Hiện tượng lưu ảnh – Chuyện không của riêng ai

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Burn-in hay hiện tượng lưu ảnh luôn là nỗi ám ảnh trên tất cả các loại màn hình TV. Cho dù đó là TV Plasma, OLED, LED hay thậm chí là CRT cổ xưa thì tất cả chúng dù ít dù nhiều vẫn gặp phải hiện tượng này. Tuy vậy nhưng mỗi công nghệ hiển thị lại có những phản ứng khác nhau trước hiện tượng lưu ảnh, do đó nếu dùng burn-in để làm phép đo về chất lượng thì chắc chắn rằng sẽ có người thắng trận và kẻ thua cuộc.

image001.jpg

Hiện tượng lưu ảnh do đâu mà có?

Lưu ảnh là hiện tượng xuất hiện khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu trên màn ảnh, và sau đó khi ta chuyển sang một hình ảnh khác thì hình ảnh cũ vẫn còn lưu lại ít nhiều “bóng dáng” của nó trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu trên CRT, burn-in có thể được hiểu dưới góc độ mất đi một số vùng ánh sáng bởi việc chiếu một hình ảnh quá lâu, thì TV Plasma lại ngược lại, burn-in xuất hiện do ánh sáng bị “kích động” và giữ mãi vùng hiển thị của nó. Tất cả các công nghệ hiển thị đều gặp phải tình trạng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ mang rất nhiều ưu điểm nhưng lại bị burn-in đeo đuổi làm ám ảnh ngay từ những ngày đầu xuất hiện – đó chính là OLED.

image003.jpg

Chúng ta đã có quá nhiều topic nói về hiện tượng này, nhưng cứ nhắc đến OLED thì công nghệ này mặc nhiên được gắn cùng với yếu điểm về burn-in. Để biết được tại sao, chúng ta hãy điểm sơ qua về công nghệ chế tạo OLED.

Xét về khía cạnh công nghệ và lý thuyết, rõ ràng OLED là mang nhiều ưu điểm khi mỗi điểm ảnh là một đi ốt phát sáng độc lập, nhờ đó mà các màn hình sử dụng công nghệ hiển thị này kiểm soát ánh sáng vô cùng tốt, kết quả đem lại chính là độ tương phản ấn tượng, tạo nên một ấn tượng thị giác mạnh. Tuy nhiên nói đến ưu điểm, thì cũng cần nhắc đến nhược điểm của loại công nghệ này. Đầu tiên phải kể đến chi phí chế tạo đắt đỏ, tiếp đó chính là độ bền của của loại đi ốt hữu cơ được sử dụng trên OLED. Theo lý thuyết, mỗi đi ốt trong OLED có thể hoạt động được từ 30.000 – 40.000 giờ liên tục, tương đương với từ 3-5 năm và sau đó độ sáng cũng như màu sắc của OLED sẽ suy giảm đáng kể.

image005.png

Tựu chung lại, OLED chắc chắn có độ bền không cao nếu so với công nghệ hiển thị LED truyền thống vốn dùng đèn LED chiếu sáng lên một tấm phim để tái tạo màu sắc. Như các bạn cũng biết, tất cả màu sắc trên bất cứ công nghệ hiển thị nào cũng đều được tái tạo lại từ ba màu chính, bao gồm Đỏ, Xanh dương, Xanh lá, và OLED cũng không là một ngoại lệ. Tấm nền OLED được tạo nên từ vô số những đèn LED hữu cơ đỏ, xanh lục và xanh lá như vậy, nhưng trong số chúng, đi ốt xanh lục lại có ánh sáng yếu nhất. Để cân bằng ánh sáng và màu sắc, người ta buộc phải tăng dòng điện chạy qua các đi ốt xanh lục này, và do đó độ bền của chúng cũng kém hơn nếu hiển thị liên tục màu xanh và trắng. Theo thời gian, độ bền của đi ốt xanh lục sẽ kém đi đầu tiên, khi đó các anh bạn đi ốt khỏe mạnh của chúng ta còn lại chỉ là đỏ và xanh lá, hệ quả là bóng mờ của các hình ảnh sẽ dễ dàng bị lưu lại trên màn hình. Hay gọi là “chết trong lòng một ít” cũng được.

Đâu là hướng khắc phục hiện tượng lưu ảnh?

