Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

nacom1260

New Member
Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành
Các bác vào đóng góp các món ăn và địa điểm ăn chơi nhé :)
Thank!

Ẩm thực Hà Nội

Phở “bưng” Hàng Trống

Hà Nội không thiếu những quán phở vỉa hè nhưng phở “bưng” đúng nghĩa hình như “độc nhất vô nhị” chỉ có ở phố Hàng Trống, bắt đầu từ lúc 6g chiều và kết thúc vào 9g tối. Thực khách đến với phở “bưng” ban đầu vì tò mò, sau vì hương vị phở quyến rũ thành quen.

Có lẽ cái tên phở “bưng” Hà thành gợi trí tò mò của nhiều thực khách. Đơn giản, gọi là phở “bưng” bởi khách thường phải một tay bưng bát phở, một tay dùng đũa thưởng thức cùng tiếng húp sột soạt đến ngon lành.

pho1.jpg

Nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm Hà Nội, ba mươi sáu phố phường có viết: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.
Hình như nét “cổ điển” mà nhà văn Thạch Lam nói ở đây ngoài hương vị còn sâu xa nhắc đến một loại phở “bưng” vỉa hè có từ lâu đời. Hà Nội xuất hiện nhiều quán phở vỉa hè nhưng phở “bưng” hiện chỉ còn một quán “độc nhất vô nhị” ở phố Hàng Trống.
Dù tiết trời nóng bức mùa hè hay se lạnh khi đông đến, quán phở vẫn đông khách lạ thường. Khác xa kiểu cách sang trọng trong nhà hàng, chính chất dân dã đã làm nên một phở “bưng” rất khác. Kiểu ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ xíu mà người ta hay gọi là ghế con lại khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc sống dân dã thôn quê, ngồi quây quần bên mâm cơm ấm cúng.
Hàng ghế con được bà chủ quán kê thẳng tắp trên vỉa hè. Khách đến đây cũng rất có ý thức ngồi thành hàng chứ không cản trở giao thông như người ta thường nghĩ. Nhiều người đến đây ban đầu vì tò mò, sau vì phở đã quyến rũ được lòng họ.
Do quán quá đông, nhiều thực khách phải đứng để thưởng thức nhưng vẫn “hết lòng” với phở. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối nhưng quán phở “bưng” vỉa hè Hàng Trống này chỉ bắt đầu từ lúc 6g chiều và kết thúc vào 9g tối.
Bà chủ quán cho hay quán phở “bưng” này chỉ có một nồi nước dùng nên bán hết là dọn hàng về. Vì thế, nếu bạn không nhanh chân thì khó có cơ hội ngồi xì xụp với bát phở “bưng” trên tay. Khách đến đây chủ yếu là thanh niên, sinh viên, cũng có các ông già bà cả tìm về nét dân dã của Hà Nội xưa và cả thực khách Tây nhớ hương vị Hà thành.
Phở “bưng” khá ngon với thịt bò tái chín có đủ nạm và gầu, hành hoa và rau thơm rất dậy mùi. Tất nhiên phở không thể thiếu tương ớt, nước giấm chua, rau thơm… và quẩy rán giòn vàng ruộm. Giá cả ở đây cũng rất phải chăng, tùy nhu cầu của khách mà dao động 9.000-12.000 đồng/bát.
Đã nhiều lần đắm chìm trong hương vị ngây ngất của phở Hà thành nhưng một lần thưởng thức phở “bưng” vỉa hè, tôi lại đâm ra “nghiện” cái món từ lâu được coi là tinh hoa của thủ đô nghìn năm tuổi này.
 

nacom1260

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Xôi Hà Nội

Không ai biết xôi xuất hiện trong các mâm cỗ ngày Tết, trong bàn tiệc cưới, trong lễ giỗ ông bà từ khi nàọ Nhưng với người thành phố, nhất là người Hà Nội, xôi còn là món quà sáng bình dân mà ít ai chưa một lần thưởng thức. Dường như trong từng hạt xôi có cả hương vị của lửa ấm, của đất trờị...


