Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

HD Beginner

New Member
Tránh nhiều lời, đi thẳng vào vấn đề luôn

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT

1/CÁC SỰ CỐ VỀ ĐIỆN

2/CÁCH BẢO VỆ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRƯỚC CÁC SỰ CỐ VỀ ĐIỆN (TỔNG QUÁT)

3/SỰ THẬT VỀ CÁC THIẾT BỊ LỌC ĐIỆN, ỔN ÁP CÁCH LY TRÊN THỊ TRƯỜNG

4/BẠN CẦN NHỮNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG NGÔI NHÀ BẠN

5/ĐỂ DÀNH...

Mình sẽ trình bày vấn đề thật cô đọng và ngắn gọn, đơn giản cho dễ hiểu...

Hết
 

HD Beginner

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

BÀI 1: CÁC SỰ CỐ VỀ ĐIỆN

I/ SỰ CỐ SÉT

1/SÉT LAN TRUYỀN LÀM HƯ HỎNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO?

Vi mạch điện tử ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Các dây chuyền sản xuất trong các ngành công nghiệp đều được tự động hoá nhờ ứng dụng các bộ vi xử lý. Các bộ vi xử lý càng nhiều chức năng thì nó càng dễ bị hỏng hóc nếu nguồn điện không được bảo vệ tốt. Sét là một trong những nguyên nhân làm hỏng các thiết bị có gắn vi mạch.
Khi có sét đánh vào một công trình nào đó, các dây điện, dây điện thoại, dây tín hiệu gần đó sẽ xuất hiện xung sét với điện áp rất cao, khoảng 6kV, cao hơn điện áp làm việc bình thường của chúng nhiều lần. Các xung sét này sẽ chạy theo dây dẫn (dây điện hay dây điện thoại...) đến các cơ quan, xí nghiệp làm hư hỏng các thiết bị xài điện hay điện thoại.
Sét đánh cách xa cơ quan, xí nghiệp trong vòng 5km cũng gây ảnh hưởng đến cơ quan mình. Như vậy, có khi tại cơ quan của mình trời đang nắng nhưng cách đó vài cây số trời mưa có sét đánh, các thiết bị điện tử cũng bị hư hại do sét đánh.

pc21.jpg


H1: Một bo mạch điện tử bị hư hại do sét đánh

Sét thường theo các đường dây điện đi vào ổ cắm do đó các thiết bị xài điện đều có nguy cơ bị sét đánh. Sét còn theo các đường dây điện thoại để vào nhà. Do đó, các thiết bị xài dây điện thoại như máy fax, modem, tổng đài điện thoại... đều có thể bị hư hại do sét đánh. Sét còn theo các đường dây ăngten tivi, dây camera, dây mạng máy tính để gây hư hại cho các thiết bị này.
Xung sét tồn tại một thời gian rất ngắn, thường vào khoảng vài chục µs. Do đó, các thiết bị bảo vệ khác như cầu chì, cầu dao tự động không chống sét được do không tác động kịp. Để chống sét, người ta gắn thiết bị chống sét lan truyền trên các dây điện, dây điện thoại, dây ăng ten...

II/SỰ CỐ NGUỒN

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG ĐIỆN LƯỚI

Có 9 sự cố trên điện lưới, chia thành ba mức độ như sau:

1/ Sự cố mức 1, (3 sự cố)

+ 1. Sự cố mất điện: Điện áp cấp vào bằng 0
+ 2. Sự cố sụt áp: Điện áp vào thấp hơn mức thiết bị hoạt động được
+ 3. Sự cố quá áp: Điện áp vào cao trên mức thiết bị hoạt động được.

3 sự cố trên làm cho thiết bị điện tử ngừng hoạt động đột ngột. Do ngừng đột ngột nên mô tơ của đĩa cứng trong PC, hay mô tơ của đầu đĩa than dừng quay đột ngột trong khi kim chưa kịp nhấc lên, vẫn chạm vào đĩa. Dẫn đến hư hại cho kim và cho cả đĩa. Ngoài ra với PC, việc thiết bị ngừng hoạt động đột đột ngột còn làm ảnh hưởng đến dữ liệu phần mềm. Các dữ liệu đang được ghi sẽ bị lỗi.

