Sau quãng thời gian vụt sáng, TikTok sắp đi đến hồi kết?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trong vài tháng trở lại đây, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc đã lọt vào tầm ngắm của chính phủ nhiều quốc gia, trong đó Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm TikTok, còn Mỹ đang cân nhắc hành động tương tự.

2097969.jpg


Kể từ khi ra mắt trên toàn cầu vào năm 2017, TikTok đã trở nên nổi tiếng với tư cách ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc khuynh đảo cả thế giới.

Đến tháng 4 năm nay, nền tảng video ngắn và phiên bản Trung Quốc của nó là Douyin đã có hơn 2 tỷ lượt tải về trên toàn cầu ở cả App Store của Apple và Play Store của Google. Nó hiện vẫn là ứng dụng không phải game được tải về nhiều nhất trên thế giới, kể cả khi chưa tính đến lượng người dùng khá đông tại quê nhà.

Nhưng hiện nay, trước sức ép không khoan nhượng của Mỹ, ảnh hưởng từ xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như những mối quan ngại ngày một gia tăng của nhiều quốc gia trên thế giới liên quan vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, đà tăng trưởng của TikTok đang bị đe doạ nghiêm trọng.

Ứng dụng tưởng như "vô thưởng vô phạt", vốn nổi tiếng với những đoạn video có nội dung chơi khăm và thử thách, đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền tại một vài trong số những thị trường quan trọng nhất của hãng vì những nghi ngại ngày một gia tăng đối với Trung Quốc, dù cho hãng nhiều lần phủ nhận hành vi kiểm duyệt các video có nội dung làm phật lòng chính phủ Trung Quốc hay hành vi chia sẻ dữ liệu người dùng với công ty mẹ đóng tại Trung Quốc là ByteDance.

Ấn Độ và Mỹ là hai thị trường lớn nhất và lớn thứ ba của TikTok, đóng góp lần lượt 27,6% và 8,2% trong tổng số 596 triệu lượt tải về trong nửa đầu năm 2020.

Lệnh cấm của Ấn Độ đối với 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok, có thể khiến ByteDance thiệt hại đến 6 tỷ USD.

Nếu Mỹ cũng cấm ứng dụng này - một quyết định mà theo Ngoại trưởng Mike Pompeo là "chắc chắn" đang được cân nhắc - một số nhà đầu tư tính toán rằng điều này sẽ khiến giá trị của ByteDance giảm đến 30% trong các giao dịch bán lại hoặc các phiên IPO.

TikTok và ByteDance hiện chưa đưa ra phản hồi nào về vấn đề này.

Mới chỉ 4 tháng trước thôi, nhà sáng lập kiêm CEO ByteDance là ZHang Yiming vẫn tỏ ra lạc quan về kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế của công ty, hướng đến mục tiêu đạt 100.000 người dùng toàn cầu vào cuối năm 2020 và nói trong một bức thư ngỏ rằng ông sẽ chuyển hướng các ưu tiên của mình "để hỗ trợ cho đà tăng trưởng mãnh liệt trên toàn cầu của công ty".

ByteDance đã đưa ra một số hành động "nhượng bộ" nhằm tìm cách làm hài lòng Mỹ.

Cụ thể, họ đã chi ra số tiền kỷ lục 500.000 USD trong quý II của năm nay để vận động hàng lang liên bang, và trong vài tháng vừa qua đã chỉ định các lãnh đạo công nghệ nổi tiếng của Mỹ vào các ghế quản lý cao cấp của TikTok, bao gồm cựu lãnh đạo mảng stream của Disney là Kevin Mayer (giữ chức CEO mới của TikTok), và Michael Beckerman, cựu chủ tịch Internet Asociation (giữ chức giám đốc bộ phận chính sách Washington).

