lossless vs hi-res: nhờ cao nhân chỉ giáo

Escalante

Well-Known Member
Th
P/s: Bác có quan điểm thế nào về chuyện hát "nhép", - nếu mua vé đến xem, biết là hát "nhép", bác có bỏ về không?

Bạn Yến Lan chắc là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hoạt động âm nhạc nhỉ? XIn bàn về việc này sau. Vì chủn bị tới giờ mò vô văn phòng cạo giấy rồi :p

Xin trả lời phần ps: nếu cả chương trình mình biết trước là lip sync thì mình sẽ không coi.

Nhưng theo mình biết các trung tâm hiểu tâm lý đó, bởi vậy một phần là nhép thôi, đặc biệt mấy bài nhảy tè le. Còn vẫn hát live. :D

ps: bạn là miss ps. Sau mỗi bài trả lời luôn luôn có ps. Hello Ms. PS!!! Nice to talk to you!!! :p
 

Escalante

Well-Known Member
Chia sẻ củ bạn rất thú vị. Xin phép trả lời từng phần:

Thế thì mới là "hơi thích thích" thôi bác (bác đừng mếch lòng đấy), - nếu thực sự thích, kiểu gì rồi bác cũng sẽ tự mày mò cái đoạn kia thôi... - chả tránh được đâu :p.

Điểm này mình không hoàn toàn đồng ý. Nhưng giữa việc thưởng thức và việc "tìm tới" nó có một khoảng cách. Tại sao vậy?

- Tui ham ăn ngon, sưu tầm quán ăn nấu ngon để ăn. Nhưng tui hoàn toàn không có ý định học nấu bếp.
- Tui mê phim Hollywood, nhưng tui không hề có ý định đi đóng phim vì tui quá đẹp chai? Sợ diễn viên bên Mỹ thất nghiệp.
- Tui mê game, nhưng hoàn toàn không có ý định lập trình game. Ai viết game hay tui chơi.
- ...

Ngày xưa, lúc sinh thời, người ta trách ông Trinh Công Sơn vì ổng trốn lính, tuy ổng viết rất nhiều ca khúc phản chiến rất hay.

Bởi dzị tui tin vào thuyết chính danh. mỗi người sinh ra đều gắn với một sở trường nào đó. Không phải sở trường của mình, thì học đàn từn tứn tưn cho vui thì được, chứ không nên gượng ép. Nên tui khoái nghe nhạc hơn học nhạc.

Cơ mà em biết nhiều (đa số) bạn học trường nhạc ở Việt Nam, đàn sáo là chuyên ngành hẳn hoi, nhưng mà "gu" nghe nhạc thì lại hết sức vớ vẩn, - bác cũng nên để ý cái này.

Cám ơn lời nhắc nhở của bạn. :D

Mình chỉ quan tâm đến sở thích của mình, ai thích gì mình không quan tâm. Cùng gout thì chia sẻ thảo luận, không thì thôi. Kiểu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã vậy mà. Chứ ngưu mà ngồi nói phét với mã thì hơi khó. Trừ khi là Ngưu đầu, Mã diện để Diêm Vương sai vặt thì không có ý kiến.

Và mình cũng hoàn toàn không có ý định giáo hóa ai về sở thích của họ, không có ý định phê phán ai là họ sở thích của họ đúng hay sai. Nên không quan tâm luôn.

Tùng Dương gần đây gây ra nhiều lần tranh luận nảy lửa khi gián tiếp phát biểu bolero là dòng nhạc rẻ tiền, dành cho giới bình dân, ít học.

Chắc tui cũng loại dân bình dân này vì tui cũng nghe bolero. Và tui chưa hề giấu giếm sở thích đó. Đơn giản bolero mang lại cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm.

Không biết những người có kiến thức âm nhạc xếp cố nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông, Lam Phương hay Dương Thiệu Tước vào loại nhạc sỹ rẻ tiền, vừa tiền hay mắc tiền, nhưng Phiên Gác Đêm Xuân, Tiếng Xưa, ... chưa bao giờ sến đối với cá nhân tôi.

Sở thích là sở thích thế thôi. Nếu lấy sở thích ra để luận anh hung hơn thua nhau, thì Albert Einstein, Thomas Edison , Stephen Hawking, ... sẽ cười vào mặt tui và nói" sở thích vớ vẩn. trong khi tụi tao thích nghiên cứu khoa học để nâng cao cuộc sống nhân loại, thì mầy đi nghe Lệ Thu hát. Đồ suy đồi. :oops:

Mà tui cũng đáng bị chửi thiệt. :cool:

À cái bài gì mà "gọi tên nhau" ấy thì chỉ có trống và kèn trumpet là "sống" (ở phòng thu) thôi, còn lại bass, violin,.. là chơi bằng đàn oóc í mà, mới cả trống chơi hơi yếu (yếu về thể lực ấy ạ).

Cách bạn Yến Lan viết như vậy có lẻ là bạn không biết gì hay không quan tâm nhiều tới bài Xin Còn Gọi Tên Nhau của cố nhạc sỹ Trường Sa hoặc dòng nhạc này.