2/ Sự cố mức 2, (2 sự cố)

+ 4. Sự cố thấp áp tạm thời: Điện áp vào thấp đột ngột trong 1 thời gian ngắn
+ 5. Sự cố quá áp tạm thời: Điện áp vào cao đột ngột trong 1 gian ngắn.

2 sự cố trên làm cho điện áp vào cấp cho thiết bị không ổn định. Điện áp quá thấp hoặc quá cao đột ngột làm cho dòng một chiều nuôi các linh kiện điện tử trên bo mạch cũng bị ảnh hưởng. 1 số linh kiện hoạt động ko ổn định sẽ làm cho toàn bộ thiết bị hoạt động không ổn định.


3/ Sự cố mức 3, (4 sự cố)

+ 6. Sự cố xung điện: Điện áp cấp vào ko liên tục mà dạng xung gián đoạn
+ 7. Sự cố nhiễu trên lưới điện: Do ảnh hưởng của các nguồn gây nhiễu khác nhau
+ 8. Sự cố trượt tần: Tần số của dòng điện không ổn định mà bị biến thiên liên tục
+ 9. Sự cố sóng hài: Do ảnh hưởng từ các nguồn gây sóng hài khác nhau.

4 sự cố này làm cho điện cấp vào không đạt chuẩn yêu cầu. Ảnh hưởng đến những thiết bị cần nguồn điện chuẩn và chất lượng cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn với những hệ thống High End cần nguồn điện cực chuẩn và sạch để nuôi linh kiện và khuyếch đại công suất. Nếu những thiết bị High End được cấp nguồn từ 1 nguồn điện không sạch, nhiều nhiễu và hài có thể làm suy giảm chất lượng linh kiện trên bo mạch, dẫn đến âm thanh xử lý sẽ không còn được chính xác như trước.
 

HD Beginner

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

BÀI 2: CÁCH BẢO VỆ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRƯỚC CÁC SỰ CỐ VỀ ĐIỆN (TỔNG QUÁT)

A/BẢO VỆ KHỎI SÉT

Có hai kỹ thuật để chống sét là chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền (hay còn gọi là chống sét cảm ứng)

I/ Chống sét trực tiếp:

Đây là kỹ thuật chống sét cho nhà cửa, công trình xây dựng. Cái này mình ko bàn ở đây

II/ Chống sét lan truyền:

Đây là kỹ thuật chống sét cho các thiết bị điện tử như máy vi tính, máy móc thiết bị công nghiệp, tổng đài điện thoại ... Cái này mới đáng bàn vì nó ảnh hưởng đến hệ thống thiết bị điện tử của anh em ta

Để chống sét lan truyền, ta thường dùng 2 loại thiết bị sau:

1/. Thiết bị cắt sét cho mạch điện:
a/ Khái niệm: Gọi là thiết bị chống sét trên nguồn điện, thường là thiết bị cắt sét (một pha hoặc ba pha). Xung sét thường có điện áp khoảng 6.000V. Khi đi vào cầu dao có gắn thiết bị cắt sét, thiết bị cắt sét sẽ làm cho xung sét xuống còn < 800V nhờ chuyển năng lượng xuống đất thông qua dây nối đất .
Mỗi lần chuyển năng lượng xuống đất như vậy, thiết bị chống sét sẽ giảm tuổi thọ.
Thiết bị cắt sét có đèn LED báo tình trạng thiết bị.

b/ Các thông số của thiết bị cắt sét:
+ Khả năng chịu đựng: Chịu được bao nhiêu lần sét đánh? Chịu được dòng sét đánh mỗi lần là bao nhiêu ? Giá trị này thường tính bằng kA. Thông thường là 200 kA, 160kA, 100kA, 50kA...
+ Độ nhạy: Phản ứng nhanh với sét, càng nhanh càng tốt. Tốt nhất là < 0,5ns.
+ Khả năng cắt: Cắt xung sét từ hàng ngàn volts xuống còn bao nhiêu volts? Tốt nhất là <800V. Đó chính là thông số Điện áp cắt của thiết bị cắt sét.

b/Cách mắc:
Người ta thường gắn các thiết bị cắt sét trên đường nguồn điện thành nhiều tầng nấc, thường là ba tầng:
Tầng 1 ngay tại cầu dao tổng của cơ quan xí nghiệp.
Tầng 2 tại các cầu dao nhánh phía trong.
Tầng 3 là ngay tại phích cắm các thiết bị.
Tất cả các thiết bị chống sét đều phải có nối đất để dẫn dòng sét xuống đất.

