Công nghệ 3D giúp lấy mẫu sinh vật mà không gây hại cho chúng

torune

Film critic
mo01.jpg

Mới đây, Duncan Irshick - nhà sinh vật học đến từ Đại học Massachusetts Amherst - đã thực hiện một bước tiến táo bạo trong lĩnh vực của ông: lấy mẫu 3 chiều của các sinh vật sống trên Trái Đất bằng công nghệ 3D (3D modeling).

"Trong lĩnh vực này, người ta từng phải giết những sinh vật để bảo quản [lấy mẫu] chúng. Với công nghệ lấy mẫu 3D của chúng tôi, sinh vật đó sẽ tiếp tục được sống. Nếu như bạn bắt gặp một giống loài mới trong tự nhiên, thật tuyệt vời biết bao khi bạn có thể lấy mẫu 3D của nó ngay tại chỗ, từ màu sắc, hình dáng cho đến điệu bộ" - trích lời ông Irshick.

Đó chính là lý do thôi thúc Duncan Irshick và đồng nghiệp chế tạo ra hệ thống Beastcam, gồm 30 camera phân bổ đều trên 10 cần (tức mỗi cần có 3 camera). Thiết bị sẽ chụp liên tục 30 ảnh và dùng phần mềm để ghép tất cả lại với nhau thành một mẫu vật 3 chiều.

Theo lời ông Irshick, Beastcam hiện chỉ có thể lấy mẫu những động vật nhỏ như ếch, bò sát... và những sinh vật có chiều dài từ 3,5in (cỡ 8,9cm) cho đến 10in (cỡ 25,4cm). Nhưng, trong vài tháng nữa, nhóm nghiên cứu sẽ cho ra phiên bản mới bao quát được các sinh vật có kích cỡ từ 0,5in (cỡ 1,27cm) cho đến 6ft (cỡ 1,8m) hoặc hơn. Với những sinh vật lớn hơn nằm ngoài phòng thí nghiệm (ví dụ như cá mập), Irshick và đồng nghiệp sẽ chuyển Beastcam sang chế độ hoạt động thủ công và đưa máy khắp cơ thể sinh vật.

mo02.jpg

"Chúng tôi dự định làm công nghệ tương thích hơn với nhiều loài sinh vật" - trích lời Christine Shepard, một thành viên nhóm nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu được chia sẻ trên website http://www.digitallife3d.com/. Tại địa chỉ này, quan khách có thể chiêm ngưỡng 9 mẫu vật (gồm bọ cạp, ếch, nấm...) đã được lấy mẫu 3D bằng Beastcam. "Như tôi được biết thì mẫu cá mập của chúng tôi là mẫu vật 3D duy nhất ở độ phân giải cao" - ông Irshick chia sẻ. Bên cạnh đó, tất cả các mẫu vật đều có thể được xem qua các ứng dụng thực tế ảo. Trong tương lai, sẽ có các tập tin phục vụ mục đích in 3D của người dùng.

Công trình trên ra đời nhằm nâng cao chuẩn mực đạo đức khi tương tác với động vật. Cùng với hình ảnh, các siêu dữ liệu khác (như kích cỡ, trọng lượng, địa điểm, thông tin loài...) của mẫu vật cũng được lưu lại cho những nghiên cứu trong tương lai. Các nhà sáng chế Beastcam hy vọng dự án sẽ giúp các tổ chức cứu trợ động vật nâng cao nhận thức của mọi người, trong khi đó việc hỗ trợ in 3D và tương tác trong thực tế ảo sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư đến từ thị trường công nghệ.

Năm tới, Irshick và đồng nghiệp sẽ cùng nhau đi khắp thế giới dưới sự tài trợ của Tổ chức Khoa học Quốc gia (Mỹ). Thông qua chuyến đi, các nhà nghiên cứu sẽ phối hợp với những chuyên gia thực địa để lấy mẫu những giống cóc và rùa có nguy cơ tuyệt chủng. Song song đó, họ tiếp tục phát triển những phiên bản mới của Beastcam.

mo03.jpg

mo04.jpg

mo05.jpg

mo06.jpg

mo07.jpg

mo08.jpg

mo09.jpg

mo10.jpg

Theo Digital Trends
 
Bên trên