10 ứng dụng sáng tạo và độc đáo từ Raspberry Pi

mrchubby

Chuyên viên tin tức
Raspberry Pi là một dự án được Ebon Upton và Raspberry Pi Foundation tạo ra với mục đích giúp các sinh viên học tập bộ môn khoa học máy tính và thực sự nó đã giúp mở ra một chân trời mới, tạo ra tiền đề cho vô số dự án điên rồ với chi phí vô cùng rẻ mạt, bởi chiếc bo mạch này chỉ có giá $35.

0_RP.jpg

Sau đây là 10 ứng dụng sáng tạo và tuyệt vời nhất, gây được nhiều bất ngờ trong một vài năm gần đây. Và càng tuyệt vời hơn khi các tác giả của những dự án này còn chia sẻ thông tin đầy đủ và chỉ bảo tận tình cách thức thực hiện chúng tại nhà cũng như tại phòng thí nghiệm.

1. Doorjam

doorjam-100727445-orig.jpg
Khi bạn rong chơi cùng bạn bè, bạn chợt nhận ra rằng cuộc chơi có lẽ sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu phát những bản nhạc cá nhân. Nhưng nhờ Raspberry Pi, nó đã giúp chúng ta thực hiện được điều này, giúp mọi người có thể phát những bản nhạc của mình.

Và Doorjam là một ứng dụng như thế. Đây là một sáng tạo đến từ Redpepper, dự án này sẽ cần đến máy nghe nhạc di động, bo mạch Raspberry, bộ nhận tín hiệu Bluetooth iBeacon và một ứng dụng trên điện thoại đã được tùy chỉnh. Và khi kết hợp những thứ đó với nhau, bạn sẽ có thể chọn cho mình bất cứ bài nhạc nào thông qua hàm API của Spotify. Khi thiết lập phát hiện bạn đang bước vào khu vực làm việc, bản nhạc nền của bạn sẽ được chơi một cách tự động.

2. Bộ quét 3D

pi-3dscanner-100727451-large.jpg

Trên bản Windows 10 Creators, người dùng đã có thể sử dụng ứng dụng Paint 3D để có thể tự vẽ cho mình những mô hình 3D đẹp đẽ, hoặc trong một tương lai không xa chúng ta có thể dùng điện thoại để quét vật thể dưới dạng 3D. Tuy nhiên Richard Garsthagen đến từ Hà Lan lại có một ý tưởng khác.

Garsthagen hiện đang làm việc cho Oracle với chức danh giám đốc mảng phát triển kinh doanh điện toán đám mây khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi). Ông đã tự xây dựng cho mình máy quét 3D theo đúng kích cỡ thực tế. Hệ thống của ông có đến 98 bo mạch Raspberry Pi được treo lên 19 trụ và cùng với đó là rất nhiều Raspberry Pi được gắn vào bo mạch. Hệ thống này sẽ chụp lại dữ liệu thô để tạo nên một mô hình 3D của một người hoàn chỉnh. Điều này vô cùng tuyệt vời vì nguyên hệ thống có giá không hề đắt và không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật cao cấp.

3. Đồ chơi biết nói

fisher-price-phone-raspberry-pi-100573023-large.jpg
Được truyền cảm hứng từ nhân vật đồ chơi Fisher-Price Chatter Telephone trong Toy Story 3, Grant Gubson tại Anh Quốc đã quyết định dùng một chiếc bo mạch Raspberry Pi để cải tiến một món đồ chơi thực thụ.

Anh ta đã chọn cho mình chính xác phiên bản đặc biệt của Chatter Telephone trong Toy Story (được trang bị âm thanh giống với trong phim) và sau đó anh thêm Raspberry Pi B+ có trang bị WiFi vào món đồ chơi này. Kết quả thành công mỹ mãn khi Grant đã biến món đồ chơi thành một thiết bị có thể cho bạn biết tình trạng thời tiết hiện tại, những hoạt động vui chơi giải trí tại địa phương hay chỉ đơn giản là giúp bạn nghe radio một cách nhanh chóng. Ngoài ra chiếc điện thoại đồ chơi này cũng được trang bị tính năng cảnh báo theo vị trí: khi bạn rời văn phòng, món đồ chơi sẽ báo cho mọi người ở nhà là bạn sắp về.

