Dầu mỏ không còn là tài nguyên quý giá nhất... mà là dữ liệu

torune

Film critic
data.jpg

Nền kinh tế dữ liệu đòi hỏi cách tiếp cận mới với các luật chống độc quyền.

Một loại hàng hóa mới vừa xuất hiện, kéo theo sự ra đời của một ngành công nghiệp cực kỳ giàu lợi nhuận mà các nhà làm luật chống độc quyền phải can thiệp để kìm hãm những ai muốn thao túng ngành công nghiệp đó. Ở thế kỷ trước, tài nguyên mà nhiều người khao khát là dầu mỏ. Giờ đây, thứ mà họ thèm khát lại là dữ liệu - dầu mỏ của kỷ nguyên số. Và, những ông trùm trên thị trường này lại không ai khác ngoài những Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft. Đây chính là 5 công ty có hiện có giá trị cao nhất trên toàn thế giới. Lợi nhuận của họ rất khủng khiếp. Ước tính trong đầu quý 1 năm 2017, 5 ông lớn đã thu về 25 tỷ USD lãi ròng. Đáng chú ý, Amazon nắm trong tay một nửa doanh thu các hoạt động mua bán trực tuyến trong phạm vi nước Mỹ. Google và Facebook thì liên tục kèn cựa nhau ở mảng quảng cáo kỹ thuật số trong suốt năm qua.

Sự thống trị được mô tả trên đây khiến nhiều người yêu cầu các ông lớn công nghệ phải được chia nhỏ ra hơn nữa, tương tự như diễn biến với Standard Oil vào những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng, diễn biến chống đối lại không thể như xưa; bởi, người tiêu thụ vẫn đang (có cảm giác) hưởng lợi từ những tập đoàn lớn này. Giữa ngày nay, khó ai sống được mà không tìm kiếm thông tin trên Google, mua hàng từ Amazon để được gửi đến tận nhà, hay, lên mạng mà không quyên đọc cập nhật trên Facebook. Thêm nữa, phần lớn dịch vụ của những tập đoàn này lại không tính phí (nhưng âm thầm thu thập ngày một nhiều hơn dữ liệu về người dùng của họ). Bước ra thế giới ảo, thị phần của bộ sậu này có vẻ nhỏ hơn những đối thủ; và các start-up mới như Snapchat lại có cơ hội đi lên.

Nhưng! Có một vấn đề cực lớn. Quyền kiểm soát dữ liệu của những công ty này ban cho họ một sức mạnh to lớn. Những khái niệm về 'cạnh tranh' của thời dầu mỏ lên ngôi đã trở lên lạc hậu trong kỷ nguên của 'nền kinh tế thông tin'. Do đó, cần có cách tiếp cận mới với nền kinh tế này.

'Lượng' cũng có 'chất' riêng của nó

Chuyện gì đã xảy ra? Smartphone và Internet khiến dữ liệu trở nên dồi dào hơn, xuất hiện ở mọi nơi và nảy sinh giá trị. Bất kể mỗi khi bạn dự định chạy bộ, xem TV hoặc chỉ ngồi đợi giữa dòng xe bị tắt nghẽn... hầu như mọi hoạt động này đều để lại những dấu vết được số hóa, tạo ra dữ liệu thô cho các 'nhà máy chưng cất dữ liệu'. Và vì các thiết bị, từ đồng hồ cho tới xe cơ giới, liên tục kết nối với Internet, khối lượng dữ liệu ngày một tăng lên. Nhiều người ước tính: các xe tự hành có thể tạo ra khối lượng dữ liệu lên tới 100 gigabyte/giây. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và các kỹ thuật liên quan (như machine learning) có thể trích xuất nhiều giá trị từ nguồn dữ liệu đó. Các thuật toán được dùng để dự đoán lúc nào một khách hàng muốn mua sắm; khi nào một động cơ đến hạn bảo trì; hoặc, lúc nào một căn bệnh bắt đầu bùng phát trong cơ thể của bệnh nhân. Hiện, những tên tuổi lớn như GE và Siemens đã và đang giao dịch như những công ty cung cấp dữ liệu.