Có lẽ dòng nhạc bạn nghe là những bài giao hưởng cổ điển có cấu trúc đăng đối và được những dàn giao hưởng lớn như London Symphony Orchestra, New York Philharmonic, Berliner Philharmoniker trình diễn, tôi phục bạn về điều đó.

Riêng tui, như tui đã viết khi xin ý kiến của nhữgn người am hiểu âm nhạc từ đầu, tôi không biết nhiều và đang hạnh phúc dưới cái giếng con của mình. Bởi vậy những nhận xét của mọi người rất quý giá với cá nhân tôi.

Riêng Trường Sa là một huyền thoại âm nhạc trong tâm ý của cá nhân tôi. :(

Còn chút về phân tích kỹ thuật trình diễn xin bàn sau. Cho coi bài lại chút o_O
 

Escalante

Well-Known Member
@Escalante:
Bác có thể đọc bài ký sự sau về hậu trường Thuy Nga Paris By Night nhé.
https://www.nguoi-viet.com/giai-tri/Hau-truong-dan-dung-Paris-By-Night-ky-2-2408/
Hát lip-sync theo em cũng chả có gì đáng chê cả. Miễn là minh bạch thông tin thôi.

Cám ơn bạn chia sẻ. Firewall chặn rồi. Để tối mình đọc trên máy nhà.

Mình không phê phán gì Asia và PBN vì theo mình biết họ báo rõ rang là thu hình trực tiếp và ca sỹ lip-sync.
 

Yến Lan

Member
Điểm này mình không hoàn toàn đồng ý. Nhưng giữa việc thưởng thức và việc "tìm tới" nó có một khoảng cách. Tại sao vậy?
- Tui ham ăn ngon, sưu tầm quán ăn nấu ngon để ăn. Nhưng tui hoàn toàn không có ý định học nấu bếp... blah blah...
Hồi bác mới cắp sách đến trường, học được phép cộng trừ nhân chia, bác bảo "Ồ, mấy phép tính này 'ngon' quá đi, thế mà trước giờ mình chẳng biết, toán học thật là tuyệt vời!"
Xong rồi, tiếp theo, kỳ lạ thay, bác học đến tích phân vi phân, bác lại bảo: "Ồ, mấy phép tính này hóa ra lại còn 'ngon hơn', thế mà trước giờ..."
Xong rồi, tiếp theo, kỳ lạ thay, bác lên diễn đàn chơi, mở một thread cái gì "nhờ cao nhân chỉ giáo", xong rồi em vào bình luận bác, bác lại bảo: "Ồ..."
Chuyện này đại để nó thế... kính bác tham khảo.

Mình chỉ quan tâm đến sở thích của mình, ai thích gì mình không quan tâm. Cùng gout thì chia sẻ thảo luận, không thì thôi...
Và mình cũng hoàn toàn không có ý định giáo hóa ai về sở thích của họ, không có ý định phê phán ai là họ sở thích của họ đúng hay sai...
Sở thích là sở thích thế thôi. Nếu lấy sở thích ra để luận anh hung hơn thua nhau, thì Albert Einstein, Thomas Edison , Stephen Hawking, ... sẽ cười vào mặt tui và nói" sở thích vớ vẩn...
Bác em nghe cái gì "còn gọi tên nhau", thì tức là đã phải quan tâm đến sở thích âm nhạc của nhạc sỹ Trường Sa rồi, đúng không?
Bác đến trường học, thì là đã bị Newton, Eíntein giáo hóa rồi đấy còn gì? Bác có sở thích làm toán sai, thì đơn giản là sẽ không lên được lớp, có bảo bộ giáo dục là "Sở thích là sở thích thế thôi, đừng có phê phán ai là sở thích của họ đúng hay sai, đừng lấy sở thích ra để luận anh hùng hơn thua nhau!" thì bác em cũng vẫn sẽ tiếp tục đúp mà thôi :eek:.

Riêng tui, như tui đã viết khi xin ý kiến của nhữgn người am hiểu âm nhạc từ đầu, tôi không biết nhiều và đang hạnh phúc dưới cái giếng con của mình. Bởi vậy những nhận xét của mọi người rất quý giá với cá nhân tôi.
Riêng Trường Sa là một huyền thoại âm nhạc trong tâm ý của cá nhân tôi. :(
Bác đang hạnh phúc, - em mừng!
Bác bảo bác đang hạnh phúc với "dàn cỏ: Popcorn Hours Pro A 500, Rotel 1520 - Mordaunt Short Mezzo 2" thì bỗng một hôm "tình cờ nhận ra một sự thật", - em lại càng mừng!

Em nghĩ càng huyền thoại Trường Sa, bác càng nên hiểu thêm về âm nhạc, - chả gì người ta cũng là nhạc sỹ cơ mà :cool:.

P/s: À em đọc lướt về chuyện hát "nhép" thì thấy có vẻ mọi người chưa hình dung rõ lắm khác biệt (hay dở) giữa việc đi xem liveshow và việc nghe bản phòng thu, - lúc nào có dịp em sẽ bình luận thêm.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
"Xin còn gọi tên nhau" mình vẫn chưa nghe ca sỹ nào hát hợp với mình cả.

