Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

tellme0823

Well-Known Member
Không biết yamaha wxad 10 dùng stream nhạc ngon trong tầm giá hay không? Thấy có ghi kết nối với pc mà mình không hiểu cách kết nối với pc ra sao? Nhờ các bác chỉ giúp! Thanks
Con này thấy được đó bác, network stream kiêm dac luôn, cái pi với boss dac của bác không cần nữa. Chất âm chắc cỡ boss thôi không hơn được. Được cái tích hợp nhiều dv stream thích hợp cho người nghe nhạc online cắm là chạy không cần cấu hình lằng nhằng như pi.
 

chautranthanh

Well-Known Member
Con này thấy được đó bác, network stream kiêm dac luôn, cái pi với boss dac của bác không cần nữa. Chất âm chắc cỡ boss thôi không hơn được. Được cái tích hợp nhiều dv stream thích hợp cho người nghe nhạc online cắm là chạy không cần cấu hình lằng nhằng như pi.
Mình cần network stream với 2 mục đích, trong phòng nghe nhạc dùng stream nhạc online kết nối ampli qua coaxial, khi vào bếp stream nhạc cho loa di động JBL Xtream vừa ăn nhậu lai rai vừa nghe nhạc, mình cũng đang nhắm tới Sonos connect mà chưa hiểu hết tính năng của nó!
 

tellme0823

Well-Known Member
Nếu chưa mua bác ráng em này 399usd, có chromecast built in đầy đủ các món ăn chơi
https://www.russound.com/products/audio-systems/streaming-systems/mbx-series/mbx-pre
ZfdSj.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pig eat garlic

New Member
em mới bỏ khá nhiều thời gian tìm hiểu về pi compute module thì thấy đây là một board vô cùng lợi hại để làm music transport: mọi kết nối đều ở dạng thô, các đầu cấp nguồn không qua ic smps nào. Tuy nhiên khó khăn là phải tự làm ic giao tiếp lan và sd card, cộng với phải làm một connector ram soddim thì mới chơi được em nó :0 .Khi nào em phải làm một cái dac + transport dựa trên em này mới được
 

Chu Van Vu

New Member
em mới bỏ khá nhiều thời gian tìm hiểu về pi compute module thì thấy đây là một board vô cùng lợi hại để làm music transport: mọi kết nối đều ở dạng thô, các đầu cấp nguồn không qua ic smps nào. Tuy nhiên khó khăn là phải tự làm ic giao tiếp lan và sd card, cộng với phải làm một connector ram soddim thì mới chơi được em nó :0 .Khi nào em phải làm một cái dac + transport dựa trên em này mới được

compute module em thấy bán rồi mà sản phẩm thương mại cho music transport chưa thấy phổ biến lắm? Bác có biết sản phẩm thương mại nào thì giới thiệu đi ạ :)

Em mới search qua, thấy có diy và sản phẩm thương mại. (Hôm qua em có thấy gắn với USBridge thì phải.)
http://www.dimdim.gr/2019/04/an-audio-grade-raspberry-pi/

https://www.amazon.com/RATOC-System-Transport-RAL-NWT01【Japan-products】/dp/B071J4VYBH

https://www.waveshare.com/wiki/Compute_Module_PoE_Board?spm=a2g0o.detail.1000023.1.1a1672438HPCTq
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pig eat garlic

New Member
compute module em thấy bán rồi mà sản phẩm thương mại cho music transport chưa thấy phổ biến lắm? Bác có biết sản phẩm thương mại nào thì giới thiệu đi ạ :)

