Nhiều sếp công nghệ Mỹ phản đối nhân viên làm việc từ xa vì cho rằng Covid-19 không quan trọng

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nhiều giám đốc công nghệ có vẻ không đồng ý với các biện pháp an toàn như cho nhân viên làm tại nhà.

2051935.jpg


Trong lá thư gửi tới nhân viên, một CEO công nghệ đã viết: "Nếu chúng ta muốn duy trì năng suất, chúng ta cần tiếp tục làm việc trong văn phòng".

Michael Saylor, CEO của công ty Microstrategy không thường xuyên gửi email cho tất cả nhân viên với hơn 2 ngàn người, nhưng ông đã bất ngờ gửi bức thư dài tới 3 ngàn từ vào buổi chiều hôm thứ Hai (16/3) tới toàn bộ nhân viên. Bức tư với tựa đề "My Thoughts on Covid-19", tạm dịch là "Đôi điều suy nghĩ của tôi về dịch Covid-19".

Mục đích của bức thư là chống lại các biện pháp mạnh mẽ, bao gồm việc khuyến khích nhân viên làm tại nhà của các chuyên gia y tế cộng đồng.

Nội dung thư có đoạn viết: "Đại dịch là một dạng ăn cắp và làm suy yếu chúng ta. Nó tạo ra sự xa cách xã hội và ngủ đông kinh tế. Nếu chúng ta muốn duy trì năng suất, chúng ta cần tiếp tục làm việc trong văn phòng".

Khi hầu hết các công ty trên thế giới đều phải điều chỉnh kế hoạch làm việc, thậm chí cho nhân viên làm việc tại nhà để tránh nguy cơ lây nhiễm, một bộ phận không nhỏ các giám đốc đang cho công ty hoạt động bình thường.

Xu hướng này thực sự đáng nói, nhất là trong ngành công nghệ khi hầu hết mọi người có thể là việc ở bất cứ đâu với một chiếc máy tính. Tuy nhiên, cách làm việc đó chỉ áp dụng cho các công ty có lãnh đạo theo trường phái kích thích sáng tạo và phá cách chứ không hẳn là các công ty duy trì lối làm việc truyền thống.

Saylor lập luận rằng, thiệt hại kinh tế vì tình trạng cách ly xã hội lớn hơn so với lợi ích về mặt lý thuyết của các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Thậm chí ông còn cho rằng, biện pháp đó nên áp dụng cho khoảng 40 triệu người già đã nghỉ hưu, bị suy giảm hệ miễn dịch chứ không phải những người còn khả năng làm việc và học tập.

Elon Musk từng coi thường dịch Covid-19 nhưng đã thay đổi thái độ rất nhanh chóng

Điều đáng nói là Saylor không hề đơn độc với quan điểm này. Nhiều giám đốc công nghệ đang tìm cách chống lại áp lực cho nhân viên làm việc tại nhà theo khuyến nghị của các quan chức y tế công cộng.

Hôm 6/3, tỷ phú Elon Musk đã viết trên Twitter rằng: "Thật ngớ ngẩn khi hoảng loạn vì Covid-19". Bất chấp những lời chỉ trích của cộng đồng với phát ngôn mang tính coi nhẹ đại dịch này, Musk vẫn tiếp tục coi nhẹ nó ngay cả khi tất cả 50 bang của Mỹ đã có người nhiễm và hơn 300 người đã chết.

2051932.jpg


Trong email gửi tới các nhân viên của SpaceX, Musk đã viết: "Dựa trên cơ sở so sánh, nguy cơ tử vong vì Covid-19 thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ chết vì lái xe về nhà. Có khoảng 36 ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơn so với con số người chết hiện nay vì Covid-19". Thậm chí Musk khẳng định Covid-19 không nằm trong top 100 các mối nguy hiểm sức khỏe tại Mỹ.

Nhưng chỉ cách đây vài ngày, Musk đã bất ngờ thay đổi thái độ khi gửi email tới nhân viên Tesla, trong đó nhắc đến việc nhân viên có thể nghỉ tại nhà nếu thấy có triệu chứng nhiễm bệnh hoặc lo ngại bệnh dịch lây lan tại nơi làm việc.

Tesla hiện chưa đưa ra bình luận sau khi nhận câu hỏi của tờ The Guardian.

Câu chuyện của tỷ phú Elon Musk chỉ là một trong số ví dụ về việc nhiều doanh nhân tại Mỹ xem thường Covid-19. Một tỷ phú khác là Tim Draper đã viết trên Twitter hôm 14/3 rằng: "Nỗi sợ hãi còn tồi tệ hơn nhiều so với virus. Chính phủ đã sai. Phải mở cửa cho kinh doanh. Nếu không rất nhiều người sẽ chết khi nền kinh tế sụp đổ thay vì chết vì đại dịch này".

