Cơn khát chip bán dẫn sẽ kéo dài đến hết nửa đầu năm 2021

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ngành công nghiệp ô tô và điện tử đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có.

Theo các chuyên gia đến từ IHS Markit, tình trạng thiếu chip sẽ còn kéo dài thêm vài tháng nữa, tới hết nửa đầu năm nay. Các xưởng đúc chip đều đang chạy công suất tối đa nhưng cũng không có giải pháp khả thi nào để dứt điểm tình trạng này, ngoài việc tăng giá đúc chip để cắt bớt nhu cầu thị trường. Công ty NXP của Hà Lan và Renesas Electronics cho biết, họ đã phải tăng giá vì chi phí mua nguyên liệu thô tăng.

Công ty Thụy Sĩ STMicroelectronics cũng đang xem xét hành động tương tự, theo nguồn tin của tờ Financials Times cho biết. Trong khi đó, xưởng đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC vừa có cuộc họp bất thường với chính quyền Đài Loan. Bộ trưởng Đài Loan đã truyền đạt yêu cầu tháo gỡ tình trạng thiếu chip trong ngành ô tô từ các quan chức nước ngoài gửi tới hãng.

60175962a31024adbdb207a4.png


Đáp lại, công ty chỉ nói sẽ ưu tiên sản xuất chip ô tô nếu có thể cải thiện công suất đầu ra. Họ không đảm bảo trước bất kỳ điều gì bởi bản thân tất cả dây chuyền của TSMC lúc này đều đã bị lấp đầy. Yu Kai, CEO của công ty Trung Quốc Horizon Robotics chuyên sản xuất chip AI, nói rằng chuỗi cung ứng sẽ còn khủng hoảng cho tới giữa năm nay mới chấm dứt.

CEO của tập đoàn Wolkswagen chi nhánh Trung Quốc, ông Stephan Woellenstein, nói rằng hoạt động sản xuất tại đây đã phải cắt giảm 15.000 xe trong năm 2020. Nhiều hãng khác cũng đành đưa ra quyết định tương tự. Ở khắp nơi, người ta than thở không có đủ chip để vận hành dây chuyền lắp ráp. General Motors, Honda, Daimler, Ford,... đều tạm dừng nhà máy và để công nhân ngồi không.

Không chỉ các hãng xe hơi lao đao vì thiếu chip, ngành điện tử cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự. Do đại dịch COVID-19 mà nhu cầu giải trí, học tập và làm việc tại nhà tăng vọt chưa từng có. Kéo theo là nhu cầu mua sắm các thiết bị công nghệ phục vụ người dùng cũng tăng. Đã vậy, đầu năm 2020 còn chứng kiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc phải đóng cửa vì dịch. Kế hoạch phát hành sản phẩm mới bị trì hoãn có thể gây ra thiệt hại lên tới hàng tỷ USD.

1870656.jpg


Chưa bao giờ nhu cầu về chip lại tăng cao như trong năm 2020 (ảnh: Business Korea)

Theo ETNews, các công ty như DB HiTek, Key Forundry tại Hàn Quốc và SMIC tại Trung Quốc, UMC của Đài Loan đều chuẩn bị tăng giá hợp đồng gia công chip. Giá trung bình sẽ tăng khoảng 10-20%. Thậm chí, một số ông lớn còn phải trả thêm tiền cho các xưởng đúc nhằm đảm bảo đặt chỗ trước. Chưa bao giờ ngành đúc chip lại chứng kiến nhu cầu cấp thiết đến như vậy.

Nhu cầu về các loại chip quản lý năng lượng (PMIC), chip điều khiển màn hình (DDIC) đang tăng rất cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ vì nhu cầu của ngành xe hơi mà còn cả các sản phẩm công nghệ cao. SK Hynix System IC đang làm việc "điên cuồng" để đáp ứng đơn hàng tại hai nhà máy Trung Quốc và Hàn Quốc, đặt tại thành phố Vô Tích thuộc tỉnh Giang Tô và Cheongju ở Chungcheongbuk-do.

Samsung Electroncis đang vận hành một xưởng đúc 8 inch tại Giheung với công suất 300.000 tấm wafer hàng tháng, cũng đã nhận đơn hàng đủ cho cả năm nay. Chủ tịch một hãng fabless (công ty bán dẫn không sở hữu xưởng đúc) nói với Electronic Times rằng, đây là lần đầu tiên công ty phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn nguồn cung nghiêm trọng đến vậy, sau hàng chục năm tham gia ngành bán dẫn.

AEN20190515001500320_01_i_P4.jpg


Ngành bán dẫn đang rơi vào con sốt chip chưa từng có (ảnh: Yonhap)

Mặc dù các xưởng đúc đang cố mở rộng công suất, ETNews cho rằng không đơn giản để đáp ứng kịp thời nhu cầu lúc này. Hậu quả là những công ty đi đặt hàng gia công chip đang phải vật lộn vì không sản xuất đủ. Chi phí đúc chip tăng nhưng họ lại không thể tăng giá sản phẩm theo vì phải đề phòng mất lợi thế cạnh tranh. Một quan chức trong ngành nói, kể cả tăng 10% cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả bán hàng lẫn khả năng nghiên cứu sản phẩm đặc biệt là các hãng chip vừa và nhỏ.

Tình trạng thiếu chip đang lan rộng tới toàn ngành công nghệ thông tin và trở thành "cơn ác mộng" lớn. Dự báo cho ngành xe hơi khá bi quan khi có thể phải cắt giảm tới 10% tổng công suất trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, các sản phẩm như smartphone, laptop, linh kiện PC, trung tâm dữ liệu, máy chơi game,... cũng đang thiếu hàng. Chính Samsung cũng phải thừa nhận, ngành di động sắp tới có thể bị trì trệ vì chuyện này.

Card đồ họa Nvidia và AMD cháy hàng, PS5 và Xbox Series X/S cháy hàng, iPhone 12 Pro Max khan hàng, CPU Intel cũng khan hàng,... tất cả chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo Vn review​
 
Bên trên