"Dạ khúc cho tình nhân" là tác phẩn nổi bật nhất của Lê Uyên Phương. Bác nghe thử Thái Hiền trình bày nhé. Thu Phương ép hơi nhiều quá, chỉ thấy quằn quại day dứt, không thấy phần ma mị - quan trọng nhất.
 

Escalante

Well-Known Member
"Xin còn gọi tên nhau" mình vẫn chưa nghe ca sỹ nào hát hợp với mình cả.

"Dạ khúc cho tình nhân" là tác phẩn nổi bật nhất của Lê Uyên Phương. Bác nghe thử Thái Hiền trình bày nhé. Thu Phương ép hơi nhiều quá, chỉ thấy quằn quại day dứt, không thấy phần ma mị - quan trọng nhất.

Mình nghe nhiều người hát, nhưng không hiểu sao khi Thu Phương trình bày sởn da gà hết trơn. Nghe bà chị nói Thu Phương có một đoạn trắc trở, mà cái bài này chuyển tải cảm xúc của chỉ nên chỉ hát kinh thế.

Bạn nhận xét cái này mình thấy hay: phần ma mị của bài hát. Chưa bao giờ mình nghỉ tới điều này.

Mà đúng là oằn oại thiệt. Nhớ đám giỗ đầu của Trịnh Công Sơn, chị Thanh Lam hát bài Phôi Pha nằm luôn trên sân khấu. Bạn tả mình nhớ cảnh này. :p

Bạn cho mình xin cái link Thu Hiền trình diễn với. Cám ơn bạn.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Mình nghe nhiều người hát, nhưng không hiểu sao khi Thu Phương trình bày sởn da gà hết trơn. Nghe bà chị nói Thu Phương có một đoạn trắc trở, mà cái bài này chuyển tải cảm xúc của chỉ nên chỉ hát kinh thế.

Bạn nhận xét cái này mình thấy hay: phần ma mị của bài hát. Chưa bao giờ mình nghỉ tới điều này.

Tức là bác mê nhạc nên phát hiện cảm xúc trong tác phẩm nhưng lại tạm thời đang "mắc" ở hires vs lossless. Có lẽ khi nâng cấp lên Tannoy XT6F, bác sẽ thay đổi nhiều đấy.

"Dạ khúc cho tinh nhân" hay "Phôi pha" đều không thuộc thể loại easy-listening với nhịp phách đều đều cố định như các bản Pop-ballad thông thường. Theo mình, Thu Phương hay Tham Lam ko đủ sức truyền tải hết cái "hi-res" của tác phẩm được do chỉ đơn thuần dùng giọng ngực (chest-voice) và thiếu các kỹ năng hát opera khác. Cảm xúc họ thể hiện có thể nhanh chóng lôi cuốn người nghe nhưng gặp phải hệ thống âm thanh tốt hoặc hát song song cùng ca sỹ tầm cỡ cao hơn sẽ lộ ra ngay.

Ví dụ bác nghe Thanh Lam vs Phạm Thu Hà nhé

Còn giờ thì tặng bác quà mừng dàn âm thanh mới. Bác đang tiến sang hi-res rồi nên mình ko lấy link lossy nữa. Bác chịu khó download bản rip từ CD chuẩn

Dạ khúc cho tình nhân - Thái Hiền (ko phải Thu Hiền)
https://www.fshare.vn/file/ONV89BID2W3H

Phôi pha - Ánh Tuyết ( Nhạc Văn Cao nhiều chất Opera nên Ánh Tuyết hát chưa đủ tầm nhưng chất giọng đó thừa sức hát Trịnh)
https://www.fshare.vn/file/LLYQKAIE8M6N
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dangthanhthe

Well-Known Member
PS.. Chém cùng bác mấy vấn đề trong Topic

1. Hát nhép: theo mình nên "khuyến khích". Với các thể loại phi Classic hoăc Classic-cross over, mình thấy toàn hát qua mic, rồi từ mic chuyển đến Ampli và phát ra loa... có khác gì nghe CD đâu. Ở khía cạnh này thì hát nhép còn hay hơn live nhiều nên mới có chuyện báo chí ầm ĩ "hát live hay quá bị nghi là hát nhép..". Có mua vé đến xem trực tiếp là hưởng thụ cái không khí náo nhiệt ở khán phòng thôi.
Với các dòng nhạc class, nhiều lớp âm, phức tạp (âm trường, âm hình, âm sắc, âm vực ... đều rộng), trình bày trong thính phòng (ví dụ Nhà hát Lớn), ko dùng mic ... mới cần mua vé đi xem vì kỹ thuật thu âm hiện đại nhất hiện nay cũng không tái hiện được