Nhưng ứng dụng của ByteDance vẫn phải đối mặt với những khó khăn leo thang trên con đường thuyết phục các cơ quan quản lý rằng những vấn đề như kiểm duyệt và bảo vệ người thiểu số là tình trạng chung đối với mọi ông lớn mạng xã hội, bao gồm Facebook và Twitter, chứ không phải là một vấn đề của riêng Trung Quốc.

Chỉ đơn giản là một công ty internet của Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng đã là một chiếc "thẻ đỏ" trong tình hình hiện tại, bởi trong mắt của chính quyền Donald Trump, điều đó có nghĩa dữ liệu có thể được chia sẻ với Bắc Kinh theo Luật Tình báo Quốc gia năm 2017 của Trung Quốc.

Có thông tin cho rằng ByteDance sẽ phải bán TikTok.

Các nhà đầu tư Mỹ trong ByteDance, bao gồm General Atlantic và Sequoia Capital, đang suy nghĩ đến việc mua một lượng lớn cổ phần trong TikTok để qua đó nắm quyền kiểm soát ứng dụng này, dù rằng cho đến thời điểm hiện tại, Zhang kiên quyết từ chối những lời đề nghị mua lại công ty.

Những nghi ngại đối với công nghệ Trung Quốc là điều luôn hiện hữu trong nền chính trị Mỹ, do đó cho dù kết quả bầu cử Tổng thống năm nay có ra sao đi nữa, áp lực đang đè nặng lên TikTok nhiều khả năng sẽ chưa thể một sớm một chiều mà "hạ nhiệt" được.


"Những chính sách ngoại giao của cả đảng Cộng hoà lẫn Dân chủ đối với Trung Quốc đều đã trở nên khó chịu hơn rất nhiều trong vài năm trở lại đây" - Dov Levin, trợ lý giao sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Hong Kong cho biết. "Dù ai chiến thắng đi chăng nữa, thì những xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn sau bầu cử là điều khá chắc chắn".

Samm Sacks, một nhà nghiên cứu chính sách an ninh mạng tại viện nghiên cứu New America ở Washington, đồng ý với điều đó. "Tôi không thấy có khả năng nào rằng chính quyền Biden sẽ thay đổi phương hướng trong chính sách Trung Quốc, dù rằng họ có thể thực hiện điều đó theo một cách chuyên nghiệp hơn" - Sacks nói.

Một chỉ trích phổ biến nhằm vào TikTok là ứng dụng này thu thập một lượng lớn dữ liệu người dùng, làm dấy lên lo ngại rằng chúng sẽ được chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc.

TikTok đã nhiều lần khẳng định không bao giờ chia sẻ dữ liệu với Bắc Kinh, và họ lưu trữ dữ liệu người dùng TikTok Mỹ ngay trong nước Mỹ, với một máy chủ sao lưu dự phòng đặt tại Singapore.

Theo chính sách quyền riêng tư của TikTok tại Mỹ, họ tự động thu thập thông tin bao gồm địa chỉ IP, dữ liệu liên quan vị trí địa lý, và lịch sử duyệt web cũng như tìm kiếm. Ứng dụng này còn có thể quét và phân tích các tin người mà người dùng soạn thảo, gửi và nhận bên trong ứng dụng.

Dữ liệu này được sử dụng để giúp nền tảng phát hiện hoạt động lừa đảo và phi pháp, và đưa quảng cáo hướng đối tượng đến với người dùng, cùng nhiều mục đích khác.

"Nếu bạn theo dõi GPS, thông tin cá nhân, lượt thích, và thu thập tất cả những dữ liệu này thì thật là đáng sợ" - một người dùng TikTok Mỹ tên Barry Shehadeh, 24 tuổi, cho biết.

"Tại Mỹ, nếu một vụ xâm nhập xảy ra, công ty sẽ bị kiện nặng, nhưng tôi không nghĩ một công ty Trung Quốc sẽ quan tâm đến việc phải làm gì với dữ liệu của tôi" - Shehadeh nói. Được biết, anh này là một chuyên gia công nghệ, và bản thân anh cho biết sẽ khá nhớ TikTok nếu nó bị cấm.

