Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

sieulong

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Cảm ơn bác!

Em tin những gì bác thông báo trên đây là kiến thức của bác! Đã đọc, đã viết lại, đã lấy dẫn chứng cho những gì mình đọc thì kiến thức đã đọc đó là của bác.

Em hỏi ko rành mạch khiến bác khó giải thích..hi hi sory bác! Ý của câu em hỏi là em mong dc nghe những bản nhạc thật với những gì nó có, thật đến mức có thể như đang ngồi trong rạp hát nghe live đó ( em ko bàn thiết bị ở đây , chỉ nói nguồn nhạc nhé ). Thế thì từ đó làm sao biết dc bản nhạc mình đang nghe ko bị nén Dynamic Range? ( cân đong đo đếm so với cái gì bác ).

ps: Bác đoán trúng phóc nhưng em vẫn trăn trở.. dù biết rằng càng gần cái sự thật đó càng đau lòng..

em có hehe 5 CD pure classic, thu trực tiếp từ nhà hát, giàn nhạc berliner philharmoniker trình diễn... không chỉnh sửa thay đổi một chút nào. Anh Cường lấy không?

@ Scotty: mình rất thích cái so sánh ví von giữa audio với việc Thi bằng lái xe của Scotty... nói thật nếu không có cái ví dụ đó chắc mình cũng chưa hiểu được ý của Scotty về bài viết trước.
 
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Gửi các bác cái tools của foobar để bít dynamic range của bài hát.Xem nó có thuộc dạng audiophile k đó mà
Link:http://www.pleasurizemusic.com/sites/default/files/foo_dynamic_range.zip
Hướng dẫn sử dụng đây:[not my release] foo_dynamic_range - Hydrogenaudio Forums
DR từ 10 trở lên là ok.15-18 là rất ok nghe hay lắm :D
Quên nữa.Mấy bác set time hệ thống thành tháng 6-2011 mới chạy đc nha
 
Chỉnh sửa lần cuối:

scotty

Well-Known Member
Re: Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Chân thành cảm ơn các bác đã góp ý cùng các bác đã gởi lời cảm ơn bài viết, và scotty cũng lấy làm tiếc là bài này nó không làm hài lòng một số bác vì nội dung, vì tiêu đề. Nội dung thì đúng là quá cũ và quá nhàm, nhất là đối với những bác đã có thâm niên trong nghề.

Thưa các bác, tuy nhiên, kiến thức và thông tin về chuyên môn thì không bao giờ cũ, nhất là đối với lớp người đến sau (trẻ tuổi), hoặc đơn giản là những người mới bắt đầu gia nhập thế giới audiophile (bất kể tuổi tác). Và em tự tin là loạt bài viết này của em nó dễ hiểu, ít hàn lâm và kỹ thuật nặng đô, chí ít là đối với những người mới tập tành. Đó mới là cái tâm CỦA bài viết này.

Vấn đề còn lại là liệu những thông tin trong các bài em viết có phần nào đã lạc hậu hay không, và có gì cần bổ sung!? Đó mới là cái tâm MÀ bài viết này cần. HDvietnam đúng là chuyên nghe nhìn, và là nghe nhìn chất lượng cao. Vì thế những nội dung chủ đề như các bài của em và một số bài khác của các bác là không thừa, thậm chí là rất cần, cho dù nó chưa hoàn hảo hoặc nó sơ khai, đơn giản.

Mời các bác đọc tiếp phần trao đổi sau đây của em với bác comment của bác sonrock và bác apachi bên dưới là ra 1 điểm quan trọng mà em muốn!

@Bác sonrock: Em đã đọc kỹ phần comment của bác. Toàn bộ ý kiến của bác có những điểm có suy nghĩ giống em, và có những thông tin trích ra có giá trị tham khảo cao, mặc dù - em xin lỗi bác trước - là đa phần ý kiến của bác vẫn còn là sự phân vân, chưa có gì khẳng định cả, và nếu như vậy theo em cũng không sao cả, bởi chúng ta đang còn đi trên con đường, chưa biết đích nó to đẹp đến cỡ nào.

Thưa các bác,

Chúng ta không cần phải đau đầu, và chúng ta cũng không cần phải ngại ngần mà thối chí, và càng không nên đả kích cái từ Audiophile. Ai còn suy nghĩ xem Audiophile chẳng là tẹo nào là hoàn toàn sai lầm, trừ phi đưa ra cơ sở mạnh mẽ, đầy thuyết phục để nói như vậy.