2. Bác thích Trường Sa, Trịnh, Dương Thiệu Tước ... thì không phải la Bolero/nhạc vàng đâu. Gọi là Ballad thì gần đúng hơn. Nguyên thủy, ballad bắt nguồn từ dòng nhạc countryfolk vì giai điệu chậm, thong thả (thường được độc tấu như piano, guitar hoặc violin). Có lẽ ballad nên tự hào vì chính nó là một trong những loại nhạc dùng từ ngữ "sang nhất" - không hoa mỹ, nhưng đủ để tạo cảm hứng; và làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Đây là dòng nhạc gây tranh luận nhiều nhất vì nó nằm giữa classic (opera) và Pop. Do đó, ca sỹ hát kiểu Pop (Lệ Thu..) giàu cảm xúc hay kiểu Classic/ Opera (Phạm Thu Hà...) đầy cá tính đều có fan cả. Tuy nhiên, thường thì nâng cấp dàn âm than càng cao càng có xu hướng ngả sang kiểu Classic
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Yến Lan

Member
Em thấy bác chủ thớt từng bảo:
- Tui ham ăn ngon, sưu tầm quán ăn nấu ngon để ăn. Nhưng tui hoàn toàn không có ý định học nấu bếp.
Bi giờ coi như là có một đêm diễn tạm coi là có uy tín, ở nhà hát lớn (nhạc nhẹ thôi, không phải nhạc cổ điển gì cả), giá vé cũng thuộc loại "đáng kính", cơ mà cũng cứ coi như là tiền nào của nấy, - như vậy hoàn toàn có thể tạm so sánh được với một cái quán ăn nấu ngon.
Cho nên về chuyện "hát nhép", em muốn chờ xem quan điểm của bác chủ thớt, xem là bác em sẽ "ẩm thực" ở cái quán ăn ấy như thế nào.
 

Escalante

Well-Known Member
Em thấy bác chủ thớt từng bảo:

Bi giờ coi như là có một đêm diễn tạm coi là có uy tín, ở nhà hát lớn (nhạc nhẹ thôi, không phải nhạc cổ điển gì cả), giá vé cũng thuộc loại "đáng kính", cơ mà cũng cứ coi như là tiền nào của nấy, - như vậy hoàn toàn có thể tạm so sánh được với một cái quán ăn nấu ngon.
Cho nên về chuyện "hát nhép", em muốn chờ xem quan điểm của bác chủ thớt, xem là bác em sẽ "ẩm thực" ở cái quán ăn ấy như thế nào.
:D
 

Escalante

Well-Known Member
Tức là bác mê nhạc nên phát hiện cảm xúc trong tác phẩm nhưng lại tạm thời đang "mắc" ở hires vs lossless. Có lẽ khi nâng cấp lên Tannoy XT6F, bác sẽ thay đổi nhiều đấy.

Cám ơn bạn, đây là cái vấn đề mình đang do dự. Sẵn cho tâm sự chút với hy vọng bạn giúp mình nhận ra vấn đề và tư vấn thêm giúp mình.

Nói chung sở thích của mình nó lộn xộn: mình nghe bolero cũng thấy hay, rồi dòng nhạc trữ tình của mấy ông Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, ... cũng thấy hay, rồi nghe nhạc easy listening nước ngoài như mấy boy bands cũng thấy hay, rồi nghe Whitney Houston, Celine Dion cũng thấy hay, rồi nghe popera như Sarah Brightman, Bocelli cũng hay.

Thời gian gần đây chiều theo ý thằng ku ở nhà mình nghe luôn nhạc dance cũng thấy hay.

Túm lại gout nghe nhạc rất ba phải.

Bạn có những đánh giá hay quá mình hận thấy qua câu chữ và cách dùng từ.

Cám ơn bạn đã vào chia sẻ.

Cuối tuần đến rồi, bữa nay ku con cũng thi môn cuối cùng. Mình sẽ có thời gian nghe mấy bài bạn chia sẻ.

Vì sự nghiệp cạo giấy thiêng liêng, mình xin phép trở lại mấy điểm kia sau.

Cám ơn bạn nhiều.

Chúc bạn và các bạn trong diễn đàn một cuối tuần vui vẻ bên bạn bè, gia đình. :)
 

Escalante

Well-Known Member
Phôi pha - Ánh Tuyết ( Nhạc Văn Cao nhiều chất Opera nên Ánh Tuyết hát chưa đủ tầm nhưng chất giọng đó thừa sức hát Trịnh)

https://www.fshare.vn/file/LLYQKAIE8M6N

Cho mình tám cái nữa trước khi bấm nút:

Nếu mình không lầm, có thể xem Ánh Tuyết là người đưa nhạc Văn Cao trở lại sau một thời gian dài bị cấm khi cô này hát lại nhiều bài của ông.

Mình không học thanh nhạc, nhưng nghỉ giọng Ánh Tuyết giọng kim, nhưng không có lực.

Có nghe vài bài, tuy nhiên Ánh Tuyết không phải ca sỹ mình yêu thích. Tuy nhiên có lẻ AT là dân nhạc việc nên phăng điêu luyện.

Nói về vấn đề này mình cxng mong có cơ hội tảo đổi với mọi người.

