Google Play Store chật vật đối phó với nạn đánh giá giả mạo

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ngày nay, các đánh giá từ người dùng là một thước đo tệ hại về chất lượng của một thứ gì đó. Tất cả mọi thứ từ đánh giá nhà hàng trên Yelp cho đến đánh giá sản phẩm trên Amazon đều có thể bị làm giả, khiến tổng điểm đánh giá tăng lên (hoặc cũng có thể bị giảm xuống).

2043421.jpg


Khi đề cập đến Google Play Store, những đánh giá giả mạo này có thể đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của bất kỳ ứng dụng nào. Do cách hoạt động thuật toán của Google, các nhà phát triển đã lợi dụng chúng cho mục đích của riêng mình, ngay cả khi điều đó có thể khiến những ứng dụng của họ có thể bị xóa khỏi nền tảng, hoặc tệ hơn khi nhận án phạt rất lớn từ FTC.

Dẫu đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề nay trong một thập kỷ qua, cả Google Play Store lẫn Apple App Store vẫn đầy tràn những đánh giá giả mạo. Họ rất kiên trì để bổ sung những tính năng mới, nhưng rõ ràng, họ lại không có bất cứ cách giải quyết triệt để nào cho vấn đề này.

Sự hấp dẫn từ đánh giá giả

2043403.jpg


Đối với các nhà phát triển đang chật vật muốn lớn mạnh hơn trên Google Play Store, không có nhiều đường tắt để họ thành công. Ngay cả khi bạn tạo ra một ứng dụng hay trò chơi tuyệt vời, thì không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ xuất hiện trên những chiếc điện thoại của các đối tượng tiềm năng.

Ngoài việc đặt tên sai lệch cho ứng dụng, để tăng lượt tải về, một ứng dụng cần phải được thuật toán của Google đẩy lên. Tối ưu hóa danh sách ứng dụng là một phần trong đó, thế nhưng, cách mà thuật toán đánh giá chất lượng đó chính là số lượng cài đặt và đánh giá từ người dùng.

Bằng cách mua các lượt cài đặt và đánh giá tốt để đánh lừa hệ thống, các nhà phát triển có thể cải thiện đáng kể cơ hội xuất hiện trên Play Store. Nếu bị phát hiện, Google sẽ xóa ứng dụng đó trên Play Storre, nhưng nếu nó có số lượng tải xuống chỉ một con số, thì đó không phải là một thứ quá lớn.

Mọi chuyện tồi tệ hơn khi một số nhà phát triển độc hại cũng chi tiền mua những đánh giá tiêu cực cho các ứng dụng đối thủ cạnh tranh nhằm tăng thứ hạng của họ. Một loạt đánh giá 1 sao là tất cả những gì cần thiết để hạ mức trung bình của các ứng dụng là dấu hiệu cho thuật toán Play Store biết rằng ứng dụng đó không đáng để họ quảng bá.

Các dịch vụ đánh giá giả có giá rất rẻ

Google đã rất nỗ lực để loại bỏ những đánh giá giả trong quá khứ. Vào năm 2016, họ đã gỡ bỏ các đánh giá ảo nhằm tăng thứ hạng ứng dụng, thế nhưng, điều đó chỉ khiến những kẻ xấu đẩy mạnh hành vi này nhằm vượt qua hệ thống. Google tuyên bố đã xóa hàng triệu đánh giá giả trong năm 2018, nhưng đó không phải là điều dễ dàng và một số nhà phát triển cảm thấy rằng các đánh giá tích cực đúng luật cũng bị ảnh hưởng.

Trò chơi mèo bắt chuột này vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Những gì còn lại chỉ là số nhỏ nhưng ngành công nghiệp đánh giá giả lại trở nên tinh vi hơn. Android Authority tìm thấy 5 công ty như vậy đưa ra mức giá từ 2 – 4 USD cho mỗi đánh giá. Thông thường, bạn mua càng nhiều, mức giá sẽ càng rẻ với gói tối đa lên đến 500 đánh giá. Một trang web thậm chí còn cung cấp các đánh giá khuyến khích thông qua một ứng dụng có trên Play Store.