Em mới search qua, thấy có diy và sản phẩm thương mại. (Hôm qua em có thấy gắn với USBridge thì phải.)
http://www.dimdim.gr/2019/04/an-audio-grade-raspberry-pi/

https://www.amazon.com/RATOC-System-Transport-RAL-NWT01【Japan-products】/dp/B071J4VYBH

https://www.waveshare.com/wiki/Compute_Module_PoE_Board?spm=a2g0o.detail.1000023.1.1a1672438HPCTq
thật ra mình cũng không rõ sản phẩm transport nào có dùng pi compute module. Nhưng theo mình thì nếu như làm một bộ all in one bao gồm thì tuyệt vời vì bên cạnh khả năng xuất i2s thì pi nói chung có thể configure cho fpga , như vậy thì đơn giản hóa và tiết kiệm được khá nhiều linh kiện.
Hiện mình đang có ý tưởng về một bộ all in one như trên, mình định sử dụng pin để cấp điện cho hệ thống theo tiêu chí tối giản. Tuy nhiên do kiến thức về fpga chưa nhiều nên mình cũng đang trong giai đoạn xây dựng mô hình chung :).
Trong giai đoạn ban đầu thì fpga sẽ chỉ có vai trò reclock tín hiệu và chia cho 2 kênh LR. Tuy nhiên mình có tham vọng sử dụng các thuật toán upsampling trong tương lai, vì thế mình đã chọn một con fpga khá mạnh là artix 7.
Dac chip mình chọn là ad5791.
Nếu ai cảm thấy quan tâm đến dự ai thì mình rất mong được sự giúp đỡ của mọi người :)
OVsmGod.jpg
 

trung224

Well-Known Member
@pig eat garlic : Bác định phát triển trên con chip nào của dòng Artix 7. Vì thật sự dòng Artix 7 tương đối thượng vàng hạ cám về tốc độ xử lý. Nếu chỉ là FIFO, reclock tín hiệu thì ko sao, chứ nếu muốn upsampling tử tế thì cũng phải chọn mấy con đắt đắt chút
 

pig eat garlic

New Member
@pig eat garlic : Bác định phát triển trên con chip nào của dòng Artix 7. Vì thật sự dòng Artix 7 tương đối thượng vàng hạ cám về tốc độ xử lý. Nếu chỉ là FIFO, reclock tín hiệu thì ko sao, chứ nếu muốn upsampling tử tế thì cũng phải chọn mấy con đắt đắt chút
https://www.lowbeats.de/test-resolution-audio-cantata-music-center/
đây là mẫu dac em rất ưng mà em muốn xây dựng dựa trên, theo như trong ảnh thì nó dùng fpga artix xc7a100t, tuy nhiên giá nó gần 200 đồng lận :0. Đằng sau nó là 1 con buffer digital
https://www.digikey.ee/product-detail/en/texas-instruments/SN74ALVCH162244GR/296-5175-2-ND/377338
mạch buffer và analog filter sau nó cũng khá đơn giản với những opamp mà analog device recommend.

Vòng quanh một số dac khác như chord thì mojo sử dụng xc7a15t, chip này hợp lý về giá hơn rất nhiều, đánh đổi lại là sức mạnh phần cứng. tất nhiên là chất lượng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên những hãng lớn như vậy đã chọn thì chắc chắn phải có lý do.

Dù sao thì đây cũng là tính lâu dài, bởi vì để vượt qua được hqplayer là vô cùng nan giải. Tuy nhiên bằng cách configure fpga qua pi thì vấn đề được đơn giản hóa đi nhiều.

Em mong muốn chất âm dac sau cùng sẽ đi theo hướng chi tiết và cân bằng. Hạn chế sử dụng linh kiện gấu và tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện nay.
 

pig eat garlic

New Member
Bác trung có biết tài liệu nào về thuật toán upsampling của các hãng khác nhau không nhỉ
Quanh đi quẩn lại trên mạng toàn chủ yếu là các thuật toán fir và iir đơn giản.
 

trung224

Well-Known Member
Em nghĩ không nên thần tượng mấy dòng entry của đồ hãng như Chord Mojo thái quá, vì dòng entry nói thẳng ra
là kiểu người ta cắt giảm chất lượng linh kiện / cách tiếp cận để làm sao cho ra được giá thành thấp trong phân khúc mà hãng đề ra, chứ đôi khi chẳng có lý do liên quan đến chuyện kĩ thuật gì.