Thực tế trải nghiệm người dùng khi loại đi ốt xanh dương “lão hóa” sẽ bị giảm đi đáng kể, do đó để giữ độ bền và màu sắc cho OLED, chúng ta không nên giữ một hình ảnh quá lâu trên màn ảnh mà cần phải thay đổi nội dung liên tục. Tuy nhiên có những thứ không phải cứ muốn là làm được bởi đối với TV, hầu hết nội dung từ các nhà đài đều có logo cố định một chỗ, đặc biệt các kênh tin tức còn tồn tại một khung tin khá dài hiển thị ở cạnh dưới suốt thời lượng chương trình, đó chính là thứ làm màn hình OLED nói riêng và màn hình hiển thị nói chung nhanh chóng gặp phải hiện tượng lưu ảnh khó chịu.

Như một lời tái khẳng định, hiện tượng lưu ảnh sẽ xuất hiện trên tất cả các công nghệ hiển thị và là chuyện không của riêng ai. Trên hầu hết các màn hình TV hiện nay đều có tính năng screensaver bằng cách tạo ra các hình ảnh thay đổi liên tục ở chế độ chờ, hoặc đơn giản TV sẽ tự động tắt đi nếu không dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định.

Cho dù là công nghệ hiển thị nào thì chúng ít nhiều đều gặp phải hiện tượng lưu ảnh, tuy nhiên có một loại công nghệ hạn chế được burn-in rất tốt mà không ai ngờ đến đó chính là tấm nền LED truyền thống. Tuổi thọ của tấm nền OLED có thể khó có thể khiến các khách hàng chùn bước, nhưng burn-in thì lại có thể gây là sự khó chịu nhất định. Còn với QLED, đó chắc chắn là một câu chuyện khác hoàn toàn!

img_1458.jpg

QLED 2018 của Samsung với Ambient Mode độc đáo và không ngại burn-in dù để ảnh tĩnh cả ngày

QLED chính là sự hoàn thiện công nghệ LED từ trước nay, cải tiến công nghệ này một cách toàn diện nhờ lớp lọc lượng tử và công nghệ led nền độc đáo. Nhờ đó mà QLED tái hiện được màu sắc trung thực, đem đến độ tương phản không thua kém gì OLED, trong khi lại có độ sáng cùng độ bền cao hơn một cách đáng kể. Tính đến hiện tại QLED đang cạnh tranh một cách sòng phẳng với OLED vốn là biểu tượng cho sự đột phá về công nghệ hiển thị. Do đó nếu người dùng đang e ngại về vấn đề lưu ảnh trên OLED, thì QLED với những cải tiến về chất lượng và công nghệ, đã trở thành một lựa chọn không hề tồi một chút nào.

Với QLED, Samsung tự tin công nghệ của mình không gặp phải hiện tượng lưu ảnh vốn là một yếu điểm chết người của OLED. Những gì Samsung công bố chắc chắn đã được họ nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng bởi vì vậy mà các dòng QLED của họ được bảo hành hiện tượng lưu ảnh lên đến 10 năm.

image006.png

Chúng ta đã có các giải pháp hạn chế hiện tượng lưu ảnh, nhưng sống là không chờ đợi! Ắt hẳn mỗi người đều có những câu trả lời và những lý do cho sự lựa chọn của mình. Nhưng nếu bạn thực sự e ngại về hiện tượng lưu ảnh, thì hãy nhớ rằng QLED chính là một lựa chọn có thể giúp xóa tan mọi điều lo âu ấy!
 

asinvn

Member
Rõ như ban ngày, chiêu xấu của anh Sam là vung tiền thuê seeder các thể loại bôi nhọ đối thủ. Từ 2016, với chất lượng hình ảnh vượt trội, các dòng tivi OLED cày nát mọi bảng xếp hạng. Từ đó, anh Sam cứ nhoi lên... :)

Nhưng công bằng mà nói, tấm nền OLED khi thương mại hóa ngoài chi phí SX đắt đỏ còn vấp phải rất nhiều rào cản kỹ thuật: sọc (banding), mờ viền (vignetting), màn hình đồng nhất (screen uniformity) kém, độ sáng (brightness) kém.. Nhưng tử huyệt quả thật là hiện tượng lưu ảnh (burn in). Dẫn đầu thị trường OLED, cho đến giờ LG vẫn không bảo hành cho lỗi lưu ảnh. Chả thế mà tivi còn không biết thọ quá 5 năm chưa mà chú Sam đá xoáy đồng hương xài chiêu 10 năm bảo hành "burn in" cho màn hình của mình.

