Robot không thông minh lại... giúp ích cho con người

torune

Film critic
IMG00.jpg

Những người máy (robot) không thông minh, dễ mắc lỗi... lại có thể kéo con người ra hỏi thói quen suy nghĩ thông thường của họ.

Theo một nghiên cứu mới nhất, khi con người làm việc với những robot 'không được thông minh', họ giải quyết vấn đề nhanh hơn khi làm việc với những (con) người khác. Với nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng tìm ra giải pháp cải thiện năng suất ở nơi làm việc giữa thời đại số. Cùng lúc, kết quả nghiên cứu giúp con người tiến thêm một bước trong lộ trình hiểu rõ một viễn cảnh, mà trong đó, robot có thể giúp con người ra quyết định tốt hơn; thay vì chúng toàn quyền ra quyết định, dẫn tới những kết cục đau thương như... Skynet (trong 'Terminator').

Ít nhiều thì ai cũng nhận thấy một tương lai tự động hóa đang đến gần. Các thuật toán và thiết bị thông minh âm thầm chi phối con người trong quá trình quyết định mua gì, đọc gì, xem gì, đi đâu... Nhưng, hai nhà khoa học xã hội - Nicholas Christakis và Hirokazu Shirado - tại Đại học Yale muốn tìm hiểu ý nghĩa của diễn biến này trên một quy mô lớn hơn: Máy móc thay đổi cách con người tương tác với nhau như thế nào? Và, liệu một đồng nghiệp người máy có giúp họ làm việc hiệu quả hơn hay không?

Để tìm ra đáp án, Christakis và Shirado đã đặt ra một thử thách (những câu hỏi đố) cho hai nhóm. Một nhóm chỉ toàn con người và nhóm còn lại có robot trà trộn vào đó. Sau đó, họ đã phát hiện ra một kết quả bất ngờ. Nhóm gồm người và robot giải quyết vấn đề nhanh hơn nhóm chỉ có người, với một điều kiện: thi thoảng, robot không cần suy nghĩ, đề ra những quyết định hoàn toàn ngẫu nhiên. Có thể giải thích rằng, những hành động 'trái với lẽ thường' của các robot 'không thông minh' lại kích ứng con người ra khỏi thói quen suy nghĩ lặp lại và hướng họ đến những giải pháp sáng tạo hơn. Dĩ nhiên, khó khăn của thành viên trong nhóm gồm robot là đôi khi, họ cảm thấy khó chịu trước những quyết định phi logic từ đồng nghiệp của mình.

"Điều thú vị đang diễn ra trong thế giới hiện tại cũng như theo đó đi vào tương lai, là, con người và những thuật toán sẽ cùng nhau ra quyết định" - nhận định của Iain Couzin (nhà nghiên cứu hành vi tập thể tại Học viện Max Planck - "Có một nhu cầu cần phải hiểu những hệ thống như vầy thông qua một phương thức định lượng - hãy cùng nhau tìm hiểu những quyết định tập thể xuất hiện như thế nào ở góc nhìn của khoa học".

Christakis và Shirado đã tuyển 4.000 nhân công thông qua Amazon Mechanical Turk - một nền tảng trực tuyến, nơi người dùng được trả tiền để làm khảo sát và các bài tập khác. Sau đó, 4.000 người được chia thành 230 nhóm, mỗi nhóm 20 người. Mỗi người được trao cho một chấm nhỏ có thể chuyển sang 3 màu (xanh lá, cam, hoặc tím).

IMG01.png

Thử thách như sau: Mỗi chấm được kết nối trong một mạng lưới, mỗi nhóm phải chắc rằng hai chấm nối liền nhau không được trùng màu. Ví dụ như, sau 5 phút, nếu mạng lưới của một nhóm có 2 màu tím liền kề, thì nhóm đó thua cuộc, đồng thời không được tiền trợ cấp (vì đã tham gia). Mỗi người chơi được trả 2 USD nếu có mặt và được trả thêm 3 USD theo từng mức thời gian tiếp theo mà họ tham gia giải đố. Trong suốt thử thách, người chơi chỉ được phép nhìn thấy chấm của mình và những chấm liền kề (kết nối trực tiếp qua một đường dây/một cấp độ); họ không thể thu nhỏ để nhìn thấy toàn bộ mạng lưới. Cách này mô phỏng diễn biến ở một văn phòng ngoài đời thật: nhân công chỉ có thể chứng kiến công việc của chính họ và của những người liền kề, nhưng lại không thể trông thấy toàn cảnh (the big picture) của ông sếp.