Nguồn dữ liệu dồi dào làm thay đổi tính chất cạnh tranh! Các ông trùm công nghệ hưởng lợi từ hiệu ứng dây chuyền: 1 người đăng ký Facebook, 10 người cũng muốn đăng ký theo. Nhìn vào dữ liệu, xuất hiện một hiệu ứng dây chuyền tương tự. Càng thu thập nhiều dữ liệu, một công ty càng có nhiều phương hướng cải thiện sản phẩm, thu hút càng nhiều người dùng, rồi lại tạo ra nhiều dữ liệu nữa - một vòng lặp không bao giờ kết thúc. Ví dụ như, Tesla ngày càng thu thập nhiều dữ liệu từ các xe tự hành, công ty càng dễ hoàn thiện khả năng tự lái của chúng. Đó cũng là lý do mà Tesla đã bán được 25.000 sản phẩm chỉ trong quý I/2017, vượt qua đối thủ GM. Một kho dữ liệu khổng lồ giờ đây lại là hàng rào bảo vệ một công ty trước những đối thủ cạnh tranh.

Tiếp cận dữ liệu còn giúp bảo vệ những công ty theo một cách khác. Trước đây, thành công trong thị trường công nghệ phụ thuộc vào ý tưởng thần kỳ xuất hiện trong một garage nào đó hoặc một cuộc cách mạnh công nghệ. Nhưng, hai trường hợp này ít xảy ra trong thời đại số. Hệ thống theo dõi của một ông trùm công nghệ âm thầm bao phủ cả nền kinh tế: Google thấy được người ta tìm kiếm cái gì, Facebook thấy được người ta chia sẻ cái gì, Amazon biết được người dùng mua những gì... Họ sở hữu ứng dụng và hệ điều hành riêng. Với "nhãn thần", họ quan sát mọi diễn biến trên thị trường của mình. Thông qua đó, họ thấy được sản phẩm/dịch vụ nào thu hút được sự chú ý, bắt tay vô 'nhân bản' hàng hóa đó hoặc mua luôn start-up tạo ra hàng hóa đó trước khi start-up kịp lớn mạnh để trở thành một đối thủ. Minh chứng cho điều này chính là việc Facebook đã chi tận 22 tỷ USD để mua đứt WhatsApp (lúc chỉ có dưới 60 nhân viên) vào năm 2014.

Vai trò của binh đoàn chống độc quyền?

Bản chất của dữ liệu khiến cho các chính sách chống độc quyền của quá khứ trở nên vô dụng. Chia nhỏ Google thành 5 năm công ty nhỏ hơn không thể ngăn cản hiệu ứng dây chuyền, giúp 1 trong năm công ty đó sớm ngồi ngồi ở vị thế thống trị. Cần một cách nghĩ mới, triệt để cho vấn đề này. Sau đây là hai ý tưởng thu hút nhiều sự chú ý.

Đầu tiên, chính phủ chống độc quyền cần bước từ kỷ nguyên công nghiệp sang thế kỷ 21. Khi tính tới chuyện sáp nhập, thường thì họ sẽ dùng quy mô công ty để dàn xếp. Nhưng, giờ đây, thứ mà họ cần lưu ý là quy mô mở rộng cho tài sản dữ liệu của công ty trong quá trình đánh giá hợp đồng. Giá mua có thể hàm ý tiềm năng của một công ty 'mới nở'; tương tự như trường hợp của Facebook và WhatsApp vừa được chia sẻ trên đây. Các chuyên gia chống độc quyền cần trở nên thận trọng hơn trong quá trình phân tích thị trường, chẳng hạn như dùng phần mềm giả lập để nhận biết dấu hiệu thông đồng hoặc tìm ra phương thức cạnh tranh lành mạnh.

Ý tưởng thứ hai: Nới lỏng 'gông cùm' cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hiện đang nắm quyền kiểm soát dữ liệu; và cho người cung cấp dữ liệu (phần lớn là người dùng cuối) nhiều quyền kiểm soát hơn. Nên có những chính sách minh bạch; tức, các công ty buộc phải tiết lộ với người tiêu dùng rằng họ đã lấy những thông tin gì và kiếm bao nhiêu tiền từ đó. Chính phủ cần khuyến khích nhiều dịch vụ khác phát triển thông qua việc mở rộng kho dữ liệu của chính mình hoặc kiểm soát nền kinh tế dữ liệu thông qua các cơ sở hạ tầng cho người dân (tương tự cách mà Ấn Độ đã làm với hệ thống nhận dạng Aadhaar).