Trên một số diễn đàn nghe nhìn ở các nước phát triển, nghe đâu là trước CES 2018 và chiến dịch ra mắt các dòng OLED 2018, và đặc biệt là sau khi site Rting nổi tiếng thực hiện hàng loạt các bài thử lưu ảnh (vẫn đang tiếp tục), LG lác đác có thay thế miễn phí tấm nền panel cho một số người dùng kêu ca ỏm tỏi khi tivi đắt đỏ họ mua bị "burn in" - cộng đồng người dùng ở VN e là không đủ mạnh cả về kiến thức lẫn tinh thần đoàn kết để ăn thua đủ với LG giống Tây lông, ke ke...

Trừ các bác lắm xèng, và các bác í cũng chả tham gia mấy vào các diễn đàn ni, có lẽ chọn lựa an toàn/hiệu quả là tiếp tục ở lại với công nghệ LED. Bỏ ra vài chục triệu mua về một cái Tivi OLED, sau đó để tránh/giảm xảy ra hiện tượng lưu hình các bác sẽ cần: giảm độ sáng màn hình, không ngắt điện TV sau khi xem, chạy tool chống lưu ảnh trước khi đi ngủ, không coi lâu các kênh có logo nổi, tránh các kênh chạy title chữ, không dùng làm màn hình cho PC (ở VN ít phổ biến), tránh chơi lâu các game mà có bảng điều khiển (HUD) hay bản đồ (Map) bằng Xbox hay PlayStation, bla bla...đã ức chế mà cuối cùng là vẫn KHÔNG BẢO ĐẢM TIVI SẼ KHÔNG BURN IN.

Quảng cáo: khuyên các bác tránh xa các dòng tivi Samsung đời cao. Thiết kế đẹp, chất lượng ổn, chỉ là màu sắc (trước khi cân chỉnh) rất giả tạo, đặc biệt chúa hút máu người tiêu dùng - giá đắt vãi nồi. Nói về Pê pê giá/hiệu năng còn tởm hơn cả Sony vốn đã rất tởm.... (em fan Sony nhá).
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Rõ như ban ngày, chiêu xấu của anh Sam là vung tiền thuê seeder các thể loại bôi nhọ đối thủ. Từ 2016, với chất lượng hình ảnh vượt trội, các dòng tivi OLED cày nát mọi bảng xếp hạng. Từ đó, anh Sam cứ nhoi lên... :)

Nhưng công bằng mà nói, tấm nền OLED khi thương mại hóa ngoài chi phí SX đắt đỏ còn vấp phải rất nhiều rào cản kỹ thuật: sọc (banding), mờ viền (vignetting), màn hình đồng nhất (screen uniformity) kém, độ sáng (brightness) kém.. Nhưng tử huyệt quả thật là hiện tượng lưu ảnh (burn in). Dẫn đầu thị trường OLED, cho đến giờ LG vẫn không bảo hành cho lỗi lưu ảnh. Chả thế mà tivi còn không biết thọ quá 5 năm chưa mà chú Sam đá xoáy đồng hương xài chiêu 10 năm bảo hành "burn in" cho màn hình của mình.

Trên một số diễn đàn nghe nhìn ở các nước phát triển, nghe đâu là trước CES 2018 và chiến dịch ra mắt các dòng OLED 2018, và đặc biệt là sau khi site Rting nổi tiếng thực hiện hàng loạt các bài thử lưu ảnh (vẫn đang tiếp tục), LG lác đác có thay thế miễn phí tấm nền panel cho một số người dùng kêu ca ỏm tỏi khi tivi đắt đỏ họ mua bị "burn in" - cộng đồng người dùng ở VN e là không đủ mạnh cả về kiến thức lẫn tinh thần đoàn kết để ăn thua đủ với LG giống Tây lông, ke ke...