BỞI VÌ CHÚNG TA HOÀN TOÀN CÓ THỂ QUA LẠI 2 THẾ GIỚI NÀY: THẾ GIỚI NGHE NHẠC BÌNH THƯỜNG VÀ THẾ GIỚI AUDIOPHILE, VÀ VẪN HOÀN TOÀN CÓ THỂ TRỞ THÀNH 2 TUÝP NGƯỜI NGHE NHẠC NÀY CÙNG 1 LÚC.

Vậy thì các bác đã hiểu rõ cái TÂM của loạt bài KHÔNG ĐÙA này của em chưa ạ?!

Khè khè, phức tạp và mênh mông quá, nếu thế này khéo đi nghe nhạc hòa tấu ở Nhà Hát Lớn cũng vẫn chưa phải là audiophile rồi vì vẫn nghe qua hệ thống loa điện tử, có lẽ muốn là audiophile thật thì chỉ còn nước nghe nhạc ở đám hiếu là ít bị các thiết bị điện tử và những thứ gì gì đó gây can nhiễu âm thanh gốc nhất, trống thật, kèn thật, sáo nhị thật, âm hình cứ gọi là nổi lềnh phềnh
Trước hết, chuyện "còn nước nghe nhạc ở đám tang" như bác nói thì em xin hiểu là đùa :D

Em cho là em đang đi theo logic, chứ không có gì mênh mông phức tạp ở đây cả bác ạ. Bác có thấy như thế chẳng qua, xin lỗi bác, là do bác chưa xác định theo từng bước cần biết gì trước và cần hiểu mình đang ở vị trí nào trong thế giới Audiophile.

Chẳng hạn thế này đi, bác không cần biết và chẳng quan tâm mình cần biết gì và đang ở vị trí nào trong thế giới Audiophile. Tuy nhiên, bác có rất nhiều tiền và quẳng cho em cục tiền bự, bảo em biến bác thành 1 Audiophile cho tôi xem. Vâng, xét về kinh tế và khả năng, em thấy bác có điều kiện để trở thành Audiophile, và đây là ĐIỀU KIỆN ĐỦ. Giờ bác phải có ĐIỀU KIỆN CẦN nữa là xong.

Ngược lại cũng vậy.

Vậy thì suy ra, trang bị kiến thức, thu nhận thông tin, dẫu cho có sớm hay có muộn thì không thành vấn đề. Bởi vấn đề chính là chúng ta cần hiểu bản chất của vấn đề và cần công tâm để nhìn nhận đúng vấn đề, để từ đó có lối đi sáng sủa hơn, ĐỒNG CẢM với nhau hơn.

Em hỏi ko rành mạch khiến bác khó giải thích..hi hi sory bác! Ý của câu em hỏi là em mong dc nghe những bản nhạc thật với những gì nó có, thật đến mức có thể như đang ngồi trong rạp hát nghe live đó ( em ko bàn thiết bị ở đây , chỉ nói nguồn nhạc nhé ). Thế thì từ đó làm sao biết dc bản nhạc mình đang nghe ko bị nén Dynamic Range? ( cân đong đo đếm so với cái gì bác ).
Vâng, có thể em sẽ viết 2 bài còn lại, trong đó bài 3 liên quan đến câu hỏi sau cùng của bác.
 

dungdt2

New Member
Đọc nhiều nhưng cái trình chưa đủ thấm thì cũng kiểu đàn gẩy tai trâu.
Mà có lẽ sẽ chỉ có 1/100 bác đọc xong hiểu được ý bác scotty thôi.
Nhiều khi cao siêu quá, uyên thâm quá đâm thừa!
 

iLoveHDVietnam

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Em không dám đọc hết bài post 01 vì dài và nhiều điều ... đúng quá.:D
 

nguyenvinh1973

Well-Known Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

thực ra e đã ko định viết tiếp hay comment j cả vì sau cái post đầu tiên của e trong 1 thớt khác mà đề cập đến audiophile nhưng e cảm thấy cần phải lên tiếng.

thứ 1: e ko hiểu các bác viết ra 1 loạt bài audiophile để làm j???