2/Thiết bị lọc sét cho mạch điện:

Muốn giảm xung sét thấp hơn 800V, người ta còn dùng thiết bị lọc sét. Thiết bị lọc sét gồm cuộn dây tự cảm, có khi có thêm tụ điện tạo thành mạch lọc L-C. Thiết bị lọc sét thường làm cho xung sét giảm điện áp xuống còn khoảng 275V .

3/Các thiết bị cắt lọc sét cho đường tín hiệu :
a/Khái niệm và nguyên lý hoạt động: Các thiết bị cắt lọc sét này có nguyên lý hoạt động và cấu tạo tương tự các thiết bị cắt lọc sét cho mạch điện. Tuy nhiên chúng được dùng cho đường tín hiệu, do đó thường nối vào đường tín hiệu.

c/Các chủng loại:
Có bao nhiêu đường tín hiệu thì có bấy nhiêu loại thiết bị cắt lọc sét
Thiết bị chống sét cho đường dây điện thoại:
Dây điện thoại thường có hai ruột.
Đầu nối là RJ11 nên thiết bị chống sét cho đường dây điện thoại thường cũng có đầu nối là RJ11.
Thiết bị chống sét cho đường dây nối mạng của máy vi tính:
Dây nối mạng thường có 8 ruột. Đầu nối là RJ45.
Thiết bị chống sét cho đường dây ăngten :
Dây ăngten thường là dây đồng trục (tròn). Đầu nối các loại BNC, F, N, Bulkhead. Đầu đực hoặc cái.
Thiết bị chống sét cho đường dây camera: Có tổng trở là 50 ohm hoặc 75 ohm .

Thiết bị chống sét trên đường dây nối mạng máy tính thì gắn trên đường dây nối mạng.

d/Đấu nối:
Để thiết bị chống sét hoạt động được hiệu quả, tất cả các thiết bị chống sét phải được nối đất. Hệ thống nối đất phải có điện trở nhỏ hơn 5 ohm

4/Các thiết bị cắt lọc sét tích hợp :
a/Khái niệm và nguyên lý hoạt động: Các thiết bị này là sự tích hợp của các thiết bị 1,2,3 ở trên với một bộ ổ cắm điện. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo tương tự các thiết bị cắt lọc sét cho mạch điện. Chúng được dùng cho văn phòng, gia đình.

c/Các chủng loại:
Tùy thuộc vào các mức độ tích hợp, phân khúc thị trường mà ta có các chủng loại khác nhau, tiêu biểu là:

Ổ cắm lọc nguồn

Ổ cắm lọc nguồn + lọc thoại

Ổ cắm lọc nguồn + lọc thoại + lọc mạng

Ổ cắm lọc nguồn + lọc thoại + lọc mạng + lọc truyền hình

d/Đấu nối:
Để thiết bị chống sét hoạt động được hiệu quả, tất cả các thiết bị chống sét phải được nối đất. Hệ thống nối đất phải có điện trở nhỏ hơn 5 ohm


B: BẢO VỆ KHỎI 9 SỰ CỐ ĐIỆN

I/Thiết bị giải quyết ba sự cố đầu tiên
+ 1. Sự cố mất điện: Điện áp cấp vào bằng 0
+ 2. Sự cố sụt áp: Điện áp vào thấp hơn mức thiết bị hoạt động được
+ 3. Sự cố quá áp: Điện áp vào cao trên mức thiết bị hoạt động được.