2043409.jpg


Để tránh khỏi sự nhòm ngó từ thuật toán của Google, những đánh giá này được viết bởi người thực bằng hàng loạt ngôn ngữ khác nhau. Chúng thường viết không đúng cấu trúc, thế nhưng, chúng lại đủ để không thể phân biệt được có phải là giả hay không. Thậm chí, bạn còn có thể gửi những văn bản của riêng mình cho các đánh giá nhằm nhắm vào một số từ khóa cụ thể và tăng thứ hạng lên hơn nữa.

Các cách khác để qua mặt thuật toán bao gồm thêm các đánh giá 4 và 5 sao cũng như gửi chúng đi, cách nhau một thời gian đủ lâu. Hầu hết những "người bán đánh giá" đều rất linh hoạt trong vấn đề này và thậm chí, một số còn đưa ra các phương pháp tốt nhất để tránh bị phát hiện.

Chủ sở hữu ứng dụng có thể thấy bảng phân tích đánh giá dựa theo quốc gia, ngôn ngữ, thiết bị,… trong Play Console, nhưng những người dùng thông thường không thể thấy được những giá trị này. Thêm vào đó, người đánh giá hợp pháp có thể bị ảnh hưởng bởi nhóm này, khiến nguời dùng bỏ qua các đánh giá tích cực hơn so với trải nghiệm thực mà họ được đảm bảo.

2043412.jpg


Đối với các nhà phát triển game độc lập đầy tham vọng, suy nghĩ về việc tăng tỷ lệ mua lại lên vài trăm phần trăm nghe có vẻ hấp dẫn. Thay vì nỗ lực xây dựng và phát triển tựa game, họ có thể gửi vài trăm đô-la thông qua Paypal đến một trang web sơ sài và cầu mong điều tốt nhất sẽ đến.

Như đã đề cập ở trên, Play Store không phải là kho ứng dụng duy nhất gặp vấn đề này. App Store của Apple cũng ngập tràn những đánh giá giả. Android Authority nhận thấy, các đánh giá trên iOS lại đắt hơn một chút, dao động từ 2 – 5 USD cho một đánh giá. Điều này là do việc tạo tài khoản mới khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Thêm vào đó, nền tảng này của Apple kiểm soát gắt gao hơn đối với những ứng dụng sao chép hoặc có chất lượng thấp.

Không dễ dàng để giải quyết

2043415.jpg


Vậy Google và Apple có thể làm gì để ngăn chặn vấn đề đánh giá giả? Chính sách với các thuật toán phức tạp đã không thể hoạt động tốt với chúng, và những nền tảng ứng dụng này quá lớn để thực hiện đánh giá thủ công khi chúng xuất hiện.

Một giải pháp có thể làm là giúp quá trình đánh giá hợp lệ trở nên dễ dàng hơn. Apple đã giải quyết vấn đề này bằng một lời nhắc đánh giá trực tiếp trong iOS 10.3. Cụ thể, các nhà phát triển có thể bổ sung thêm một thông báo nhằm yêu cầu người dùng xếp hạng ứng dụng mà không phải thoát ra. Lời nhắc đánh giá đơn giản này đã dẫn đến việc gia tăng số lượng xếp hạng ứng dụng đáng kinh ngạc, lên đến 32 lần, dù rằng các con số đánh giá bằng chữ chỉ là một phần trong số đó. Thực tế, những đánh giá bằng chữ mới chính là thứ có giá trị nhất đối với các nhà phát triển. Ngoài ra, 90% ứng dụng áp dụng nó đã giúp con số xếp hạng trung bình của mình tăng lên.