thứ 2: như a Linh v nh ng nói, thực ra e cũng ko thích mấy cái tiêu đề mà các a mod viết, nói thực tình e thấy cách giật title y như mấy cái tờ báo :(

thứ 3: vấn đề chính xoay quanh audiophile, làm thế nào để trở thành audiophile, nghe nhạc j mới là audiophile...thì e nghĩ chẳng cần j để tranh cãi cả. từ xưa đến nay, trên các diễn đàn kể cả lớn nhất thế giới về audio như audiogon thì gần như ngta cũng chẳng cần thiết phải đặt mấy câu hỏi bên trên, đặc biệt là câu hỏi "thế nào mới được gọi là audiophile"?

vì mấy cái này như e đã nói là nó chẳng có chuẩn j cả, mà khi đã ko có chuẩn thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào từng ng, có tranh cãi đến ngàn năm cũng ko hết. với riêng cá nhân e thì e hiểu rằng với những ai tự nhận mình là audiophile thì họ đều là những ng yêu nhạc và đam mê thiết bị âm thanh, đơn giản có vậy thôi. ko phân biệt là họ nghe nhạc j và thiết bị họ thích thuộc phân khúc thị trường nào vì sở thích và điều kiện khác nhau.

riêng việc nghe nhạc j thì đây là cái mơ hồ nhất, chẳng thể nào bảo cái ông chuyên nghe LP mới là audiophile còn cái ông chỉ nghe CDs là ko phải. vậy thì mấy cái lossless hay dynamic range trên thực tế ko phải ai cũng có thể hiểu được bản chất và tính chất của nó, thì cần j phải mang vào để nói rằng nếu nghe nhạc đó thì ko là audiophile. a Scotty cho phép e nói thẳng như vậy, vì e tin trước khi a tìm ra mớ kiến thức đó thì a cũng như e và bao người đều hoàn toàn hạnh phúc khi nghe được 1 bản nhạc yêu thích trên hệ thống yêu thích mà bất cần quan tâm nó được thu âm kiểu j, miễn là nghe "hay" thì đều ok cả.

bản thân những ng yêu nhạc, khi đi tìm các album cứ thấy nó khi audiophiles là thích nhưng thực ra có rất nh các album thu với chất lượng rất cao ng ta cũng chẳng cần ghi vào đó là audiophile j cả, hãng FIM là 1 đơn cử với các CD XRCD24, K2HD, DXD, 32bits UltraHD thì khi ng chơi tìm đến ng ta đã biết rằng chất lượng đó tốt rồi. còn các hãng như Premium record ng ta hay thêm chữ Audiophiles vào các album của mình, 1 phần vì là marketing và để nhanh bán được đĩa mà thôi. cần phải nói thêm là các dòng đĩa này thường làm với số lượng có hạn và giá thì tương đối đắt, loanh quanh $20-$50 cho 1 chiếc. thậm chí những dòng đĩa bị thất truyền do các hãng thu âm bjo ko còn nữa như của Sheffield Lab chẳng hạn thì các CDs của ng ta nếu mới mà shop nào còn thì giá vô cùng đắt, có điều chất lượng thì "tùy vào cảm nhận". e có may mắn được nghe 1 đĩa ở nhà 1 cụ và 1 đĩa e có của hãng này tại nhà, 2 đĩa nghe hoàn toàn khác nhau như ng lớn và trẻ con vậy mà cùng 1 hãng thu âm, cùng 1 kỹ thuật, vậy giải thích sao đây???

điều cuối cùng e muốn nói là ko hiểu sao dân mình cứ quan trọng hóa cái từ audiophile, e ko thấy nó như thế tẹo nào vì bản thân nó vốn dĩ rất giản dị và giành cho những ai yêu nhạc và đam mê âm thanh, có vậy thôi. ko có thần thánh hay cao xa j ở đây cả. còn ai nói audiophile chỉ yêu nhạc mà ko quan tâm đến thiết bị thì điều đó ko hoàn toàn chính xác, số này chỉ tồn tại rất rất ít và e biết là có thực, còn lại đa phần đều loay hoay trăn trở với bộ dàn của mình.