Về thuật toán thì em tất nhiên không có của các hãng. Nếu muốn thuật toán thì mình phải đọc về mấy cái thuật toán qua các tài liệu khoa học rồi tự viết cho mình thôi.

Em đoán bác cũng là người đang chuẩn bị thiết kế DAC thương mại, nên em có vài ý kiến góp ý như sau:
- Nếu bác định cạnh tranh bằng digital filter với giải pháp software như HQPlayer, và hướng đến chất lượng flagship thì nên chọn con FPGA xông xênh chút, để sau này còn dễ nâng cấp filter, vì firmware có thể nâng cấp dễ dàng còn hardware thì không. Dòng Virtex 7 và Kortex 7 thì quá đắt (và còn lâu lắc nữa mới có thể giảm giá) không nói làm gì nhưng nếu là dòng phổ thông như Artix 7 thì nên cố gắng bắt đầu với XC7A200T

- Nếu bác định dùng FPGA cho upsampling như một hình thức quảng cáo trong sản phẩm của mình + giá rẻ để cạnh tranh phân khúc tầm thấp/trung (dưới 1000 USD) thì có thể chọn mấy con FPGA yếu như trong chord mojo.

Nếu như bác cũng như em là dân chơi có chút kiến thức về FPGA thì em không thấy bất cứ lý do gì để dùng mấy con FPGA yếu cho thiết kế của mình cả vì với thời gian, tiền bạc bác đầu tư cho thiết kế/layout/prototype dùng mấy con đó thì bác hoàn toàn có thể mua được 1 con hàng hãng xịn cũng dùng mấy con chip đó rồi.
 

pig eat garlic

New Member
Em nghĩ không nên thần tượng mấy dòng entry của đồ hãng như Chord Mojo thái quá, vì dòng entry nói thẳng ra
là kiểu người ta cắt giảm chất lượng linh kiện / cách tiếp cận để làm sao cho ra được giá thành thấp trong phân khúc mà hãng đề ra, chứ đôi khi chẳng có lý do liên quan đến chuyện kĩ thuật gì.

Về thuật toán thì em tất nhiên không có của các hãng. Nếu muốn thuật toán thì mình phải đọc về mấy cái thuật toán qua các tài liệu khoa học rồi tự viết cho mình thôi.

Em đoán bác cũng là người đang chuẩn bị thiết kế DAC thương mại, nên em có vài ý kiến góp ý như sau:
- Nếu bác định cạnh tranh bằng digital filter với giải pháp software như HQPlayer, và hướng đến chất lượng flagship thì nên chọn con FPGA xông xênh chút, để sau này còn dễ nâng cấp filter, vì firmware có thể nâng cấp dễ dàng còn hardware thì không. Dòng Virtex 7 và Kortex 7 thì quá đắt (và còn lâu lắc nữa mới có thể giảm giá) không nói làm gì nhưng nếu là dòng phổ thông như Artix 7 thì nên cố gắng bắt đầu với XC7A200T

- Nếu bác định dùng FPGA cho upsampling như một hình thức quảng cáo trong sản phẩm của mình + giá rẻ để cạnh tranh phân khúc tầm thấp/trung (dưới 1000 USD) thì có thể chọn mấy con FPGA yếu như trong chord mojo.