Dù có đi xa tận phương nàọ Dường như, từ mọi ngõ ngách, tất cả các thúng xôi, dù chỉ hé mở một góc thôi, vẫn đồng loạt phả vào đất trời mùi hương thơm dịu dàng của nếp. Này nhé, ngay đầu phố Lò Sũ sát Hồ Gươm bao năm rồi, bà hàng xôi xéo, xôi ngô vẫn ngồi đó mỗi sáng. Trên đường đinh Tiên Hoàng, vô số người bán xôi dạo vẫn mải miết xới lẹ làng những nắm xôi lạc, xôi đậu xanh thơm bùi, trắng muốt rồi trịnh trọng đặt vào một chiếc lá bàng xanh mướt hay mảnh lá sen non. Gần đó là "vương quốc xôi" trong Ngõ Cấm Chỉ nổi tiếng đất kinh kỳ. Xôi bán ở đây phần nhiều là xôi trắng, ăn èm với ruốc, thịt, trứng kho Tàu, giò, chả, lạp xường thái lát mỏng dính như những cánh hoa đàọ.. Ai đã từng nếm thử những hạt xôi dẻo căng, mỡ màng, ngọt và bùi ở đây trong cái gió xuân đượm mùi hương nếp hẳn sẽ chẳng bao giờ quên được.

Không ai biết xôi xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, trong bàn tiệc cưới, trong lễ giỗ ông bà từ khi nàọ Nhưng với người Hà Nội, xôi còn là món quà sáng bình dân mà hình như ai cũng đã có đôi lần thưởng thức. Xôi không phải là món quà đắt tiền. Chỉ với 1.000 đồng, người ta đã có thể có được nắm xôi thơm phức kèm theo thìa muối vừng miễn phí. Nhưng không vì thế mà nó tầm thường. Phải chăng vì từng hạt xôi gửi trong mình hương vị của lửa ấm, của đất trờị..

Những ngày này, người đi xa Hà Nội lâu ngày trở về sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những biến tấu củạ.. bản nhạc xôị Vẫn là tiếng rao mộc mạc hiền hòa với toàn thanh không và thanh bằng ấy, nhưng xôi cũng có nét khác rồị Không chỉ có xôi lạc, đậu xanh, đậu đen, xôi gấc, xôi trắng, xôi xéo, xôi vò... như xưa, họ hàng nhà xôi còn có thêm xôi vừng dừa, xôi cốm dừa, xôi gấc đóng khuôn có nhân đậu xanh, dừa ở giữạ.. Và bao cô gái Hà nội ngày xuân rủ nhau đi lễ, chẳng còn lo dậy sớm thức khuya đồ xôi nữạ Chỉ cần ra đầu phố, chờ bà hàng xôi mở thúng mua bát xôi đầu là có đĩa xôi đặt lễ rồị..


Mẹ tôi hay lo xạ Trước ngày chị gái lên xe hoa, mẹ gọi chị tôi ra dạy từng cách chọn gạo đến ngâm đỗ, bắc chõ đồ xôị "Biết thêm một chút cũng chẳng thừa - mẹ nói, kẻo mai về bên ấy người ta bảo con cái nhà ai mà đến xôi cũng chẳng biết làm". Hóa ra, việc ấy cũng đơn giản thôị Chỉ cần ngâm gạo,ngâm đậu riêng trong vài tiếng đồng hồ rồi vo sạch, trộn đều hai thứ,thêm chút muối và đổ vào chõ đồ cho đến khi hạt gạo dẻo trong, hạt đậu nở bung là được. Nếu là xôi lạc thì phải luộc chín nhân lạc trước cho mềm và trắng rồi cũng trộn với nếp đem đồ như thế. Xôi gấc thay vì nêm muối lại phải cho chút đường, tạo vị ngọt thanh taọ Làm xôi vò phải xới xôi cho tơi và nguội bớt rồi trộn đều với đậu xanh đã nấu chín và xắt nhỏ. Xôi xéo thì tới lúc ăn mới xắt mỏng nắm đậu xanh đã được đồ chín vào, thêm chút mỡ nước,

hành củ phi vàng lên trên. Bát xôi xéo hấp dẫn vì nó kết hợp giữa màu trắng của hạt nếp dẻo, mầu vàng tươi của đậu xanh, vàng rộm của hành phi quyện với vị béo, bùi, thơm của từng thứ ấỵ.. Chỉ từ hạt gạo nếp mà người ta nghĩ ra biết bao thứ xôi khác nhau, mỗi loại một mầu, một mùi riêng đặc trưng. Bí quyết ử Có gì đâu, cái chính là phải chọn được đúng thứ nếp cái hoa vàng Hưng Yên, Thái Bình.Lúc xới xôi phải dùng đũa con cho khỏi gãy đớn hạt gạọ Có lẽ còn lâu nữa tôi mới phải học cách chọn gạo đồ xôi như chị gái mình.Chỉ biết chắc rằng, mùi hương xôi thơm ngát mỗi sáng trên dường bắt gặpsẽ chẳng thể phai nhòa trong tâm trí tôi,
 

nacom1260

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Bánh cốm Hàng Than

Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà gửi người xa xứ, cưới hỏi, giỗ chạp

Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để thưởng thức cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh… Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm.
Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị bánh cốm hì lại khác với bất kỳ loại bánh nào. Cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn.
Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại,hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm.

Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo.Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm.Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu
ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi,
ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới,không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là “xuê”. Đỗ đã “xuê” được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ
đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi… đảo đều rồi đem gói.Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni-lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuốixanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở.
Theo khảo sát của Hà Nội Mới, hiện cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ “Ninh”. Nhưng Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng.

Theo:
Hà Nội​
 
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, phở cuốn Trúc Bạch...:D
 

Kinh3D

New Member
Bún “mắng”, cháo “chửi” - “Đặc sản” kinh người

Quán bún lưỡi nằm sâu trong chợ Ngô Sĩ Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) chỉ bán từ 11h đến 15h hằng ngày nhưng vẫn nườm nượp khách ra vào. Tuy nhiên, thái độ phục vụ ở đây rất đỗi kỳ lạ.


Hương vị của “lưỡi”

Bún lưỡi Hà Nội có vị ngọt của lưỡi heo ninh, mùi thơm của lưỡi vừa chín đến độ vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước bún đỏ dịu của cà chua. Một nhúm bún đã chần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát lưỡi điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, vài cọng rau thơm, một ít dọc mùng xanh, lại thêm giấm, ớt hoặc chanh và hạt tiêu xay... nên dù giá bán 15.000 đồng/bát nhưng vẫn đông khách.

Thế nhưng, bún lưỡi không nổi tiếng bởi hương vị mà yếu tố tạo nên thương hiệu cho quán chính là thái độ phục vụ rất đỗi “chợ búa” của chủ quán và nhân viên. Đã đến quán, không ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”.

Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách lẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời. Hai người khách mới bước vào, đang loay hoay tìm chỗ đã bị bà chủ “rèn luyện tinh thần”: “Đừng đứng chổng mông vào mặt người khác như thế, gọi gì gọi luôn đi, không có hết là nhịn đấy! Ăn gì?”. Chỉ thấy người con gái trả lời lí nhí: “Cho hai bát bún lưỡi” rồi lẳng lặng đi vào phía góc quán.

Khách đến đây đều phải cố gắng không để ý đến những giác quan không cần thiết chỉ tập trung vào khứu giác và vị giác. Thấy mang nhầm thức ăn, nhiều người cũng không dám thắc mắc, đành ráng ăn cho xong. Ngay cả khi tính tiền, bà chủ cũng làm cho không ít khách hàng sợ xanh mặt: “Có 15.000 đồng một bát thôi! Chị ăn mấy bát thì cứ nhân lên mà trả tiền”.

“Đặc sản” kinh người

Đông khách không thua kém gì bún “mắng” Ngô Sĩ Liên, cháo “chửi” Nhà Thờ cũng được rất nhiều người biết đến. Bà chủ ở đây không chửi khách mà chửi nhân viên. Từ tờ mờ sáng cho đến tận đêm khuya, nơi đây ầm ĩ tiếng mắng, chửi.

Anh T - người giữ xe của quán - tâm sự: “Bà chủ khỏe lắm, ra rả từ sáng đến đêm mà không biết mệt, hễ có mặt ở quán là chửi, đang ăn cũng chửi, mắt xem vô tuyến mồm cũng không quên chửi...” Nghe bà chủ chửi nhân viên, khách lạ thì cau mặt, khách quen thì cười tủm tỉm cho đây là một “đặc sản”.

Nhiều thực khách khi đã trót bước chân vào quán không khỏi ái ngại, lẩm bẩm: “Biết thế này khỏi đến, dù ngon đến đâu cũng không bao giờ quay lại”.

