Raspberry Pi + Rune Audio ::: Một trải nghiệm nghe nhạc mới

linh0983

Well-Known Member
Bác Trung a theo như hình này jumper J7 mình rút ra hết sau đó cắm board con DSD vào . Vậy lúc đó Boss dac hay 502dac đang cắm vào isolator Pi là xuất được PCM và DSD qua RCA luôn hay sao . Nếu ko phải vậy thì Isolator Pi + DoP Decoder daughter board xuất âm như thế nào vậy .

u5.jpg
 

trung224

Well-Known Member
Thấy mấy bộ nguồn của bác mà ham quá. E thì đang đợi mãi con ifi power mà 3Kshop HN vẫn chưa có hàng :(
Bác Trung cho e hỏi, e ko kiếm ra chân nhựa nên vẫn dùng chân đồng nối pi vào vỏ máy bằng nhôm phay . Như thế có sao ko ạ? Có cần nối đất hay xử lý gì thêm ko bác nhỉ

Em thấy ko sao đâu bác. Mấy lỗ cắm chân của Pi đều ko nối đất nên dùng chân đồng hay chân nhựa cũng như nhau. Tuy nhiên, nếu bác đang dùng các board LPS Tàu ko có nguồn gốc thì nên cẩn thận kẻo dùng chân đồng sẽ dính ground loop từ các bo này (do ko chắc các chân cắm có nối đất hay ko).

Như của em thì trước khi đến biến áp ko có cái gì nối đất cả (tất cả đều được cách ly). Cuộn sơ cấp của biến áp nào cũng có dây nối đất (SCN) thì em dùng dây đó nối đến một điểm trên vỏ máy. Vỏ máy lại được nối đến dây đất (Earth) của cục IEC.
 

trung224

Well-Known Member
Bác Trung a theo như hình này jumper J7 mình rút ra hết sau đó cắm board con DSD vào . Vậy lúc đó Boss dac hay 502dac đang cắm vào isolator Pi là xuất được PCM và DSD qua RCA luôn hay sao . Nếu ko phải vậy thì Isolator Pi + DoP Decoder daughter board xuất âm như thế nào vậy .

u5.jpg

Không bác à. Bo DoP decoder chỉ decode thằng DoP DSD về native DSD thôi. Sau đó bác vẫn cần nối i2s out từ bo IsolatorPi (qua nhánh isolated i2s GPIO pin hoặc qua mấy cổng U.FL trên bo DoP decoder) sang DAC có khả năng giải mã DSD để chuyển sang analog. Do BOSS DAC hay 502DAC đều ko có khả năng giải mã DSD nên nó sẽ ko ra tiếng (hoặc nhiễu trắng) nếu nhận tín hiệu DSD. Bo DoP decoder này là để dùng cho mấy bo DAC DSD kiểu như bo DSC1 bác @dongochoan đã post.
 

linh0983

Well-Known Member
Như của em thì trước khi đến biến áp ko có cái gì nối đất cả (tất cả đều được cách ly). Cuộn sơ cấp của biến áp nào cũng có dây nối đất (SCN) thì em dùng dây đó nối đến một điểm trên vỏ máy. Vỏ máy lại được nối đến dây đất (Earth) của cục IEC.
Ở nhà mình cũng đi như vầy ko có nhiễu nhiếc gì hết a .
 

linh0983

Well-Known Member
Không bác à. Bo DoP decoder chỉ decode thằng DoP DSD về native DSD thôi. Sau đó bác vẫn cần nối i2s out từ bo IsolatorPi (qua nhánh isolated i2s GPIO pin hoặc qua mấy cổng U.FL trên bo DoP decoder) sang DAC có khả năng giải mã DSD để chuyển sang analog. Do BOSS DAC hay 502DAC đều ko có khả năng giải mã DSD nên nó sẽ ko ra tiếng (hoặc nhiễu trắng) nếu nhận tín hiệu DSD. Bo DoP decoder này là để dùng cho mấy bo DAC DSD kiểu như bo DSC1 bác @dongochoan đã post.
Vậy khi kết nối qua I2s out kiểu này có phải có code đi theo ko khi mình set i2s trong Rune hoặc Moode a . Như con dac còi này là có code đây bác ko biết có được ko ? Mình order con này lâu rồi , con DSD1796 mình đang dùng là ko được .
https://world.taobao.com/item/546693343165.htm?spm=a312a.7728556.2015080705.19.CrUvGa
 