Patrick Jackson, từng là nhà nghiên cứu của NSA, hiện là giám đốc công nghệ (CTO) của công ty phần mềm riêng tư Disconnect, cho biết TikTok thu thập "một lượng thông tin bất thường".

"Trong 9 giây đầu tiên khi mở ứng dụng, tôi phát hiện TikTok đưa ra 210 yêu cầu kết nối mạng từ thiết bị của tôi về các máy chủ của họ" - Jackson nói. "Mỗi yêu cầu là một cơ hội để TikTok thu thập nhiều dữ liệu hơn từ người dùng và nhiều khả năng lưu trữ nó mãi mãi trên các máy chủ của họ".

"Họ cố tình thu thập dữ liệu cho phép họ phân biệt và xác định người dùng kể cả khi những người dùng đó cho rằng họ ẩn danh bởi chưa hề tạo một tài khoản hoặc đã xoá và tải lại ứng dụng" - Jackson nói.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa TikTok thu thập nhiều dữ liệu hơn các ông lớn mạng xã hội phương tây khác.

"Hoạt động thu thập dữ liệu của Facebook và Google trải rộng trên toàn bộ web và trong hàng ngàn ứng dụng họ không sở hữu" - Jackson nói. "Kể cả khi người dùng không có tài khoản Facebook hoặc không sử dụng các dịch vụ của Google, Facebook và Google vẫn thu thập và duy trì các profile về những thiết bị và người dùng đó".

Một số người chỉ trích còn nói rằng kể cả nếu ByteDance không chủ động trao dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc, họ cũng không có quyền lựa chọn.

2097966.jpg


Người Ấn Độ tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc

Luật an ninh quốc gia năm 1993 của Trung Quốc nói rằng các cơ quan an ninh quốc gia có thể khám xét các thiết bị liên lạc điện tử của các tổ chức và các cá nhân "nếu cần thiết", trong khi luật tình báo quốc gia năm 2017 yêu cầu các tổ chức và công dân phải "hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với hoạt động tình báo nhà nước".

Dù trên lý thuyết, điều này có thể buộc các công ty bao gồm ByteDance phải tao dữ liệu khi được yêu cầu, trên thực tế, việc chấp hành tại Trung Quốc "thường bao gồm những đợt đàm phán dài hơi và phức tạp giữa các công ty và các viên chức địa phương" - Sacks nói trong một phiên điều trần hồi tháng 3.

"Các công ty Trung Quốc không đồng nghĩa với chính phủ Trung Quốc, và họ có những lợi ích thương mại của riêng mình cần được bảo vệ" - Sacks nói.

Justin Sherman, một nhà nghiên cứu thuộc Sáng kiến Cyber Statecraft của Atlantic Council, nói rằng ý nghĩ các công ty Trung Quốc sẽ tự động trao thông tin người dùng cho chính phủ là "nhầm lẫn".

"Một số nhà hoạch định chính sách hình dung có một đường dây truyền dữ liệu theo thời gian thực từ mọi nền tảng công nghệ Trung Quốc đến chính phủ Trung Quốc, tất nhiên điều đó là một sự thổi phồng quá mức" - ông nói.

Hơn nữa, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội phải trao thông tin người dùng.

Bản báo cáo minh bạch mới nhất của Facebook cho thấy chính phủ Mỹ đã đưa ra 51.121 yêu cầu trao thông tin trong nửa sau năm 2019, cao nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ. Nền tảng truyền thôn xã hội phổ biến này hiện không thể truy cập được ở Trung Quốc.

"Việc một công ty truyền thông xã hội phải hoàn toàn tuân thủ yêu cầu trao thông tin từ một cơ quan thuộc chính phủ Mỹ là không chính xác" - Nathaniel Rushforth, một luật sư Mỹ và là chuyên gia an ninh mạng tại công ty luật DaWo ở Thượng Hải, cho biết. "Tuy nhiên, họ cũng không thể hoàn toàn từ chối một yêu cầu như vậy".