Nếu như bác cũng như em là dân chơi có chút kiến thức về FPGA thì em không thấy bất cứ lý do gì để dùng mấy con FPGA yếu cho thiết kế của mình cả vì với thời gian, tiền bạc bác đầu tư cho thiết kế/layout/prototype dùng mấy con đó thì bác hoàn toàn có thể mua được 1 con hàng hãng xịn cũng dùng mấy con chip đó rồi.
thật ra để nói rằng em có ý định cạnh tranh với các hãng nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm thì hơi khó ( tất nhiên hái được ra tiền thì càng tốt :D:D ). Chẳng qua là em có một số kiến thức lý thuyết nhất định và muốn thử sức trong lĩnh vực audio.
Sau mấy ngày tìm hiểu thì em đang hướng sang sử dụng 1 SoC trong đó có 1 cpu arm và phần fpga, cụ thể là SoC zynq z-7020 của xilinx, nếu làm được như vậy thì ta có thể kiểm soát được nhiễu và jitter từ a đến z, đồng thời giảm được rất nhiều chi phí ( cùng một sức mạnh fpga thì SoC có giá rẻ hơn rất nhiều so với tách riêng ra). Mặc dù như vậy là em phải động đến lập trình linux cho chip arm - vấn đề mà em chưa đụng đến bao giờ :eek:.
 

pig eat garlic

New Member
Sau khi tìm hiểu về chip dac ad5791 thì em cũng đã nhận ra tại sao dac yggdrasils lại cho ra chi tiết tốt như vậy, mặc dù resolution của nó chỉ có 20bit, hơi thọt so với các dac 24 32 bit khác. Đó chính là là giới hạn serial clock của dac này lên tới 30mhz, cho phép ta đẩy tần số lấy mẫu lên tận 768 khz. Bên cạnh đó, để chuyển đổi từ 24 bit 48khz lên 20bit 768khz ta có thể dùng phương pháp điều chế mật độ xung giống như cơ chế của các dac pure dsd, trong đó nhiễu lượng tử (trên lý thuyết) tại 384khz sẽ là -120db, so sánh với chất lượng cd 24bit 48khz có thể nhiễu từ 384khz cao hơn, tuy nhiên nếu thuật toán upsampling tốt thì ta có thể ngoại suy được những tần số cao hơn ngưỡng nghe. Điều đó càng khiến em tự tin chọn ad5791 cho dự án tương lai.
 

Chu Van Vu

New Member
Bác @trung224 và các bác cho em hỏi.

Em đã thấy phối hợp 2 tầng lọc nguồn bằng 2 board nguồn dùng ic LT1963 sang board LT3042/3045s.

Vậy có chút tác dụng tốt hơn chút nào không nếu em phối hợp 2 board gần giống nhau, ví dụ LT1084 từ biến áp 8VAC -> 6VDC (board LT1084/LT1764...) -> board LT1963 -> out 5VDC.?
Có bác nào thử và đo chưa ạ? (Em đoán diode và IC bên board LT1963 sẽ bớt "vất vả" hơn chút). Không rõ nhiễu tăng hay giảm chút nào không ạ?
 

trung224

Well-Known Member
@Chu Van Vu : Tác dụng có lẽ cũng có nhưng rất thấp. Lắp thêm 1 tầng LT1084 chỉ làm giảm nhiễu (ripple) từ biến áp + diode nắn dòng một tí, nhưng phần nhiễu (noise) từ LT1063 vẫn còn đó. Dùng LT3042/LT3045 là vì nhiễu từ LT3042 là 0.8 uV, còn LT1963 là 40 uV.
 

chuong46

Active Member
Vừa được cao nhân Dynobot hướng dẫn optimize Volumio, anh này đã gói sẵn các lệnh vào rồi, chỉ cần vào ssh chạy lần lượt 3 chú này, nếu nó đòi password thì gõ volumio. Hay đừng hỏi...
.
Giúp mình với, chạy lệnh đầu tiên báo như sau:
pi@moode:~ $ wget https://github.com/dynobot/Linux-Audio-Adjustments/raw/master/basic-install.sh
--2020-01-30 17:40:21-- https://github.com/dynobot/Linux-Audio-Adjustments/raw/master/basic-install.sh
Resolving github.com (github.com)... failed: Name or service not known.
wget: unable to resolve host address ‘github.com’
pi@moode:~ $
 
Bên trên