Đĩa CD chuẩn MQA đầu tiên trên thế giới xuất hiện

torune

Film critic
Hãng thu âm OTTAVA Records mới đây đã công bố CD nhạc đầu tiên sử dụng audio codec MQA (công nghệ hứa hẹn đưa âm thanh hi-res đến với mọi nhà) trên thế giới. Được biết, đĩa nhạc mang tên "A.Piazzolla by Strings and Oboe", dự kiến lên kệ vào thứ Sáu ngày 17/3/2017 tại Nhật Bản với giá 2.500 JPY (tương đương 22 USD).

01.jpg

Trong thời gian qua, cùng sự trỗi dậy của các thể loại âm thanh hi-res, MQA bỗng thu hút sự chú ý của công chúng nhờ khả năng bảo toàn chất lượng tín hiệu được đóng gói trong những tập tin nhỏ hơn, có thể dễ dàng truyền qua giao thức không dây. Với những đầu đĩa hỗ trợ MQA, người dùng sẽ được tận hưởng tín hiệu với sampling rate 176.4kHz / 24bit. Còn với những đầu đĩa thông thường, tỷ số lấy mẫu cho tín hiệu âm thanh sẽ là 44.1kHz / 16 bit, tương đương với thông số của các đĩa CD thông thường.

Hiện tại, Meridian 808v6 là một trong những thiết bị hi-fi hiếm hoi trên thị trường hỗ trợ tín hiệu MQA từ CD chuyên dụng vừa được nhắc đến trên đây. Cũng từ đầu đĩa này, người dùng có thể phối ghép với DAC hay những đường tiếng khác. Xin nói thêm, phiên bản mới nhất của Audirvana Plus 3 cho máy Mac đã có thể nhận diện file MQA.

02.jpg

Danh sách bài nhạc có trong đĩa CD chuẩn MQA đầu tiên trên thế giới: "A.Piazzolla by Strings and Oboe"

[Track Listings]
M-01 Oblivion (Astor Piazzolla) 4'17 "
M-02 Adios Nonio (Astor Piazzolla) 6'15"
M-03 Premavera Portena (Astor Piazzolla) 5'47 "
M-04 Liber Tango (Astor Piazzolla ) 4'04 "
M-05 Tanguedia (Astor Piazzolla) 4'25"
M-06 Fugata (Astor Piazzolla) 3'11 "
M-07 Soledad (Astor Piazzolla) 8'17"

* * *​

Vì thông tin về MQA còn khá hiếm hoi nên người viết bài mạn phép chia sẻ thông tin về chuẩn mã hóa dữ liệu mới này đến quý độc giả.

MQA là chữ viết tắt cho cụm từ "Master Quality Authenticated", công nghệ âm thanh do Bob Stuart (nhà sáng lập Meridian Audio) phát triển. Với công nghệ này, âm thanh hi-res sẽ sớm nhan nhản trên các hệ thống truyền phát nội dung không dây. Chỉ với những lợi ích này thôi, MQA đã trở nên rất cần thiết và đáng để nhiều người quan tâm.

Ngành công nghiệp truyền phát nhạc qua Internet đã và đang tăng trưởng khá ổn định, và sẽ sớm trở thành một lựa chọn thay thế của lớp người dùng trong thời đại mới, tương tự như cách mà người ta chia tay máy chơi đĩa cầm tay để đến với những chiếc iPod nhỏ xinh.

Nhiều dịch vụ stream nhạc dẫn đầu thị trường như Spotify hay Apple Music đều quy chất lượng nguồn nhạc của họ về một tiêu chuẩn lossy: hoặc 256kbps, hoặc 320kbps, AAC, MP3 hay Ogg Vorbis... nhưng chắc chắn, tất cả đều không thể sánh bằng chất lượng của bản ghi âm gốc. Trong khi đó, những Deezer Elite, Qobuz và Tidal lại mời gọi người dùng đến với chất lượng lossless tiêu chuẩn đĩa CD.

Vậy, âm thanh hi-res thì sao? Qobuz đã tiên phong stream nhạc hi-res qua ứng dụng, và, mới đây, tại CES 2017, Tidal đã nhảy vào cuộc chơi cùng Tidal Masters nhưng đánh vào phân khúc người dùng trên desktop. Tất cả đều được hiện thực hóa bằng... MQA.

MQA chính xác là gì?

