Coca Cola, Netflix và Amazon đã học từ thất bại như thế nào?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thất bại không phải một lỗi trong quá trình học hỏi, nó là một tính năng.

2092180.jpg


Tại sao rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thành công khuyến khích công ty và cộng sự của họ đưa ra những ý kiến dù biết chắc đó có thể là sai lầm, và tự tin đón nhận thất bại?

Vào tháng 5/2017, ngay sau khi trở thành CEO của Coca-Cola, James Quincey đã kêu gọi các nhà quản lý cấp thấp trong công ty cần vượt qua nỗi sợ thất bại vốn đã đeo bám họ kể từ khi sự cố "New Coke" xảy ra rất nhiều năm về trước. "Nếu chúng ta không tạo ra sai lầm, chúng ta sẽ không cố gắng đủ", ông nhấn mạnh.

Vào tháng 6/2017, kể cả khi công ty đang trên đà thắng lợi với lượng người đăng ký tăng đột biến, CEO Netflix Reed Hastings vẫn lo lắng rằng dịch vụ stream quý giá mà ông đã sở hữu đang có quá nhiều show đỉnh và hủy bỏ quá ít các show mới. "Tỉ lệ bấm vào xem của chúng ta hiện quá cao" – ông nói trong một hội thảo về công nghệ. "Chúng ta phải chấp nhận nhiều nguy cơ hơn… thử nhiều thứ điên rồ hơn… chúng ta nên có tỉ lệ hủy bỏ cao hơn".

Ngay cả CEO Amazon là Jeff Bezos, nhà doanh nhân thành công nhất thế giới, cũng nói rằng sự tăng trưởng và cải tiến của công ty ông được xây dựng trên nền tảng những thất bại. "Nếu bạn dự định đặt cược lớn, chúng sẽ được xem là những thử nghiệm", ông giải thích ngắn gọn sau khi Amazon mua lại Whole Foods. "Và nếu chúng là những thử nghiệm, bạn không biết trước được liệu chúng sẽ thành công hay không. Bản chất của thử nghiệm là dễ thất bại. Nhưng một vài thành công lớn sẽ bù đắp cho hàng chục chục thứ không hiệu quả".

Thông điệp từ những vị CEO nói trên nghe thì rất dễ hiểu, nhưng với hầu hết chúng ta, áp dụng chúng vào thực tế lại rất khó. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều tổ chức, tôn thờ sự sáng tạo và cải tiến. Nhưng nhiều trong số họ sống trong nỗi lo sợ sẽ mắc lỗi, sẽ bước hụt chân, và phải chứng kiến những sự thất vọng – đó là lý do tại sao họ có rất ít cải tiến và sáng tạo. Nếu bạn không sẵn sàng để thất bại, bạn không sẵn sàng để học hỏi. Và trừ khi chúng ta làm cách nào đó để học hỏi được nhanh như thế giới đang thay đổi, chúng ta sẽ không bao giờ giữ vững được đà tăng trưởng và phát triển.

2092177.jpg


CEO Netflix, Reed Hastings

Vậy làm thế nào để… sai cho đúng cách? Có phải những tổ chức và cá nhân nói trên nắm trong tay những thủ thuật cho phép họ nhận ra mối liên kết giữa những thất bại nhỏ và những thành công lớn? Smith College, trường học dành riêng cho nữ giới tại phía tây Massachusetts, đã lập ra một chương trình gọi là "Failing Well" để dạy sinh viên những thứ mà tất cả chúng ta đều muốn xếp hàng để học. "Thứ chúng ta muốn dạy là thất bại không phải một lỗi trong quá trình học hỏi, nó là một tính năng", Rachel Simmons, người điều hành sáng kiến, cho biết. Quả thực, khi sinh viên đăng ký vào chương trình của bà, họ nhận được một Chứng nhận Thất bại, trong đó nêu rõ họ "được phép làm rối tung, phá hỏng, hay thất bại" trong một mối quan hệ, một dự án, một bài kiểm tra, hay bất kỳ sáng kiến nào khác có tầm quan trọng lớn, mà "vẫn là một người hoàn toàn xứng đáng, xuất sắc tuyệt vời". Các sinh viên được chuẩn bị để đối phó với thất bại ít có khả năng suy sụp và dám liều hơn những người kỳ vọng vào sự hoàn hảo và những quy trình toàn diện.

Bài học này xứng đáng được đưa vào các doanh nghiệp. Patrick Doyle, CEO của Domino Pizza từ năm 2010 đến 2018, đã có quãng thời gian cực kỳ thành công trên cương vị điều hành hơn bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào trên mọi lĩnh vực. Nhưng ông nhấn mạnh rằng mọi chiến thắng của công ty đều dựa trên sự sẵn sàng đối mặt với khả năng mắc sai lầm và hụt chân. Trong một bài thuyết trình trước các CEO khác, Doyle miêu tả hai thách thức lớn nhất trên con đường trở nên thành thật hơn về thất bại của các công ty và cá nhân. Thách thức đầu tiên là thứ ông gọi là "thiên vị bỏ sót" – hiện thực khi hầu hết mọi người với một ý tưởng mới quyết định không theo đuổi nó bởi nếu họ thử thứ gì mà không được, sai lầm đó có thể phá hỏng sự nghiệp của họ. Thách thức thứ hai là vượt qua thứ ông gọi là "ác cảm mất mát" – xu hướng con người ta tìm cách không thua thay vì tìm cách để thắng, bởi đối với hầu hết chúng ta, "nỗi đau thất bại lớn hơn gấp đôi so với niềm vui chiến thắng".

Tạo ra "quyền được thất bại là tiếp thêm nghị lực", Doyle giải thích, và là một điều kiện cần thiết đối với thành công – đó là lý do tại sao ông đặt tiêu đề bài thuyết trình của mình như vậy, đi kèm lời xin lỗi đến bộ phim Apollo 13, "Thất bại là một lựa chọn". Và đó có lẽ là bài học quan trọng nhất. Cứ hỏi Reed Hastings, Jeff Bezos, hay CEO của Coca-Cola là biết: không thể học được gì nếu không thất bại, không có thành công nào không đi cùng thất bại!

Theo Vn review​
 

baoltvy

Well-Known Member
Không có con đường nào đi đến thành công được trải toàn hoa hồng cả :D
 

chumb0

Well-Known Member
thất bại là mẹ thành công đối với các tỉ phú mà,..haizzz
 

chumb0

Well-Known Member
thất bại là mẹ thành công đối với các tỉ phú ma
 
Bên trên