Công nghệ hiển thị bằng điểm ảnh phụ cho phép tăng gấp 3 lần độ phân giải của màn hình

pegasus3390

Well-Known Member
ucf-subpixels-2.jpg


Dù cho các nhà sản xuất đã cố gắng đưa rất nhiều điểm ảnh vào màn hình, người tiêu dùng vẫn mong muốn có nhiều hơn nữa với việc các mẫu TV 4K ngày càng phổ biến và màn hình 8K đang dần xuất hiện nhiều hơn. Giờ đây các nhà nghiên cứu công nghệ nano thuộc đại học University of Central Florida (UCF) đã tìm được cách hiệu quả để khiến cho mỗi pixel có thể thu nhỏ kích thước xuống còn 1/3 với việc sử dụng hiệu điện thế khác nhau để chuyển mỗi điểm ảnh phụ thành các màu sắc xanh dương, đỏ và xanh lá. Kết quả có thể tạo ra được màn hình với độ phân giải cao hơn đồng thời cải thiện độ sáng.

Về cơ bản mặc dù mỗi điểm ảnh là rất nhỏ nhưng nó vẫn không phải là nhỏ nhất bởi mỗi điểm ảnh được tạo ra bằng các điểm ảnh phụ với một màu đỏ, một màu xanh lá và một màu xanh dương và các điểm ảnh này kết hợp ánh sáng lại với nhau để tạo ra được điểm ảnh và màu sắc. Bằng cách thiết kế mỗi điểm ảnh phụ thay vì chỉ phát ra được một màu sắc duy nhất, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để mỗi điểm ảnh có thể phát ra nhiều màu sắc.

Mỗi một nhóm điểm ảnh phụ sẽ được tạo ra với bề mặt mấp mô kích thước nano phủ một lớp nhôm. Bằng cách gửi đến hiệu điện thế khác nhau thông qua vật liệu này, các điểm ảnh phụ có thể hiển thị nhiều màu sắc trong dải RGB. Điều này đồng nghĩa với việc các điểm ảnh phụ giờ đây có thể hoạt động như một điểm ảnh thông thường với kích thước chỉ 1/3 và nâng độ phân giải lên gấp 3 lần.

ucf-subpixels-1.jpg


Hệ thống này cũng có các lợi điểm khác. Hiện nay để tạo được màu đỏ thì các điểm ảnh màu đơn như đỏ, xanh lá hoặc xanh dương, các điểm ảnh phụ khác phải bị tắt đi. Nhưng hệ thống mới có thể hiển thị màu đỏ mà không cần phải tắt bớt điểm ảnh và điều này giúp tăng cường độ sáng tổng thể của toàn màn hình.

Ngoài TV và màn hình máy tính, công nghệ mới có thể hữu dụng để xử lý vấn đề độ phân giải thấp khi xem nội dung thực tế ảo trên các bộ kính bởi các màn hình đặt quá gần mắt dẫn đến mặc dù độ phân giải rất cao vẫn trở nên “hạt” khi trải nghiệm.

Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng hệ thống mới có thể tích hợp vào công nghệ LCD hiện đại dễ dàng bởi hầu hết các phần cứng vẫn được giữ nguyên. Bước tiếp theo của nhóm nhiên cứu là tìm được cách để có thể mở rộng công nghệ này nhằm giúp nó có thể thương mại hóa.

 
Bên trên