Sau này thấy cô ca sỹ hải ngoại Thu Hạ và Đức Tuấn hát rất hay dòng này. Nhưng có lẻ Đức Tuấn được đào tạo nhạc lý bài bản hơn.

Chúc cuối tuần vui vẻ.

ps: Mình thích nhạc lắm mà lại lê văn tám nữa nên ai dành thời gian trao đổi mình cám ơn nhiều :D
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Ánh Tuyết có giọng ngực khoẻ nhưng có 2 nhược điểm (theo mình) khi hát dòng nhạc classic hay cross-over. Thứ nhất, AT "điệu quá", ca từ rất hay bị méo ở những nốt cao, cũng có thể AT cố tình hát nảy âm - staccato - nhưng không đạt nên nghe tưởng "điệu". Thứ 2, AT cũng hay hát giọng mũi/đầu - head voice - nhưng chỉ đưa được hơi vào khoang xoang mũi mà không đẩy ra được nên giọng không thoát, nghe lâu cảm giác bí bách. Cái này đem vào nhạc Văn Cao không ổn, phải giọng Opera thực thu như Lê Dung, Thu Giang ... mới tải nổi.

Tuy nhiên, giọng khoẻ, kỹ thuật tốt nên chuyển sang hát jazz ổn lắm. Từ Ánh Tuyết Vol.7 - Đi tìm đến Album Hát nhạc Trịnh , AT khai thác chất Jazz tốt, ghi âm ngon. Mình cũng ko thích AT, trừ 2 Album Jazz kể trên.

Sau này thấy cô ca sỹ hải ngoại Thu Hạ và Đức Tuấn hát rất hay dòng này. Nhưng có lẻ Đức Tuấn được đào tạo nhạc lý bài bản hơn.

Ca sỹ hải ngoại hát được dòng nhạc này hình như chưa có ai.

- Ngọc Hạ (no Thu Hạ) lơ lửng giữa ballad và opera, chính xác hơn là Neo-classic, nên nghe Ngọc Hạ hát ballad hay lắm và cũng là ca sỹ rất kỹ tính trong việc lựa chọn phối khí. Nhưng giọng "lơ lửng" của Ngọc Hạ hợp nhất với Neo-classic kiểu như nhạc Phó Đức Phương hay những bài như Mái đình làng biển (Nguyễn Cường), Trăng rơi bên hồ (Đức Trung)
- Đức Tuấn thì ko bàn, anh này hát giống đọc Rap nhiều hơn, được cái đầu tư mạnh cho khoản phối khí mà nhiều khi đến hơi quá (ví dụ hát Nửa hồn thương đau lại phang luôn nhạc nền của Phantom of the Opera). ĐT là ca sỹ trong nước, cùng với Hồ Trung Dũng, 2 anh này làm khâu biên tập rất kỹ nên mới nghe dễ bị cuốn hút. Cũng vì kiểu đọc rap nên nghe Đức Tuấn hát Sắc màu (Trần Tiến), Tình hờ (Phạm Duy) hay phết..
- Thái Hiền : hát tốt nhưng không đều, bài được bài không. Tuy nhiên, Thái Hiền hát nhạc Cung Tiến thì ngang ngửa với Lê Dung, Thu Giang ...
- Lưu Hồng: chất giọng Opera tuyệt nhưng khổ nỗi toàn hát nhạc vàng hoặc ballad và xưa rồi nên kỹ thuật ghi âm kém ...
- Hà Thanh, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao .. giống Ánh Tuyết, ko đẩy head-voice ra được.

Bác nghe dòng nhạc này nên tham khảo Lê Dung, Thu Giang, Vành Khuyên, Út Mai, Ngọc Tuyền ... xuống chút nữa có Cao Minh, Phạm Thu Hà, Hồng Vy ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Escalante

Well-Known Member
@dangthanhthe năm nay sao mình hên thế:

Chơi torrent thì trong năm vớ phải một ông Staff Leader kiêm Uploader, còn nghe nhạc thì gặp ngay một ông thanh nhạc. :rolleyes:

Bữa nay mình ngồi cạo giấy một mình, tranh thủ đọc còm và nghe nhạc bạn giới thiệu đây.

Ngồi văn phòng solo đúng là một cảm giác rất Yomost. Wow. Thêm nhạc nữa thì tuyệt vời. :p

Cám ơn bạn và chúc bạn cũng như mọi thành viêc của diễn đàn một năm mới hạnh phúc, thành đạt và nhiều may mắn. :D XIn phép gửi vài câu hỏi sau bạn nhé.:)
 

Escalante

Well-Known Member
1. Hát nhép: theo mình nên "khuyến khích". Với các thể loại phi Classic hoăc Classic-cross over, mình thấy toàn hát qua mic, rồi từ mic chuyển đến Ampli và phát ra loa... có khác gì nghe CD đâu. Ở khía cạnh này thì hát nhép còn hay hơn live nhiều nên mới có chuyện báo chí ầm ĩ "hát live hay quá bị nghi là hát nhép..". Có mua vé đến xem trực tiếp là hưởng thụ cái không khí náo nhiệt ở khán phòng thôi.
Với các dòng nhạc class, nhiều lớp âm, phức tạp (âm trường, âm hình, âm sắc, âm vực ... đều rộng), trình bày trong thính phòng (ví dụ Nhà hát Lớn), ko dùng mic ... mới cần mua vé đi xem vì kỹ thuật thu âm hiện đại nhất hiện nay cũng không tái hiện được