3 sự cố trên làm cho thiết bị ngừng hoạt động do đó cần cấp điện cho nó hoạt động trở lại. Để cấp điện trở lại, ta cần có 1 loại thiết bị có thành phần và chức năng như sau:

1/Nguyên lý hoạt động:

Phần sạc, hoạt động khi ắc quy bị cạn mà có điện lưới đầu vào:

Nguồn AC đầu vào ==> Mạch lấy nguồn AC đầu vào ==> Mạch sạc ==> Ắc quy

Phần phóng, hoạt động khi không có điện lưới đầu vào :

Ắc quy ==> Mạch nghịch lưu ==> Mạch cấp nguồn AC đầu ra ==> Thiết bị

2/Chức năng:

- Khi có điện đầu vào đủ để thiết bị hoạt động thì sử dụng trực tiếp điện đầu vào cấp cho đầu ra.
- Khi điện đầu vào mất hoặc không đủ dể thiết bị hoạt động thì pin phóng điện DC. Mạch chuyển đổi DC sang AC để cấp cho đầu ra.
- Nếu Pin không tích đủ thì chuyển đổi dòng AC thành dòng DC để nạp cho pin.

Tóm lại: UPS Stand by/Off-line = Nguồn + Mạch sạc + Pin + Mạch chuyển DC-AC

II/Thiết bị giải quyết 2 sự cố tiếp theo

+ 4. Sự cố thấp áp tạm thời: Điện áp vào thấp đột ngột trong 1 thời gian ngắn
+ 5. Sự cố quá áp tạm thời: Điện áp vào cao đột ngột trong 1 gian ngắn.

2 sự cố trên làm cho điện áp vào cấp cho thiết bị không ổn định, dẫn đến sự hoạt động của thiết bị cũng không ổn định theo. Do đó cần một loại thiết bị có cấu tạo, chức năng như sau:

1/Nguyên lý hoạt động:

Phần sạc, hoạt động khi ắc quy bị cạn mà có điện lưới đầu vào:

Nguồn AC đầu vào ==> Mạch lấy nguồn AC đầu vào ==> Mạch sạc ==> Ắc quy

Phần phóng, hoạt động khi không có điện lưới đầu vào :

Ắc quy ==> Mạch nghịch lưu ==> Mạch cấp nguồn AC đầu ra ==> Thiết bị

Phần ổn áp, hoạt động khi có điện lưới đầu vào:

Nguồn AC đầu vào ==> Ổn áp Mạch cấp nguồn AC đầu ra ==> Thiết bị

2/Chức năng
- Khi có điện đầu vào đủ để thiết bị hoạt động thì sử dụng trực tiếp điện đầu vào cấp cho đầu ra.
- Khi điện đầu vào mất hoặc không đủ để thiết bị hoạt động thì pin phóng điện DC. Mạch chuyển đổi DC sang AC để cấp cho đầu ra.
- Nếu Pin không tích đủ thì chuyển đổi dòng AC thành dòng DC để nạp cho pin.
- Khi điện đầu vào sụt áp đột ngột, UPS đảm bảo ổn áp cho đầu ra
- Khi điện đầu vào quá áp đột ngột, UPS đảm bảo ổn áp cho đầu ra

Ta có thể thấy là thiết bị mức 2 này bằng thiết bị mức 1 + mạch ổn áp.

III/Thiết bị xử lý 4 sự cố mức 3

+ 6. Sự cố xung điện: Điện áp cấp vào ko liên tục mà dạng xung gián đoạn
+ 7. Sự cố nhiễu trên lưới điện: Do ảnh hưởng của các nguồn gây nhiễu khác nhau
+ 8. Sự cố trượt tần: Tần số của dòng điện không ổn định mà bị biến thiên liên tục
+ 9. Sự cố sóng hài: Do ảnh hưởng từ các nguồn gây sóng hài khác nhau.

