One Mount Strategy – Tương lai máy ảnh trong tay Sony

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Với khoảng thời gian dài phát triển kể từ những năm cuối của thế kỷ 18 cho đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về thiết bị, đó không chỉ đơn thuần nằm ở cách sắp xếp thấu kính trong ống kính nhằm giúp ghi lại khoảnh khắc, ghi lại hình ảnh một cách chân thực, mà đi cùng còn là những thay đổi lớn về chuyển động cơ khí cũng như các công nghệ tích hợp ngày càng hiện đại.

maxresdefault.jpg

Hơn 200 năm chuyển mình, cách thức ghi lại hình ảnh vẫn được giữ nguyên dưới một nguyên lý duy nhất, nhưng mỗi hãng sản xuất lại có những cải tiến riêng cho hệ thống máy ảnh của mình, bao gồm máy ảnh và các lens (ống kính) đi kèm. Hệ quả kéo theo đó chính là nhiều loại ngàm ống kính đã ra đời.

Đối với giới nhiếp ảnh, thực sự không quá khó để có thể kể tên hết được các ngàm ống kính hiện nay của mỗi hãng sản xuất, nếu Canon có EF, EF-S, EF-M, thì Nikon cũng hề kém cạnh khi sở hữu nhiều loại ngàm khác nhau, bao gồm ngàm F, ngàm Nikon 1 và gần đây nhất là Nikon Z dành cho máy ảnh không gương lật. Như vậy để kể tên đầy đủ tất cả các loại ngàm từ cổ chí kim, quả thực đó là một thử thách đầy cam go. Trên tất cả, nhiều ngàm mang đến sự bất tiện khi muốn dùng chéo với nhau, ngay cả khi trong cùng một hãng sản xuất.

image001.jpg

Tuy tính đa dạng và phong phú là thế, nhưng trong số đó lại có một số ngàm ống kính khá thông dụng, chúng được biết đến rộng rãi bởi tính ứng dụng trên nhiều thiết bị, tiêu biểu phải kể đến ngàm Micro Four Thirds. Và có lẽ Sony đã học hỏi và đang hướng đến một điều mang chiều hướng tương tự: sử dụng một ngàm cho các dòng máy ảnh của mình!


Tại sao One Mount Strategy sẽ làm nên khác biệt?

Chọn một chiếc máy ảnh phù hợp với túi tiền, đó đã là một thử thách. Nhưng chọn được ống kính phù hợp cho chiếc máy ảnh ấy, đó lại là một thử thách lớn hơn rất nhiều. Người dùng như rơi vào ma trận bởi mỗi loại ngàm ống kính chỉ được thiết kế cho riêng một dòng máy ảnh nhất định, gắn vừa đã khó, nhưng chụp đẹp hay không, có auto focus được không, có tùy chỉnh khẩu, tùy chỉnh điểm lấy nét được hay không … thì đó lại là một câu chuyện khác. Chính khi ấy, One Mount Strategy – “Một ngàm dành cho tất cả” của Sony sẽ làm nên sự khác biệt.



image003.jpg

1 mount dành cho tất cả sẽ làm hài lòng tất cả khách hàng khi chọn lựa máy ảnh Sony

Dĩ nhiên máy nào lens ấy vẫn là một tiêu chí hàng đầu để cho ra những chất lượng ảnh chụp tốt nhất, chính vì thế sự tương thích chéo giữa ống kính dành cho tất thảy các loại thiết bị nhiếp ảnh của Sony sẽ giúp người dùng trong rất nhiều trường hợp. Chỉ một hệ ống kính E Mount, người dùng sẽ có thể chia sẻ chung cho cả các hệ máy của Sony, bất kể đó là máy ảnh FullFrame hay Crop APS-C. Nhờ đó các body của Sony sẽ được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trải dài từ nhiếp ảnh đường phố, nhiếp ảnh chuyên nghiệp… hay thậm chí là cả quay phim chuyên nghiệp.

Đây chính là chiến lược được Sony theo đuổi ngay từ giai đoạn phát triển dòng máy ảnh Mirrorless, mà chỉ cho đến gần đây, hãng mới công bố nhấn mạnh và chia sẻ One Mount Strategy đến cộng đồng. Hợp nhất hệ sinh thái trở nên một, đó chính là hướng đi đầy mạo hiểm bởi công sức bỏ ra về nghiên cứu sẽ không hề nhỏ và đầy rủi ro, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.


image005.jpg

Nhờ tính tương thích mà mới chỉ vừa ra mắt, người dùng đã có thể dùng máy ảnh alpha a6400 với hơn 49 ống kính từ Sony

One Mount – dễ mà khó

Với một chút kiến thức về nhiếp ảnh, chắc hẳn ai cũng sẽ dễ dàng liệt kê được các loại cảm biến ảnh hiện nay. Nhỏ nhỏ chúng ta có micro 4/3, lớn hơn chút chúng ta có APS-C, thông dụng nhất có lẽ là kích cỡ tiêu chuẩn FullFrame, và cao hơn nữa là Medium format, Large Format... Với mỗi loại cảm biến, bài toán ánh sáng và hình ảnh thu vào cảm biến dựa trên cấu trúc lens là vô cùng quan trọng, chính vì sự phức tạp ấy mà mỗi loại ngàm lại được thiết kế chuyên biệt, phù hợp với máy ảnh sử dụng một loại cảm biến nhất định. Và như vậy, nếu hãng sản xuất có 03 dòng máy ảnh sử dụng 03 loại cảm biến khác nhau, 03 ngàm máy ảnh ra đời là điều vô cùng dễ hiểu.

Cho nên, trong quá khứ và cũng chỉ vài năm gần đây, các hãng máy ảnh truyền thống, điển hình như là Canon, đã là người dùng cực kỳ bối rối và mệt mỏi với các loại ngàm của mình, thậm chí ngay cả trong một dòng máy mirrorless hiện đại, đã có đến 2 ngàm khác nhau là ngàm M và ngàm RF. Nó khiến cho những người dùng lens ngàm này không thể tận dụng tiếp khi đổi lên body mới hơn, nhiều tính năng hơn, nó khiến sự tương thích trở nên phức tạp và thử thách lòng kiên nhẫn. Điều đó dẫn đến mức độ hài lòng và trung thành với thương hiệm giảm sút đi ít nhiều.

One Mount Strategy thực sự là một hướng đi đầy tốn kém, bởi khi chọn con đường này để phát triển, các ống kính được sản xuất đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe. Người tiêu dùng có lẽ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, bởi những tiêu chuẩn đáp ứng được One Mount Strategy là không hề nhỏ trong khi Sony vẫn phải duy trì những mức giá hợp lý cho các dòng lens bình dân dành trên hệ máy Crop của mình.

E Mount và dòng ống kính chất lượng cao đến từ Sony

Ngoài những dòng ống kính phổ thông, các ống kính cao cấp của Sony được thiết kế với độ phân giải lens lên đến 50MP, so với ống kính đến từ các đối thủ khác chỉ dừng lại ở 36MP mà thôi (Canon và Nikon có khá ít lens có độ phân giải trên 36 MP, nên body có cảm biến 50 MP hay 70 MP đều không thể tận dụng hết được). Không chỉ vậy, kết cấu lens E Mount của Sony cũng có những khác biệt nhất định. Bằng cách áp dụng các thuật toán xử lý tiên tiến dựa trên những thay đổi về truyền động thấu kính, phương pháp này đã cho phép Sony xử lý, thu được hình ảnh nhanh và chính xác hơn.



image007.jpg

Tập trung vào thuật toán – điều làm nên thành công cho E Mount Lens

Sony vẫn duy trì các nguyên tắc cơ bản để thiết kế nên hệ thống ghi hình hiện đại với các cơ cấu truyền động được tích hợp lên trên cả thân máy lẫn ống kính vốn được phát minh vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Bằng việc thêm vào các kỹ thuật trượt thấu kính độc quyền mang tên Direct Drive SSM (dẫn động SSM trực tiếp) cùng cơ chế đẩy XD Linear (XD tuyến tính), kết hợp cùng thuật toán xử lý nhận diện nhằm biến đổi ống kính trở nên phù hợp với cảm biến, mà các loại ống kính Sony sản xuất ra đều phù hợp với các thiết bị máy ảnh của hãng.



image009.jpg

Kỹ thuật sản xuất ống kính độc quyền của Sony với việc ứng dụng Drive SSM và XD Linear

Nếu so với hệ ống kính của Canon và Nikon khi các hãng này chỉ tập trung tăng cường số lượng các motor cơ học nhằm cải thiện tốc độ lấy nét, thì hệ thống ống kính của Sony lại trái ngược hoàn toàn khi tập trung vào hệ thống trượt cơ khí chuyển động tuyến tính, nhờ đó mà Sony đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc tăng cường khả năng lấy nét trên hệ thống máy ảnh của mình. Những cải thiện về kết cấu ống kính E-Mount của Sony ở một khía cạnh nào đó có thể gọi là cách mạng, nhưng trái ngược với kết cấu ấy lại chính là giá thành bán ra của dòng ống kính này. Các ống kính E-Mount G Master của Sony luôn có giá tốt hơn khá nhiều so với ống kính cho mirrorless từ đối thủ Nikon và Canon trên một dải tiêu cự và khẩu độ, trong khi chất lượng luôn nằm trong top những sản phẩm đỉnh cao trên thị trường.


image011.jpg

Đột phá và tạo lối đi riêng, chính điều đó đã làm nên những thành công cho mảng máy ảnh của Sony ở hiện tại


Mô tơ XD tuyến tính – phần cứng độc đáo làm nên thành công cho ống kính E-Mount

Ống kính chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu được SONY chú trọng khi phát triển hệ Camera Mirrorless. Tuy nhiên đó chỉ là một trong số 05 yếu tố tiêu chuẩn được Sony đề ra cho dòng sản phẩm máy ảnh của hãng. Các yếu tố còn lại bao gồm: chất lượng ảnh, tốc độ, thời lượng PIN, và tính chất gọn nhẹ của sản phẩm

image013.jpg

Không ngoa khi nói rằng, các dòng máy ảnh và lens cao cấp đi kèm của Sony hiện nay đang cho khả năng lấy nét tốt nhất thế giới, với tốc độ cực nhanh và độ chính xác cực cao. Chính khả năng này đang khiến cho rất nhiều người dùng DRLR cũ (và cả mirrorless hãng khác) chuyển qua dùng Sony, vì nó đáp ứng được nhu cầu công việc, hoặc đơn giản hơn là giảm bớt áp lực lấy nét, để thời gian canh chỉnh bố cục và bắt khoảnh khắc. Một bức ảnh đẹp mà không lấy nét được chính xác sẽ khiến cho bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng tiếc nuối khi xem lại.

ONE MOUNT STRATEGY – khác biệt tạo nên thành công cho SONY

Tương lai của máy ảnh và hệ lens đã được Sony vạch ra ngay từ đầu, và đến giờ đang bắt đầu gặt hái thành công. Tầm nhìn One Mount thực sự là một điểm sáng làm thay đổi đến cả ngành công nghiệp máy ảnh. Nó khiến cho những hãng truyền thống như Canon, Nikon và cả Fujifilm phải nhìn lại và học hỏi, nhằm mang đến sự đồng nhất cho các dòng sản phẩm mới của mình, nếu như không muốn tụt lại phía sau trong cuộc đua không cho chỗ cho sai lầm chiến lược.

Với những gì đã làm được, chiến lược One Mount Strategy từ Sony đang khiến người dùng càng thêm tin tưởng vào hệ sinh thái của hãng. Việc sắm cho mình một chiếc máy ảnh trung cấp hay cao cấp đôi khi không còn quá quan trọng, bởi hệ thống ống kính máy ảnh đã được Sony chu đáo sửa soạn cho toàn bộ các thiết bị của mình, giúp người dùng an tâm sử dụng mà không còn lo lắng về sự “thờ ơ” với hệ ngàm cũ – điều đã xảy ra với Nikon 1 và đang có xu hướng lặp lại với Canon EF-M hiện tại.
 