1. Hát nhép: vấn đề hát nhep mình xin chia sẻ quan niệm của mình như sau:
- Hoàn toàn đồng ý với bạn: các trung tâm ca nhạc hải ngoại họ không dấu giếm chuyện thu hình trực tiếp phần lớn là hát nhép. Mìnhđến xem thu hình là để huworng không khí sôi động, gặp gỡ mọi người. Tất cả đề minh bạch, rõ ràng. Cái này mình không ủng hộ cũng không phản đối: đợn giản vì mình chưa bao giờ dự những show nhạc thế này cả :D.
- Theo quan sát của bản thân mình khi xem các chương trình thu hình trực tiếp, mình tin rằng trong một show, vẫn có những ca sỹ hát live. Mình để ý thấy có ca sỹ cầm mic và cám ơn khán giả kiểm ngẫu hứng. Cái này thì không thể "nhép" được rồi. Vì ai biết lúc đó cảm xúc mình thế nào và cám ơn kiểu gì?
- Tuy nhiên, mình nghỉ các bạn đề nhận thấy và nghe về việc này rất nhiều: vấn đề luon có 2 mặt. Một số ca sỹ giọng hát yếu, không có trình độ thanh nhạc tốt để xử lý, và không có lực, thì dùng lip-sync làm công cụ để che dấu thưc lực. Cái sở trường của họ là ngoại hình và khả năng nhảy tốt. Sau đó tùy vào lancer của bầu để nổi tiếng. Người yêu nhạc thực sự ghét cái này vì họ không có tài năng thực sự và lip-sync là công cụ che dấu nó.

Cá nhân mình vẫn thích hát live hơn vì tất cả cảm xúc, trình độ, chất giọng của ca sỹ bột lộ hết trong phần trình diễn. Có những thời điểm mà vì thể chất, vì cảm xúc từ khán giả, từ bản thân, có thể chúng ta sẽ chứng kiến một sự cộng hưởng cảm súc và thăng hoa thật sự của ca sỹ trong một đêm diễn nào đó.

Cảm xúc đó thường là duy nhất và đôi khi đáng ghi nhớ cho cả kahscn giản lẫn ca sỹ: chỉ một lần trong đời.

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói mãi trăm năm" mà



2. Bác thích Trường Sa, Trịnh, Dương Thiệu Tước ... thì không phải la Bolero/nhạc vàng đâu. Gọi là Ballad thì gần đúng hơn. Nguyên thủy, ballad bắt nguồn từ dòng nhạc countryfolk vì giai điệu chậm, thong thả (thường được độc tấu như piano, guitar hoặc violin). Có lẽ ballad nên tự hào vì chính nó là một trong những loại nhạc dùng từ ngữ "sang nhất" - không hoa mỹ, nhưng đủ để tạo cảm hứng; và làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Đây là dòng nhạc gây tranh luận nhiều nhất vì nó nằm giữa classic (opera) và Pop. Do đó, ca sỹ hát kiểu Pop (Lệ Thu..) giàu cảm xúc hay kiểu Classic/ Opera (Phạm Thu Hà...) đầy cá tính đều có fan cả. Tuy nhiên, thường thì nâng cấp dàn âm than càng cao càng có xu hướng ngả sang kiểu Classic.

Đây là một kiến thức rất hay cho mình: định danh các loại nhạc. Mình đọc đây đó đủ hết, nhưng cái status của bạn giúp mình nhận ra một điều: xác định gout nhạc của mình theo giai điệu sánh tác.

Tại sao vậy:

Rất nhiều, hay phần lớn các bài viết trên các diễn đàn phân loại nhạc Việt Nam theo thời gian hoặc dòng nhạc. Xin nói rõ đây là nhận địng mang tính cá nhân, có thể đúng, có thể sai vì mình được cái dốt như me.

Ví dụ: người ta (hay người tui? :p) hay dùng những từ như nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc đỏ để chỉ các xu hướng sáng tác với những Cung Tiến, Cung Trầm Tưởng, Đoàn CHuẩn-Từ Linh, Hoàng Quý, Văn Cao, ối nhiều lắm. Nhiều nhạc sỹ tài hoa mình ngưỡng mộ nghe hoài không chán.

Nhạc tiền chiến được đánh giá là khó nghe với nhiều người, nó nhẹ nhàng, giai điệu hình như ảnh hưởng nhiều của âm nhạc lãng mạn phương Tây như dòng nhạc lãng mạn Pháp. Nó ít đi vào cuộc sống một cách "người" với thất tình lục dục hỷ nộ ái ố lạc bi ai. Nó êm đềm như mặt nước hồ thu. Tía ơi, đó là chất Thiền trong cuộc sống

Sau đó là nhạc sến mà tiêu biểu là thể loại bolero thì lại đi thực tế vào cuộc sống: thất tình, hết tiền, nguwofi yêu theo trai, mẹ hàng xón nhiều chuyện,... thí dụ vậy. Nó đời hơn và trần truhi hơn. Ai cũng có thể tìm thấy cảm xúc hay hình bóng mình đâu đó. Một trong những nhạc sỹ hiếm hoi của dòng nhjac này mình hay nghe là Trúc Phương. Viết về cảm xúc bolero chắc chả buổi.