4 sự cố này làm cho điện cấp vào không đạt chuẩn yêu cầu. Ảnh hưởng đến những thiết bị cần nguồn điện chuẩn và chất lượng cao. Vì nguồn sạch chỉ có thể từ ắc quy cấp ra nên ta cần thiết bị có thành phần và chức năng như sau

1/Nguyên lý hoạt động:

Phần sạc: Nguồn AC đầu vào ==> Mạch lấy nguồn AC đầu vào ==> Mạch sạc ==> Ắc quy 1

Phần phóng: Ắc quy 2 ==> Mạch nghịch lưu ==> Mạch cấp nguồn AC đầu ra ==> Thiết bị

Phần điều khiển: Quy định khi nào Ắc quy 1,2 dùng để sạc và khi nào thì Ắc quy 1,2 dùng để phóng

2/Chức năng:
- Điện đầu vào chỉ dùng để sạc pin.
- Điện đầu ra luôn được phóng từ pin. Đảm bảo vừa cấp nguồn liên tục, vừa cấp nguồn chất lượng cao không phụ thuộc vào điện áp đầu vào
 

HD Beginner

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

BÀI 4: SỰ THẬT VỀ CÁC THIẾT BỊ LỌC ĐIỆN, ỔN ÁP CÁCH LY TRÊN THỊ TRƯỜNG

1/Ổ CẮM LỌC NGUỒN

Như đã phân tích ở trên, với các sự cố mức 3 thì chỉ có nguồn điện được cấp từ ắc quy mới xử lý hết. Do đó nếu các bạn đọc ở đâu đó quảng cáo rằng ổ cắm lọc nguồn có thể lọc được các xung điện, xung nhiễu thì hoàn toàn sai lầm. Nó không hề có khả năng xử lý ngay từ 3 sự cố ở mức 1 chứ đừng nói xử lý được cả 4 sự cố ở mức 3 làm cho dòng điện sạch đi được.

Vậy ổ cắm lọc nguồn làm được những gì?
Chức năng duy nhất của chúng là cắt lọc sét và các shock điện (tương đương sét). Tuy nhiên nếu không thấy dây đất của ổ cắm này hoặc không nối nó với đất thì chức năng này cũng vô hiệu. Một số ổ cắm lọc nguồn cao cấp có thêm khả năng cắt lọc sét cho đường dây điện thoại, mạng, thậm chí là cả truyền hình,

2/BIẾN ÁP CÁCH LY:

Như đã phân tích ở trên, với các sự cố mức 3 thì chỉ có nguồn điện được cấp từ ắc quy mới xử lý hết. Nghe cụm từ "Biến áp - Cách ly" nghe khá oai. Nhiều bạn cảm tưởng như chúng có thể cách ly được các nhiễu điện từ trường. Đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Nó không hề có khả năng lọc hay cách ly được 4 sự cố ở mức 3, không thể làm cho dòng điện sạch đi được.
Vậy biến áp cách ly làm được những gì?

Chức năng số 1 của chúng là cắt lọc sét và các shock điện (tương đương sét). Tuy nhiên nếu không thấy dây đất của ổ cắm này hoặc không nối nó với đất thì chức năng này cũng vô hiệu.

Chức năng số 2 của chúng là chuyển đổi điện áp từ 220V sang 110, 100V và ngược lại.

Một số biến áp cách ly cao cấp hơn có thể thêm chức năng ổn áp, nhưng đừng hi vọng nhiều vào chức năng này.

Tóm lại chức năng biến áp cách ly = Biến đổi điện áp + Cắt, lọc sét
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HD Beginner

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

BÀI 5: BẠN CẦN NHỮNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG NGÔI NHÀ BẠN

Nói ngắn gọn thôi

I/Hệ thống tiếp đất:

Chú ý: Hệ thống này ko được nối cùng hệ thống chống sét từ mái nhà cắm xuống đâu nhé. Nếu ko khi sét đánh lại phản tác dụng đấy.

Cấu tạo.

Cọc đất 2m: Thanh đồng chữ L, chôn sâu xuống đất đúng 2m

Hố chôn cọc: 2.5 m, đường kính đủ để bao quanh cọc đất, hở 2cm

Hóa chất GEM: Đổ ngập 0.5m dưới đáy hố và đổ lèn xung quanh cọc đất

Dây đất đồng bọc C50: Hàn cọc đất vào bảng đồng trong nhà

Bảng đồng tổng: Kích thước 200x100x10mm, khoan 5 lỗ. 1 lỗ bắt vào dây đồng trần C50, các lỗ còn lại bắt vào bảng đất các tầng (Ở đây là 4 tầng).

Dây đất đồng bọc C30: Nối các bảng đồng tại các tầng vào bảng đồng tổng.

Bảng đồng con: Kích thước 100x50x5mm, khoan nhiều lỗ. 1 lỗ bắt vào bảng đất tổng. Các lỗ còn lại cho các dây đồng tiếp đất từ ổ cắm chống sét nối vào

II/Hệ thống UPS

1/UPS Offline loại Backup hay còn gọi là Stand-by

a/Đối tượng sử dụng:

Nếu hệ thống giải trí của bạn chỉ là PC + loa vi tính thì tốt nhất bạn nên dùng UPS này.

b/Chức năng bảo vệ:

Loại UPS này sẽ bảo vệ hệ thống của bạn trước 3 sự cố ở mức 1. Còn 2 sự cố mức 2 thì bạn đã có nguồn Active PFC của PC bảo vệ rồi.

c/Model thích hợp

Đây là Model thích hợp nhất với hệ thống tiêu thụ < 500W:

E40841FC-5056-9170-D34D31428B823939_pr.jpg



2/UPS Offline loại Smart hay còn gọi là Line Interactive/ Smart Line

a/Đối tượng sử dụng:

Nếu hệ thống giải trí của bạn là hệ thống giàn HT với Receiver, Blue-ray.

b/Chức năng bảo vệ:

Loại UPS này sẽ bảo vệ hệ thống của bạn trước 5 sự cố ở mức 1 và 2. Còn với 4 sự cố mức 3 chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến chất lượng âm thanh ở mức High End mà thôi. Nếu chỉ là HT, bạn ko cần phải quan tâm tới điều này

c/Model thích hợp

Đây là Model thích hợp nhất với hệ thống tiêu thụ ở mức < 1500W:

FF14011E-5056-9170-D3EEE6E71673A4DE_pr.jpg


3/UPS Offline loại Online hay còn gọi là Double Convertsion

a/Đối tượng sử dụng:

Nếu hệ thống giải trí của bạn là hệ thống giàn Stereo High End với những Amply đèn, Amply bán dẫn Class A và những cặp loa đói công suất như B&W 800

b/Chức năng bảo vệ:

Loại UPS này sẽ bảo vệ hệ thống của bạn trước 9 sự cố ở mức 1, 2 và 3. Do đó bạn sẽ hoàn toàn yên tâm rằng hệ thống của bạn đã được cấp điện hoàn toàn tinh khiết, đảm bảo rằng ko có một sự liên quan nào từ nguồn tới chất lượng âm thanh của hệ thống

c/Model thích hợp

Đây là Model thích hợp nhất với hệ thống tiêu thụ ở mức < 5000W:

20C273EF9E773D83852575BB005DF9FA_BGAN_7S7N4U_f_v_500x500.jpg


II/Các dây cắm nguồn tới thiết bị:

Phải là loại dây tốt, sợi có đủ 3 chấu để nối đất. Giống như sợi này

japan-power-cord.jpg


VI/Các ổ cắm chống sét:

Dùng để cắm các thiết bị điện tử, đường điện thoại, đường mạng, đường truyền hình cáp vào đây. Ta có thể cân nhắc dùng nhiều ổ chống sét khác nhau, hoặc dùng 1 ổ duy nhất để cắm nhiều thiết bị, loại ổ này phải chịu được công suất cao (Lưu ý dùng bao nhiêu ổ thì cần bấy nhiêu sợi nối đất ra bảng đất đó nhé)

Trong trường hợp bạn chọn dùng 1 ổ duy nhất thì nên dùng những thiết bị như này:

FD03965B-5056-9170-D31514AFEC5DA2B9_pr.jpg



Tại đây mọi người có thể thắc mắc là các dòng UPS đã lựa chọn ở trên đều có chức năng cắt lọc sét rồi, tại sao cần phải sử dụng ổ cắm chống sét nữa? Ổ cắm chống sét cắm ở đầu ra UPS vẫn cần thiết để phòng tránh các xung điện xảy ra trên đường dây từ UPS ra tới ổ điện. (Ví dụ như chập, đứt ngầm chẳng hạn)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pt81

Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Vấn đề là can nhiễu gây ra do các thiết bị cắm trên cùng 1 ở cắm đến các thiết bị âm thanh chứ không chỉ là sét và sock.

Thân
 

pt81

Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Vấn đề là can nhiễu gây ra do các thiết bị cắm trên cùng 1 ở cắm đến các thiết bị âm thanh chứ không chỉ là sét và sock.

Thân
 

NhuQuynhCF

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Mình sợ nhất là sét, bùm cháy hết
 

Slump

Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Ăn ở hiền lành tốt bụng chẳng bao giờ sợ bị trời đánh :))
Bác chủ thread nhỉ ?
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

2/BIẾN ÁP CÁCH LY:
Như đã phân tích ở trên, với các sự cố mức 3 thì chỉ có nguồn điện được cấp từ ắc quy mới xử lý hết. Nghe cụm từ "Biến áp - Cách ly" nghe khá oai. Nhiều bạn cảm tưởng như chúng có thể cách ly được các nhiễu điện từ trường. Đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Nó không hề có khả năng lọc hay cách ly được 4 sự cố ở mức 3, không thể làm cho dòng điện sạch đi được.
Vậy biến áp cách ly làm được những gì?
Chức năng số 1 của chúng là cắt lọc sét và các shock điện (tương đương sét). Tuy nhiên nếu không thấy dây đất của ổ cắm này hoặc không nối nó với đất thì chức năng này cũng vô hiệu.
Chức năng số 2 của chúng là chuyển đổi điện áp từ 220V sang 110, 100V và ngược lại.
Một số biến áp cách ly cao cấp hơn có thể thêm chức năng ổn áp, nhưng đừng hi vọng nhiều vào chức năng này.
Tóm lại chức năng biến áp cách ly = Biến đổi điện áp + Cắt, lọc sét

Cái Lọc điện nhà mình do mình thiết kế và Quấn lấy lại không chuyển đổi điện áp từ 220V sang 110, 100V và ngược lại mà nó lại chuyền từ 220 vol sang .....220vol, nó không lọc điện mà nó chống Giật khi mình vô ý sờ vào 1 dây của nó.

 
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Cái Lọc điện nhà mình do mình thiết kế và Quấn lấy lại không chuyển đổi điện áp từ 220V sang 110, 100V và ngược lại mà nó lại chuyền từ 220 vol sang .....220vol, nó không lọc điện mà nó chống Giật khi mình vô ý sờ vào 1 dây của nó.

[/QUOTE]

Cái này của nhà bác tổn hao lớn không ?
 

vukhanhdu

Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

(+ Khả năng chịu đựng: Chịu được bao nhiêu lần sét đánh? Chịu được dòng sét đánh mỗi lần là bao nhiêu ? Giá trị này thường tính bằng kA. Thông thường là 200 kA, 160kA, 100kA, 50kA...
+ Độ nhạy: Phản ứng nhanh với sét, càng nhanh càng tốt. Tốt nhất là < 0,5ns.
+ Khả năng cắt: Cắt xung sét từ hàng ngàn volts xuống còn bao nhiêu volts? Tốt nhất là <800V. Đó chính là thông số Điện áp cắt của thiết bị cắt sét.)

Cường độ dòng điện lớn nhất mà thiết bị chống sét cần đạt được theo cả hai tiêu chuẩn của Anh (British Standard BS6651) và của Hoa Kỳ (American Standard IEE C62.41) chỉ là 10KA. Con số đó được thiết lập qua nhiều năm nghiên cứu và đo lường về cường độ dòng sét lan truyền trên toàn thế giới. Và trên thế giới chỉ có tiêu chuẩn của Úc (Australian Standard AS1768) thiết lập cường độ dòng sét lớn nhất mà thiết bị chống sét cần đạt được là 70KA. Vì vậy, một thiết bị chống sét đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn trên toàn thế giới nói rằng nó chống được dòng sét có cường độ lớn hơn 70KA thì không thể có, nhưng tại sao có những thiết bị chống sét lại có chỉ số kỹ thuật bảo vệ lên tới 200KA? Câu trả lời hết sức đơn giản bằng một phép tính đơn giản. Câu trả lời là thiết bị chống sét có chỉ số đạt 200KA không phải thiết kế để chụi được dòng sét 200KA mà để chụi những dòng sét thấp hơn 70KA. Và với chỉ số càng cao nó sẽ có tuổi thọ càng cao!
Độ nhạy hay thời gian đáp ứng là yếu tố quyết định điện áp cho qua, mức điện áp này lại quyết định khả năng sinh tồn của các thiết bị phía sau (thiết bị được bảo vệ).