e xin tặng với các bác 1 câu, đừng quan tâm đến audiophile hay j j cho nó mệt, ta yêu nhạc, tiền ta có đến đâu ta đổi chác các thiết bị đến đó. và sự thực là, được thử nghiệm và trải nghiệm nh thiết bị trong tầm tiền là điều vô cùng thú vị trên con đường audio đầy đau khổ. các bác nên nhớ, có vô số các nhà sản xuất và thiết bị ngoài kia có thể đáp ứng với mọi túi tiền của các bác, thế nên đừng lăn tăn là tôi phải rất nh tiền thì tôi mới vươn tới audiophile và thử các thiết bị khủng, điều này là ko cần thiết. vì với các thiết bị tầm trung và thấp, nếu các bác thử được hết thì chắc cũng đã cận kề cuộc đời rồi, và hành trình mang tên "audiophile" đến lúc này chẳng thú vị lắm sao! còn nếu các bác mơ mộng về 1 cặp loa hay amp khủng, e khuyên các bác nên tìm cách kiếm tiền hoặc mua xổ số mỗi ngày :">, biết đâu đấy :)

hy vọng các bác sẽ ko còn lăn tăn j về cái gọi là audiophile nữa, và cũng sẽ ko còn mấy cái title gây shock nữa :D. diễn đàn nên tập trung vào cái j đó bổ ích hơn là xoáy vào cái này. thay vì cái tiêu đề như a Scotty nêu ở thớt này, đổi lại viết thành tìm hiểu về dynamic range và sự trình diễn của các bản thu qua từng thời kỳ thì tốt hơn :).

ps: cho đến nay chưa 1 hãng âm thanh nào tái tạo lại hoàn hảo lại các bản thu như ko khí nghe live được, vậy nên các bác đừng có lăn tăn rằng mình cần nghe 1 thứ tương tự như thế, cho dù có phải mất rất nh tiền. những cái này nó phụ thuộc vào vô cùng nh yếu tố, đầu tiên là cặp loa lớn với căn phòng lớn cho nó hát, sau đó đến amp, pre, nguồn, dây rồi các bản thu âm. tóm lại là càng đào sâu càng tẩu :D. chúc các bác may mắn!

Quá chuẩn!!! Quá thực tế!!!!!!!!!!!!!!!!!
 

GIM

Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Hi scotty!

Thôi viết nhanh nhanh các bài 2, 3 gì đó cho hết đi! Cố gắng nhanh nhanh nhé! để còn kịp mời Bạn chầu cafe Buôn Mê.

Gửi tất cả Các Bạn ghé qua topic này! đừng quá khắc khe như thế!!! về cách trình bày hay dùng từ, chuyển tải nội dung chưa chuẩn. Đó là một cố gắng đáng ghi nhận của scotty trong quá trình sưu tầm, tổng hợp và biên tập lại. Đó là phong cách viết rất riêng của scotty (Nói như Giám khảo Siu Black trong chương trình gì đó ... Tôi thích phong cách trình bày của Bạn hahahaha!!!!).

Về Nội dung và Mục đích của loạt bài này thì scotty đã tâm sự rồi; Nhưng vẫn có câu muốn nhắn riêng với scotty là để phong phú và chính xác hơn, có tính thuyết phục hơn cần phải tham khảo tài liệu nhiều chiều và sâu hơn nữa. Những bài viết mà scotty biên dịch lại nội dung còn "Non" lắm(Có thể scotty chưa hiểu hết ý tác giả bài viết? có thể scotty chưa hình dung ra các kỹ thuật trong bài đã nói tới? hay đó cũng chỉ là những bài báo, thông tin thương mại???).Loạt bài vừa qua "Rất hình ảnh" về từ ngữ "Kỹ thuật" cho nên scotty vẫn chưa thể diễn đạt bình dân hơn cho dễ hiểu - đây là sự thật.

Một ý nhỏ thôi: chỉ một cụm từ "Dynamic Range Compression" thì việc hiểu (chỉ hiểu các công đoạn, công việc, các kỹ thuật mixing và mastering) không cần "mục đích sở thị" đâu, chắc sẽ trình bày dễ hiểu và khác rất nhiều lời giải thích màu xanh xanh đó. Và như vậy sẽ không có cơ hội cho Bạn cuonghaanh "thắc mắc", càng không phải đợi đến bài thứ 3 để giải thích lại, giải thích rõ, giải thích sâu ...

Chính Tôi khi đọc qua cách giải thích cụm xanh xanh đó cũng ...hihi khá hoang mang vì trong đầu cứ tuôn ra câu hỏi ..."Chết chx...chết chx...???" vậy trước nay nghe nhạc audiophile là dỏm cả ah!!!. Lại còn câu "...nén quá mức rồi thì coi như là không được xếp vào danh mục nhạc Audiophile.???" không biết chính xác tác giả bài viết có ý vậy không? Nếu đúng vậy thì kết luận không cần đọc tiếp ... đây là một thảm họa, mà thảm họa này được phát ngôn từ một cây viết chẳng biết "Cóc" gì về công việc thu âm cả!