Rồi sau đó nhạc đỏ với những ca khúc tiếng hát ác tiếng bom....

Dài dòng như vậy là vì mình muốn chia sẻ với bạn hồi xưa giờ mình phân loại vậy. Nhưng cái nhận xét dòng nhạc mình yêu thích là pop-ballad làm mình ngộ ra một điều: mình không biết nhiều về cách phân loại này.

Mình không biết đã có bài viết nào phân loại các dòng nhạc Việt Nam theo giai điệu như bạn đề cập chưa? Nếu có thief mình xin bạn một các link để nghên cứu. Nếu chưa thì bạn có thể tổng hợp giúp mình không? Mình mong được hiểu thêm về điều này. Cám ơn bạn nhiều.
 

Escalante

Well-Known Member
Ánh Tuyết có giọng ngực khoẻ nhưng có 2 nhược điểm (theo mình) khi hát dòng nhạc classic hay cross-over. Thứ nhất, AT "điệu quá", ca từ rất hay bị méo ở những nốt cao, cũng có thể AT cố tình hát nảy âm - staccato - nhưng không đạt nên nghe tưởng "điệu". Thứ 2, AT cũng hay hát giọng mũi/đầu - head voice - nhưng chỉ đưa được hơi vào khoang xoang mũi mà không đẩy ra được nên giọng không thoát, nghe lâu cảm giác bí bách. Cái này đem vào nhạc Văn Cao không ổn, phải giọng Opera thực thu như Lê Dung, Thu Giang ... mới tải nổi.

Tuy nhiên, giọng khoẻ, kỹ thuật tốt nên chuyển sang hát jazz ổn lắm. Từ Ánh Tuyết Vol.7 - Đi tìm đến Album Hát nhạc Trịnh , AT khai thác chất Jazz tốt, ghi âm ngon. Mình cũng ko thích AT, trừ 2 Album Jazz kể trên.



Ca sỹ hải ngoại hát được dòng nhạc này hình như chưa có ai.

- Ngọc Hạ (no Thu Hạ) lơ lửng giữa ballad và opera, chính xác hơn là Neo-classic, nên nghe Ngọc Hạ hát ballad hay lắm và cũng là ca sỹ rất kỹ tính trong việc lựa chọn phối khí. Nhưng giọng "lơ lửng" của Ngọc Hạ hợp nhất với Neo-classic kiểu như nhạc Phó Đức Phương hay những bài như Mái đình làng biển (Nguyễn Cường), Trăng rơi bên hồ (Đức Trung)
- Đức Tuấn thì ko bàn, anh này hát giống đọc Rap nhiều hơn, được cái đầu tư mạnh cho khoản phối khí mà nhiều khi đến hơi quá (ví dụ hát Nửa hồn thương đau lại phang luôn nhạc nền của Phantom of the Opera). ĐT là ca sỹ trong nước, cùng với Hồ Trung Dũng, 2 anh này làm khâu biên tập rất kỹ nên mới nghe dễ bị cuốn hút. Cũng vì kiểu đọc rap nên nghe Đức Tuấn hát Sắc màu (Trần Tiến), Tình hờ (Phạm Duy) hay phết..
- Thái Hiền : hát tốt nhưng không đều, bài được bài không. Tuy nhiên, Thái Hiền hát nhạc Cung Tiến thì ngang ngửa với Lê Dung, Thu Giang ...
- Lưu Hồng: chất giọng Opera tuyệt nhưng khổ nỗi toàn hát nhạc vàng hoặc ballad và xưa rồi nên kỹ thuật ghi âm kém ...
- Hà Thanh, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao .. giống Ánh Tuyết, ko đẩy head-voice ra được.

Bác nghe dòng nhạc này nên tham khảo Lê Dung, Thu Giang, Vành Khuyên, Út Mai, Ngọc Tuyền ... xuống chút nữa có Cao Minh, Phạm Thu Hà, Hồng Vy ...

1.
Đây là một status rất hay đối với cá nhân mình. Đọc phần này mình nghỉ bạn phải xuất thân từ Nhạc viện, Khao Thanh nhạc. Đúng không ạ? Chỉ có kiến thức thanh nhac chuẩn mới phân tích được như vậy.

Đọc các này mình muốn hỏi ý kiến mọi người về vài việc nhỏ trong các đánh giá ca sỹ.