03.jpg

Theo lời nhà sản xuất, MQA nhắm tới việc "cải thiện gốc rễ cách chúng ta thưởng thức âm nhạc". Đó là phương pháp lưu trữ dữ liệu số vào một tập tin nhỏ gọn để tải về hoặc truyền phát (stream) mà quẳng đi gắng lo về thỏa hiệp từng có giữa hai chọn lựa: chất âm hay kích cỡ file nhạc"

Các file nhạc MQA sử dụng băng thông ngang bằng với các dòng stream cho âm thanh chất lượng đĩa CD. Do đó, nếu người dùng không gặp khó khăn trong việc stream nội dung chất lượng cao nhất từ Tidal, thì Tidal Masters (sử dụng MQA) cũng chẳng là vấn đề gì cả (ngoại trừ túi tiền).

Tóm tại, nhờ có MQA, hi-res audio trở nên bình dân hơn, giữ được chất âm như thu tại studio nhưng không tốn nhiều băng thông cho việc truyền tải.


Làm thế nào để nghe nhạc MQA?

04.jpg

Thay vì giới thiệu hẳn một định dạng kiểu như *.MQA để đứng cùng với những FLAC, WAV... Các tập tin MQA sẽ được đóng gói bên trong những thùng chứa dán nhãn FLAC, WAV hoặc Apple Lossless. Mặc dù vậy, ở phía đầu ra, người dùng cần sử dụng một dịch vụ stream nhạc, phần mềm hoặc phần cứng có hỗ trợ để giải mã tín hiệu này.

Phần cứng có thể là những đầu truyền phát hi-fi, máy nghe nhạc cầm tay, smartphone, thậm chí cả dàn âm thanh trên xe. Pioneer XDP-100R và Onkyo DP-X1 là hai thiết bị nổi bật khác hỗ trợ giải mã MQA hiện có trên thị trường. Bluesound's Generation 2 cũng là một điểm nhấn khác trong cuộc chơi 'đa phòng' và mọi sản phẩm của hãng này đều được chứng nhận tương thích MQA. Trong một diễn biến song song, NAD cũng vừa lên kế hoạch đưa MQA vào các dòng sản phẩm của họ.

Nhờ những bản cập nhật, một vài thiết bị dán nhãn Meridian có thể nhận diện tín hiệu MQA, gồm có Explorer 2 USB DAC, Prime Headphone Amplifier, 808v6 Reference CD Player, 818v3 Reference Audio Core, Special Edition Loudspeakers & 40th Anniversary Systems.

Một lựa chọn khác nếu bạn chưa đủ ngân sách để trang bị vũ khí chiến đấu với MQA: hãy tải về ứng dụng Tidal chạy trên nền desktop. Ứng dụng có khả năng đọc các tập tin Tidal Masters do MQA kiểm định.


Tìm nhạc MQA ở đâu?

05.png

Các file nhạc MQA xuất hiện lần đầu tiên từ các nhà cung cấp Highresaudio, Onkyo Music (do 7digital tài trợ), 2L, cùng e-onkyo music và Kripton HQM (dành riêng cho thị trường Nhật Bản). Tại CES 2017 vừa qua, Tidal là đơn vị đầu tiên trên thế giới tuyên bố dùng MQA để stream nhạc hi-res. Xem thêm đối tác của MQA tại http://www.mqa.co.uk/customer/our-partners

Apple có bỏ lỡ cuộc chơi?

06.jpg

Trong khi các anh tài trên mặt trận Android (Samsung, Sony, LG...) đều hỗ trợ hi-res ở cấp độ phần cứng, đáng tiếc, iPhone của Apple vẫn chỉ có thể chơi nhạc hi-res thông qua ứng dụng bên thứ ba hoặc headphone tương thích qua cổng Lightning.

Năm qua chứng kiến khá nhiều tin đồn về việc Apple đưa tính năng hỗ trợ hi-res lên chiếc iPhone của họ và nguồn nhạc sẽ được phân phối thông qua Apple Music. Đến cuối năm, sự việc trở nên ồn ào khi nhiều nguồn tin cùng nhau xâu xé việc Apple mua Tidal nhưng không thành. Kể từ đó cho đến nay, mọi chuyện vẫn tiếp tục dang dở. Nói đi cũng phải nói lại, vì iPhone 8 là một sản phẩm kỷ niệm hành trình đáng nhớ của hãng nên biết đâu, Apple đang cất giữ một bất ngờ cực lớn cho các audiophile.

Theo MQA, What Hi-Fi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nghiabros

Member
Rối quá, thôi thì cứ SACD, DFF, DSF mà chơi cho nó lành. Ổ cứng dạo này cũng rẻ rồi, cáp quang dạo này cũng rẻ rồi.

MQA cho tần số tới 176.4kHz còn 64x DSD là 2.8MHz,128x DSD là 5.6Mhz tức là cao hơn MQA rất nhiều.
Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó,file MQA rất nhẹ,điều này rất quan trọng đối với những người sử dụng cáp quang cá nhân như mình :D
 
Bên trên