Và chỉ "hình ảnh" càng không thể nào giải thích được thắc mắc của Bạn Sonrock câu hỏi tại sao cùng là CD, cùng một hãng thu/ghi âm, một băng nhạc trình bày lại nghe khác nhau???.

Vậy nhé scotty! Cố gắng vì cộng đồng nhưng cũng cần cộng hưởng.
 

harmony

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Bàn cho nhiều rồi cũng chẳng đi tới đâu đâu :-< nếu thực sự đam mê thì kiểu gì cũng chơi được, nghèo chơi kiểu nghèo, khá chơi kiểu khá, mấy bài này đọc rồi chỉ tổ rối tinh lên khiến các bạn hoang mang, mất định hướng... người mới chơi nếu may mắn gặp được người đi trước định hướng đúng đắn cho lối nghe, lối chơi thì giảm được thiệt hại cho cái túi tiền, còn không thì cứ mãi loay hoay rồi cũng bội tiền mà thôi. Tiếc là kinh nghiệm xương máu rút ra từ những bài học đắt đỏ thì chả mấy ai muốn chia sẻ lại, thậm chí còn khoái trá nhìn cảnh hậu nhân chúng đạp lên vết xe cũ của mình. Nói thật nếu bạn có điều kiện để sắm 1 bộ dàn nhiều tiền với loa, ampli, đầu phát toàn hàng hiệu nổi tiếng (và tất nhiên cả nhiều $) thì khi lắp vào nghe ai dám nói rằng nó không hay? không chuẩn? Nếu không thì mấy cái tên tuổi nổi tiếng đó nó chết từ lâu rồi bạn ạ. Nhưng khổ cái người chơi lại không thích đơn giản như vậy, như vậy ko được gọi là chơi, chơi là phải phối ghép này nọ, phải hai ba đường tiếng: bass thì đánh amp này, mid đánh với amp kia, treble đánh cùng amp nọ, phải cơ rời, DAC rời v..v.. và v..v... cuối cùng chính thú chơi như vậy đã làm sai chuẩn hết. Nhưng audiophile là vậy! nếu nói chơi để đạt đến mức âm thanh chất lượng cao cấp, độ trung thực, sống động tối đa v..v... thì như trên đã nói, một dàn đơn giản với các thiết bị cao cấp, nguồn đĩa nhạc cao cấp là xong rồi. Một audiophile thực sự không hướng đến cái hoàn mỹ đó mà chính những cái sai lệch chuẩn tạo ra những âm thanh "là lạ" mới là cái cuốn hút họ vào những đam mê không dứt. Ừh tôi thích tiếng dây buông contrabass phải nhùng và hơi vang thế này, không thích gọn gẽ, thế là tôi bưng 2 thùng loa đặt lệch nhau một tí, rút bớt đồ hút âm đi... dăm ba bữa thì: tôi thích tiếng symbal đến hơi chậm hơn giọng hát một tí thì mới quyến rũ thế là đấu thêm cặp loa treble vô, cho nó lùi sau cặp loa chính 1 khúc, chia lại cross-over loa chính giảm treble đi... ừh tôi muốn tiếng gõ piano phải lung linh một tí, loay hoay tìm cách nối dãi giữa loa bass, mid, hight cho nó chồng nhau một tí v..v... và vân vân...
Đôi điều như vậy để bạn thấy audiophile là thế! thế nên bỏ qua các lý thuyết sâu sa đi, nếu thực sự đam mê thì lao vào, nghèo thì chơi loa đóng, học cách chia cross-over mà trải nghiệm, rành điện tử thì nhào vô mod ampli, mod đầu đĩa... và quan trọng nhất vẫn là đam mê mà thôi. Chứ giờ này ngồi bàn cãi trên diễn đàn thì bao giờ xong?
 

QuocSam

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Xin góp vui với các bạn một ví dụ độc đáo- một thử nghiệm của tờ báo khét tiếng The Washington Post.
Đàn gảy lỗ tai trâu – Ý thức về vẻ đẹp của cuộc sống

Dường như đa số chúng ta có khá đầy đủ, nhưng duy có một điều mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng đều rất thiếu thốn là thời giờ của mình…



Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút.


Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh.

Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.

4 phút sau:
Người nhạc sĩ vĩ cầm ấy nhận được đồng đô la đầu tiên: một người đàn bà ném tiền vào thùng đàn của anh và không hề dừng lại, tiếp tục bước đi.

