Giải mã bí ẩn đằng sau công nghệ Full Array LED của Sony

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT

Sự xuất hiện của Full Array LED mang đến nhiều vượt trội cho độ sáng Tivi và cả trải nghiệm người dùng: ánh sáng đều, các vùng sáng rực hơn, màu đen sâu hơn, tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

image001.jpg


TV Sony dùng tấm nền Full Array cho độ sâu màu đen ấn tượng

Tầm quan trọng của độ sáng màn hình Tivi

Độ sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm xem Tivi. Độ sáng quá cao sẽ khiến cho hình ảnh bị chói, mất đi độ trung thực. Độ sáng quá thấp sẽ khiến cho màn bị lóa, khó nhìn rõ hình ảnh.

Để điều khiển độ sáng của Tivi, trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất đã liên tục thử nghiệm và hoàn thiện các công nghệ chiếu sáng trên màn hình Tivi. Nổi bật nhất là 2 công nghệ: sáng cạnh (Edge Lit) và sáng nền (Back Lit).



Với Edge Lit, các đèn chiếu sáng được xếp ở cạnh viền. Ưu điểm của công nghệ này là tạo nên được những chiếc TV mỏng. Nhưng nhược điểm nằm ở ánh sáng không đều, dễ bị hở sáng.

Với Back Lit, các đèn chiếu sáng được rải đều khắp màn hình Tivi. Do đó, Tivi Back Lit dầy hơn một chút (vì có thêm 1 lớp chứa các đèn). Bù lại, ánh sáng trên Back Lit lan tỏa đều, mọi vùng của hình ảnh luôn có độ sáng đồng nhất.

Tuy nhiên, cả Edge Lit lẫn Back Lit vẫn có một điểm yếu lớn: Tivi vẫn chưa kiểm soát được độ sáng của từng vùng hình ảnh cố định. Đây chính là lý do mà Full Array (sáng toàn dải) và Local Dimming (Làm tối cục bộ) ra đời.

Full Array LED cho độ sáng đều và linh hoạt

Về bản chất Full Array LED (LED toàn dải) chính là Back Lit. Tuy nhiên, công nghệ này tân tiến hơn. Với công nghệ Full Array LED, các bóng đèn chiếu sáng có kích cỡ rất nhỏ, rải đều khắp mặt phẳng Tivi, từ đó khắc phục điểm yếu của Back Lit truyền thống, giúp cho Tivi mỏng hơn đáng kể.


Tiếp theo, nhờ thuật toán Local Dimming của Sony, Tivi có thể điều khiển bật / tắt từng cụm, từng vùng đèn chiếu sáng. Nhờ vậy, màu đen được sâu hơn (vì đèn đã tắt); trong khi vùng sáng rực rỡ hơn, tạo sự khổi nối hết sức tự nhiên cho vật thể.

Những điểm ưu thế của Full Array LED với những công nghệ chiếu sáng màn hình đi trước:

  • Edge Lit cho ánh sáng không đều, hở sáng. Full Array LED rải đều ánh sáng khắp Tivi.
  • Back Lit cho ánh sáng đều nhưng duy trì liên tục, khiến màu đen không sâu.Full Array LED đưa từng bóng đèn LED có kích thước cực nhỏ, duy trì được độ sáng đều, mịn, tạo cảm giác thoải mái cho người xem.
Không phải tấm nền Full Array nào cũng giống nhau

Căn cứ vào lý thuyết trên đây thì các hãng đều có thể giải quyết bài toán 'sáng đều, sáng đẹp' trên Tivi của họ. Vậy thì tại sao, vẫn có sự chênh lệch rất lớn ở những Tivi cùng dùng Full Array.

Câu trả lời nằm ở công nghệ Local Dimming (hay còn gọi là làm tối cục bộ). Local Dimming được Sony giới thiệu khá lâu nhưng đến năm 2020, Sony bất ngờ mang Local Dimming lên tất cả Tivi hỗ trợ Full Array LED của họ.