Trừ các bác lắm xèng, và các bác í cũng chả tham gia mấy vào các diễn đàn ni, có lẽ chọn lựa an toàn/hiệu quả là tiếp tục ở lại với công nghệ LED. Bỏ ra vài chục triệu mua về một cái Tivi OLED, sau đó để tránh/giảm xảy ra hiện tượng lưu hình các bác sẽ cần: giảm độ sáng màn hình, không ngắt điện TV sau khi xem, chạy tool chống lưu ảnh trước khi đi ngủ, không coi lâu các kênh có logo nổi, tránh các kênh chạy title chữ, không dùng làm màn hình cho PC (ở VN ít phổ biến), tránh chơi lâu các game mà có bảng điều khiển (HUD) hay bản đồ (Map) bằng Xbox hay PlayStation, bla bla...đã ức chế mà cuối cùng là vẫn KHÔNG BẢO ĐẢM TIVI SẼ KHÔNG BURN IN.

Quảng cáo: khuyên các bác tránh xa các dòng tivi Samsung đời cao. Thiết kế đẹp, chất lượng ổn, chỉ là màu sắc (trước khi cân chỉnh) rất giả tạo, đặc biệt chúa hút máu người tiêu dùng - giá đắt vãi nồi. Nói về Pê pê giá/hiệu năng còn tởm hơn cả Sony vốn đã rất tởm.... (em fan Sony nhá).
Nếu so sánh các tv cùng phân khúc giữa Sony SS LG thì SS là đắt nhất chứ k phải Sony như nhiều ng lầm tưởng.LG rẻ nhất.Nếu SS có cái màu đẹp hơn thì có đắt hơn mình cũng mua SS vì nó design đẹp và tỉ mỉ quá.
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Chúng ta cũng nên suy xét kỹ vấn đề Burn in này,bởi bật tv trong 1 thời gian rất lâu mới bị,còn thực tế chúng ta có ai ngồi tv quá 4 tiếng k ? ( 1 bộ film dài Hollywood cũng chỉ tầm 3 tiếng ).Trên Youtube có cái video của SS cho game thủ chơi game 12 tiếng mới có hiện tượng bủnin,chơi 12 tiếng để mà chết ah
 

johnkenerdi

Well-Known Member
Tấm nền OLED được tạo nên từ vô số những đèn LED hữu cơ đỏ, xanh lục và xanh lá như vậy, nhưng trong số chúng, đi ốt xanh lục lại có ánh sáng yếu nhất. Để cân bằng ánh sáng và màu sắc, người ta buộc phải tăng dòng điện chạy qua các đi ốt xanh lục này, và do đó độ bền của chúng cũng kém hơn nếu hiển thị liên tục màu xanh và trắng. Theo thời gian, độ bền của đi ốt xanh lục sẽ kém đi đầu tiên, khi đó các anh bạn đi ốt khỏe mạnh của chúng ta còn lại chỉ là đỏ và xanh lá, hệ quả là bóng mờ của các hình ảnh sẽ dễ dàng bị lưu lại trên màn hình
Xanh lục và xanh lá là 1 mà bác chủ, mình nghĩ bác đang nói đến màu BLUE- Xanh dương
 

asinvn

Member
Vấn đề ở chỗ thay vì tự do thoải mái sử dụng chiếc tivi đắt đỏ mà bác mới mua như trước giờ vẫn thế, nay bác sẽ cần "rèn luyện" những "thói quen mới" cho mình - và các thành viên khác trong nhà. Như nhà em xài đang con LG 55C7T, mua trước tết 54 chai kèm loa SJ8. Từ khi nghe phong phanh cái vụ "bun biếc", em phải nhắc ông già em bỏ thói quen bật tivi cả buổi để đấy chỉ để nghe nó léo nhéo đỡ buồn, hay đá đít con bé con nhà em nó cứ bật Cartoon làm nền cả ngày trong khi thơ thẩn chơi ba cái trò chơi bá láp của nó... :(
 

sunnydtld

Well-Known Member
heheh, láo lếu, lừa đảo. Coi kỹ T&C của Samsung. Viết vậy nè :..Commercial use in any application or constantly display still images (such as jpeg picture files), still image elements (such as TV channel logos, stock or news crawls at the screen bottom etc.), or programmes in panorama or 4:3 image format on the screen would invalidate the warranty." Tạm dịch:"... Việc sử dụng cho mục đích thương mại hay trình chiếu hình tĩnh một cách thường xuyên (vd như file hình jpeg), những hình tĩnh (chỗ này mình xin copy y chang ở trên của @BuiAn vì nó cũng loại trừ y chang, nội dung từ các nhà đài đều có logo cố định một chỗ, đặc biệt các kênh tin tức còn tồn tại một khung tin khá dài hiển thị ở cạnh dưới suốt thời lượng chương trình), hoặc những chương trình ở chế Độ Panorama hay chuẩn 4:3 sẽ vô hiệu hóa chế độ bảo hành.