Đối với Android, không có một giải pháp nào phù hợp cho tất cả để nhận được nhiều đánh giá hợp pháp hơn. Các nhà phát triển Android có thể sử dụng plugin để nhắc người dùng đánh giá, nhưng họ vẫn phải thoát khỏi ứng dụng để viết đánh giá. Nền tảng này cũng không có bất kỳ phần thưởng nào nhằm khuyến khích người dùng đánh giá nhiều hơn.

Nhưng ngay cả khi điểm đánh giá tổng quát có thể được quản lý hiệu quả hơn thì có một khu vực khác không bị ảnh hưởng nhiều, đó chính là danh sách các trò chơi miễn phí. Giám đốc Điều hành của Noodlecake, Ryan Holowaty, lưu ý rằng mặc dù các trò chơi trong danh sách này chỉ được xếp hạng ở mức 2 – 3 sao, nhưng "các đánh giá không thực sự quan trọng đến thế, và không thực sự ảnh hưởng đến sự sắp đặt bởi các trò chơi này hoạt động ngoài hệ thống đó". Điều duy nhất chúng cần là nhiều lượt cài đặt hơn và nó dễ dàng bị giả mạo với các mức giá phù hợp.

Để minh họa cho mức độ quan trọng của các xếp hạng dành cho những trò chơi này ít như thế nào, hãy nhìn vào những xếp hạng trên các trò chơi miễn phí này. Dù nhận được rất nhiều đánh giá tệ hại, chúng vẫn đang tiếp tục thu hút người dùng mới nhờ nằm trong danh sách này. Holoway cho biết rằng, không có phương án nào giải quyết triệt để cho việc này. "Nếu những chủ nền tảng này đặt nặng các đánh giá đó nhiều hơn, bạn cũng sẽ chỉ thấy các đánh giá giả mạo gia tăng hơn."

Điều này chưa kết thúc

2043418.jpg


Google vẫn chưa tìm ra cách quản lý hiệu quả những đánh giá giả trên Google Maps. Điều đó đã tồn tại hơn 15 năm nay và họ chưa thể tìm ra một giải pháp triệt để nào.

Trên phương diện người dùng, điều tốt nhất bạn có thể làm là báo cáo các đánh giá đáng ngờ và cảnh giác hơn với những xếp hạng đã bị thao túng. Thông thường, bằng cách đọc 5 – 6 đánh giá, bạn đã có thể biết được liệu một ứng dụng có đáng để bạn dành thời gian ra dùng thử hay không.

Để tìm ứng dụng mới, hãy dựa vào danh sách tốt nhất đã được biên tập thay vì top các ứng dụng miễn phí bởi chúng rất dễ bị thao túng. Trên iOS, các danh sách này có thể được tìm thấy trong tab Today, nhưng với Android thì có lẽ, bạn buộc phải tìm trên Google.

Đói với những nhà phát triển, hãy cẩn trọng khi sử dụng các ứng dụng đánh giá giả mạo này. Chúng không chỉ khiến ứng dụng của bạn có thể bị xóa khỏi nền tảng, mà còn là căn cứ để thực hiện phạt tiền theo quy đinh. FTC đã sửa đổi các hướng dẫn của mình về quá trình chứng thực trong năm 2009, thắt chặt những hạn chế xung quanh các đánh giá khuyến khích hoặc gây hiểu lầm.

Đến này, điều này vẫn chưa được áp dụng cho bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào, nhưng nó đã đánh thuế 19 công ty sử dụng các đánh giá giả trên Yelp và Google Maps, với tổng số tiền phạt lên đến 350.000 USD, vào hồi 2013.

Theo Vn review​
 

trandoanhau1980

Active Member
Đánh giá trên Google maps quả thực là vô tội vạ, chỉ cần có tài khoản GG là bạn có thể chê thậm tệ một chỗ nào đó mặc dù chỗ đó đã phục vụ hết sức cho bạn. Còn GG play thì cũng vậy, giờ chả biết tin ai.
 
Bên trên