Draper được biết đến là một người có quan điểm lập dị và trái ngược so với số đông. Trước đây ông từng bỏ phiếu ủng hộ sáng kiến chia bang California thành 6 tiểu bang nhỏ hơn và lên tiếng ủng hộ nữ tỷ phú Elizabeth Holmes, người sáng lập start-up Theranos mới bị buộc tội lừa đảo mới đây.

2051926.jpg


Một lãnh đạo khác ở Thung lũng Silicon cũng đang cố gắng để mọi thứ tiếp tục vận hành theo cách vốn có, đó là David Heinemeier Hansson, sáng lập gia công ty phát triển phần mềm Ruby on Rails và Basecamp. Trên Twitter, Hansson kêu gọi các ông chủ công nghệ không cho phép nhân viên làm việc từ xa.

Ông thậm chí còn liệt kê hàng chục công ty không cho phép nhân viên làm việc từ xa và sẽ còn tiếp tục đăng tải các công ty khác. Hansson khẳng định sẽ xóa các tweet này nếu một công ty thay đổi lập trường.

Hansson chia sẻ: "Nếu bạn để cho mọi người vốn đang làm ở văn phòng về làm việc tại nhà, bạn đơn giản sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng và chẳng có lý do lý trấu gì cả. Có rất nhiều người ở thung lũng Silicon thích trở thành những người phản đối một lập trường mặc định. Họ nghĩ rằng họ là độc tôn. Theo tôi mọi công ty công nghệ phải có người làm việc trong văn phòng. Họ không phải là người đối lập, là kẻ ngu hay nguy hiểm gì cả".

Saylor kết luận, các chính sách kiểm soát dịch hiện nay đang đe dọa quyền tự do dân sự, tự do kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần của chúng ta. Ông nhấn mạnh, các biện pháp đối phó hiện nay có thể khiến các doanh nghiệp lớn, nhỏ phá sản, khiến nhiều người thất nghiệp và tạo ra nhiều người nghèo. Saylor nói thêm: "Nếu lợi ích của chúng ta là sức khỏe cộng đồng thì việc tước bỏ toàn bộ hoạt động giáo dục, việc làm, thể thao, giải trí, tài sản, quán bar, nhà hàng, bảo tàng, lễ hội tôn giáp, lễ kỷ niệm chắc chắn là điều không hề tốt chút nào".

Một nhân viên của Microstrategy chia sẻ với trang The Guardian rằng, bất chấp tâm thư của CEO Saylor, nhiều nhân viên vẫn tự nghỉ và xin làm việc tại nhà.

Theo Vn review​
 

tears_of_kaliar

Active Member
đúng rồi, đi làm kiếm tiền cho ông chủ đi nào các nô lệ, sức khỏe bọn mày tui tao quan tâm làm gì?
 

doangtv1

Active Member
đúng rồi, đi làm kiếm tiền cho ông chủ đi nào các nô lệ, sức khỏe bọn mày tui tao quan tâm làm gì?

Ở nhà họ vẫn phải làm việc trực tuyến mà. Các cơ quan nhà nước ở VN nên khuyến khích làm việc trực tuyến vì nhiều ông đến cơ quan ngồi trà nước cả ngày. Tốn thêm tiền điện nước của cơ quan! :D
 

Shangri-La

Well-Known Member
Nước Ý đã từng tự tin mở cửa hợp tác với Trung Quốc "One belt one road", Iran cúc cung tận tụy với Tập vì sự nghiệp chống Mỹ cho bác Mao, giờ ra sao thì cả thế giới đều biết rồi. Các sếp công nghệ Mỹ phản đối chẳng qua là thiên tả không ưa Trump thôi, cứ ỉ i cho tới lúc nó bùng lên thì chẳng còn nhân viên nào làm việc luôn chứ đừng ngồi đó mà gào online working.
Thế, cái hồi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trump đã hành động rất đúng và kịp thời mặc cho Trung Quốc tức giận gào lên Mỹ làm quá. Vừa rồi, Trump ra lệnh đóng cửa với EU trừ Anh ra và khuyến cáo công dân Mỹ quay về nước, thế là đám thiên tả lẫn EU cũng được dịp gào lên phản đối, cho rằng Trump đã hành động sai lầm, giờ thì sao nào, cả châu Âu đang phát dịch và các nước đang tiến hành phong tỏa. Thế nhưng, những việc làm đi trước một bước của Trump chẳng ai dám nhắc đến vì thấy quá xấu hổ.
 