http://www.samsung.com/hk_en/offer/Promotion/contents/event527/tnc.html

Thiệt là nực cười. Chê OLED bị burn in, mà QLED cũng miễn trừ những thứ y chang.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hôm nay có ra điện máy xanh xem thử 2 cái tv samsung 4k 1 cái Qled giá 60tr và cái samsung 4k dưới 30tr, mình xem rõ ràng là 2 cái tv khác biệc rất xa, con Qled 60tr phải nói màu đẹp tuyệt tương phản có vẽ vô đối màu đen cực đen , và độ sắc nét có thể nói mười mươi với sony (cá nhân mình chưa thấy tv samsung nào sắc nét đến như vậy) còn cái 30tr về màu sắc chắc chắn thua con 60tr kia rồi, nhưng mà mình thắc mắc cái độ sắc nét của con samsung 30tr nó trong có vẽ ngang bằng với mấy tv sony full HD , bởi vậy mình ko thích samsung làm sản phẩm ra thì càng ngày phải cải tiến về chất lượng lẩn giá cả, nhưng anh ta cải tiến được tý xíu thì nâng giá trên trời
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
hôm nay có ra điện máy xanh xem thử 2 cái tv samsung 4k 1 cái Qled giá 60tr và cái samsung 4k dưới 30tr, mình xem rõ ràng là 2 cái tv khác biệc rất xa, con Qled 60tr phải nói màu đẹp tuyệt tương phản có vẽ vô đối màu đen cực đen , và độ sắc nét có thể nói mười mươi với sony (cá nhân mình chưa thấy tv samsung nào sắc nét đến như vậy) còn cái 30tr về màu sắc chắc chắn thua con 60tr kia rồi, nhưng mà mình thắc mắc cái độ sắc nét của con samsung 30tr nó trong có vẽ ngang bằng với mấy tv sony full HD , bởi vậy mình ko thích samsung làm sản phẩm ra thì càng ngày phải cải tiến về chất lượng lẩn giá cả, nhưng anh ta cải tiến được tý xíu thì nâng giá trên trời

Đôi khi có những cái chỉ nâng lên 10% nhưng giá thành lại tăng lên gấp đôi, ai chơi hi-end đều biết nguyên lý này :D
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Các bạn hãy nghĩ rộng ra, đừng hẹp hòi, khi có cạnh tranh, ví dụ như Samsung bảo hành burn-in thì LG và Sony cũng sẽ xem xét làm chuyện đó. Nghĩa là người tiêu dùng chúng ta được lợi. Các bạn không muốn lợi à?
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
hôm nay có ra điện máy xanh xem thử 2 cái tv samsung 4k 1 cái Qled giá 60tr và cái samsung 4k dưới 30tr, mình xem rõ ràng là 2 cái tv khác biệc rất xa, con Qled 60tr phải nói màu đẹp tuyệt tương phản có vẽ vô đối màu đen cực đen , và độ sắc nét có thể nói mười mươi với sony (cá nhân mình chưa thấy tv samsung nào sắc nét đến như vậy) còn cái 30tr về màu sắc chắc chắn thua con 60tr kia rồi, nhưng mà mình thắc mắc cái độ sắc nét của con samsung 30tr nó trong có vẽ ngang bằng với mấy tv sony full HD , bởi vậy mình ko thích samsung làm sản phẩm ra thì càng ngày phải cải tiến về chất lượng lẩn giá cả, nhưng anh ta cải tiến được tý xíu thì nâng giá trên trời
Qled sinh ra để cạnh tranh Oled mà bác.Led thường sao bằng đc.Nhưng nó khó mà qua đc Oled
 

mrd

Member
Burn cái gì kệ nó, mình vẫn rất thích oled, tương phản nhìn phê đừng hỏi :)
 