6 phút:
Một người thanh niên trẻ đứng dựa vào tường lắng nghe anh, nhìn đồng hồ đeo tay của mình và rồi lại tiếp tục bước đi.

10 phút:
Một đứa bé dừng lại nghe, nhưng mẹ của em vội vàng lôi em đi tiếp. Ðứa bé tiếp tục dừng lại nhìn anh nhạc sĩ vĩ cầm, nhưng mẹ của em đẩy mạnh, và em lại phải tiếp tục bước đi, nhưng em vẫn cứ ngoái đầu quay nhìn lại. Và điều này đã cũng xảy ra với nhiều những đứa bé khác. Và cha mẹ nào cũng đều lôi kéo các em, bắt các em phải đi nhanh lên.

45 phút:
Người nhạc sĩ vĩ cầm ấy vẫn tiếp tục chơi nhạc không ngừng. Chỉ có 6 người dừng lại và lắng nghe trong vài ba phút rồi bỏ đi. Khoảng chừng 20 người cho anh tiền, trong khi vẫn tiếp tục bước đi bình thường, và không hề dừng lại. Chàng nhạc sĩ ấy thâu được tổng cộng là 32 đô la.

1 giờ sau:
Anh ta ngừng chơi, không gian im lặng trở lại. Không ai chú ý đến anh. Không một tiếng vỗ tay, và cũng không một lời tán thưởng.

Không ai biết người ấy chính là Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ cầm nổi danh nhất trên thế giới. Trong hơn 45 phút qua anh đã chơi những bài phức tạp nhất trong các bài nhạc trình tấu, và cây đàn vĩ cầm mà anh chơi trị giá khoảng 3,5 triệu đô la. Hai ngày trước đó, Joshua Bell đã trình diễn tại một nhà hát ở thành phố Boston, vé bán hết không còn chỗ ngồi, giá của mỗi vé là 100 đô la. Và ban tổ chức sẵn sàng trả 1.000 đô la mỗi phút cho tài năng của anh!

Ðây là kết quả của một cuộc thử nghiệm do báo The Washington Post tổ chức. Trong cuộc thử nghiệm này, Joshua Bell phải ăn mặc thật bình thường, quần jean, áo thun, mũ kết, và chơi đàn trong giờ cao điểm, 7:45am. Họ chọn nơi biểu diễn là trạm ga L’Enfant Plaza, vì nơi đây những người khách metro đi ngang qua đa số là thuộc tầng lớp trung lưu, chuyên nghiệp, trí thức, phần lớn làm việc với chính phủ liên bang.

Trước khi tổ chức, các nhà thử nghiệm nghĩ rằng tại Washington DC, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về classical music, nhạc giao hưởng, Joshua Bell có thể sẽ thu hút một số lượng lớn khán thính giả dừng lại nghe, và họ có lẽ sẽ phải nhờ cảnh sát đến để giữ trật tự.

Nhưng chỉ có một người duy nhất nhận ra Joshua Bell, vì trước đó ba tuần cô ta có đi xem anh trình diễn ở Library of Congress, nên nhận ra anh ngay. Cô ta đã bỏ vào hộp đàn của Joshua Bell 20 đô la và tự giới thiệu mình khi anh ngưng chơi đàn.

Tờ Washington Post viết, mục đích của cuộc thử nghiệm này để xem rằng: chúng ta có thể nhận diện, ý thức được những gì hay và đẹp đang có mặt giữa cuộc sống bận rộn của mình, và trong những hoàn cảnh bình thường hằng ngày không?

Và nếu như trong cuộc sống chúng ta không thể dừng lại trong giây lát để lắng nghe một nhạc sĩ lừng danh nhất trên thế giới, chơi những giai điệu hay nhất từng được sáng tác, với một nhạc cụ tốt đẹp nhất, và nếu như cuộc sống quá bận rộn đến nỗi chúng ta không còn có thời gian để dừng lại, khiến ta trở nên lãng quên trước những điều hay và đẹp, thì trên con đường ta đi mình còn vô tình bỏ qua và đánh mất bao nhiêu những điều đáng quý nào khác nữa chăng?

Trong thời đại ngày nay, dường như đa số chúng ta có khá đầy đủ, nhưng duy có một điều mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng đều rất thiếu thốn là thời giờ của mình, phải thế không bạn?

