[Đánh giá] Samsung QLED Q9F – Chất lượng hình ảnh xuất sắc

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Vậy là Samsung đã tung ra những dòng TV QLED mới trong năm nay với nhiều cải tiến vượt bậc mang tính đột phá như là tất cả cùng một dây cắm (one invisible connection), chế độ Ambient Mode, công nghệ tấm nền chuyển sang full-array … Như thường lệ, dòng Q9 sẽ là dòng đầu bảng của Samsung, tập trung mọi tinh hoa, mọi công nghệ tốt nhất, để cuối cùng kết quả mang đến là chất lượng hình ảnh chiếc QLED Q9F 2018 đẹp hơn cả mong đợi.

IMG_6654.JPG

IMG_6670.JPG

Chiếc TV tốt nhất của Samsung này mình đã sử dụng trong hơn 2 tuần qua, trải nghiệm khá nhiều lần, khá lâu, cũng như là xem TV các chương trình truyền hình hằng ngày. Nên hôm nay mình có một số nhận xét về chất lượng hình ảnh của nó.

Có thể nói dòng TV QLED trong năm trước chưa thực sự mang đến hình ảnh như kỳ vọng, đó cũng chính là điều đã ăn vào trong đầu mình khi năm trước thực hiện khá nhiều bài so sánh QLED với các dòng TV LED cũng như OLED của các hãng khác. Chính vì thế nên khi mở chiếc TV Q9F năm nay lên, mọi thứ thực sự bất ngờ, đẹp hơn hẳn, có thể nói là khác biệt cực kỳ lớn, mọi thứ được cải thiện rõ rệt, mang đến tổng thể hình ảnh hài hòa, sắc nét, chân thực và rất ấn tượng.

Độ tương phản

Độ tương phản là yếu tố quyết định lớn đến chất lượng hình ảnh, là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra hình ảnh đẹp hay xấu, hài hòa hay mất cân đối, chân thực hay giả tạo. Độ tương phản thường được tính bằng bước chênh lệch giữa màu trắng sáng nhất và màu đen tối nhất, giữa mức đen – trắng gần nhau nhất được gọi là "step", từ điểm sáng nhất đến tối nhất có bao nhiêu bước chuyển “step” thì ta tính được độ tương phải, ví dụ có 1000 bước chuyển thì độ tương phản là 1:1000. Tuy nhiên, lại có độ tương phản tĩnh và độ tương phản động. Trong cùng một thời điểm xác định, tỉ lệ giữa 2 điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hình được gọi là độ tương phản tĩnh (hay còn gọi là tương phản tự nhiên). Còn tương phản động lại được đo bằng cách so sánh giữa điểm tối nhất và sáng nhất mà màn hình có thể đạt được.

IMG_6633.JPG

IMG_6658.JPG

Điều này có nghĩa là khi ta xem TV thì cái ta nhận được là độ tương phản tĩnh, còn độ tương phản động lại thường được nhà sản xuất đo, cho nên hai thông số này có thể chênh lệch và độ tương phản động cao vút chưa chắc đã mang đến chất lượng hình ảnh tốt khi bắt đầu xem TV. Chính vì vậy nên trải nghiệm độ tương phản phải xem trực tiếp và đưa ra nhận xét, chứ nhìn thông số không biết ai hơn ai, kể cả “độ tương phản vô tận” thường được nhắc đến trong OLED.

Thực tế trải nghiệm độ tương phải trên TV QLED Q9F cho thấy thực sự Samsung đã làm rất tốt vấn đề này. Bằng công nghệ Q Contrast Elite, kết hợp với tấm nền full-array, kiểm soát được ánh sáng ngay cả những vùng nhỏ nhất. Cùng với đó là công nghệ chống phản chiếu Ultra Black Elite giúp loại bỏ tối đa mức độ phản chiếu trên màn hình hiển thị Q9F và tăng cường độ tương phản. Tất cả những công nghệ đó kết hợp lại mang đến một màu đen sâu thẳm, đen hơn rất nhiều so với những gì mà một chiếc TV LED thông thường có thể làm được.

IMG_6662.JPG

IMG_6665.JPG

Màu đen của chiếc QLED Q9F năm nay có thể nói là tiệm cận và không thua kém gì màu đen hiển thị trên các tấm nền OLED, nếu bên kia là 100 thì Q9F phải đạt được 97 – 98, hầu như không thể phân biệt được bằng mắt thường, do màu đen sâu đã đạt đến độ gần như hoàn hảo.