Sở hữu Local Dimming, các Tivi Full Array LED của Sony có khả năng điều khiển từng vùng sáng. Đồng nghĩa, Tivi Sony có thể tắt hẳn những vùng sáng cụ thể, nhằm mang lại màu đen sâu thuần khiết - trái ngược với màu xám/đen của những TV đối thủ vì vẫn còn sáng đèn.

Nhờ sự kiểm soát ánh sáng của Local Dimming, các Tivi Sony có Full Array LED cho màu đen trung thực; trong khi đó, những vùng nhiều màu sắc trở nên sống động hơn, mang hơi thở vào hình ảnh được trình chiếu. Chưa kể, việc kích hoạt Local Dimming để bật / tắt từng cụm đèn LED trong thời gian thực còn giúp tiết kiệm điện, đồng thời tăng tuổi thọ cho bóng đèn của Tivi.

Lấy ví dụ với hình ảnh sau đây. Bên trái là chiếc Sony X9500H (có Full Array LED và Local Dimming). Bên phải là sản phẩm LED TV của hãng khác.





Rất dễ nhận thấy, hình ảnh của Sony X9500H tạo cảm giác chân thực. Hình khối rõ ràng, vừa có chiều sâu, vừa có độ nổi. Màu sắc rất tươi và giàu sức sống. Người xem Sony X9500H có cảm giác như đang chứng kiến hình ảnh thật sự trước mắt của mình. Lý do là vì, Full Array LED của Sony được hỗ trợ công nghệ X-tend Dynamic Range Pro nên đạt tương phản cao và hình ảnh chi tiết hơn.

Xuất hiện từ năm 2015, X-tend Dynamic Range Pro đã và đang được tích hợp trên nhiều Tivi 4K của Sony. Sony X-tend Dynamic Range Pro sử dụng các thuật toán đèn nền đặc biệt; làm tăng độ sâu và độ trung thực của các dải màu đen trong khi đó tăng cường các sắc thái màu sáng, giúp đạt được độ tương phản cao nhất.

Cơ chế cải thiện hình ảnh thông qua X-tended Dynamic Range Pro trên Tivi Sony như sau:

  • Mở rộng phạm vi chiếu sáng và tăng cường độ tương phản cao gấp nhiều lần so với các dòng Tivi thông thường, tối ưu chất lượng hình ảnh cũng như trải nghiệm xem Tivi.
  • Độ phủ màu rộng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác, trung thực, sáng và đẹp; không bị quá chói hay quá gắt như TV của hãng khác.
  • Cân bằng một cách hài hòa các chi tiết ở vùng sáng của những ở vùng tối, giúp mắt người xem luôn được thoải mái.
Về phía đối thủ LED TV, mặc dù cùng công nghệ LED nhưng hình ảnh trên TV hãng khác bị "phẳng" thấy rõ. Màu sắc trông nhợt nhạt hơn đáng kể. Không có cảm giác nổi bật nào. Do đó, làm giảm hứng thú của người xem.

Tóm lại, sự kết hợp của Full Array LED và Local Dimming giúp Tivi Sony mang đến hình ảnh vượt trội so với TV hãng khác ở nhiều tiêu chí: độ sáng, sự trung thực, màu đen sâu và tuổi thọ màn hình.

Tăng cường trải nghiệm xem Tivi Sony nhờ Full Array LED

Việc mang đến màu đen sâu hơn và những vùng sáng có màu rực hơn làm tăng dải màu sắc trên Tivi, còn được biết với cái tên "dải động cao" (High Dynamic Range / HDR). Khái niệm này hiện đã rất phổ biến với người tiêu dùng ở nhiều mảng Tivi, PC, điện thoại, máy ảnh…


Nhờ có Full Array LED, Tivi Sony hỗ trợ HDR, mang đến sắc màu chân thực, hình ảnh có độ nét cao và tràn đầy sức sống. Do đó, trải nghiêm xem Tivi sẽ được cải thiện đáng kể.