ngoctkatu

Active Member
Nước Ý đã từng tự tin mở cửa hợp tác với Trung Quốc "One belt one road", Iran cúc cung tận tụy với Tập vì sự nghiệp chống Mỹ cho bác Mao, giờ ra sao thì cả thế giới đều biết rồi. Các sếp công nghệ Mỹ phản đối chẳng qua là thiên tả không ưa Trump thôi, cứ ỉ i cho tới lúc nó bùng lên thì chẳng còn nhân viên nào làm việc luôn chứ đừng ngồi đó mà gào online working.
Thế, cái hồi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trump đã hành động rất đúng và kịp thời mặc cho Trung Quốc tức giận gào lên Mỹ làm quá. Vừa rồi, Trump ra lệnh đóng cửa với EU trừ Anh ra và khuyến cáo công dân Mỹ quay về nước, thế là đám thiên tả lẫn EU cũng được dịp gào lên phản đối, cho rằng Trump đã hành động sai lầm, giờ thì sao nào, cả châu Âu đang phát dịch và các nước đang tiến hành phong tỏa. Thế nhưng, những việc làm đi trước một bước của Trump chẳng ai dám nhắc đến vì thấy quá xấu hổ.

Phải nói cách nhìn thế cuộc của lão Trùm này rất sáng suốt! :D
 

tears_of_kaliar

Active Member
Nước Ý đã từng tự tin mở cửa hợp tác với Trung Quốc "One belt one road", Iran cúc cung tận tụy với Tập vì sự nghiệp chống Mỹ cho bác Mao, giờ ra sao thì cả thế giới đều biết rồi. Các sếp công nghệ Mỹ phản đối chẳng qua là thiên tả không ưa Trump thôi, cứ ỉ i cho tới lúc nó bùng lên thì chẳng còn nhân viên nào làm việc luôn chứ đừng ngồi đó mà gào online working.
Thế, cái hồi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trump đã hành động rất đúng và kịp thời mặc cho Trung Quốc tức giận gào lên Mỹ làm quá. Vừa rồi, Trump ra lệnh đóng cửa với EU trừ Anh ra và khuyến cáo công dân Mỹ quay về nước, thế là đám thiên tả lẫn EU cũng được dịp gào lên phản đối, cho rằng Trump đã hành động sai lầm, giờ thì sao nào, cả châu Âu đang phát dịch và các nước đang tiến hành phong tỏa. Thế nhưng, những việc làm đi trước một bước của Trump chẳng ai dám nhắc đến vì thấy quá xấu hổ.

lạt ma rồ mỹ ah, Trump hồi đầu còn so sánh dịch này với cúm mùa cơ mà, sợ j đâu, đóng cửa EU nhưng thằng dễ toang nhất là mẹ Anh thì lại ko cấm, thằng Anh là mập mờ nhất về số liệu, vì nó không chịu xét nghiệm, dân mình đi nước ngoài về nhiễm bệnh có kha khá là ở Anh. Nhìn số liệu là thấy Mỹ hôm qua bứt top lên top 3.
 

thinhlq.xb

Active Member
Xem bản đồ Covid do Bing cung cấp thì tỷ lệ tử vong so với tỷ lệ mắc của Mỹ thấp so với nhiều quốc gia khác. Hiện tại tỷ lệ tử vong của Mỹ mới chỉ chưa đến 0,2%. Tây Ban Nha, Ý, Trung Quốc vẫn là các nước có tỷ lệ tử vong cao trên số người mắc. Nhưng em chả tin là TQ nó chết ít thế đâu, số người chết này là chết trong bệnh viện có thống kê chứ người chết thực của nó em nghĩ phải gấp 10 lần con số nó công bố!
 

Shangri-La

Well-Known Member
lạt ma rồ mỹ ah, Trump hồi đầu còn so sánh dịch này với cúm mùa cơ mà, sợ j đâu, đóng cửa EU nhưng thằng dễ toang nhất là mẹ Anh thì lại ko cấm, thằng Anh là mập mờ nhất về số liệu, vì nó không chịu xét nghiệm, dân mình đi nước ngoài về nhiễm bệnh có kha khá là ở Anh. Nhìn số liệu là thấy Mỹ hôm qua bứt top lên top 3.
Trump nói chắc do cá nhân ông ta vui miệng buồn tay thôi, chứ nhìn cách ông ta làm thì thấy thôi, ông ta hành động luôn đi trước một bước vì có nguyên một bộ sậu sừng sỏ tham mưu đấy, ông ta đâu có hành động một mình.
Anh là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Âu. Tại thời điểm phong tỏa châu Âu, Trump đã để ngỏ một cánh cửa cho châu Âu tại Anh để dân chúng đủ thời gian giải quyết mọi việc, sau đó thì ông ta đã cấm luôn không thấy sao.
Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói "có ngu mới chống Mỹ", và thực tế là ông ta nói đúng.
 
Bên trên