Nó thế này: theo cá nhân mình, các ca sỹ xuất thân từ miền Bắc có trình độ thanh nhạc cao hơn, nhạc lý vững hơn. Đó là lý do các ca sỹ miền Bắc thường đánh giá thấp ca sỹ miền Nam vì không có bài bản, đôi khí chỉ có chất giọng và thành công qua công nghệ lăng-xê là chính. Hoặc họ đánh giá là ca sỹ miền Nam hát nhạc nó văn vẻ là easy-listening hay "rẻ tiền" như nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nhạc sến bolero. Đôi khí có những phát ngôn coi thường ca sỹ miền Nam ra mặt.

Các bạn nghỉ sao về việc này?

2. Mình biết thêm vài ca sỹ hay từ bạn rồi. Bạn có thể chia sẻ giúp mình vài Album hay đường link của mấy ca sỹ sau không: Lê Dung, Thu Giang, Vành Khuyên, Út Mai, Ngọc Tuyền?

3. ko đẩy head-voice ra được: Cái này nghe giống như nó bị vướng vướng đúng khhoong bạn?

4. Mình cố tìm CD của Hồng Nhung để mua với những bài như:
- Sóng Về Đâu của Trịnh Công Sơn
- Khát Vọng của Phạm Minh Tuấn
- ...

Bạn có thể cho mình hỏi là nên tìm CD nào, hoặc tải từ đâu?
 

Escalante

Well-Known Member
@dangthanhthe mình thấy bạn có up một số clip nhạc cổ điển nên mới hỏi cái này.

Mình tìm đĩa Lang Lang chơi nhạc Rachmaninov như đĩa sau hay Lang Lang chơi Shostakovish.

Bạn có thể cho mình xin link tải được không? Cám ơn bạn

4775231.jpg
 

dangthanhthe

Well-Known Member
1.
1....Đọc phần này mình nghỉ bạn phải xuất thân từ Nhạc viện, Khao Thanh nhạc. Đúng không ạ?

Đọc các này mình muốn hỏi ý kiến mọi người về vài việc nhỏ trong các đánh giá ca sỹ.

Nó thế này: theo cá nhân mình, các ca sỹ xuất thân từ miền Bắc có trình độ thanh nhạc cao hơn, nhạc lý vững hơn. Đó là lý do các ca sỹ miền Bắc thường đánh giá thấp ca sỹ miền Nam vì không có bài bản, đôi khí chỉ có chất giọng và thành công qua công nghệ lăng-xê là chính. Hoặc họ đánh giá là ca sỹ miền Nam hát nhạc nó văn vẻ là easy-listening hay "rẻ tiền" như nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nhạc sến bolero. Đôi khí có những phát ngôn coi thường ca sỹ miền Nam ra mặt.

Các bạn nghỉ sao về việc này?

2. Mình biết thêm vài ca sỹ hay từ bạn rồi. Bạn có thể chia sẻ giúp mình vài Album hay đường link của mấy ca sỹ sau không: Lê Dung, Thu Giang, Vành Khuyên, Út Mai, Ngọc Tuyền?

3. ko đẩy head-voice ra được: Cái này nghe giống như nó bị vướng vướng đúng khhoong bạn?

4. Mình cố tìm CD của Hồng Nhung để mua với những bài như ....Bạn có thể cho mình hỏi là nên tìm CD nào, hoặc tải từ đâu?

1. Mình ko học nhạc một buổi nào cả :), thích nghe và tự tìm hiều dần dần thôi...

Ca sĩ hát tốt của VN theo mình ko phân biệt vùng địa lý đâu. Hải ngoại có điều kiện tiếp xúc với nhiều thanh nhạc chính quy mà có mấy ca sỹ hát được đâu... Hihi, vừa rồi có tài năng mới xuất hiện Vasa Diệu Nga thôi. Còn hiện tại, ca sỹ thanh nhạc tốt mà mình biết ở trong nước thì miền nam nhiều hơn Bắc đấy. Thu Giang, Ngọc Tuyền.. hay Út Mai toàn trong Nam cả. Sau khi Lê Dung mất thì ngoài Bắc chưa thấy ai nổi lên thay thế cả. Bác cũng nghe "Diva" Thanh Lam hát cạnh Phạm Thu Hà rồi đấy

2. Mình hay có thói quen lưu nhạc theo sở thích, chỉ lưu các bài mình đánh giá tốt nhất thôi, còn lại xóa hết. Ví dụ Vành Khuyên thì mình chỉ lấy Người Hà nội và Bài ca hy vọng, Hồng Vy thì lấy mỗi Hướng về Hà Nội... Bên room lossless nhiều cao thủ sưu tầm lắm. Bạn qua đó tìm thấy ngay thôi, cùng lắm là pm cho các bác đó xin.

3. Đúng rồi, giọng khỏe, ngân dài và rung giọng được nhưng cảm giác bí bí. Head voice là cộng hưởng âm ngực (thoát ra cổ họng) và âm xoang (thoát ra mũi). Như cái đoạn ngân đầu bài mẹ yêu con, bạn thấy TL chỉ hát được giọng ngực lên càng ngày càng nhỏ và mảnh, chìm xuống. Còn PTH thì càng ngày càng to, vang và "bay lên", đến khi hết âm xoang lại hạ ngay xuống.

4. Giống phần 2
 
Bên trên