Tuy nhiên, độ tương phản không phải chỉ có màu đen, đây là một điều nhầm lẫn khi đa số đánh giá độ tương phản chỉ tập trung vào màu đen, độ tương phản tốt còn thể hiện ở màu trắng, với những chi tiết trong vùng sáng được thể hiện rõ, màu trắng càng trắng nhưng không bị mất màu, không bị cháy mất chi tiết, cho thấy công nghệ xử lý ánh sáng cũng như độ sáng hiển thị của TV QLED đã lên đến một tầm cao mới, 1500 nit – 2000 nit là mức độ sáng hầu như không có TV nào đạt được, trừ TV QLED của Samsung.

IMG_6666.JPG


Độ tương phản tốt giúp cho trải nghiệm khi xem phim của người dùng tốt hơn hẳn, do phim ảnh thường có nhiều cảnh tối, nhiều màu đen sâu, nhiều khung hình cần độ tương phản lớn. Trong hình là mình đang test thử bộ phim Red Sparrow 4K HDR 10 bit với chất lượng Bluray ISO nguyên gốc, dung lượng lên đến 60 GB, thật sự rất tốt, rất đã.

IMG_6696.JPG
IMG_6703.JPG

Hiển thị HDR

HDR đang là công nghệ, tính năng thời thượng được nói đến nhiều nhất trong thời gian gần đây. HDR là High Dynamic Range – Dải động cao. Khác với khái niệm HDR trong nhiếp ảnh, là chụp 2 tấm, một dư sáng và một thiếu sáng để ghép lại cho ra được hình ảnh tốt nhất trong điều kiện chênh lệch ánh sáng quá lớn, HDR trên TV mang ý nghĩa là hiển thị chi tiết trong cả vùng sáng và vùng tối cùng một lúc, ngay cả trong những cảnh quay ngược sáng, vùng tối vẫn hiển thị và vùng sáng vẫn có chi tiết.

Về cơ bản, tính năng HDR cần độ sáng cao và tấm nền hiển thị lượng sắc thái màu phải cực lớn, nên đa số những chiếc TV mang đến hiệu ứng HDR tốt thì phải nâng cấp lên 10 bit màu, tức là 1 tỷ sắc thái màu chứ không phải chỉ 16 triệu màu ở tấm nền 8 nit cũ kỹ. Các dòng TV QLED của Samsung đều dùng tấm nền 10 bit với 1 tỷ sắc thái màu, nên không có gì ngạc nhiên khi màu sắc rất chân thực, cùng với đó là hiệu ứng HDR rất ấn tượng và khác biệt.

IMG_6627.JPG

IMG_6710.JPG

Chiếc TV QLED Q9F này đạt chuẩn HDR 10+ (HDR Elite). HDR 10 là chuẩn HDR phổ biến nhất hiện nay, thường xuất hiện trên các dòng TV Samsung và Sony (bên cạnh đó còn có HDR Dolby Vision). Đến các dòng QLED năm nay, Samsung đã nâng cấp chuẩn HDR lên 10+, nghĩa là mức độ cung cấp dải động cao còn vượt xa hơn trước, do các dòng TV năm nay độ sáng đã tăng lên trên 2000 nit, điều đó cho phép TV Samsung đạt đến hiệu ứng HDR mà không hãng nào làm được.

Đánh giá chất lượng HDR 10+ của Q9F năm nay thì chỉ có thể dùng 2 chữ, tuyệt vời. Các cảnh được hiển thị đầy đủ chi tiết ngay cả khi chêch lệch sáng tối khá lớn, như là cảnh mặt trời chiếu xuyên qua lá. Trong hình là mình chiếu file Planet Earth II 4K HDR với chất lượng bluray iso nguyên gốc.

Màu sắc

Màu sắc TV là một trong những thứ rất khó đánh giá, bởi vì nó phụ thuộc khá nhiều vào sở thích của mỗi người. Còn nói màu sắc chính sác thì chỉ có thể cân bằng máy, đa số đều làm được, nhưng cân xong có khi xem không thấy đẹp bằng lúc chưa làm. Nghĩa là mục đích của việc tái tạo màu sắc là mang đến độ chân thực “cho người đang xem TV”. Chỉ cần người xem cảm thấy màu như thế là quá đẹp với, xem thích mắt nhất, xem thoải mái nhất, xem thấy đã nhất, là một chiếc TV thể hiện mảu sắc thành công.

IMG_6631.JPG

IMG_6673.JPG

IMG_6677.JPG

IMG_6684.JPG

Đối với dòng Q9F, ngoài tấm nền 1 tỷ sắc màu còn có công nghệ Q Color, bộ xử lý hình ảnh Q Engine và Supreme UHD Dimming để kiểm soát ánh sáng, tái tạo màu sắc. Về truyền thống, không có gì phải nghi ngờ với các dòng TV cao cấp của Samsung trong việc tạo màu, màu sắc của QLED luôn có độ bắt mắt cao, ấn tượng mạnh, độ lung linh, đẹp đẽ khiến cho ai xem cũng dễ mê đắm.