quan_psi

Well-Known Member
Các bạn hãy nghĩ rộng ra, đừng hẹp hòi, khi có cạnh tranh, ví dụ như Samsung bảo hành burn-in thì LG và Sony cũng sẽ xem xét làm chuyện đó. Nghĩa là người tiêu dùng chúng ta được lợi. Các bạn không muốn lợi à?
Mod nói rất đúng, nhìn rộng ra 1 chút, mấy thánh bớt bảo thủ hộ em cái, nếu chỉ xét về lcd thì chẳng có 1 mẫu nào của lg ăn được sam cả, oled nó cũng có điểm yếu thì mới để thằng sam khai thác như thế mà ko có bất kỳ 1 phản pháo nào, tất nhiên qled nó bảo cạnh trạnh với oled thì hơi lố thật, cũng có nhiều ông chưa từng dùng, mới chỉ ra siêu thị ngó nghiêng vài lần nhưng phán như đúng rồi, như kiểu mình đã từng dùng :)) nghĩ thật khô hài, thế mới bảo dân chơi thì ít mà thánh chém thì nhiều
 

quan_psi

Well-Known Member
Rõ như ban ngày, chiêu xấu của anh Sam là vung tiền thuê seeder các thể loại bôi nhọ đối thủ. Từ 2016, với chất lượng hình ảnh vượt trội, các dòng tivi OLED cày nát mọi bảng xếp hạng. Từ đó, anh Sam cứ nhoi lên... :)

Nhưng công bằng mà nói, tấm nền OLED khi thương mại hóa ngoài chi phí SX đắt đỏ còn vấp phải rất nhiều rào cản kỹ thuật: sọc (banding), mờ viền (vignetting), màn hình đồng nhất (screen uniformity) kém, độ sáng (brightness) kém.. Nhưng tử huyệt quả thật là hiện tượng lưu ảnh (burn in). Dẫn đầu thị trường OLED, cho đến giờ LG vẫn không bảo hành cho lỗi lưu ảnh. Chả thế mà tivi còn không biết thọ quá 5 năm chưa mà chú Sam đá xoáy đồng hương xài chiêu 10 năm bảo hành "burn in" cho màn hình của mình.

Trên một số diễn đàn nghe nhìn ở các nước phát triển, nghe đâu là trước CES 2018 và chiến dịch ra mắt các dòng OLED 2018, và đặc biệt là sau khi site Rting nổi tiếng thực hiện hàng loạt các bài thử lưu ảnh (vẫn đang tiếp tục), LG lác đác có thay thế miễn phí tấm nền panel cho một số người dùng kêu ca ỏm tỏi khi tivi đắt đỏ họ mua bị "burn in" - cộng đồng người dùng ở VN e là không đủ mạnh cả về kiến thức lẫn tinh thần đoàn kết để ăn thua đủ với LG giống Tây lông, ke ke...

Trừ các bác lắm xèng, và các bác í cũng chả tham gia mấy vào các diễn đàn ni, có lẽ chọn lựa an toàn/hiệu quả là tiếp tục ở lại với công nghệ LED. Bỏ ra vài chục triệu mua về một cái Tivi OLED, sau đó để tránh/giảm xảy ra hiện tượng lưu hình các bác sẽ cần: giảm độ sáng màn hình, không ngắt điện TV sau khi xem, chạy tool chống lưu ảnh trước khi đi ngủ, không coi lâu các kênh có logo nổi, tránh các kênh chạy title chữ, không dùng làm màn hình cho PC (ở VN ít phổ biến), tránh chơi lâu các game mà có bảng điều khiển (HUD) hay bản đồ (Map) bằng Xbox hay PlayStation, bla bla...đã ức chế mà cuối cùng là vẫn KHÔNG BẢO ĐẢM TIVI SẼ KHÔNG BURN IN.

Quảng cáo: khuyên các bác tránh xa các dòng tivi Samsung đời cao. Thiết kế đẹp, chất lượng ổn, chỉ là màu sắc (trước khi cân chỉnh) rất giả tạo, đặc biệt chúa hút máu người tiêu dùng - giá đắt vãi nồi. Nói về Pê pê giá/hiệu năng còn tởm hơn cả Sony vốn đã rất tởm.... (em fan Sony nhá).
Đúng là cùng giá tiền thì nên bem oled chứ quẳng tiền ra mua qled thì phí tiền thật
 
Bên trên