Nước cờ cao tay 'biến thù thành khách' của ông Trump

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nước đi của tổng thống Mỹ có thể sẽ biến Huawei từ một đối thủ thành khách hàng của ngành công nghệ Mỹ.

Vào tháng 5, chính quyền Mỹ tung một đòn hiểm với Huawei khi yêu cầu mọi công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ phải xin phép trước khi muốn bán chip cho Huawei.

Quyết định hạ gục Huawei
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền của ông Trump đưa ra quyết định khiến Huawei choáng váng. Vào tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa công ty này vào "danh sách thực thể", khiến cho một loạt hãng công nghệ phải ngừng hợp tác với Huawei.

Z15310082020.jpg

Với sức ép từ Mỹ, Huawei đã phải từ bỏ các dòng chip Kirin tự phát triển, được coi là niềm tự hào công nghệ của họ. Ảnh: Android Authority.

Google đã ngừng cấp phép cho Huawei sử dụng các dịch vụ Google trên Android từ thời điểm đó, khiến smartphone Huawei mất sức hút ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố khiến người dùng Trung Quốc ủng hộ Huawei ở thị trường nội địa, góp phần giúp công ty này trở thành hãng sản xuất smartphone số một toàn cầu trong quý II.

Dù vậy, lệnh cấm mà Mỹ đưa ra vào tháng 5 vừa qua lại có sức ảnh hưởng lớn hơn với ngành smartphone của Huawei. Chỉ vài ngày sau, TSMC, đối tác gia công chip lớn nhất của Huawei xác nhận đã dừng nhận đơn hàng mới của công ty Trung Quốc, và sẽ ngừng giao hàng cho Huawei vào tháng 9.

Sau 3 tháng, quyết định của chính quyền ông Trump đã thực sự đánh bại Huawei. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh công nghệ Trung Quốc 2020, Richard Yu - CEO mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, xác nhận dòng smartphone cao cấp Mate 40 sẽ là sản phẩm cuối cùng trang bị chip xử lý Kirin do Huawei phát triển.

Android Authority nhận định Kirin là một trong những niềm tự hào của Huawei. Mất đi Kirin đồng nghĩa smartphone Huawei cũng mất đi sự khác biệt.

Huawei_P40_Pro_3324.jpg

Những smartphone đầu bảng trong năm nay như P40 Pro và Mate 40 Pro có thể là các sản phẩm cuối cùng của Huawei dùng chip Kirin. Ảnh: Xuân Tiến.

Một trong những ưu điểm trên smartphone Huawei là camera, phần lớn nhờ vào bộ xử lý ảnh (ISP) nằm trong những con chip Kirin. Ngoài ra, đây cũng là cái tên đi đầu trong lĩnh vực máy học nhờ kiến trúc tùy biến Da Vinci, phục vụ các tính năng như zoom siêu phân giải, nhận diện giọng nói tiết kiệm pin, điều khiển cử chỉ, bảo mật khuôn mặt…

Điều này đồng nghĩa với Huawei sẽ phải mua chip từ một công ty khác, chứ không thể tự thiết kế chip cho smartphone của mình. Công ty đó có thể là MediaTek, Samsung, hoặc là Qualcomm, một công ty Mỹ.

Nếu Qualcomm được Mỹ cấp phép trở thành đối tác của Huawei, đây thực sự là một nước đi cao tay của ông Trump.

Cơ hội cho Qualcomm
Qualcomm đã nhận biết được cơ hội này, và đang tìm cách để được bán chip cho Huawei. Theo Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp xúc với chính quyền ông Trump để được cấp phép giao dịch với Huawei, qua đó bán các loại chip 5G cho công ty Trung Quốc.

Tài liệu của Qualcomm lập luận lệnh cấm xuất khẩu chip cho Huawei sẽ không ngăn công ty này mua chip từ những đối tác ngoài Mỹ. MediaTek đặt trụ sở tại Đài Loan, trong khi Samsung là công ty Hàn Quốc. Hai công ty này không bị hạn chế bán các dòng chip của mình cho Huawei, trong khi Qualcomm phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.

Qualcomm_5G_Reuters.jpg

Qualcomm muốn tranh thủ cơ hội này để bán chip 5G cho Huawei. Ảnh: Reuters.

Qualcomm cho rằng đây là một cơ hội trị giá nhiều tỷ USD, và họ muốn giành lấy cơ hội này thay vì để tiền chảy vào túi các công ty nước ngoài. Tài liệu của Qualcomm nhận định quyết định cấm xuất khẩu chip cho Huawei có thể giúp các đối thủ của Qualcomm thu về tới 8 tỷ USD mỗi năm.

"Chính sách này đã vô tình tạo ra cơ hội tài chính khổng lồ cho hai đối thủ nước ngoài của Qualcomm", Wall Street Journal dẫn tài liệu của công ty này.

Theo Wall Street Journal, chiến dịch vận động của Qualcomm nhằm khai thác xu hướng của chính quyền ông Trump, khi một mặt chỉ ra rằng công nghệ Trung Quốc là mối nguy hại cho an ninh nước Mỹ, mặt khác vẫn muốn đảm bảo quyền lợi tài chính của các công ty công nghệ Mỹ.

Trước lệnh cấm của Mỹ vào tháng 5/2019, Huawei đóng góp khoảng 3% doanh thu của Qualcomm, theo số liệu của Bernstein Research. Sau hơn một năm, tới cuối tháng 7 vừa qua Giám đốc tài chính Akash Palkhiwala cho biết Huawei chỉ còn đóng góp phần "không đáng kể" trong tình hình kinh doanh của Qualcomm.

Trump_bloomberg.jpg

Việc hạn chế các công ty Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi ích cho công nghệ Mỹ dưới thời ông Trump. Ảnh: Bloomberg.

Qualcomm không phải công ty Mỹ duy nhất muốn bán chip cho Huawei. Intel, Micron và Xilinx đã đăng ký và nhận được giấy phép để giao dịch với Huawei. Những công ty này cung cấp chip xử lý, chip nhớ và các loại chip dùng trong thiết bị viễn thông của Huawei.

Nếu Qualcomm được cho phép giao dịch với Huawei, đây có thể là một chiến thắng của công nghệ Mỹ. Dưới thời ông Trump, nhiều chính sách hướng tới các công ty Trung Quốc chủ yếu mang tính đe dọa để các công ty này phải chịu theo ý định của Mỹ, theo nhận định của New York Times.

Đây có thể không phải ví dụ cuối cùng của cách hành động này, khi Mỹ dự tính sẽ cấm TikTok, WeChat vào tháng 9 sau sắc lệnh mà ông Trump ban hành ngày 6/8. Cửa thoát của TikTok sẽ là bán cho một công ty Mỹ như Microsoft hay Twitter.

Theo Zing​
 
Bên trên