Tuy vậy, trên chiếc TV Q9F lần này, màu sắc được kiểm soát chặt chẽ, tiết chế vừa phải, tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái khi đón nhận từng màu sắc đến mắt. Không gian màu rộng rec 2020, mang đến màu sắc cực kỳ đẹp khi xem TV. Còn khi đo đạc về mức độ hiển thị màu sắc thì tất cả các dòng QLED của Sasmsung đều chiếm 5 thứ hạng đầu, vượt trên cả dòng OLED của Sony (A8F) và LG (C8) trong năm nay.

IMG_6688.JPG

IMG_6689.JPG

IMG_6713.JPG

IMG_6714.JPG

IMG_6720.JPG

Khả năng hiển thị màu sắc tốt giúp cho Q9F trình diễn các video clip nhạc với tông sáng, màu sắc nhiều một cách hoàn hảo. Trong hình là các clip nhạc với độ phân giải 4K và cả 1080p để test khả năng upscale. Tất nhiên là clip 4K sẽ mang đến độ nét cao hơn nhưng khi phát 1080p vẫn mang lại hình ảnh đẹp không thua kém là mấy.

Độ sắc nét và chi tiết

Đối với một chiếc TV 4K, độ sắc nét là một trong những yếu tố đánh giá hàng đầu. Với việc có 8 triệu điểm ảnh, gấp 4 lần so với những chiếc TV Full HD, thì những hình ảnh được hiển thị trên TV 4K sẽ cực kỳ sắc nét, mang đến một trải nghiệm mới cho người xem TV. Cùng là độ phân giải 4K nhưng độ sắc nét trên chiếc máy chiếu không thể nào bằng TV, và ngay cả những dòng TV khác nhau, độ sắc nét cũng không tương đồng như nhau.

IMG_6644.JPG

IMG_6645.JPG

Q9F mang đến một độ nét có thể nói là “gai góc”, độ nét của nó khiến ta có thể nhìn rõ được từng khung cảnh, từng chi tiết, từng bộ phận, thấy được những gì cần thấy, muốn thấy, đạt đến độ sống động như thật. Xem những clip nhạc liveshow có cảm giác như đang ngồi ngay trong khán phòng để theo dõi. Độ sắc nét có thể nói là quá tốt (thực tế thì hình minh họa do qua một cái máy ảnh chụp, không thể nào thể hiện được 100% những gì mà TV mang lại, tốt nhất là có thể ra siêu thị điện máy, kiểm chứng lại một lần nữa lời mình nói).

IMG_6634.JPG

Độ chi tiết cũng là một trong những điểm mạnh của TV 4K, và với chiếc Q9F này, độ chi tiết mang lại là rất tốt. Trong những đại cảnh, với nhiều chi tiết trong đó, nhiều chủ thể cùng chuyển động, độ chi tiết sẽ phát huy tác dụng, giúp người xem nhìn rõ hơn từng chi tiết nhỏ, từng con vật, từng nhân vật trong khung hình.

Kết luận

Có lẽ hơi quá một chút khi dùng từ xuất sắc để nói về chiếc TV đầu bảng năm nay của Samsung, nhưng thực sự, nó tốt hơn mức tưởng tượng, chất lượng hình ảnh đạt đến độ chân thực, hài hòa, tổng thể màu sắc cân bằng hiếm thấy. Với sự cải tiến vượt bậc, QLED Q9F đã chính thức trở lại cuộc đua những chiếc TV tốt nhất trong năm nay, trở thành một đối thủ đáng gờm với những dòng TV đầu bảng của các hãng khác.
 

Đính kèm

  • IMG_6636.JPG
    IMG_6636.JPG
    634.5 KB · Xem: 6

LêQuân ArT

Well-Known Member
Biết là nó rất ngon.Nhưng nó đắt quá,đắt hơn cả C8 thì thôi em mua C8 vậy.Mà con này Gray Uniform có cả cái sọc trắng to uỳnh giữa màn như 1 số model LG IPS hay có.Xem bóng đá dễ thấy
327C24A6-3266-44DB-BCA3-D5685036976D.jpg
 

quyfone79

Member
QLED giờ chỉ có Samsung và các hãng Trung Quốc theo thôi, cả thế giới đi lên OLED cả rồi. QLED chả bao giờ có cửa với OLED
 
Bên trên