Như đã nói ở trên, một vài thành viên trong nhóm là người; nhưng một vài thành viên khác lại là robot. Các robot được lập trình để có xác suất thấp nhất cho việc 'chọn màu không trùng với người kế bên'. Nhưng, trong một vài trường hợp, các nhà nghiên cứu quyết định thả "nhiễu" (tức biến ngẫu nhiên) vào chương trình của các robot. Cụ thể, 10% thời lượng giải đố sẽ xuất hiện 'nhiễu cấp thấp' và 30% thời lượng sẽ xuất hiện 'nhiễu cấp cao'. Trong lúc bị nhiễu, các robot tự động đổi màu một cách ngẫu nhiên.

Thi thoảng, các robot được đặt ở rìa của mạng lưới nơi có ít 'hàng xóm'; nhưng cũng có khi, robot xuất hiện ở trung tâm của mạng lưới. Và phần lớn thời gian, vị trí xuất hiện của robot hoàn toàn ngẫu nhiên. Cuối cùng thì, những đội có robot được đặt ở trung tâm và ít nhiễu cho ra kết quả nhanh hơn những đội chỉ toàn con người hoặc những đội có nhiều nhiễu.

Kết quả này khá kỳ lạ. Vì sao đưa nhiễu vào một vài vị trí trọng yếu trong một mạng lưới lại có thể cải thiện hiệu năng của cả hệ thống?

Từ đây, các nhà khoa học nảy sinh ý niệm: 'việc thêm lỗi hoặc hành động phi logic để cải thiện một hệ thống' lại có nguồn gốc từ tự nhiên. Nếu bạn có những bản sao giống y chang nhau từ đời này sang đời khác, quá trình tiến hóa sẽ không xảy ra. "Vì vậy, chúng ta cần một chút nhiễu loạn trong quá trình sinh sản, một chút biến dị cho phép một thực thể thích nghi với những môi trường mới" - trích lời Christakis.

IMG02.jpg

Tương tự như vậy, nếu con người lặp lại quá trình chọn màu thích hợp với chấm liền kề một cách lặp lại, có thể, họ sẽ không vượt qua được thử thách. "Người ta thường nghĩ rằng 'tôi đã xong việc của mình; nếu có hỏng thì người kia đã không làm tốt việc của họ'. Nhưng cùng lúc, người kia lại nói rằng 'tôi đã làm xong việc của mình'." - trích lời Christakis - "Vì vậy, trong tình huống đó, mọi người đều bị khóa vào lối suy nghĩ rằng họ phải làm tốt nhất việc của mình, nhưng nhìn ở tổng thể, đó lại không phải là điều tốt nhất".

Để đi đến một kết quả chung, người chơi phải cùng nhau chịu đựng những lỗi lầm của nhau, tức chọn màu sắc 'mâu thuẫn' với màu của người liền kề.

Kết quả trên đây phần nào đi ngược lại những trí tuệ nhân tạo (AI) như Watson (của IBM) hay AlphaGO (robot đánh cờ). Theo lời Christakis, "AI không cần quá thông minh bởi con người đã thông minh sẵn - nhưng chúng ta cần trợ giúp". Shriado nhận định: "Có thể AI hoặc robot sẽ giúp con người tự giúp đỡ chính bản thân họ".

Phát hiện trên đây cũng gợi khá nhiều suy ngẫm. Kết quả nghiên cứu cho thấy những robot này, trong một mạng lưới, có thể thay đổi đáng kể khả năng ra quyết định của con người, mặc cho con người không nhận ra sự hiện hữu của chúng - chuyện này đã và đang xảy ra ngay lúc bạn đọc bài viết này. Những thuật toán ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định hằng ngày của chúng ta. Đây là điều mà con người phải đối mặt; bởi nếu chúng ta không tiếp cận nó ở góc độ khoa học, góc độ nhân học hay một góc độ nào khác, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được. Và nếu chúng ta không hiểu được điều đó, chúng ta sẽ bị điều khiển bởi chính nó.

Trước khi chia tay, qChristakis nói rằng ông không quá lo lắng trước một tương lai, nơi các robot giúp con người ra quyết định nhưng ông "cảm thấy an toàn trước những AI ngu ngốc hơn là những AI thông minh (chẳng hạn như Skynet)".

Theo TheVerge
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên