Pin trên smartphone: Bình mới rượu cũ và những sự thật phía sau

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sự thật là “lõi” của pin trên smartphone không thay đổi, chỉ có công nghệ quản lý và hỗ trợ thay đổi. “Lõi” pin điện thoại thực chất vẫn là “em của ngày hôm qua”.

Khi sự lệ thuộc của con người và smartphone nhiều hơn, tầm quan trọng của thời lượng pin cả ngày cho một lần sạc đã trở thành một trong những tính năng chính mà nhiều người quan tâm, chỉ sau kích thước màn hình và quan trọng hơn cả camera. Tuy vậy, pin trên smartphone lại gần như không thay đổi nếu so với pin trên Ô tô và tại các thiết bị smarthome.


Số phận đáng thương của pin

Tất cả điện thoại di động cho tới nay đều sử dụng pin sạc lithium-ion (li-ion). Điều đó có nghĩa, có một thứ trên smartphone không thay đổi hàng thập kỷ qua đó là “lõi” của viên pin. Tuy nhiên, pin của smartphone lại thay đổi rất nhiều về kích thước và công nghệ.

Ban đầu, các viên pin ngày càng lớn hơn để đủ sức “gánh” những chiếc smartphone ngày càng phình to ra và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.Nhưng rồi, khi kích thước của viên pin bị giới hạn lại, các hãng lại chạy đua về công nghệ với mục tiêu duy nhất là kéo dài thời lượng pin.

Phần lớn những tiến bộ gần đây về thời lượng pin đến từ các tính năng tiết kiệm năng lượng được tích hợp trong thiết bị, đặc biệt là từ việc tạo ra phần mềm quản lý việc sạc và xả hiệu quả hơn, giống như bạn đang nhấm nháp năng lượng thay vì cố nhồi nhét.

Sạc nhanh không hề gây tổn thương pin

Những năm trước, bộ sạc thông thường sở hữu công suất từ 5W-10W, đối với nhiều người, đó là một sự “tra tấn”. Nên khi sạc nhanh của smartphone ra đời đã được người dùng nồng nhiệt đón nhận. Các hãng cũng đua nhau phát triển công nghệ sạc nhanh từ vài chục W đã tiến tới hơn 100 W.

Không chỉ tập trung vào cuộc đua sạc nhanh và sạc nhanh hơn nữa, các hãng cũng đua về tiêu chuẩn an toàn để không làm tổn thương pin cũng như hạn chế nguy cơ cháy nổ bằng công nghệ 2 giai đoạn.


Sạc nhanh đã trở thành một trending toàn cầu

Giai đoạn đầu là giai đoạn tăng tốc, áp dụng khi pin trống hoặc gần hết. Khi đó, tùy từng smartphone và củ sạc mà bạn có thể nạp được 50% đến 70% trong 10 phút, 15 phút hoặc 30 phút đầu tiên. Ở giai đoạn này, do pin đang trống nên pin có thể hấp thụ sạc nhanh mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài.

Sau khi kết thúc giai đoạn sạc nhanh, thường là ở sau 70% hoặc 80%, pin sẽ chuyển sang giai đoạn sạc chậm. Đây là thời điểm các công nghệ quản lý tốc độ sạc được tung ra để “kìm cương” năng lượng nạp vào nhằm tránh tình trạng hỏng pin, chai pin.

Tức là để làm đầy khoảng 20-30% dung lượng pin còn lại, smartphone vẫn cần một khoảng thời gian tương ứng cho 70%-80% ở giai đoạn đầu tiên, tùy máy và công nghệ đi kèm. Điều này có nghĩa, nếu máy bạn được trang bị sạc nhanh, hãy dùng bất kể khi nào bạn cần mà không phải lo pin sẽ bị chai.

Cắm sạc quá mức có thể phản tác dụng

Đa phần những người dùng smartphone hiện nay đều cắm sạc qua đêm, đến khi sáng dậy mới rút sạc, và nghĩ rằng sạc quá 100% mới là đủ để sử dụng cho cả một ngày. Những vấn đề bắt đầu xuất hiện từ đây khi mà liên tục sạc pin vượt quá dung lượng của máy khiến pin không ổn định, có thể làm giảm tuổi thọ pin chung hoặc tích tụ quá nhiều nhiệt bên trong và khiến pin bị cháy hoặc bắt lửa, gây ra những tác dụng phụ khó lường.

Apple có một cách tiếp cận thông minh cho vấn đề này trong phần mềm iOS 13 của iPhone, sạc pin iPhone của bạn tới 100% mà không gây ra thiệt hại lâu dài. Nếu bạn thường xuyên cắm iPhone vào ban ngày hoặc trong khi ngủ, bạn có thể bật cài đặt pin iOS 13 có tên là Sạc tối ưu hóa pin ( Optimized Battery Charging) sẽ sạc iPhone đến 80%, sau đó dừng sạc và ước tính thời điểm bạn sắp sử dụng điện thoại trở lại để sạc tiếp 20% còn lại. Nhiều hãng Android khác cũng có những công nghệ tương tự.


Để pin càng thấp rồi mới sạc là sai lầm

Đôi khi, bạn có thể muốn để điện thoại của mình xả hết pin để giúp pin hiệu chỉnh lại trạng thái sạc. Nhưng thực tế, việc xả hết pin có thể gây ra các phản ứng hóa học theo thời gian, làm rút ngắn tuổi thọ của pin.

Nếu bạn muốn kiểm soát sức khỏe của pin mạnh mẽ hơn, hãy cắm sạc khi mức pin của điện thoại giảm xuống từ 20%- 30% là phù hợp. Việc thường xuyên để pin sụt ở mức cảnh báo đỏ thực sự không hề tốt cho pin trên smartphone.

Nhiệt độ cao là kẻ thù đối với pin trên smartphone

Ngoài việc gây ra các hiện tượng nóng máy, khiến máy có thể phát nổ, gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng, nếu smartphone thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao có thể gây ra sự sụt giảm đáng kể về tuổi thọ của pin. Thông thường, nhiệt độ máy từ 30 độ C trở lên sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin. Đó là lý do vì sao khi nóng máy nhiều thì pin sẽ nhanh hỏng hơn và các hãng cũng đang chạy đua các công nghệ làm mát, tản nhiệt cho smartphone để “giữ pin”.


Tránh để máy nóng là 1 cách đơn giản để tăng tuổi thọ của pin

Pin của smartphone vẫn là viên pin cũ nhưng được quản lý bằng các công nghệ mới và hiện đại hơn. Vì thế, dung lượng pin lớn không phải là thứ bạn cần quan tâm nhất, hãy quan tâm tới các công nghệ đi kèm.

Theo NghenhinVietnam
 

taynguyendie

Well-Known Member
Điện thoại hồi xưa tự thay pin được. Điện thoại bây giờ thì khi pin chai thay cái mới luôn
 

nguoidaugio

Well-Known Member
Đọc bài viết này chẳng thấy vui chút nào mà chỉ thấy hao tiền vì cục bin.
 
Bên trên