Khởi động lại diễn biến chống độc quyền giữa thời đại thông tin không hề dễ. Sẽ có những hệ lụy kéo theo. Một trong số đó là việc quá nhiều dữ liệu được chia sẻ có thể đe dọa tính riêng tư. Nhưng, nếu chính phủ không muốn nền kinh tế dữ liệu của họ bị rơi vào tay của một vài nhà tài phiệt, họ cần hành động ngay lập tức.

Theo The Economist
 
Chỉnh sửa lần cuối:

MinnieM

Well-Known Member

Nền kinh tế dữ liệu đòi hỏi cách tiếp cận mới với các luật chống độc quyền.

Một loại hàng hóa mới vừa xuất hiện, kéo theo sự ra đời của một ngành công nghiệp cực kỳ giàu lợi nhuận mà các nhà làm luật chống độc quyền phải can thiệp để kìm hãm những ai muốn thao túng ngành công nghiệp đó. Ở thế kỷ trước, tài nguyên mà nhiều người khao khát là dầu mỏ. Giờ đây, thứ mà họ thèm khát lại là dữ liệu - dầu mỏ của kỷ nguyên số. Và, những ông trùm trên thị trường này lại không ai khác ngoài những Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft. Đây chính là 5 công ty có hiện có giá trị cao nhất trên toàn thế giới. Lợi nhuận của họ rất khủng khiếp. Ước tính trong đầu quý 1 năm 2017, 5 ông lớn đã thu về 25 tỷ USD lãi ròng. Đáng chú ý, Amazon nắm trong tay một nửa doanh thu các hoạt động mua bán trực tuyến trong phạm vi nước Mỹ. Google và Facebook thì liên tục kèn cựa nhau ở mảng quảng cáo kỹ thuật số trong suốt năm qua.

Sự thống trị được mô tả trên đây khiến nhiều người yêu cầu các ông lớn công nghệ phải được chia nhỏ ra hơn nữa, tương tự như diễn biến với Standard Oil vào những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng, diễn biến chống đối lại không thể như xưa; bởi, người tiêu thụ vẫn đang (có cảm giác) hưởng lợi từ những tập đoàn lớn này. Giữa ngày nay, khó ai sống được mà không tìm kiếm thông tin trên Google, mua hàng từ Amazon để được gửi đến tận nhà, hay, lên mạng mà không quyên đọc cập nhật trên Facebook. Thêm nữa, phần lớn dịch vụ của những tập đoàn này lại không tính phí (nhưng âm thầm thu thập ngày một nhiều hơn dữ liệu về người dùng của họ). Bước ra thế giới ảo, thị phần của bộ sậu này có vẻ nhỏ hơn những đối thủ; và các start-up mới như Snapchat lại có cơ hội đi lên.

Nhưng! Có một vấn đề cực lớn. Quyền kiểm soát dữ liệu của những công ty này ban cho họ một sức mạnh to lớn. Những khái niệm về 'cạnh tranh' của thời dầu mỏ lên ngôi đã trở lên lạc hậu trong kỷ nguên của 'nền kinh tế thông tin'. Do đó, cần có cách tiếp cận mới với nền kinh tế này.

'Lượng' cũng có 'chất' riêng của nó

Chuyện gì đã xảy ra? Smartphone và Internet khiến dữ liệu trở nên dồi dào hơn, xuất hiện ở mọi nơi và nảy sinh giá trị. Bất kể mỗi khi bạn dự định chạy bộ, xem TV hoặc chỉ ngồi đợi giữa dòng xe bị tắt nghẽn... hầu như mọi hoạt động này đều để lại những dấu vết được số hóa, tạo ra dữ liệu thô cho các 'nhà máy chưng cất dữ liệu'. Và vì các thiết bị, từ đồng hồ cho tới xe cơ giới, liên tục kết nối với Internet, khối lượng dữ liệu ngày một tăng lên. Nhiều người ước tính: các xe tự hành có thể tạo ra khối lượng dữ liệu lên tới 100 gigabyte/giây. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và các kỹ thuật liên quan (như machine learning) có thể trích xuất nhiều giá trị từ nguồn dữ liệu đó. Các thuật toán được dùng để dự đoán lúc nào một khách hàng muốn mua sắm; khi nào một động cơ đến hạn bảo trì; hoặc, lúc nào một căn bệnh bắt đầu bùng phát trong cơ thể của bệnh nhân. Hiện, những tên tuổi lớn như GE và Siemens đã và đang giao dịch như những công ty cung cấp dữ liệu.