Trên con đường chúng ta đi, có lẽ ta cũng sẽ có dịp nghe được tiếng đàn vĩ cầm của Joshua Bell, và bao nhiêu những điều hay đẹp khác chung quanh ta, nâng cao tâm hồn mình, giữa những bận rộn và ngay trong hoàn cảnh bình thường nhất, nếu chúng ta biết tập bước chậm lại một chút…
 
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Về Nội dung và Mục đích của loạt bài này thì scotty đã tâm sự rồi; Nhưng vẫn có câu muốn nhắn riêng với scotty là để phong phú và chính xác hơn, có tính thuyết phục hơn cần phải tham khảo tài liệu nhiều chiều và sâu hơn nữa. Những bài viết mà scotty biên dịch lại nội dung còn "Non" lắm(Có thể scotty chưa hiểu hết ý tác giả bài viết? có thể scotty chưa hình dung ra các kỹ thuật trong bài đã nói tới? hay đó cũng chỉ là những bài báo, thông tin thương mại???).Loạt bài vừa qua "Rất hình ảnh" về từ ngữ "Kỹ thuật" cho nên scotty vẫn chưa thể diễn đạt bình dân hơn cho dễ hiểu - đây là sự thật.

Một ý nhỏ thôi: chỉ một cụm từ "Dynamic Range Compression" thì việc hiểu (chỉ hiểu các công đoạn, công việc, các kỹ thuật mixing và mastering) không cần "mục đích sở thị" đâu, chắc sẽ trình bày dễ hiểu và khác rất nhiều lời giải thích màu xanh xanh đó. Và như vậy sẽ không có cơ hội cho Bạn cuonghaanh "thắc mắc", càng không phải đợi đến bài thứ 3 để giải thích lại, giải thích rõ, giải thích sâu ...
Bác nói rất chính xác, theo tôi không có khái niệm dòng ( loại ) " nhạc nén Dynamic Range "
Mà cụm từ " "Dynamic Range Compression" " là một kỹ thuật mix và martering trong các studio thường sử dụng khi kỹ thuật thâu âm digital ( Từ khi xuất hiện đĩa CD ) được áp dụng rất phổ biến. Các bản thu âm master sau này ở tất cả các dòng nhạc Pop, Rock vv... đều không ít thì nhiều đều có sử dụng kỹ thuật "Dynamic Range Compression" để bản thâu âm được dể nghe và hay hơn đối với đại đa số người nghe cũng như các bộ dàn Hifi thông dụng mà độ động không đáp ứng được như các dàn máy có đầu tư nghiêm túc của các audiophile. Chứ không phải nghe các đĩa nhạc thâu âm theo kỹ thuật này là không thể trở thành audiophile như scotty đã viết trên title, bạn nên tìm hiểu thêm về các kỹ thuật trong phòng thu âm master trước khi viết bài này thì hay hơn.
Không thể phủ nhận trình độ ngoại ngữ và tâm huyết của scotty nhưng với cách dịch " non" ( vì chưa hiều nhiều về thú chơi âm thanh ) và chen thêm vào các suy nghĩ chủ quan sẽ làm sai lệnh nội dung gốc của tác giả và làm anh em chơi audio thêm hoang mang mất định hướng nhiều hơn
 

thaingo84

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Nói thật có khi đầu tư cái dàn vài chục ngàn nhưng vẫn mơ ước được nghe lại bài hát trên 1 cái casset cũ cổ xưa bằng 1 cái tai nghe chống điếc, như vậy với bản thân em thì cái casset kia hơn hẳn cái dàn rồi ạ.
 

samuelmessi

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

hại não quá mấy bác ơi
 

Minhsur

Banned
Vấn đề là các bác muốn nghe nhạc hay muốn sành điệu. Người muốn nghe nhạc sẽ biết mình cần gì... Nếu có dịp các bác nghe lại những bài nhạc vàng theo kiểu chơi nhạc vàng thời 1975... vẫn rất nhiều thứ đáng nghe.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Nhạc CD gốc khá nhìu, nhưng vẫn rip ra mp3 để nghe trên ipod touch khi đi đây đó
 
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

KHông muốn trở thành audiophile vì chỉ nghĩ đơn giản "âm nhạc là một người bạn" nếu vui cũng nghe, buồn cũng nghe. Tâm trạng không có gì cũng nghe ^^
 

MyRom

Active Member
:D:D Mẹ ơi! đọc loạt bài của bác scotty và những phản biện của các bác về tình yêu và sự cảm thụ âm nhạc, em thấy mình mong manh như 1 phần của hạt bụi trong sam mạc Sahara rộng lớn này. Cảm ơn bác scotty và tất cả các bác đã có những phản biện rất hay và quý giá :D:D
 