Ở mảng thể thao, sự phân bổ không ngừng các vùng ánh sáng trên Full Array LED làm mượt thêm chuyển động của các vận động viên, các cầu thủ và không khí sôi nổi của trận đấu.

Khi chơi game, đặc biệt là những game thế giới mở, Full Array LED mang đến chiều sâu, lôi cuốn người chơi, tạo sự hấp dẫn, không ngừng khám phá. Và với độ chân thực của CGI trong những năm gần đây, thế giới trong game sẽ không khác bên ngoài là mấy.


Sony X9500H với công nghệ tấm nền Full Array LED cho màu sắc trung thực, chi tiết.

Trong trải nghiệm phim, sắc đen sâu và HDR là những lợi thế cho Tivi Sony khi chiếu phim trong những căn phòng tối. Bên cạnh đó, Full Array LED và Local Dimming giúp bộ phim tái hiện được những màu sắc, góc máy độc đáo mà đạo diễn muốn truyền tải đến người xem.

Giải mã bí ẩn đằng sau công nghệ Full Array LED của Sony mang đến trải nghiệm chân thực

Sự xuất hiện của Full Array LED mang đến nhiều vượt trội cho độ sáng Tivi và cả trải nghiệm người dùng: ánh sáng đều, các vùng sáng rực hơn, màu đen sâu hơn, tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

image014.jpg

Full Array LED mang đến cho Tivi Sony 2020 lợi thế so với các đối thủ, đồng thời mang đến trải nghiệm xem Tivi tuyệt vời cho người tiêu dùng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

truongphan96

Active Member
Ngoài cái khoản độ sáng vượt trội hơn và không bị lưu ảnh thì thua OLED hết. Cái tính năng
Local Dimming nó cũng hay đấy nhưng xem rất khó chịu khi có hiển thị phụ đề và làm mất chi tiết trong những vùng quá tối.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Muốn bằng oled thì chỉ có cách lắp tấm nển oled (Sony đã làm rồi).
Chiêu bài để chống oled có mỗi "lưu hình", nhưng không phải cái tấm nền oled nó dễ lưu hinh như vậy.
Nhà có 3 cái oled, có cái hơn 6 tuổi rồi mà chưa cái nào thấy lưu hình cả.
Ngày xưa dùng plasma thì đúng là có thấy thật, Hình logo lưu đến 3 ngày mới mất, tắt tv vẫn thấy lờ mờ, nhưng sau đó cũng chẳng thấy nữa!
 

chanhny

Active Member
Muốn bằng oled thì chỉ có cách lắp tấm nển oled (Sony đã làm rồi).
Chiêu bài để chống oled có mỗi "lưu hình", nhưng không phải cái tấm nền oled nó dễ lưu hinh như vậy.
Nhà có 3 cái oled, có cái hơn 6 tuổi rồi mà chưa cái nào thấy lưu hình cả.
Ngày xưa dùng plasma thì đúng là có thấy thật, Hình logo lưu đến 3 ngày mới mất, tắt tv vẫn thấy lờ mờ, nhưng sau đó cũng chẳng thấy nữa!
rất dễ lưu hình vì sony xài panel white oled của lg, để tạo diot white đó thì cần dùng lớp vàng do màu đỏ xanh lá trộn lại và diot blue, nhưng diot blue phải sáng mức cao để tạo màu trắng rồi lọc rgb. loại white oled này diot tuổi thọ kém hơn cả rgb truyền thống nữa và tv thường độ sáng cao hơn đt nê mau run in. ông nói xài 6 năm ko brun in chắc ít xài mà chưng chủ yếu. thử đưa bác và ba tui luyện đi, tầm 3 đến 6 tháng brun in ngay ví ngày luyện phim suốt từ sáng tới khuya, thậm chí ko coi gì thì mở nhạc youtube nghe toàn hình cover tĩnh kìa.
 

coolpix8700

Well-Known Member
rất dễ lưu hình vì sony xài panel white oled của lg, để tạo diot white đó thì cần dùng lớp vàng do màu đỏ xanh lá trộn lại và diot blue, nhưng diot blue phải sáng mức cao để tạo màu trắng rồi lọc rgb. loại white oled này diot tuổi thọ kém hơn cả rgb truyền thống nữa và tv thường độ sáng cao hơn đt nê mau run in. ông nói xài 6 năm ko brun in chắc ít xài mà chưng chủ yếu. thử đưa bác và ba tui luyện đi, tầm 3 đến 6 tháng brun in ngay ví ngày luyện phim suốt từ sáng tới khuya, thậm chí ko coi gì thì mở nhạc youtube nghe toàn hình cover tĩnh kìa.