Nguồn dữ liệu dồi dào làm thay đổi tính chất cạnh tranh! Các ông trùm công nghệ hưởng lợi từ hiệu ứng dây chuyền: 1 người đăng ký Facebook, 10 người cũng muốn đăng ký theo. Nhìn vào dữ liệu, xuất hiện một hiệu ứng dây chuyền tương tự. Càng thu thập nhiều dữ liệu, một công ty càng có nhiều phương hướng cải thiện sản phẩm, thu hút càng nhiều người dùng, rồi lại tạo ra nhiều dữ liệu nữa - một vòng lặp không bao giờ kết thúc. Ví dụ như, Tesla ngày càng thu thập nhiều dữ liệu từ các xe tự hành, công ty càng dễ hoàn thiện khả năng tự lái của chúng. Đó cũng là lý do mà Tesla đã bán được 25.000 sản phẩm chỉ trong quý I/2017, vượt qua đối thủ GM. Một kho dữ liệu khổng lồ giờ đây lại là hàng rào bảo vệ một công ty trước những đối thủ cạnh tranh.

Tiếp cận dữ liệu còn giúp bảo vệ những công ty theo một cách khác. Trước đây, thành công trong thị trường công nghệ phụ thuộc vào ý tưởng thần kỳ xuất hiện trong một garage nào đó hoặc một cuộc cách mạnh công nghệ. Nhưng, hai trường hợp này ít xảy ra trong thời đại số. Hệ thống theo dõi của một ông trùm công nghệ âm thầm bao phủ cả nền kinh tế: Google thấy được người ta tìm kiếm cái gì, Facebook thấy được người ta chia sẻ cái gì, Amazon biết được người dùng mua những gì... Họ sở hữu ứng dụng và hệ điều hành riêng. Với "nhãn thần", họ quan sát mọi diễn biến trên thị trường của mình. Thông qua đó, họ thấy được sản phẩm/dịch vụ nào thu hút được sự chú ý, bắt tay vô 'nhân bản' hàng hóa đó hoặc mua luôn start-up tạo ra hàng hóa đó trước khi start-up kịp lớn mạnh để trở thành một đối thủ. Minh chứng cho điều này chính là việc Facebook đã chi tận 22 tỷ USD để mua đứt WhatsApp (lúc chỉ có dưới 60 nhân viên) vào năm 2014.

Vai trò của binh đoàn chống độc quyền?

Bản chất của dữ liệu khiến cho các chính sách chống độc quyền của quá khứ trở nên vô dụng. Chia nhỏ Google thành 5 năm công ty nhỏ hơn không thể ngăn cản hiệu ứng dây chuyền, giúp 1 trong năm công ty đó sớm ngồi ngồi ở vị thế thống trị. Cần một cách nghĩ mới, triệt để cho vấn đề này. Sau đây là hai ý tưởng thu hút nhiều sự chú ý.

Đầu tiên, chính phủ chống độc quyền cần bước từ kỷ nguyên công nghiệp sang thế kỷ 21. Khi tính tới chuyện sáp nhập, thường thì họ sẽ dùng quy mô công ty để dàn xếp. Nhưng, giờ đây, thứ mà họ cần lưu ý là quy mô mở rộng cho tài sản dữ liệu của công ty trong quá trình đánh giá hợp đồng. Giá mua có thể hàm ý tiềm năng của một công ty 'mới nở'; tương tự như trường hợp của Facebook và WhatsApp vừa được chia sẻ trên đây. Các chuyên gia chống độc quyền cần trở nên thận trọng hơn trong quá trình phân tích thị trường, chẳng hạn như dùng phần mềm giả lập để nhận biết dấu hiệu thông đồng hoặc tìm ra phương thức cạnh tranh lành mạnh.

Ý tưởng thứ hai: Nới lỏng 'gông cùm' cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hiện đang nắm quyền kiểm soát dữ liệu; và cho người cung cấp dữ liệu (phần lớn là người dùng cuối) nhiều quyền kiểm soát hơn. Nên có những chính sách minh bạch; tức, các công ty buộc phải tiết lộ với người tiêu dùng rằng họ đã lấy những thông tin gì và kiếm bao nhiêu tiền từ đó. Chính phủ cần khuyến khích nhiều dịch vụ khác phát triển thông qua việc mở rộng kho dữ liệu của chính mình hoặc kiểm soát nền kinh tế dữ liệu thông qua các cơ sở hạ tầng cho người dân (tương tự cách mà Ấn Độ đã làm với hệ thống nhận dạng Aadhaar).