Minhsur

Banned
Re: Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

KHông muốn trở thành audiophile vì chỉ nghĩ đơn giản "âm nhạc là một người bạn" nếu vui cũng nghe, buồn cũng nghe. Tâm trạng không có gì cũng nghe ^^
Thích cmt của bác. Âm nhạc cuối cùng thì vẫn là để phục vụ con người. Lúc vui, buồn, cáu giận đề có loại nhạc tương ứng để giải tỏa. Nếu chỉ vì muốn " mơ làm audiophile chính hiệu" gì đó, rồi phấn đấu, rồi bỏ ra hàng đống đống tiền vì cái danh hão mà chẳng hiểu để lòe được ai thì có khi chính chúng ta lại thành người đi phục vụ âm nhạc mất.
 

iluxman

Active Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Không biết Scotty là ai - không biết ông ta muốn bàn về âm nhạc hay thiết bị, "tiêu chí thẩm âm" gì gì đó của các "cụ" thích được mệnh danh là "audiophile đích thực"!
Có lần mình đọc 1 bài của Sam Tellig ( 1 biên tập viên của tạp chí Stereophile). Sam kể có lần Sam nghe nhạc từ máy hát của xe Auto của anh ta. Anh ta cứ liên tục bị cuốn hút bởi các bài hát dc phát ra từ 1 thiết bị khiêm tốn là CD + ampli của xe Auto.Anh ta đã nghe nhạc nhiều giờ liên tục và chỉ muốn nghe mãi và nghe mãi- Lần nghe nhạc đó là 1 trong những lần nghe nhạc hay nhất và rất khác với hàng trăm lần cuộc nghe nhạc, thẩm âm theo kiểu "audiophile" để review các thiết bị nghe nhìn đắc tiền đối với Sam
Lần nghe nhạc ở trong gara đó anh ta ko bị ràng buộc bởi các thiết bị + dây nhợ, ko bị ràng buộc bởi các tiêu chí của "thẩm âm"... tâm hồn anh ta rất sảng khoái khi tự do thưởng thức cái hay đích thực của âm nhạc.

Mình hoàn toàn đồng ý với Sam. Thà ta là 1 người nghe nhạc "bình thường" để ta ko bị lệ thuộc vào hàng loạt các "tiêu chí của audiophile gì gì đó'. Nhưng bù lại thì mỗi lần nghe nhạc là 1 lần "phê", 1 lần "bay".
Lúc đó thì (xin trích từ 1 bài hát của Boney'M): Music is like heaven where we wanna be!

Âm nhạc là 1 trong những phát minh vĩ đại của con người để phục vụ cho con người. Mọi phát minh (liên quan tới âm nhạc) đều để phục vụ cho việc truyền tải âm nhạc lại cho chúng ta. Vì thế đừng nghĩ các thiết bị cao cấp + các tiêu chì gì gì đó của các audiophile là "chuẩn" của âm nhạc. Vì cho tới giờ phút này thì chả có 1 thiệt bị thật đắc tiền nào mà có thể truyền tải lại y như ta đang nghe nhạc live!

Với mình thì chỉ có những người thật lòng yêu âm nhạc thật sự thì họ mới "cảm" và "bay" với cái hay của các giai điệu mà âm nhạc đem lại cho chúc ta. Và những người này thì mới là những người thật sự hài lòng và "sướng" khi nghe âm nhạc.
Còn với các tay "audiophile gì gì đó" do bị lệ thuộc quá nhiều về "các tiêu chí vàng của thẩm âm" và bị lệ thuộc quá nhiều về các thiết bị phát nhạc, nên mình tin là các "audiophile" này chả mấy đếm xỉa gì tới cái hay đúng nghĩa của âm nhạc, mà các "tay" cứ mỗi lần nghe nhạc thì hầu như chỉ "nghe các thiết bị". Các "cụ audiophile" này thì lúc nào cũng bứt rứt, xốn xang, bồn chồn, đứng núi này - trông núi nọ, luôn thèm muốn các thiết bị theo nghĩa "highend" mà họ chả màng mấy đến cái hay, cái đẹp của âm nhạc.
Ôi buồn thay cho những "audiophile"!
Và hạnh phúc thay cho những người có lòng đam mê âm nhạc đích thực chả màng mấy đến các thiết bị "highend" và các "tiêu chí thẩm âm".
 
Bên trên