"Nếu chính phủ cung cấp một thứ gì đó hợp lý hơn nữa để làm rõ yêu cầu của họ, điều thường không được tiết lộ cho công chúng, thì công ty thường sẽ chấp hành" - ông nói, nhấn mạnh rằng những thứ cần để làm rõ yêu cầu có thể bao gồm trát hầu toà, lệnh khám xét, và báo cáo về an ninh quốc gia.

Dù có chính đáng hay không, thì những rắc rối về pháp lý của TikTok đang khiến họ mất đi thời gian và những tài nguyên quý báu, và có thể khiến họ đánh mất lợi thế kẻ đi đầu khi mà nhiều đối thủ khác đang tiến vào thị trường nội dung video ngắn đang bùng nổ này.

Ví dụ, Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) đang thử nghiệm tính năng video ngắn mang tên Reels tại nhiều quốc gia bao gồm Brazil và Ấn Độ, và gần đây đã nói rằng sẽ mang tính năng này đến Mỹ vào đầu tháng 8.

Gã khổng lồ video YouTube (thuộc sở hữu của Google) cũng được cho là đang lên kế hoạch tung ra tính năng chia sẻ video dạng ngắn mang tên Shorts bên trong ứng dụng di động của mình vào cuối năm 2020.

Instagram đã được tải về 291 triệu lần trong nửa đầu năm 2020, trong khi YouTube đã có 144 triệu lượt cài đặt trong cùng quãng thời gian đó.

Tại Ấn Độ, một loạt các ứng dụng chia sẻ video thay thế đang nhăm nhe chiếm vị trí của TikTok khi mà ứng dụng này đã bị cấm.

Ba đối thủ lớn nhất là Roposo, Zili, và Dubsmash đã cùng nhau chứng kiến số lượt cài đặt lần đầu tăng đến 155% trong 3 tuần sau khi TikTok bị gỡ bỏ, so với cùng khoảng trước khi nó bị cấm.

Nhưng Shehadeh nói rằng anh không nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng đối với các ứng dụng mới nhằm thay thế TikTok thông qua việc đưa ra các tính năng tương tự. "Tôi nghĩ có một công ty thành công thực sự thay thế được một công ty lớn khác trước đây, nhưng phải mất một thời gian rất dài" - anh nói, ý muốn ám chỉ tính năng Stories của Instagram, vốn cho phép người dùng đăng ảnh và video sẽ biến mất sau 24 giờ - một định dạng nội dung đã trở nên phổ biến nhờ Snapchat.

"Và Snapchat vẫn chưa chết" - Shehadeh nói thêm.

Alessandro Bogliari, CEO của công ty The Influencer Marketing Factory (Mỹ) đồng ý rằng dù Instagram và YouTube là những "tay chơi" lớn, đối tượng của họ có lẽ không thuộc nhóm giống như TikTok.

"Chỉ bởi họ có những tính năng tương tự, không đồng nghĩa người dùng thế hệ Z sẽ ở lại nền tảng" - anh nói, nhấn mạnh rằng các khách hàng của công ty, các nhãn hiệu đang quảng bá sản phẩm của họ trên truyền thông xã hội, "chắc chắn đang đặt ra những câu hỏi" về TikTok nhưng vẫn đầu tư vào nó.

Liệu thay đổi chủ sở hữu của TikTok có giải quyết được các vấn đề của nó? Các chuyên gia tỏ ra hoài nghi.

"Với những người có động cơ chính trị để cấm TikTok nhằm tỏ ra ‘cứng rắn' với Trung Quốc, tôi không nghĩ bán công ty cho Mỹ sẽ thay đổi được gì nhiều" - Sherman nói.

Theo Vn review​
 

ketuong

Active Member
Chúng đang hấp hối rùi, thở máy ít hôm nữa roài đi thui!
 
Bên trên