Khởi động lại diễn biến chống độc quyền giữa thời đại thông tin không hề dễ. Sẽ có những hệ lụy kéo theo. Một trong số đó là việc quá nhiều dữ liệu được chia sẻ có thể đe dọa tính riêng tư. Nhưng, nếu chính phủ không muốn nền kinh tế dữ liệu của họ bị rơi vào tay của một vài nhà tài phiệt, họ cần hành động ngay lập tức.

Theo The Economist

Khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thông tin cá nhân của con người trở thanh nguồn tài nguyên mới
 

sagitagi

Active Member
bác nào có nhu cầu về dịch vụ CSDL thì ới em nhé. cài đặt, nâng cấp, tối ưu hóa, bảo mật CSDL .....bên em đều làm dc hết. Có chuyên gia Chứng chỉ quốc tế OCM của Oracle
 

dinhngoclam113

New Member
bác nào có nhu cầu về dịch vụ CSDL thì ới em nhé. cài đặt, nâng cấp, tối ưu hóa, bảo mật CSDL .....bên em đều làm dc hết. Có chuyên gia Chứng chỉ quốc tế OCM của Oracle
Cơ sở dữ liệu thì chắc chỉ có các bên như google với facebook cần thôi ạ, doanh nghiệp nhỏ thì khó sài mấy cái này lắm.
 

ntlvn

Member
Thanks bài viết của ad, nội dung rất hay. Hôm nay mình mới có thời gian đọc bài gốc, có một số góp ý chút.
Ad nên để link gốc cho tiện việc tra cứu.
Không biết ad tự dịch hay lấy từ trang khác, mình đọc thấy dịch thiếu cái đoạn về Tesla "The more data Tesla gathers from its self-driving cars, the better it can make them at driving themselves—part of the reason the firm, which sold only 25,000 cars in the first quarter, is now worth more than GM, which sold 2.3m."Dịch như ad hơi thiếu, nên dịch là "một phần nguyên nhân khiến Tesla tuy chỉ bán được 25k xe trong quý đầu năm nhưng có giá trị vốn hóa hơn tập đoàn GM, bán được những 2.3m xe trong cùng kỳ". Như thế mới làm nổi bật lên giá trị của đống dữ liệu xe tự lái, đập chết ăn thịt 2.3 triệu con xe thực :D.
 

MinnieM

Well-Known Member
Thanks bài viết của ad, nội dung rất hay. Hôm nay mình mới có thời gian đọc bài gốc, có một số góp ý chút.
Ad nên để link gốc cho tiện việc tra cứu.
Không biết ad tự dịch hay lấy từ trang khác, mình đọc thấy dịch thiếu cái đoạn về Tesla "The more data Tesla gathers from its self-driving cars, the better it can make them at driving themselves—part of the reason the firm, which sold only 25,000 cars in the first quarter, is now worth more than GM, which sold 2.3m."Dịch như ad hơi thiếu, nên dịch là "một phần nguyên nhân khiến Tesla tuy chỉ bán được 25k xe trong quý đầu năm nhưng có giá trị vốn hóa hơn tập đoàn GM, bán được những 2.3m xe trong cùng kỳ". Như thế mới làm nổi bật lên giá trị của đống dữ liệu xe tự lái, đập chết ăn thịt 2.3 triệu con xe thực :D.
tôi cũng nghĩ như ban
 

sagitagi

Active Member
Cơ sở dữ liệu thì chắc chỉ có các bên như google với facebook cần thôi ạ, doanh nghiệp nhỏ thì khó sài mấy cái này lắm.

hầu hết tất cả các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đang đang xài hệ CSDL Oracle bác nhé. từ Sản xuất như Honda, Toyota, Canon....cho đến các ngân hàng viettin, vietcom, vpbank, techcom..... bé như NH Bảo Việt còn đang dùng. Viễn thông cũng dùng: vina, viettel, mobi.....Em đang làm support cho mobi, bên họ có đến 60 hệ thống CSDL Oracle cơ mà. Con nào cũng xấp xỉ 1TB.
 
Bên trên