Lightning Protection
 

nu_206

Active Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

theo mình thì càng đóng tiếp đất càng thiệt hại của...................
 

ringleader

Active Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

tóm lại là muốn bảo vê thiết bị, chất lượng âm thanh...thì mua ÚPS của APC?
 

yeucongnghe24

New Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

bài viết của bác hay quá
 

kiem720

Banned
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

theo mình thì càng đóng tiếp đất càng thiệt hại của.
 

binhhc

Moderator
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

BÀI 4: SỰ THẬT VỀ CÁC THIẾT BỊ LỌC ĐIỆN, ỔN ÁP CÁCH LY TRÊN THỊ TRƯỜNG

..............

2/BIẾN ÁP CÁCH LY:

.............

Tóm lại chức năng biến áp cách ly = Biến đổi điện áp + Cắt, lọc sét

2/BIẾN ÁP CÁCH LY:

Cái Lọc điện nhà mình do mình thiết kế và Quấn lấy lại không chuyển đổi điện áp từ 220V sang 110, 100V và ngược lại mà nó lại chuyền từ 220 vol sang .....220vol, nó không lọc điện mà nó chống Giật khi mình vô ý sờ vào 1 dây của nó.


Theo mình biết:
Ngoài các chức năng biến đổi điện áp, cắt sét thì chức năng chính của Biến áp cách ly là CÁCH LY, nghĩa là cách ly nguồn điện xoay chiều 220V có trung tính nối đất của ngành điện ra khỏi các thiết bị tiêu thụ điện cắm qua BACL, với mục đích an toàn cho người sử dụng khỏi bị điện giật.

Vì vậy nên bổ sung:
Chức năng chính và cực kỳ quan trọng của Biến áp cách ly là ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG.

 

dolongbinh1122

Well-Known Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

Mình mới vừa làm một hệ thống điện trong nhà khi gặp sự cố mất điện là chuyển qua sài bình thắp sáng trong nhà và máy vi tính mạch hoàng toàn tự động hết mạch này rẽ tiền lắm chưa tới 200k nữa và có mạch kêu khi bình gần hết để mình tất mấy tính cho an toàn dữ liệu

khái niệm về mạch


1 là khi cúp điện tự động chuyển qua chế độ bình biến ra 220v ac

2 là khi có điện chở lại tự động chuyển qua điện bên ngoài tự động

3 là khi có điện tự động sạc bình lại tự động

4 là mình mắt vào đó một cái cò dao khi không xài vào buổi sáng thì mình chuyển qua xài luôn điện khi không cho xài bình vào buổi sáng

Đây là cách mình bảo vệ hệ thống mình đó ai muốn thiết kế mạch như mình mình chụp hình úp lên cho xem nhé
 

binhhc

Moderator
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

@dolongbinh1122: bác cẩn thận và chu đáo quá.
Điện đóm bây giờ ổn định rồi, có phập phù như xưa nữa đâu? :))
 

dolongbinh1122

Well-Known Member
Ðề: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn...

@dolongbinh1122: bác cẩn thận và chu đáo quá.
Điện đóm bây giờ ổn định rồi, có phập phù như xưa nữa đâu? :))

không dám diện bây giờ ổn định đâu nhé cũng hây lên xuống dữ lắm pro ơi mình thì làm nghề sửa điện tử nên biết và vào mùa mua thì khỏi nói cúp điện liền liền ở chỗ mình chỗ làm cửa sắt nó chấm một cái là cả xóm kêu trời đấy kêu trời thì trời lại mưa mà mưa to gió lớn thì cáp diện nó như vậy đó mình thiết kế cái mạch diện như vậy để phòng khi cúp điện cho khỏi bị hư máy tính và hdd ổ cứng và kịp thời ra quay máy phát lên
 
Bên trên