tiếp xúc, gồm khả năng nhận biết áp lực và nhiệt độ và 3) tìm cách gửi một lượng lớn thông tin mà làn da nhận được từ môi trường đến não.

Theo lời trưởng nhóm nghiên cứu, thử thách số 3 là thử thách quan trọng nhất bởi dù cho làn da cảm nhận được tiếp xúc nhưng não bộ lại không hiểu được, thì con người cũng không cảm nhận được điều đó.

"Làn da của chúng tôi có thể chuyển động và thích nghi với nhiều bề mặt khác nhau, vì vậy, chúng tôi cần vật liệu điện tử có đặc tính tương tự" - trích lời Zhenan Bao - "nhưng vật liệu điện tử ở hiện tại vẫn còn rất khô cứng, vì vậy, chúng tôi phải thiết kế lại chúng ở mức độ phân tử".

a03.jpg

Hình ảnh một cảm biến nhỏ xíu tích hợp trong làn da nhân tạo

Công trình của Zhenan Bao đã giúp bà mang về giải thưởng "L'Oréal-UNESCO dành cho Nữ giới trong lĩnh vực Khoa học" cùng phần thưởng trị giá 100.000 EUR (tương đươn 108.000 USD).

Để mang lại khả năng cảm nhận tiếp xúc và nhiệt độ cho làn da tổng hợp, nhóm nghiên cứu của Zhenan Bao đã thiết kế những cấu trúc giống như kim tự tháp nhưng nhỏ hơn 100 lần so với nhiều rộng của một cọng tóc, cùng với một vật liệu có thể thay đổi tính dẫn điện dựa trên nhiệt độ. Chạm vào những kim tự tháp siêu nhỏ khiến chúng thay đổi hình dáng ngay lập tức. Trong khi hâm nóng vật liệu, nó sẽ dãn ra.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách dịch lại thông tin và truyền chúng đến não.

"Chúng tôi phải thiết kế những bảng mạch có thể thu thập mọi thông tin cảm biến và chuyển đổi chúng thành những dòng điện mà bão bộ chúng ta có thể hiểu". Đáng tiếc là mọi thứ mới ở cấp độ trình diễn, tức làn da này đã vượt qua được cả 3 thử thách trên nhưng quy trình sản xuất vẫn chưa được nhân rộng, đủ để bao phủ một chi nhân tạo.

Đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng còn một chặng đường dài phía trước, nhưng bà rất tin vào tương lai của công nghệ chế tạo chân/tay giả. Nhóm nghiên cứu mong muốn thay đổi cục diện thị trường công nghệ bằng việc chế tạo ra những vật liệu mô phỏng da người.

Theo Business Insider
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên