Đổi mới chương trình giáo dục: Đào tạo theo hướng cá thể

quandt103

Member
Muốn thay đổi quá trình dạy học, người thầy phải thay đổi cả hệ tư tưởng lẫn thói quen làm việc, đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc thiết kế bài giảng. Trong khi đó, hiện nay số đầu việc của đội ngũ này không hề nhỏ khiến nhiều người nảy sinh tâm lý ngán ngại, đặc biệt các giáo viên lớn tuổi.

Xem thêm:

Chương trình học trường đại học mở Tp HCM hệ từ xa đăng ký như thế nào?

Học đại học trực tuyến qua mạng?
Học công nghệ thông tin ở đâu tốt nhất?

sv.jpg


Từ thực tế dạy học theo hướng đổi mới, cô Đặng Thị Thu Kim bày tỏ, phương pháp dạy học này không thể triển khai đồng loạt cho tất cả đối tượng học sinh mà phải tổ chức dạy học theo nhóm hoặc cá nhân, tức phát triển theo hướng cá thể hóa. Điều này đồng nghĩa với việc người dạy phải quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của người học, đề cao vai trò của việc phát huy tính sáng tạo và kỹ năng cho người học.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Ngọc Vũ, Trưởng khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hoa Sen, so sánh nếu như trong cách dạy truyền thống, giáo viên dạy học dựa trên một tài liệu sẵn có, tất cả người học đều được truyền thụ và tiếp thu như nhau, thì nay với giáo dục theo định hướng thông minh, mỗi người học sẽ được xác định mục tiêu và nhu cầu học tập phù hợp.

Theo đó, các phần mềm, công cụ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò như “người giúp việc” giúp giáo viên phân loại, đánh giá đúng nhu cầu và mục tiêu của người học, qua đó đề ra lộ trình và hướng rèn luyện phù hợp.

Mặt khác, trước một số hạn chế của dạy học ở trường phổ thông hiện nay như thiếu môi trường thực hành cho học sinh, trình độ giáo viên, trang thiết bị không đồng đều, việc áp dụng dạy học theo hình thức sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tạo thêm môi trường thực hành, ứng dụng, giúp tăng thêm hứng thú cho người học và đặc biệt kéo gần khoảng cách chênh lệch vùng, miền trong giáo dục.

Ở góc độ khác, TS Nguyễn Ngọc Vũ chỉ ra rằng, hiện nay khi đầu tư vào các dự án sử dụng công nghệ thông tin trong trường học, nhiều đơn vị tập trung quá nhiều vào việc mua phần cứng (trang bị bảng tương tác, đèn LED), mua phần mềm, nguồn học liệu, nhưng đội ngũ giáo viên không được tập huấn. Có nơi công cụ sử dụng rất tốt nhưng đường truyền, tốc độ kết nối Internet chưa đáp ứng khiến hiệu quả triển khai không như mong đợi.

Khắc phục tình trạng đó, vị này cho rằng song song với việc đầu tư hạ tầng, các trường cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cũng như chọn nguồn học liệu phù hợp, bởi đây mới là 2 yếu tố then chốt giúp hiệu quả đổi mới được duy trì lâu dài, thậm chí có thể tái sử dụng và xuất khẩu. Ngoài ra, trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trường học cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp công nghệ để rút ngắn thời gian thí điểm, xác định lựa chọn phù hợp nhất với đơn vị.
 

sangbui77

New Member
Muốn thay đổi quá trình dạy học, người thầy phải thay đổi cả hệ tư tưởng lẫn thói quen làm việc, đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc thiết kế bài giảng. Trong khi đó, hiện nay số đầu việc của đội ngũ này không hề nhỏ khiến nhiều người nảy sinh tâm lý ngán ngại, đặc biệt các giáo viên lớn tuổi.
 
Bên trên