Cái cũ nhất đã 6 tuổi rồi, còn cái mới nhất cũng hơn 1 tuổi, trong đó có 1 cái hầu như hàng ngày chỉ xem 2 kênh tv là HN1 và VTV1, chẳng thấy cái nào trong cả 3 cái lưu hình cả.
Mua tv về để làm khung ảnh thì nó lưu thật!
 

ngoctkatu

Active Member
Ai chê thì chê chứ cá nhân em vẫn tin vào tivi của Sony hơn các hãng khác :D
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ai chê thì chê chứ cá nhân em vẫn tin vào tivi của Sony hơn các hãng khác :D

Em không chê TV Sony.
Thời CRT em dùng Sony, cái cuối cùng là Sony 40".
Nhưng lên LCD em mua Samsung, đến Plasma cũng Samsung.
Còn bây giờ Oled là LG.
Mặc dù em không thích đồ hàn.
Nhưng giá thấp hơn rất nhiều mà chất lượng cũng chỉ 1 chín, 1 mười với mấy cái Sony (plasma thì so với Panasonic)!
 

coolpix8700

Well-Known Member
Led với array thì chỉ mới lo được đến việc phân phối đều ánh sáng rọi cho cái tấm LCD phía trước.
Càng nhiều, bóng led được bố trí càng đều phía đằng sau tấm LCD thì ánh sáng càng đều, không bị vùng sáng quá, vùng tối quá như việc mấy cái tv hở sáng (dù không nặng bằng).
Led array hầu như không phải lo đến hở sáng nếu những cái bóng led được bố trí rải đều, không tập trung ở từng vùng.
Còn về mầu sắc lại phải phụ thuộc vào những cái bóng led ấy.
TV rẻ họ dùng bóng led rẻ, chúng không cho được ánh sáng trắng thật có phổ phủ hết được vùng nhìn được của mắt người.
Bóng led càng đắt thì cái thứ ánh sáng càng gần với mầu sáng trắng của ánh sáng tự nhiên.
TV rẻ thường ánh sáng rọi này có mầu hơi vàng, phổ rất hẹp, không phủ hết vùng nhìn thấy của mắt người.
Cái phần này thì người mua tự đoán qua giá bán thôi, các nhà sản xuất chỉ quảng cáo các thứ khác, chứ cố tránh, kể cả họ có dùng bóng led chất lượng tốt cho những cái tv đỉnh cao thì họ cũng chẳng quảng cáo, vì còn phải bán cả những cái tv led chất lượng tồi hơn (mà chúng - những cái tv giá rẻ này - lại làm ra lãi chính trong lĩnh vực sản của tv của họ)!
 

oanhoanh90

New Member
Dùng sony ngon nhà mình mua cái 42W674A năm 2013 giờ vẫn ngon :)), mấy con samsung mua được tầm 2 3 năm bị ngỏm màn hình
 

manhhung1420

Active Member
trên web sony nó ghi tấm nền của con 65X8000G là Direct Led => các bác cho em hỏi nó là loại gì đấy ạ
 

chumb0

Well-Known Member
sony ngol thật , ít nữa lấy đc ty0 đời mình đảm bảo mua cho eny 1 c0n cho e ấy xem phim HD sướng mắt thì thôi
 

osiric1

Well-Known Member
Công nghệ này có lâu rồi nhưng giá cả chỉ là không phù hợp với đa số người dùng bình dân nên LED viền ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu to mà rẻ
 
Bên trên