Ikea tung ứng dụng 'ướm thử' nội thất qua màn hình di động

torune

Film critic
ikea.jpg

Ikea - gã khổng lồ trong ngành hàng nội thất đến từ Thụy Điển - suốt thời gian qua đã và đang không ngừng thu hút sự chú ý nhờ những phương thức táo bạo trong cách quảng bá hình ảnh của mình. Trong động thái mới nhất, Ikea đã tung Ikea Place - một ứng dụng Thực tế Tăng cường (AR), hoạt động cùng với ARKit của Apple và tương thcsh với iOS 11.

Chỉ 7 tuần sau khi phát hành với catalog ban đầu gồm khoảng 2.000 món hàng (ghế sofa, ghế tựa, đồ để giày, bàn cà phê...), Ikea Place mang đến cho người dùng di động đồng thời là khách hàng tiềm năng của Ikea một cái nhìn mới về việc công nghệ di động đang thay đổi cách thức người ta sẽ mua hàng như thế nào. Với Ikea Place, người mua lẫn người bán có thể tiết kiệm được kha khá khoảng tiền vận chuyển nếu lỡ đồ nội thất mới chuyển tới không có chỗ để hay đơn giản là người mua không thích nữa.

Sau khi tải ứng dụng, người dùng sẽ dùng di động để chụp nhanh ảnh ở không gian tại nhà mà họ muốn đặt một món đồ nhãn Ikea ở đó. Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng như bạn đang chơi game The Sims vậy. Bạn có thể đặt món đồ vào trong ảnh, chỗ nào tùy thích, lưu lại, chia sẻ hoặc xem giá, thậm chí đặt mua nếu nhà phân phối gần đó có hàng. Theo lời nhà phát hành, tính năng giao dịch trực tuyến sẽ sớm được bổ sung vào những phiên bản sau.

Việc chụp ảnh và dùng hình ảnh đặt chồng lên hình ảnh khác không mới. Nó xuất hiện từ những ngày đầu của Photoshop. Nhưng, ý tưởng mang tính cách mạng là Ikea lại hiện thực hóa điều này, giúp nó trực quan và thân thiện hơn với mọi người.


Đáng chú ý, mọi món đồ Ikea đưa vào ứng dụng đều được dựng theo mô hình 3D, có khả năng đổ bóng phù hợp với hướng ánh sáng có trong ảnh chụp của người dùng để cho ra ảnh phối cảnh tạm thời gần với thực tế nhất. Nếu những ai còn hoài nghi về tính ổn định, thì trải nghiệm từ người viết bài cho thấy tình trạng lag gần như không xuất hiện, khả năng zoom và thay đổi kích thước đồ vật cực kỳ mượt.

Lý do là vì Ikea đã phát triển phần mềm này từ rất lâu chứ không phải gần đây. Theo đại diện Ikea, hãng đã dành nhiều năm '3D hóa' catalog của họ bằng phần mềm 3ds Max. Thêm nữa là trong các catalog in ấn hiện tại, các sản phẩm trong hình đa phần là ảnh dựng chứ không phải ảnh chụp mẫu vật thực tế.

"Phần lớn đồ vật bạn nhìn thấy trong catalog của chúng tôi đều không thật. Chúng được render (dựng bằng phần mềm) và cải tiến với ánh sáng và đổ bóng".

Bên cạnh đó, lý do Ikea chọn Apple làm đối tác đầu tiên của ứng dụng là vì Ikea là một trong nhiều khách hàng của Metaio (một start-up ở lĩnh vực AR mà Apple đã âm thầm mua lại vào năm 2015). Lúc ấy, Metaio có khoảng 1.000 khách hàng, trong đó có Ikea.

Theo Tech Crunch
 
Bên trên