4. Gương ma thuật

magic-mirror-raspberry-pi-100573024-large.jpg
Nhà phát triển Michael Teeuw mang đến một ứng dụng thú vị tại gia: tạo nên một chiếc gương công nghệ cao, giúp bạn biết nhanh được tình hình thời tiết, thời gian và các tin tức nhanh trong ngày khi bạn khởi đầu một ngày mới.

Với dự án của mình, Teeuw sử dụng tấm gương một chiều, tích hợp lên đó màn hình rời và bo mạch Raspberry Pi. Hai thiết bị này được đưa vào một chiếc hộp làm bằng tay. Đây là một tưởng rất thú vị, và ý tưởng “tuyệt vời” của Teeuw đã truyền cảm hứng tới nhiều cá nhân khác thực hiện các phiên bản của riêng mình. Teeuw đã chia sẻ cách anh ta làm nên sản phẩm trên trang blog của mình, và trên trang này còn có rất nhiều bài viết "khoe" thành quả đến từ khắp các nơi trên Thế giới.

5. Skateboard điện với sức mạnh xử lý đến từ Raspberry Pi

rpiskateboard-100727450-large.jpg

Tại sao chúng ta phải tiêu tốn hàng trăm đôla cho một chiếc skateboard điện? Khi chỉ cần một vài tinh chỉnh, và một số tiền nhỏ với Raspberry Zero, Wii Remote, chiếc skateboard cũ đã có thể biến thành một chiếc skateboard điện? Dự án này đến từ Matt Timmons Brown tại Anh Quốc. Phiên bản tự làm tuy không đẹp như những chiếc skateboard được bán tại cửa hàng, tuy nhiên nó hoạt động mượt mà và có thể đạt được vận tốc lên đến gần 30km/h với lượng pin hoạt động được cho quãng đường 10km. Và dự án này cũng đã được chia sẻ rộng rãi tại Github của anh chàng.

6. MintyPi 2.0


mintypi2-100727447-large.jpg

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Raspberry Pi là chơi game console cổ điển. Nhưng những người yêu thích tính năng này đã nâng tầm Raspberry Pi lên một mức cao hơn khi đã chế biến nên một thiết bị chơi game nhỏ bé mang tên MintyPi 2.0 trên Sudomod.com. Người tạo ra sản phẩm này – Warner Skoch – được biết dưới cái tên online là Wermy, đã tháo bung một chiếc tay chơi game Nintendo DS Lite và một vài phần nhỏ đưa vào chiếc hộp kẹo ngậm Altoids. Bằng việc thêm một vài chi tiết in 3D vào sản phẩm để che đi phần dây, Warner đã có thành quả là một thiết bị chơi game nhỏ nhắn dễ dàng mang theo trong túi quần của mình.

Warner lần đầu trình diễn MintyPi 2.0 vào tháng Tư vừa qua, nhưng anh không công bố rộng rãi chi tiết làm cách nào để xử lý một vài phần nhỏ để tạo nên sản phẩm này. Tuy nhiên một số thành phần in 3D để gắn lên thiết bị đã được bán trên chợ Sudomod.

7. Cửa thông minh chạy Windows IoT

windowsiotdoor-100727449-large.jpg

Trước đây, Raspberry Pi chỉ chạy được Linux. Nhưng cách đây 02 năm, Microsoft đã đưa ra thị trường phiên bản Windows 10 hoạt động được trên thiết bị IoT như Raspberry Pi với tên gọi Windows IoT Core. Vào tháng 01/2016, Microsoft đã tạo nên dự án dùng Windows IoT và công nghệ nhận diện khuôn mặt Project Oxford để tạo nên một chiếc khóa cửa thông minh.