Theo Hải Duy
Người Lao Động


Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s20-251033/bun-mang-chao-chui-dac-san-kinh-nguoi.htm
 

TQN

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Ông anh của em đã từng thả 2 hòn gạch vào nồi cháo của hàng cháo chửi chỗ nhà thờ >:)

- Lâu rồi không ghé chả hiểu dạo này còn chửi không.. :-w
 

tuan_ok

Well-Known Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

phải chi có vài tấm hình cho dễ hình dung các bác nhỉ
 

gaffer

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Ông anh của em đã từng thả 2 hòn gạch vào nồi cháo của hàng cháo chửi chỗ nhà thờ >:)

- Lâu rồi không ghé chả hiểu dạo này còn chửi không.. :-w

Nếu được em nhờ anh của bác qua chỗ bún chửi Ngô sĩ liên làm 1 nhát nữa cho đủ bộ :))

Cũng phải tới 5,6 năm rồi em không qua đó ăn. Thực ra cũng không đến nỗi như báo nói, nếu biết luật thì cũng ổn. Vào đó tốt nhất là gọi 1 lần thôi, nếu ngồi sốt ruột chút thì cũng chớ gọi lần 2 không thì sẽ được món khai vị hấp dẫn :))
Nhưng có vẻ đàn ông thì ít bị đụng chạm hơn.
 

TQN

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Nhớ hồi xưa cũng hay qua Ngô Sĩ Liên, nhưng ko bít hàng "lưỡi", toàn chơi món bún ốc... ngon bổ rẻ :D
 

tieuanchu

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

nhìn hình ớn quá nhở . Như dracula ăn vậy!
 
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Nếu được em nhờ anh của bác qua chỗ bún chửi Ngô sĩ liên làm 1 nhát nữa cho đủ bộ :))

Cũng phải tới 5,6 năm rồi em không qua đó ăn. Thực ra cũng không đến nỗi như báo nói, nếu biết luật thì cũng ổn. Vào đó tốt nhất là gọi 1 lần thôi, nếu ngồi sốt ruột chút thì cũng chớ gọi lần 2 không thì sẽ được món khai vị hấp dẫn :))
Nhưng có vẻ đàn ông thì ít bị đụng chạm hơn.

Nghe nói trước bà chủ quen chửi khách hàng, chẳng may có hôm chửi đúng ông mới đi tù về vào quán ăn nên bị nện một ghế vào đầu => bây giờ rút kinh nghiệm rồi.
 

HEEL

New Member

nacom1260

New Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

http://www.forum.infohanoi.com/f7/

Ẩm thực Hà Nội - Ẩm thực Hà thành - Món ngon Hà Nội

1. Bột sắn dây ướp hoa bưởi: Thức uống tinh tế của người Hà Nội
2. Vị chua canh sấu Hà thành
3. Hà Nội uống như tôi biết: Phong vị Trung Hoa
4. Món ăn Việt kỳ lạ trong mắt người nước ngoài
5. Bún Bặt - Món đặc sản hấp dẫn của đất Thăng Long
6. Lai lịch của món phở và tên gọi của nó
7. Bún Ốc Khương Thượng ! Ngon Số 1
8. "Vì mê Mai Động, vì thèm đậu Mơ"
9. Bánh trôi bánh chay trong tâm thức người Hà thành
10. Cốm Mễ Trì - Hương sắc hè Hà thành
11. Bánh dầy Quán Gánh - Gợi nhớ tổ tiên
12. Hà Nội uống như tôi biết: Nước lọc
13. Sứa: Món ăn mát ngày hè
14. Một ngày ăn chay
15. Những điều chưa biết về kem Bờ Hồ
16. Đồ nướng mùa hè
17. Nhỏ – to chuyện hàng ốc
18. "Say" bún Hà Nội cùng khách Tây
19. Mặn mà bát nước chấm
20. Trà chanh phố cổ Hà Nội
21. Canh chua Hà Nội
22. Nem cuốn: Đậm đà bản sắc ẩm thực Việt
23. Cháo sườn niêu đất, ngon tận đáy nồi
24. Góc Hà Nội – Hoài bão của cô chủ thể hệ 8x
25. Nem chua rán
26. Bánh mỳ Thái Thịnh
27. Quán "Miến lươn đồng"
28. Trứng lộn ngải cứu
29. Bánh đúc nộm - Món quà quê giữa phố
30. "Ẩm thực Hà Nội luôn làm tôi bỡ ngỡ"
31. Vị bánh đa kê Hà Nội
32. Chè hoa cau: Món quà thanh tao của người Tràng An
33. Trà Sen - sản vật tinh túy của đất Tràng An
34. Cuốn tôm Hà Nội
35. Kem Hà Nội
36. Ngô rang, khoai lùi
37. Lịch lãm ẩm thực Hà thành
38. Những cái tên trên bản đồ ẩm thực Hà Nội
39. Bún ốc nguội Hà Thành
40. Mì vằn thắn chinh phục người Hà Nội
41. Nem chua rán Hàng Bông
42. Công phu bánh bác Giang Xá
43. Mùa ổi Đông Dư
44. Ẩm thực Hà Nội phố
45. Lẩu bò úc 12 Phố Huế - Nhà hàng Chez Mai - khuyến mãi nhân dịp khai trương
46. Xôi Hà thành - Một miền kí ức
47. Dẻo thơm chè lam xứ Đoài
48. Tết bánh trôi, bánh chay của người Việt
49. Nhớ cà cuống làng Chèm
50. Phở Tư lùn ở Hà Nội
51. “Văn hoá” cà phê vỉa hè Hà Nội
52. Ai bánh mỳ nóng giòn
53. Nhớ món ngon Hà Nội
54. Trà chén của người Hà Nội
55. Nồng ấm bánh trôi tàu
56. Chả cá Lã Vọng
57. Chè... xưa và nay!
58. Bún thang Hà Nội
59. Bánh bèo Phố Cổ
60. Cháo dạo đêm đông
61. Bún ốc Phủ Tây Hồ
62. Tào phớ nóng mùa đông
63. Bánh tôm Hồ Tây
64. Quán nem tai Bà Hồng
65. Bập bùng bếp nướng đêm
66. Riêu cua Hà Thành
67. Bánh cốm Hàng Than
68. I Love Coffee Hà Nội
69. Xôi Hà Nội
70. Phở “bưng” Hàng Trống
71. Hà Nội ăn sáng vỉa hè