Heugene

Member
Sony a6000 vẫn là ông vua của dòng máy ảnh entry-level, các hãng khác không đọ nổi
 

happythanh

Active Member
em vẫn chưa hiểu hết ý của bài viết, cái này là cho công nghệ lens tương lai hay sao bác, hiện em đang dùng A6000 + 2 lens(1670 F4.0 CZ, fix 50mm), vậy mai mốt em đổi qua body full frame thì 2 lens hiện giờ có dùng tiếp đc ko bác chủ?
 

nmcan1306

Member
em vẫn chưa hiểu hết ý của bài viết, cái này là cho công nghệ lens tương lai hay sao bác, hiện em đang dùng A6000 + 2 lens(1670 F4.0 CZ, fix 50mm), vậy mai mốt em đổi qua body full frame thì 2 lens hiện giờ có dùng tiếp đc ko bác chủ?
Được, nhưng
 

nmcan1306

Member
Nếu tiền không phải là vấn đề thì chắc chắn là mình đã đến với Sony từ lâu rồi :D.
Xét trong từng trường hợp cụ thể, tuỳ nhu cầu, kinh phí, khả năng nâng cấp trong tương lại thì lại là câu chuyện khác
 

hwman

Active Member
Nếu tiền không phải là vấn đề thì chắc chắn là mình đã đến với Sony từ lâu rồi :D.
Xét trong từng trường hợp cụ thể, tuỳ nhu cầu, kinh phí, khả năng nâng cấp trong tương lại thì lại là câu chuyện khác
Công nhận đúng là thế :) .Mình đang dùng Nikon, giờ muốn chuyển sang gọn nhẹ cho một số nhu cầu nên chuyển sang dùng cả MRL. Nhưng sau khi soi kỹ giá cả và chất lượng đành ngậm ngùi mua Fuji cho lành. Cũng đang đợi đến ngày tiền không thành vấn đề để đến với Sony.
 
em vẫn chưa hiểu hết ý của bài viết, cái này là cho công nghệ lens tương lai hay sao bác, hiện em đang dùng A6000 + 2 lens(1670 F4.0 CZ, fix 50mm), vậy mai mốt em đổi qua body full frame thì 2 lens hiện giờ có dùng tiếp đc ko bác chủ?
Lens crop lắp vào ff nó bị hẹp lại thôi. đáng đứng 10 mét thì phải đứng thêm 5 mét nữa so với ff.
 

dienmayglobal

New Member
Ống kính Sony mắc quá. Phổ thông thì chọn Canon hoặc Nikon hợp lý về giá cả hơn
 

coolpix8700

Well-Known Member
Lens crop lắp vào ff nó bị hẹp lại thôi. đáng đứng 10 mét thì phải đứng thêm 5 mét nữa so với ff.

Ở máy 35 thì thân crop có thể dùng ống kính fullframe, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Vấn đề thêm 5 m không phải quan trọng, mà là vignette (mờ viền ở 4 góc, mức độ nặng thì ảnh thu được chỉ nằm gọn trong vòng tròn như trên cái clips kia), còn quan trọng hơn nữa là chạm lá cửa trập, sensor,... vì có bị vignette cắt crop đi vẫn lấy được ảnh, nhưng chạm mấy thứ bên trọng mà cố vặn đuôi ống kính sẽ phá vỡ tất cả.
Sony muốn soán ngôi của Canon (và cả Nikon) thì vẫn còn phải phấn đấu rất dài. Ngay cái phần thị trường Sony đang lấn thì chỉ lấn quanh quẩn với mấy cái máy ảnh nghiệp dư với nhau, cái sân đang bị nhường rất nhanh cho điện thoại, các hãng kia hời hợt ở vùng thị trường này cũng bởi vì thấy cạnh tranh với điện thoại rất khoai!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thu Hong Huynh

New Member
Công nhận đúng là thế :) .Mình đang dùng Nikon, giờ muốn chuyển sang gọn nhẹ cho một số nhu cầu nên chuyển sang dùng cả MRL. Nhưng sau khi soi kỹ giá cả và chất lượng đành ngậm ngùi mua Fuji cho lành. Cũng đang đợi đến ngày tiền không thành vấn đề để đến với Sony.
Ủa mình thấy Nikon xài cũng ngon mà, mình đang xài và hay chụp hình với Nikon. Ăn thua lens thôi.
Bạn tham khảo thử người nước ngoài đánh giá về Nikon Review of Nikon
 
Bên trên