Bạn chỉ cần đứng trước cửa, bấm chuông gọi, nếu bạn là người được xác thực, cửa sẽ tự động mở. Microsoft thực tế đã dùng bo mạch Intel MinnowBorad Max cho mẫu thử của mình trước đây, nhưng nó vẫn hoạt động tốt trên Raspberry Pi. Thiết lập của Microsoft trông không được gọn gàng do nó chỉ đang dừng ở mức concept, do đó bất cứ ai muốn thử nghiệm mẫu này có thể thực hiện tại gia và dễ dàng thiết kế lại cho nó đẹp hơn với thêm một chút công sức. Hiện tại tính bảo mật của Project Oxford chưa cao do nó có thể bị vượt mặt dễ dàng chỉ với một bức hình. Tuy nhiên việc “vọc vạch” vẫn là một thứ gì đó vô cùng thú vị và điều đó có thể thực hiện dễ dàng chỉ với một chiếc bo mạch Raspberry Pi và một vài phần cứng rẻ tiền khác.

8. Picrowave

raspberry-pi-microwave-100573029-large.jpg

Bạn có nghe về việc sử dụng Raspberry Pi để chế tạo nên một chiếc lò vi sóng để hâm nóng thức ăn chưa? Nếu chưa thì giờ bạn sẽ được biết về điều ấy.

Đó là sáng tạo đến từ nhà phát triên Nathan Broadbent. Anh này lấy một số thành phần từ chiếc lò vi sóng của mình, thiết kế lại bảng cảm ứng, và thêm một số tính năng khác như điều khiển giọng nói, khả năng quét mã vạch để truy cập vào dữ liệu thời gian nấu ăn, kèm với đó là giao diện người dùng nền web để điều khiển từ xa, và tính năng tự động tweet để báo khi nào máy xong việc hâm nóng.

9. Pi-hole


pi-hole-100727446-large.jpg
Việc chặn quảng cáo trên trình duyệt là một việc vô cùng đơn giản khi chỉ cần một vài thao tác, bạn đã có ngay add-on ad blocker được cài trên trình duyệt của mình. Nhưng đối với những ai thực sự ghét quảng cáo, chắc chắn họ nên nhìn qua dự án Pi-Hole.

Vậy ý tưởng nào đứng sau Pi-Hole? Đó là tạo nên một lỗ đen trên mạng mà không quảng cáo nào đủ nhanh để trốn thoát. Pi-Hole hoạt động như máy chủ DNS của riêng bạn. Từ đây, nó sẽ triệt tiêu quảng cáo trên các thiết bị trong mạng của bạn. Người dùng sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh trên router của mình, và hướng dẫn cụ thể đã được đưa lên website của Pi-Hole. Pi-Hole hoạt động trên nền hệ điều hành Raspbian và một số bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Ubuntu, Fedora, Debian và CentOS

10. Máy bay bán tự động

pi-quadrocopter-100573025-large.jpg
So với các dự án trên, thì đây có lẽ là dự án tiêu tốn nhiều kinh phí nhất, nhưng thành quả đem lại vô cùng xứng đáng.

Dự án này đến từ Andy Baker – một người dùng yêu thích các bo mạch Raspberry Pi. Andy đã tự lập trình cho chiếc máy bay bán tự động theo kế hoạch bay của riêng mình. Đây là một dự án thú vị mới chỉ được bắt đầu vào tháng Hai rồi, bạn có thể tìm đọc thêm về nó tại đây.

Theo PCWorld
 

Đính kèm

  • raspberry_pi_b_2_0_0.jpg
    raspberry_pi_b_2_0_0.jpg
    98.4 KB · Xem: 6
Chỉnh sửa lần cuối:

HDDL

BĐH HD Đà Lạt
Tuần vừa rồi A.Nghĩa mới giới thiệu cho a RBP & mong muốn chia sẻ cho ACE Hội dùng nó Kiệt à!.
 

mrchubby

Chuyên viên tin tức
Tuần vừa rồi A.Nghĩa mới giới thiệu cho a RBP & mong muốn chia sẻ cho ACE Hội dùng nó Kiệt à!.
Em cũng đang định làm cái về phá đó anh. Nói chung tính ứng dụng của chiếc bo mạch này rộng lắm anh. Hôm nào nhớ khoe em thành quả của anh nhé.
 
Bên trên