Theo: http://www.forum.infohanoi.com/
 

meomatto

Active Member
Ðề: Món ngon Hà Nội - Ẩm thực Hà Thành

Nếu đã là "Người Hà Nội chuẩn" thì hẳn sẽ quen mắt, nhàm tai với những điều này-việc thường nhật xảy ra trên phố-cũng do là ở Hn, tính văn hóa ảnh hưởng từ Cộng đồng và văn hóa Vỉa hè đã ăn sâu từ rất lâu rồi.
Địa thế HN nhỏ hẹp, nhà cửa san sát, buôn bán ầm ĩ, tấp nập từ sang tới đêm, nhu cầu ăn chơi là rất lớn nên những hàng ăn uống nào mà ngon, có tiếng thì chắc chắn sẽ rất đông, mặc dù đến ăn thì nhiều khi không được văn minh cho lắm. Mà Phàm, đã đông thì sẽ "Bực mình" vì không chạy kip, mà đã "Bực mình" thì lại dễ "Chửi nhau" Thế nhưng, người HN đều mặc nhiên chấp nhận chuyện đó và coi là điều bình thường. Vì vốn đã quen cung cách kiểu từ hồi "Bao cấp Tem phiếu" của hồi xưa rồi.
Âu cũng là 1 nét riêng thú vị của đất Hà Thành! :D:D
Em đưa tiếp 1 vài VD về kiểu phục vụ trên:
- Phở Bát Đàn
- Thịt quay Hàng Buồm
- Bánh Trôi tàu của nhà Bác Phạm Bằng Hàng Giầy
- Bánh đa cua LTKiệt
- Phở Vui(trứoc tên khác) Hàng Giầy
- Giò chả Quốc Hương
- Bánh Gối L.Q.Sư
- Phở "Mậu Dịch"
- Cà phê Nhĩ, Mầu, Năng.
- Bún Bung Thái Phiên
- Bún Mọc Hàng Hành
- Bún Riêu Ngọc béo
- Bún Chả Đắc Kim
- Phở gà Mai Anh
- Nem tai Bà Hồng
- Nộm Bờ Hồ
- Phở Cường Hàng Muối
- Xôi xéo Yến N.H.Huân
- Xôi Bà Thảo Hàng Da
- Miến Lươn Hàng Điếu
... Nhiều lắm nhớ không hết! Ăn uống cứ ăn uống, nhăn nhó cứ nhăn nhó, chả làm sao hết. Khách và Chủ quán, mặt mũi cứ trơ ra. Hihi. :D:D:D
 
Bên trên