trung224

Well-Known Member
Vậy khi kết nối qua I2s out kiểu này có phải có code đi theo ko khi mình set i2s trong Rune hoặc Moode a . Như con dac còi này là có code đây bác ko biết có được ko ? Mình order con này lâu rồi , con DSD1796 mình đang dùng là ko được .
https://world.taobao.com/item/546693343165.htm?spm=a312a.7728556.2015080705.19.CrUvGa
Cái này em nghĩ bác nên viết mail hỏi Ian, hoặc post lên thread này để tim kiếm sự trợ giúp

http://www.diyaudio.com/forums/pc-b...-i2s-dsd-isolator-hat-native-dsd-decoder.html
 

Hagemi

Active Member
Em thấy ko sao đâu bác. Mấy lỗ cắm chân của Pi đều ko nối đất nên dùng chân đồng hay chân nhựa cũng như nhau. Tuy nhiên, nếu bác đang dùng các board LPS Tàu ko có nguồn gốc thì nên cẩn thận kẻo dùng chân đồng sẽ dính ground loop từ các bo này (do ko chắc các chân cắm có nối đất hay ko).

Như của em thì trước khi đến biến áp ko có cái gì nối đất cả (tất cả đều được cách ly). Cuộn sơ cấp của biến áp nào cũng có dây nối đất (SCN) thì em dùng dây đó nối đến một điểm trên vỏ máy. Vỏ máy lại được nối đến dây đất (Earth) của cục IEC.
Em dùng ifi power chắc là an toàn thôi bác nhỉ
 

ko853

Well-Known Member
@ Dat@242: Thì cấp điện cho Pi là thuần túy digital đó bác. Hơn nữa, chuyện PSU phải thật gần tải thì lúc nào cũng thế và bất cứ mạch cấp nguồn nào nếu xa tải thì độ nhiễu cũng sẽ ko còn được như datasheet của nhà sản xuất nữa, dù đó là LT3042 hay LT1963,... Nên theo quan điểm của em nếu có thể thì hay dùng mạch có độ nhiễu thấp nhất luôn cho hết thuốc.

Một chuyện nữa là nếu cấp nguồn cho 3 thành phần và tháo con SMPS build in trên Pi ra, thì 5V được cấp cho USB, 3,3V và 1,8 V được cấp cho chip, clock,... Do đó, nếu ko dùng USB gì thì phần đó cũng ko cần quá sạch. Cho nên theo em giải pháp là dùng bo LT1083 đơn để cấp nguồn 5V (dùng bo 1963 cũng được)
http://www.ebay.de/itm/1Pcs-Stromve...605153?hash=item361327bc21:g:PW0AAOSwKOJYIAN2

Một bo khác dùng LT1083 đôi để làm tầng lọc 1, cho ra khoảng 5V DC
http://www.ebay.de/itm/Finished-LT1...688197?hash=item281c7da545:g:VIMAAOSw8HBZEvd5

Sau đó mỗi output của bo LT1083 đôi dùng một bo LT3045S để chuyển sang 3,3V và 1,8V
http://www.ebay.de/itm/LT3045-S-Ult...737282?hash=item3ae51933c2:g:hR8AAOSwU8hY4TzV

LT3045 là anh em của LT3042 nhưng có thể output đến 500mA max. Hai bo này là dư sức cấp nguồn cho Pi rồi
Nếu pi đã dc cách ly điện và DAC là master clock thì cấp nguồn sạch cho pi để làm gì vậy bác?

bo LT3045S dòng max nhỏ hơn LT3042 phải ko bác? Em thấy LT3042 của diyinhk dòng max là 1.5A.

Em thấy bo LT3045S có output từ 0-15V rộng hơn nhiều so với LT3042 của diyinhk? Mình chỉnh output của bo LT3045S bằng cách nào vậy?

dùng LT1083 đôi để làm tầng lọc 1 có tác dụng gì vậy bác?

Em đang định sắm vài cái nguồn sạch nên thắc mắc tí :D
 

trung224

Well-Known Member
Nguyên nhân của nhiễu điện trên Pi có hai nguyên nhân, thứ nhất là do bản thân các linh kiện điện tử như chip gây ra (cái này thì ko có cách gì thay đổi được), thứ hai là do bản thân SMPS trên Pi gây ra. Hai nguồn nhiễu này lại chồng chập và tệ hơn có thể cộng hưởng làm độ nhiễu trở nên rất lớn.

Nhiễu điện là dạng sóng điện từ nên nó có hai cách để truyền ra ngoài: cách thứ nhất là truyền điện qua vật liệu dẫn điện (tức là qua đường mạch bình thường), chúng ta đã cách ly bằng isolatorPi. Cách thứ hai là dạng sóng bức xa ra môi trường, cái này thì không tránh được và ko có cách nào cách ly hoàn toàn được, kể cả có sử dụng các biện pháp che chắn vì với một số tần số sẽ đòi hỏi lớp chắn phải kín hoàn toàn, trong khi chúng ta vẫn cần có chỗ hở để nối dây điện vào hoặc nối Pi với các bo mạch phía trên.

Chính vì vậy, để giảm nhiễu, việc tháo bỏ SMPS built-in là cần thiết để cắt bỏ một nguồn gây nhiễu. Còn việc cấp nguồn sạch, ổn định là để giảm độ nhiễu từ trường do điện trường biến thiên. Nếu bác có học vật lý lớp 11 thì sẽ biết là cứ điện trường thay đổi thì sẽ tạo ra từ trường quanh nó.

Về chuyện mấy bo PSU, về nguyên bản thì LT3045 có dòng ra max 500mA, còn LT3042 có dòng max 200mA. Thông số của hãng về độ nhiễu là khi dùng với dạng nguyên bản này. Còn bo diyinhk dùng thêm một con transistor để tăng dòng, bằng việc đó dòng ra có thể lên đến 1,5A nhưng đổi lại thông số nhiễu sẽ ko được như nguyên bản nữa. Do đó em khuyên là nếu định dùng cách cấp 3 nguồn cho Pi, và ko cắm ổ cứng hay các thiết bị ngoại vi khác thì nên dùng LT3045.

Bo LT3045S thì chỉnh output qua điện trở dán trên bo, nếu bác mua bo như của em thì thằng bán nó sẽ config cứng luôn output theo yêu cầu của mình
http://www.ldovr.com/product-p/lt3045-s.htm
 

trung224

Well-Known Member
Em mê nhạc ạ. Thời cassette em ráng gom góp được khoảng trăm cuốn thì sang trào CD. Ai đã từng đau khổ với cảnh rối băng, lau đầu từ chắc hiểu được sức hấp dẫn của CD lúc mới ra: Gọn nhẹ, treble leng keng, chuyển bài trong tíc tắc....

Do không có điều kiện, nên em qua CD hơi trễ, khoảng 1990. Trước đó vài năm cd mắc tiền ghê lắm.

Em có một mơ ước từ xưa, là làm sao có được tất cả những bài mình thích, để lúc nào muốn nghe cũng có sẵn. Sau nhiều năm, em gần đạt được mơ ước của mình: Hầu như những gì em thích em đều có được.

Nhưng khi số cd của em được khoảng 2500 dĩa (có hộp), cộng với khoảng 500 dĩa em ghi từ lossless ra thì em không còn quản lý được nữa. Muốn nghe tìm dĩa không ra. Cái này tại em lơ là nên không nhớ dĩa nổi, chứ số người có trên 5-6k, 10k dĩa nhiều lắm ạ. Họ vẫn nhớ tốt bài nào nằm ở đâu.

Thế là em mò sang nhạc số, lúc đó là năm 2014. Hai năm đầu em dùng Airport Express, cũng vui. Đến khoảng tháng 4 năm ngoái thì lọ mọ với Pi, cho đến giờ :D

Con đường đi của bác gần giống em, trừ việc em bỏ qua hẳn giai đoạn cassette, tiến thẳng lên CD :D Em bắt đầu chơi CD từ năm 2010, lúc mới sang Tây, mỗi tháng tằn tiện bỏ ra 20€ mua đĩa, rồi săn hàng giảm giá amazon các kiểu. Đến đầu năm 2015 thì có đến 2000 đĩa, cả boxset lẫn đĩa đơn. Cuối cùng cũng bỏ CD vì nhiều lý do.

Thứ nhất là càng ngày càng lười, ngại phải đứng dây thay đĩa, nhất là nhiều khi một đĩa mình chỉ muốn nghe vài track. Thứ hai là nguồn nhạc số ngày càng nhiều và nhanh cập nhật (đĩa CD chưa phát hành mà nhạc số đã đươc bán trên các trang phân phối từ mấy tuần trước rồi), đặc biệt là các nhạc chất lượng cao, em nghe nhạc cổ điển nên từ năm 2015 đến nay cái món Hires này nở rộ lắm. Mà các bản thu Hires 24-96 được remaster lại nghe tốt hơn cùng bản thu đó trên CD, lại còn đồ chùa rất nhiều. Đành rằng lúc đó thì nhạc số nghe qua máy tính thì ko hay bằng CD nghe qua CDP, nhưng tiềm năng lại lớn hơn nên em quyết định chuyển hướng sang nhạc số. Thật sự là sau hơn 2 năm đầu tư thời gian, công sức và cả tiền bạc em nghĩ mình đã đi đúng hướng, vừa được sự tiện lợi, vừa được cả chất lượng âm thanh vừa đỡ tiền mua nhạc :D
 

trung224

Well-Known Member
Tương lai liệu có Dac dùng chip ES9038 cho Pi ko các bác nhỉ
Có thể có nhưng em nghĩ sẽ ko dễ xảy ra. Lý do là giá con ES9038Pro hiện khá cao. Em nghe thiên hạ đồn đoán là khoảng 75$ một con nếu mua lẻ, mua sỉ cũng phải 40-45$ một con, rồi tiền một đống linh kiện đi cùng nó rồi tiền R&D, tiền làm bo thì giá của bo HAT cho Pi phải rơi vào cỡ 150-300$ (chi phí sản xuất/giá thành với đồ Tây sẽ rơi vào cỡ 1/5 đến 1/3, còn đồ Tàu thì là tầm 1/2). Giá thành đó quá cao đối với mặt bằng chung và sẽ là ko cạnh tranh nếu đem bán trên thị trường toàn mấy con HAT /DAC giá 60-70$, nhất là đối tượng khách hàng mua DAC cho Pi đa phần ko muốn đầu tư nhiều cho DAC.
 

tuyengl

New Member
Không hiểu sao mình nghe nhạc trên RPI 3, nguồn nhạc là NAS, add nhạc vào Pi qua wifi thì cứ bị giật cục (nhạc flac, wav đều bị). Mình đã thử cả Rune, Volumio, Moode đều bị như vậy. Chỗ đặt modem wifi của mình cách Pi chỉ khoảng 4 m trong khi cũng vị trí ấy các máy tính khác, điện thoại... thì mở nhạc từ Nas không bị giật. Nhờ anh em nào rành tư vấn dùm mình cái...
 

dal33

Active Member
Không hiểu sao mình nghe nhạc trên RPI 3, nguồn nhạc là NAS, add nhạc vào Pi qua wifi thì cứ bị giật cục (nhạc flac, wav đều bị). Mình đã thử cả Rune, Volumio, Moode đều bị như vậy. Chỗ đặt modem wifi của mình cách Pi chỉ khoảng 4 m trong khi cũng vị trí ấy các máy tính khác, điện thoại... thì mở nhạc từ Nas không bị giật. Nhờ anh em nào rành tư vấn dùm mình cái...
Có thể Tại wifi của pi nó yếu thôi bác. Bác thử mua cục wifi usb hoặc cắm Lan vào thôi.
 
Bên trên